Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Góp phần trong thanh quả đó có sự nỗ lực không nhỏ của ngành Ngân hàng. Ngân hàng với chức năng đặc biệt quan trọng là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán đã tác động đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Những đóng góp của Ngân hàng Việt Nam cho đất nước có tầm quan trọng đặc biệt và được mọi người nhìn nhận. Một trong những hoạt động của Ngân hàng có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế là hoạt động thanh toán qua Ngân hàng - hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà hình thức cụ thể tôi muốn đề cập trong báo cáo này là “Thanh Toán Uỷ Nhiệm Chi”.
Thanh toán uỷ nhiệm chi là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được lưu hành trên toàn thế giới, song song cùng tồn tại với các phương thức thanh toán khác như: séc, thẻ, toán bằng ngân phiếu thanh toán, uỷ nhiệm thu.Với tiện ích mang lại cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế, thanh toán uỷ nhiệm chi ngày càng khẳng định vị trí của nó trong các hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Thanh toán uỷ nhiệm chi hiện không còn là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Việc phát triển đồng nghĩa với một cuộc cách mạng trong phương thức giao dịch và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Để đẩy nhanh tốc độ "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" ngân hàng và nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới thì hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi là một trong những công cụ hữu hiệu.
Mặc dù thanh toán uỷ nhiệm chi đã được cung ứng ở Việt Nam trong một thời gian nhưng hiện nay thanh toán uỷ nhiệm chi trong thị trường Ngân Hàng vẫn là một mảnh đất tốt và rộng rãi cho việc phát triển thẻ đối với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói riêng. Hiện nay thị trường Ngân Hàng còn gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Đây là một vấn đề bức xúc đối với nhiều ngân hàng ở Việt Nam. Ví dụ như: Môi trường pháp lý quy định cho việc kinh doanh chưa hoàn thiện, cơ sở kỹ thuật khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế và đặc biệt là tâm lý ưa chuộng dùng tiền mặt của người Việt Nam.
Vậy câu hỏi được đặt ra là cần phải có những giải pháp gì đối với việc mở rộng phát triển hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi để đáp ứng được đòi hỏi của phát triển kinh tế-xã hội.
Với lòng cầu thị sự tiền bộ và say mê học hỏi, tôi đã tiếp cận với hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi qua sách báo, tài liệu trong quá trình nghiên cứu tình hình thực tế, học tập ở trường và quyết định chọn đề tài "Mở rộng và hoàn thiện hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi” tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nông Cống _ Thanh Hoá làm báo cáo tốt nghiệp. Trong báo cáo của mình, tôi đã đưa ra một số giải pháp hữu ích đáp ứng tình hình thực tế nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán uỷ nhoiệm chi ngày càng tăng. Đồng thời góp một phần nhỏ vào công tác phát triển thị trường kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Nông Công _ Thanh Hoá
39 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Mở rộng và hoàn thiện hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
Khoa: QUẢN TRỊ _ TÀI CHÍNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 27 tháng 05 năm 2011
BẢN CAM KẾT
Kính gửi:
- Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật
- Phòng Đào tạo; Hội đồng Khoa học và Ban giám khảo Chấm Đề cương
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp và Khóa luận Tốt nghiệp.
Họ và tên sinh viên:
Nguyễn Thị Len
Giới tính:
Nữ
Số CMND số:
172633695
Sinh ngày:
21/12/1987
Cấp ngày:
08/11/2004
Quê quán:
Thanh Hoá
Nơi cấp:
CA Thanh Hoá
Điện thoại:
01656208286
Nguyên quán:
Chợ Gỗ, Thăng Bình, Nông Cống, Thanh Hoá.
Tên đề tài:
Mở rộng và hoàn thiện hoạt động thanh toán ủy nhiệm chi.
Tôi xin cam kết đây là Báo cáo do tôi tự thực hiện, không sao chép copy của người khác. Danh mục những tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành nội dung và hình thức được ghi rõ cuối văn bản.
