Báo cáo Một số giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình ở học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Giáo trình và các tài liệu được sửdụng làm giáo trình (gọi tắt là giáo trình) có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo cán bộcác hệtrung, cao cấp lý luận chính trị. Việc xuất bản có chất lượng các giáo trình đòi hỏi một hệthống quy chế, quy trình chặt chẽtừ khâu xác định nội dung, chương trình đào tạo đến khâu tổchức biên tập, xuất bản, in ấn và phát hành. Tuy nhiên, việc xuất bản giáo trình hiện nay ở các hệ đào tạo của Học viện Chính trịquốc gia HồChí Minh còn nhiều bất cập, dẫn đến chất lượng xuất bản còn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp đào tạo cán bộ. Sựbất cập đó thểhiện ởnhiều nét chính sau: - Quy chếxuất bản chưa hoàn thiện. - Việc chấp hành quy chếxuất bản ởcác đơn vịchưa thống nhất. - Quy trình biên soạn giáo trình còn nhiều điểm chưa hợp lý. - Công tác nghiệm thu giáo trình còn có phần nểnang, dễdãi. - Chất lượng biên tập cảvềnội dung lẫn hình thức đang còn những hạn chếnhất định. - Một sốtiêu chuẩn vềkỹ- mỹthuật giáo trình chưa được thực hiện thống nhất. - Chưa gắn phân tích nhu cầu học viên vềgiáo trình với hoạt động xuất bản. Trong thời kỳtới đòi hỏi phải có bộgiáo trình có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo cán bộtrong 5 hệthống Học viện Chính trịquốc gia HồChí Minh. Do đó, Nhà xuất bản Lý luận chính trịcần phải có công trình nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết vềnâng cao chất lượng xuất bản giáo trình và ứng dụng trực tiếp kết quảnghiên cứu vào hoạt động xuất bản của đơn vị. II. Tình hình nghiên cứu - Vềchất lượng xuất bản giáo trình ởnước ngoài có nhiều công trình nghiên cứu lồng ghép trong các đềtài lớn vềphương pháp giảng dạy - đào tạo. Tuy nhiên, do quy trình, chuẩn mực đào tạo ởnước ngoài rất khác so với nước ta nên tính ứng dụng vào trường hợp của nước ta không cao. Mặt khác, quy cách và kiểu dáng chữviết của mỗi ngữkhác nhau nên những yêu cầu vềtrình bày, minh họa cũng rất khác nhau. - Ởtrong nước đã có một số đềtài khoa học và công trình dưới dạng sách tham khảo viết vềxuất bản sách giáo khoa phổthông: Nhà xuất bản Giáo dục đã xây dựng và ban hành hệthống quy chuẩn vềnội dung và hình thức sách giáo khoa phổthông. Khoa Xuất bản thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có chuyên đềgiảng dạy vềcông tác biên tập giáo trình, giáo khoa dùng đểgiảng dạy cho sinh viên chuyên ngành biên tập xuất bản. Trong khi đó, chưa có công trình nào nghiên cứu vềchất lượng xuất bản giáo trình dùng cho đào tạo cán bộlãnh đạo hệtrung, cao cấp lý luận ởHọc viện Chính trịquốc gia HồChí Minh. III. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng vềchất lượng xuất bản giáo trình phục vụcác hệ đào tạo hiện nay ởHọc viện Chính trịquốc gia HồChí Minh. - Đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụcác hệ đào tạo ởHọc viện Chính trịquốc gia HồChí Minh. IV. Đối tượng và hạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là việc xuất bản các bộgiáo trình của Học 6 viện trong công tác đào tạo. - Phạm vi nghiên cứu: áp dụng vào công tác xuất bản của Nhà xuất bản Lý luận chính trịhiện nay. - Khi đềcập đến chất lượng xuất bản giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh, đềtài đềcập ởkhía cạnh khái quát chung, vai trò của giáo trình lý luận chính trịtrong công tác đào tạo các hệlớp của Học viện. - Đềtài nghiên cứu dưới dạng lý luận và thực tếcông tác xuất giáo trình của Nhà xuất bản, đưa ra nhiều khía cạnh cụthểchi tiết trong công tác xuất bản sách nói chung và giáo trình nói riêng. V. Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh các phương pháp truyền thống, đềtài sửdụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu tài liệu, điều tra chọn mẫu, mô hình hóa đểlàm rõ các mục tiêu nghiên cứu của mình. VI. Đóng góp của đềtài - Làm rõ khái niệm giáo trình và giáo trình lý luận chính trị, triển khai mởrộng nội dung của khái niệm này trong công tác xuất bản phục vụcác hệ đào tạo hiện nay của Học viện. - Khái quát vềtác dụng của giáo trình đối với công tác đào tạo, giảng dạy của Học viện, nêu lên nhiều điểm quan trọng, trong đó có những nhấn mạnh vềcông tác biên tập nội dung, biên tập kỹ- mỹthuật, chất lượng in ấn giáo trình của Học viện. - Nêu một sốgiải pháp có tính khảthi, đặc biệt là nhấn mạnh các nhóm vấn đềvềnâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụcác hệ đào tạo ởHọc viện Chính trịquốc gia HồChí Minh. - Là một tài liệu thực tiễn, giúp ích cho công tác xuất bản giáo trình 7 của Nhà xuất bản Lý luận chính trị

pdf159 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình ở học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2007 MéT Sè GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT L¦îNG XUÊT B¶N GI¸O TR×NH ë HäC VIÖN CHÝNH TRÞ QUèC GIA Hå CHÝ MINH (Mã số: CS 07-46) Cơ quan chủ trì: Nhà xuất bản Lý luận chính trị Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Đường Vinh Sường 6812 17/4/2008 HÀ NỘI - 2008 2 Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Đường Vinh Sường Thư ký đề tài: Dương Văn Vinh Các cộng tác viên: Lê Ngọc Diệp Lê Tiến Hùng Vũ Tiến Hùng Ứng Thị Bích Liên TS Lê Thị Hoài Thanh Nguyễn Cao Thắng Nguyễn Văn Thắng Nguyễn Hoàng Diệu Thủy 3 MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 4 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH 8 1.1. Những vấn đề lý luận nghiệp vụ về xuất bản giáo trình phục vụ công tác đào tạo 8 1.2. Một số đặc trưng của giáo trình 11 1.3. Hệ thống giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Yêu cầu và đặc điểm 18 Chương II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 26 2.1. Tình trạng bản thảo 28 2.2. Tình hình biên tập giáo trình 32 2.3. Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật 49 2.4. Tình hình và chất lượng in ấn giáo trình 57 2.5. Đánh giá thực trạng chất lượng giáo trình ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 61 Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH PHỤC VỤ CHO NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI 73 3.1. Phương hướng chung 73 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 73 Kết luận 78 Tài liệu tham khảo 80 4 PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Giáo trình và các tài liệu được sử dụng làm giáo trình (gọi tắt là giáo trình) có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo cán bộ các hệ trung, cao cấp lý luận chính trị. Việc xuất bản có chất lượng các giáo trình đòi hỏi một hệ thống quy chế, quy trình chặt chẽ từ khâu xác định nội dung, chương trình đào tạo đến khâu tổ chức biên tập, xuất bản, in ấn và phát hành. Tuy nhiên, việc xuất bản giáo trình hiện nay ở các hệ đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, dẫn đến chất lượng xuất bản còn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo cán bộ. Sự bất cập đó thể hiện ở nhiều nét chính sau: - Quy chế xuất bản chưa hoàn thiện. - Việc chấp hành quy chế xuất bản ở các đơn vị chưa thống nhất. - Quy trình biên soạn giáo trình còn nhiều điểm chưa hợp lý. - Công tác nghiệm thu giáo trình còn có phần nể nang, dễ dãi. - Chất lượng biên tập cả về nội dung lẫn hình thức đang còn những hạn chế nhất định. - Một số tiêu chuẩn về kỹ - mỹ thuật giáo trình chưa được thực hiện thống nhất. - Chưa gắn phân tích nhu cầu học viên về giáo trình với hoạt động xuất bản. Trong thời kỳ tới đòi hỏi phải có bộ giáo trình có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo cán bộ trong 5 hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Do đó, Nhà xuất bản Lý luận chính trị cần phải có công trình nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình và ứng dụng trực tiếp kết quả nghiên cứu vào hoạt động xuất bản của đơn vị. II. Tình hình nghiên cứu - Về chất lượng xuất bản giáo trình ở nước ngoài có nhiều công trình nghiên cứu lồng ghép trong các đề tài lớn về phương pháp giảng dạy - đào tạo. Tuy nhiên, do quy trình, chuẩn mực đào tạo ở nước ngoài rất khác so với nước ta nên tính ứng dụng vào trường hợp của nước ta không cao. Mặt khác, quy cách và kiểu dáng chữ viết của mỗi ngữ khác nhau nên những yêu cầu về trình bày, minh họa cũng rất khác nhau. - Ở trong nước đã có một số đề tài khoa học và công trình dưới dạng sách tham khảo viết về xuất bản sách giáo khoa phổ thông: Nhà xuất bản Giáo dục đã xây dựng và ban hành hệ thống quy chuẩn về nội dung và hình thức sách giáo khoa phổ thông. Khoa Xuất bản thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có chuyên đề giảng dạy về công tác biên tập giáo trình, giáo khoa dùng để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành biên tập xuất bản. Trong khi đó, chưa có công trình nào nghiên cứu về chất lượng xuất bản giáo trình dùng cho đào tạo cán bộ lãnh đạo hệ trung, cao cấp lý luận ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. III. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng về chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ các hệ đào tạo hiện nay ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ các hệ đào tạo ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. IV. Đối tượng và hạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là việc xuất bản các bộ giáo trình của Học 6 viện trong công tác đào tạo. - Phạm vi nghiên cứu: áp dụng vào công tác xuất bản của Nhà xuất bản Lý luận chính trị hiện nay. - Khi đề cập đến chất lượng xuất bản giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đề tài đề cập ở khía cạnh khái quát chung, vai trò của giáo trình lý luận chính trị trong công tác đào tạo các hệ lớp của Học viện. - Đề tài nghiên cứu dưới dạng lý luận và thực tế công tác xuất giáo trình của Nhà xuất bản, đưa ra nhiều khía cạnh cụ thể chi tiết trong công tác xuất bản sách nói chung và giáo trình nói riêng. V. Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh các phương pháp truyền thống, đề tài sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu tài liệu, điều tra chọn mẫu, mô hình hóa để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu của mình. VI. Đóng góp của đề tài - Làm rõ khái niệm giáo trình và giáo trình lý luận chính trị, triển khai mở rộng nội dung của khái niệm này trong công tác xuất bản phục vụ các hệ đào tạo hiện nay của Học viện. - Khái quát về tác dụng của giáo trình đối với công tác đào tạo, giảng dạy của Học viện, nêu lên nhiều điểm quan trọng, trong đó có những nhấn mạnh về công tác biên tập nội dung, biên tập kỹ - mỹ thuật, chất lượng in ấn giáo trình của Học viện. - Nêu một số giải pháp có tính khả thi, đặc biệt là nhấn mạnh các nhóm vấn đề về nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ các hệ đào tạo ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Là một tài liệu thực tiễn, giúp ích cho công tác xuất bản giáo trình 7 của Nhà xuất bản Lý luận chính trị. VII. Nội dung nghiên cứu Chương I: Những vấn đề chung về xuất bản giáo trình 1.1. Những vấn đề lý luận nghiệp vụ về xuất bản giáo trình phục vụ công tác đào tạo. 1.2. Một số đặc trưng của giáo trình. 1.3. Hệ thống giáo trình ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - yêu cầu và đặc điểm. Chương II: Thực trạng chất lượng xuất bản giáo trình ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2.1. Tình trạng bản thảo. 2.2. Tình hình biên tập giáo trình. 2.3. Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật. 2.4. Tình hình và chất lượng in ấn giáo trình. 2.5. Đánh giá thực trạng chất lượng giáo trình ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình phục vụ cho nhu cầu đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong tình hình mới 3.1. Phương hướng chung. 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản giáo trình ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 8 Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH 1.1. Những vấn đề lý luận nghiệp vụ về xuất bản giáo trình phục vụ công tác đào tạo Bất cứ môn khoa học nào cũng đều có chức năng là truyền bá, phổ biến nội dung kiến thức của mình ngày càng rộng rãi trong xã hội. Đây là lý do để tồn tại và phát triển. Hình thức phổ biến nhất, hiệu quả nhất để thể hiện chức năng đó mà các khoa học hay sử dụng là thông qua giáo dục, đào tạo, tức thông qua học tập. Mà muốn học tập chất lượng cao, bất cứ môn khoa học nào, bất cứ cấp chương trình nào cũng cần có giáo trình. Có thể nói, giáo trình là loại hình văn hóa đọc luôn cần thiết không thể thiếu đối với việc học tập. Nếu không có giáo trình sẽ trở nên dạy chay, học chay và tất yếu kết quả không thể cao, mục đích giáo dục đào tạo sẽ rất hạn chế, kể cả xã hội hiện đại. Đối