Kính mong nhà trường và các ban liên quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Người cam kết
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Len
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các quý Thầy, Cô trong khoa QuảnTrị - Tài Chính trực thuộc Trường Cao Đẳng Ngoại - Ngữ Công Nghệ Việt Nhật đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua và đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện báo cáo tốt nghiệp này. Kính chúc quý Thầy, Cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Nguyễn Ngọc Thúy người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm báo cáo này. Cô là người đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn , động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành báo cáo này. Nếu không có Cô thì báo cáo này khó lòng thực hiện được.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ông, Bà, Cha, Mẹ và những người thân trong gia đình đã nuôi dưỡng, chăm sóc con nên người. Những lời động viên, hỗ trợ và những đóng góp ý kiến quý báu, qua đó giúp con hoàn thiện hơn cho đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả bạn bè Tôi, những người luôn bên Tôi, cùng chia sẽ niềm vui nỗi buồn, luôn luôn giúp đỡ Tôi, ủng hộ Tôi những khi Tôi cần. Đặc biệt Tôi xin chân thành cảm ơn tới các bạn trong tập thể lớp Cao Đẳng Tài Chính Ngân Hàng 1K3 - đã giúp đỡ Tôi cung cấp những tài liệu, dụng cụ trong thời gian làm báo cáo này.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng hoàn thành báo cáo trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về thời gian. Tôi kính mong nhận được sự quan tâm, thông cảm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến từ quý Thầy, Cô và các bạn để làm cho đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Len
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
1. Hình 1: Lập ủy nhiệm chi tại hệ thống các ngân háng…………………16
2. Hình 2: Tài liệu nguồn ngân hàng………………………………………17
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. IPCAS: Hệ thống thanh toán và ké toán khách hàng do ngân hàng thế gới tài trợ.
2. AGRIBANHK: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. ATM: Automatic machine teller – cây tút tiền.
4. NHTM: Ngân hàng thương mại.
5. CICA: Hiệp hội tín dụng nông nghiệp quốc tế.
6. APRACA: Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn Châu Á Thái Bình Dương.
7. USD: Đô la mỹ.
8. EBI: Ngân hàng đầu tư Châu Âu.
9. NHNN: Ngân hàng nhà nước.
10. CMND: Chứng minh nhân dân.
11. UNC: Ủy nhiệm chi.
12. POS: Điểm bán lẻ.
13. TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt.
PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Góp phần trong thanh quả đó có sự nỗ lực không nhỏ của ngành Ngân hàng. Ngân hàng với chức năng đặc biệt quan trọng là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán đã tác động đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Những đóng góp của Ngân hàng Việt Nam cho đất nước có tầm quan trọng đặc biệt và được mọi người nhìn nhận. Một trong những hoạt động của Ngân hàng có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế là hoạt động thanh toán qua Ngân hàng - hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà hình thức cụ thể tôi muốn đề cập trong báo cáo này là “Thanh Toán Uỷ Nhiệm Chi”.
Thanh toán uỷ nhiệm chi là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được lưu hành trên toàn thế giới, song song cùng tồn tại với các phương thức thanh toán khác như: séc, thẻ, toán bằng ngân phiếu thanh toán, uỷ nhiệm thu...Với tiện ích mang lại cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế, thanh toán uỷ nhiệm chi ngày càng khẳng định vị trí của nó trong các hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Thanh toán uỷ nhiệm chi hiện không còn là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Việc phát triển đồng nghĩa với một cuộc cách mạng trong phương thức giao dịch và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Để đẩy nhanh tốc độ "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" ngân hàng và nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới thì hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi là một trong những công cụ hữu hiệu.
Mặc dù thanh toán uỷ nhiệm chi đã được cung ứng ở Việt Nam trong một thời gian nhưng hiện nay thanh toán uỷ nhiệm chi trong thị trường Ngân Hàng vẫn là một mảnh đất tốt và rộng rãi cho việc phát triển thẻ đối với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói riêng. Hiện nay thị trường Ngân Hàng còn gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Đây là một vấn đề bức xúc đối với nhiều ngân hàng ở Việt Nam. Ví dụ như: Môi trường pháp lý quy định cho việc kinh doanh chưa hoàn thiện, cơ sở kỹ thuật khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế và đặc biệt là tâm lý ưa chuộng dùng tiền mặt của người Việt Nam.
Vậy câu hỏi được đặt ra là cần phải có những giải pháp gì đối với việc mở rộng phát triển hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi để đáp ứng được đòi hỏi của phát triển kinh tế-xã hội.
Với lòng cầu thị sự tiền bộ và say mê học hỏi, tôi đã tiếp cận với hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi qua sách báo, tài liệu trong quá trình nghiên cứu tình hình thực tế, học tập ở trường và quyết định chọn đề tài "Mở rộng và hoàn thiện hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi” tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nông Cống _ Thanh Hoá làm báo cáo tốt nghiệp. Trong báo cáo của mình, tôi đã đưa ra một số giải pháp hữu ích đáp ứng tình hình thực tế nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán uỷ nhoiệm chi ngày càng tăng. Đồng thời góp một phần nhỏ vào công tác phát triển thị trường kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Nông Công _ Thanh Hoá.
1. Lý do chọn đề tài
Mở rộng và hoàn thiện hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi:
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, phải nói rằng Ngân Hàng là một trong những nghành đi đầu trong việc đổi mới công nghệ và phát triển ở lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
Việc trao đổi thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn thông tin chính xác, kịp thời và chi phí thấp sẽ giúp cho các doanh nghiệp triển khai các hoạt động hiệu quả hơn nâng cao vai trò cạnh tranh trong môi truờng kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.
Việt nam đã và đang chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị có sự điêu tiết vĩ mô của Nhà nước và sử dụng chính sách tài chính quốc gia. Chính sách tài chính quốc gia là hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp của Nhà Nước vào việc sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ để tác động vào việc hình thành và hoạt động của hệ thống tài chính và quan hệ của chúng nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội đã được vạch ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Vì vậy lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường rất lớn, để đáp ứng một cách nhanh nhất thì hình thức thanh toán kinh doanh thương mại ra đời. Mà thực trạng thanh toán trong nền kinh tế của nước ta theo các chuyên gia kinh tế đang sử dụng quá nhiều tiền mặt.
Thanh toán bằng phương thức dùng tiền mặt phát triển kịp thời so với nhịp phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, thực trạng trên là một trở ngại lớn đối với nền kinh tế khi Việt Nam đang trong quá trình mở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới nói chung, trong lĩnh vực Tài Chính Ngân Hàng nó riêng, vì vậy uỷ nhiệm chi một phần rất lớn và có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế.
Vì uỷ nhiệm chi thuộc hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, rất đơn giản và tiện lợi, tiết kiệm chi phí, thuận tiện cho các khách hàng sử dụng và thuận tiện trong việc áp dụng công nghệ thanh toán.
( tên đề tài là gì? ở đâu ?)
2. Giới hạn nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Uỷ nhiệm chi và hoạt động thanh toán liên quan tới hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Nông Cống_ Tỉnh Thanh Hóa.
Sử dụng cho thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền thư, điện.
2.2. Phạm vi
Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán tại một chi nhánh Ngân Hàng, hoặc giữa các chi nhánh ngân hàng cùng hoặc khác hệ thồng trong phạm vi cả nước.
( phạm vi không gian và thời gian cụ thể)
3. Mục đích, mục tiêu
3.1. Mụcđích
Nhằm kiểm soát tối đa lượng tiền mặt tham gia trên thị trường tiền tệ.
Có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế: bởi vì uỷ nhiệm chi hạn chế được tối đa lượng tiền mặt nhàn rỗi và quay vòng vốn phục vụ nền kinh tế.
3.2. Mục tiêu
Giúp Ngân Hàng thương mại tạo ra một lượng lợi nhuận lớn.
Giải quyết tốt công tác thu chi tiền, vốn và các giấy tờ có giá khi khách hàng đến hạn thanh toán.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp trực quan
Dùng phương pháp này chúng ta chỉ mới quan sát được thực tế rất ít những việc làm trong ngân hàng, ngân hàng có nhiều công việc cần độ bảo mật cao, dùng phương pháp này sẽ kém phần hiệu quả.
4.2. Phương pháp lý luận
Dùng thông tin từ những nguồn khác để phân tích như các bảng mẫu, các giấy tờ có liên quan đến quy trình thanh toán trong kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại.
4.3. Phương pháp điều tra
Sau đó lên kế hoạch điều tra để tiện cho việc nghiên cứu và là cơ sở dữ liệu tập trung và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý của Ngân Hàng Nông Nhiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nông Cống Tỉnh Thanh Hóa.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Lấy số liệu từ Ngân Hàng Nông Nhiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nông Cống Tỉnh Thanh Hóa.
5. Cấu trúc của đề tài
Đề tài của tôi được trình bày theo kết cấu ba phần và năm chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán uỷ nhiệm chi.
Chương II: Tổng quan về hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi trong hệ thống ngân hàng và ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nông Cống.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Một số giải pháp mở rộng và hoàn thiện hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nông Cống Tỉnh Thanh Hoá.
Chương V: Kết luận và kiến nghị.
PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN UỶ NHIỆM CHI TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1.1. Đối tượng áp dụng
Áp dụng để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ ... cho người thụ hưởng thông qua hệ thống Ngân Hàng bằng cách uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình chi trả.
1.2. Phạm vi áp dụng
Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi được áp dụng cho ngườisử dụng dịch vụ thanh toán tại một chi nhánh ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống trong phạm vi cả nước.
2. Quy trình thanh toán
Trường hợp các khách hàng mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng:
Người trả tiền nộp uỷ nhiệm chi vào ngân hàng yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chuyển cho người thụ hưởng.
Ngân hàng kiểm tra uỷ nhiệm chi, số dư tài khoản tiền gửi của người trả tiền, tiến hành trích tài khoản tiền gửi và báo nợ cho người trả tiền.
Ngân hàng ghi Có vào tài khoản tiền gửi và báo Có cho người thụ hưởng
khách hàng mở tài khoản tại hai chi nhánh ngân hàng:
2.1. Người trả tiền
Lập uỷ nhiệm chi nộp vào ngân hàng phục vụ mình yêu cầu trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
2.2. Ngân hàng kiểm tra uỷ nhiệm chi
Số dư tài khoản tiền gửi của người trả tiền, tiến hành ghi Nợ vào tài khoản tiền gửi và báo Nợ cho người trả tiền. Đồng thời chuyển tiền sang ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
2.3. Nhận được chứng từ thanh toán
Do ngân hàng phục vụ người trả tiền gửi đến, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản tiền gửi và báo Có cho người thụ hưởng.
3. Khách hàng và lợi ích của khách hàng
Giao dịch của Quý khách sẽ được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện.Quý khách có thể chuyển tiền tới hầu hết các tỉnh, thành phố, quận huyện, khu công nghiệp trên toàn quốc. Quý khách có thể chuyển tiền mặt hoặc sử dụng các công cụ thanh toán như Séc, Uỷ nhiệm chi…Quý khách không cần có tài khoản tại Ngân hàng mà vẫn được nhận hoặc chuyển tiền. Để lệnh chuyển tiền thực hiện hoàn hảo Quý khách cần thông báo với người hưởng đến địa chỉ Ngân hàng nhận tiền và mang theo Chứng minh nhân dân của mình hoặc giấy tờ nhận dạng hợp pháp.Quý khách có thể nhận tiền ngay trong ngày phát sinh giao dịch phí chuyển tiền hợp lý nhất. Sự phục vụ tận tình, chu đáo của nhân viên Hướng dẫn chuyển tiền và nhận tiền.
3.1. Đối với người nhận tiền
Quý khách cần thông báo cho người chuyển tiền đầy đủ, chính xác những thông tin sau: Họ và tên người nhận tiền. Số CMND, ngày cấp, nơi cấp. Số địa chỉ liên hệ, số điện thoại. Tên ngân hàng phục vụ người nhận tiền. Số tài khoản cá nhân ( nếu có )
3.2. Đối với người chuyển tiền
Nếu chuyển tiền qua tài khoản, Quý khách chỉ cần đến quầy kế toán và viết
uỷ nhiệm chi theo mẫu in sẵn rồi nộp giấy uỷ nhiệm chi cho kế toán viên.
Nếu chuyển tiền bằng tiền mặt, Quý khách chỉ cần đến quầy thu ngân và viết giấy nộp tiền, bảng kê các loại tiền nộp theo mẫu in sẵn. Nộp tiền, giấy nộp tiền, bảng kê cho thủ quỹ.
Đối với Uỷ nhiệm chi chủ thể thanh toán là nhà cung cấp.
Trường hợp người thụ hưởng chưa mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nào đó, thì ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản phải trả khách hàng và báo cho người thụ hưởng đến nhận tiền.
4. Lịch sử nguồn gốc phát triển của hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi ( trong 1 khoảng thời gian cụ thể nào?)
Theo nhận định trước đây: Thì uỷ nhiệm chi không phổ biến, không chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán thương mại trong ngân hàng.
Còn bây giờ, đây là hình thức thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thanh toán tại ngân hàng.
Tóm lại, hiện nay trên cơ sở phát triển của công nghệ ngoài việc lập uỷ nhiệm chi bằng giấy, khách hàng lập lệnh dưới hình thức chứng từ điện tử.
Hình 1: Lập uỷ nhiệm chi tại hệ thống các ngân hàng.
Hình 2: Tài liệu nguồn từ ngân hàng.
5. Khái niệm và đặc điểm
Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác. Tiền là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán. Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá.
Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chi dịch vụ …
Lưu thông không dùng tiền mặt là các quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không trực tiếp bằng tiền mặt mà thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản ở Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bù trừ lẫn nhau giữa những người phải thanh toán và những người thụ hưởng.
5.1. Thanh toán không dùng tiền mặt ( bỏ mục này đi, lý thuyết đi vào cụ thể của đề tài là Ủy Nhiệm Chi thôi)
Chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường và được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính đối nội cũng như đối ngoại. Sự phát triển rộng khắp của thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay là do yêu cầu phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá phát triển càng cao, khối lượng hàng hoá trao đổi trong nước và ngoài nước càng lớn thì cần có những cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm.
Xét về mặt lý luận, thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động của tiền tệ. Ở đây, tiền vừa là công cụ kế toán, vừa là công cụ để chuyển hoá hình thức giá trị của hàng hoá và dịch vụ. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ có quá trình chứa đựng những công nghệ tinh vi và phức tạp. Khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán có thể sử dụng tiền đủ giá (vàng) hoặc dấu hiệu giá trị. Trở ngại chính của tiền giấy và tiền kim loại là chúng dễ bị đánh cắp và có thể tốn nhiều chi phí vận chuyển; để khắc phục nhược điểm này, cùng với bước phát triển của hệ thống thanh toán là sự ra đời của séc trong hoạt động của Ngân hàng hiện đại. Điều này cải tiến một bước rất quan trọng trong thanh toán, nâng cao hiệu quả thanh toán. Chúng có thể được sử dụng bù trừ trong thanh toán, giảm chi phí vận chuyển và đặc biệt là nó an toàn, ghi theo số lượng tiền tuỳ ý. Tuy nhiên, nó có hai nhược điểm cơ bản: thanh toán chậm do không được ghi “Có” ngay vào tài khoản người thụ hưởng và chi phí in ấn, quản lý còn cao.
Hình thức thanh toán là tổng thể các quy định về một cách thức trả tiền, là sự liên kết các yếu tố của quá trình thanh toán. Các hình thức cụ thể:
5.2. Các hình thức cụ thể trong thanh toán
Ủy nhiệm chi: là một hình thức thanh toán khá phổ biến trong môi trường kinh tế các nước khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường. Việc chuyển nợ có uỷ quyền như các doanh nghiệp nhờ Ngân hàng trả lương vào Tài khoản của công nhân, việc nộp các loại phí bảo hiểm… cũng là một dịch vụ thanh toán mới tương tự như ủy nhiệm nhưng hình thức luân chuyển thông tin có thể là đĩa hoặc băng từ hay qua mạng viễn thông.
Ủy nhiệm thu: ủy nhiệm thu do người thụ hưởng lập gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao hay dịch vụ đã cung ứng, thông thường là các dịch vụ điện, nước, điện thoại.
Các loại séc chuyển khoản, bảo chi, định mức, chuyển tiền do người mua phát hành để trả tiền hàng hoá, dịch vụ.
Ngân phiếu thanh toán: Thực chất là một lệnh trả tiền đặc biệt của chủ sở hữu nào đó, việc trả tiền thực hiện theo đúng chứng từ thanh toán có tên Ngân phiếu thanh toán.
Thư tín dụng: Đối với thanh toán trong nước được sử dụng ít, chủ yếu được sử dụng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Các loại thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác, rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy rút tiền tự động.
Thúc đẩy thanh toán điện tử trong người tiêu dùng. “Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng thẻ thanh toán đã tăng trưởng theo cấp số nhân tại Việt Nam. Tin tưởng rằng, người tiêu dùng Việt... Visa đã và đang thúc đẩy những phương thức thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam. Ngoài việc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đưa ra các giải pháp thẻ thanh toán thương mại trong khu vực Chính phủ. Nhằm mục đích thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt, tạo thói quen mua sắm hàng hoá bằng thẻ.
Để khắc phục nhược điểm của séc, cùng với phát triển của máy tính điện tử và hệ thống viễn thông, trong mấy thập kỷ qua hệ thống thanh toán được cải tiến và hoàn thiện, chuyển sang một hệ thống mới với các khái niệm mới: “Tiền điện tử”, “Ví điện tử”, “Thẻ thanh toán”, “Hệ thống chuyển khoản điện tử”. Ngoài ra, ở nhiều nước đã tổ chức hệ thống chuyển tiền liên Ngân hàng (thanh toán bù trừ liên Ngân hàng), được dùng để thanh toán liên Ngân hàng trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Việc thanh toán cũng được thực hiện không chỉ tại các Chi nhánh Ngân hàng mà hàng loạt kênh giao dịch mới ra đời: ATM, KIOSK, PC, Telephone, Mobile phone.
Khi Internet ra đời, việc giao lưu kinh tế được thuận lợi hơn bao giờ hết, nó không bị giớ