với khoa học lý luận chính trị cũng không nằm ngoài lựa chọn đó. Muốn truyền bá, phổ biến, giáo dục và học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, chúng ta cần phải có giáo trình lý luận chính trị. Thông qua đó nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp cách mạng, góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, nâng cao không ngừng tri thức lý luận chính trị, đạo đức, lối sống và phương pháp công tác cho cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân. Những tri thức lý luận chính trị thu nhận qua học tập được vận dụng trong thực tiễn xây dựng cuộc sống mới, con người mới, xã hội mới, đấu tranh bác bỏ 9 các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội và của cách mạng nước ta. Để tìm hiểu và xem xét giáo trình lý luận chính trị là gì, hay nói cách khác, để phân biệt nó với các loại sách lý luận chính trị khác, cần xác định một số khái niệm nền có liên quan với chủ đề đang nghiên cứu sau: Giáo trình là sách dành cho học tập, giảng dạy ở trường lớp trong hệ thống giáo dục. Giáo dục là một từ Hán có nghĩa là dạy bảo. Đó là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người học những phẩm chất, đạo đức, những kiến thức cần thiết, qua đó tạo ra khả năng tham gia mọi mặt của cuộc sống, cải tạo tự nhiên, biến đổi lịch sử nhằm phục vụ lợi ích của bản thân và cộng đồng. Để thực hiện có hiệu quả chức năng giáo dục, tất cả các môn khoa học đều phải căn cứ trên mục đích, đối tượng đào tạo để định ra chương trình, nội dung, phương pháp và tổ chức dạy và học của môn học đó, trong đó khâu biên soạn giáo trình dạy và học là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Giáo trình là loại tài liệu đặc trưng nhất phục vụ chức năng giáo dục và đào tạo. Vì vậy, việc chỉ đạo biên soạn giáo trình, xuất bản giáo trình (trong đó đặc biệt là giáo trình lý luận chính trị) luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa”1). Vì vậy ngay từ năm 1927, để mở lớp đào tạo huấn luyện những nhà cách mạng, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa cán bộ về nước lãnh đạo cách mạng, Người đã trực tiếp soạn thảo ra cuốn giáo trình để giảng dạy, bồi dưỡng lý luận chính trị cho lớp học có tên Đường Kách mệnh. Có thể nói cho đến bây giờ Đường Kách mệnh của Chủ 1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, t. 8, tr. 184. 10 tịch Hồ Chí Minh vẫn là cuốn giáo trình kiểu mẫu, thể hiện đầy đủ đặc trưng, tính chất của khoa học lý luận chính trị, được biên soạn với kết cấu, cách diễn đạt phù hợp với yêu cầu của việc giảng dạy và học tập; phù hợp với đặc điểm về trình độ, tâm lý của người học dễ nhớ, dễ vận dụng2). Khái niệm “giáo trình”, theo Từ điển Tiếng Việt đó là một từ kết hợp hạn chế chỉ các loại sách dành cho các môn học được dùng ở trường học. Về mặt từ loại, giáo trình, giáo khoa, giáo tài là khác nhau, nhưng có nội hàm gần giống nhau. Ở góc độ nào đó, trong thực tế chúng được dùng cùng một nghĩa, còn được gọi chung là loại sách giáo khoa. Vậy giáo trình lý luận chính trị là loại sách để dạy về khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước ta cho sinh viên, cán bộ, đảng viên ở các trường hệ thống Nhà nước và hệ thống trường Đảng trong cả nước. Nói đến giáo trình bao giờ chúng ta cũng ghép với và đi liền với một ngành, một môn khoa học cụ thể. Do đó khái niệm “giáo trình” tồn tại như một tính từ chứ không phải một danh từ, nó được dùng để chỉ tính chất của loại sách dùng trong dạy và học ở các lớp, các trường. Giáo trình là chỉ một loại sách chứ không phải là một cuốn sách cụ thể nào dù nó có ghi ở bìa hay không ghi ở bìa từ Giáo trình, Tập bài giảng, Tài liệu học tập... hay không? Trước đây, vào cuối những năm 1970, ở nước ta trong lĩnh vực xuất bản giáo trình lý luận chính trị có quan niệm, theo chúng tôi, là không đúng rằng: Sách dùng cho học tập lý luận được chia thành nhiều cấp tùy thuộc vào độ chín muồi, chất lượng nội dung hoặc dựa vào độ ổn định của nó. Môn học mới được đưa vào giảng dạy, biên soạn còn sơ sài, còn nhiều nội 2) Xem Đường Kách mệnh - Giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, tr. 137. 11 dung chưa thật yên tâm lắm thì gọi là tập bài giảng, chẳng hạn lúc đó có Tập bài giảng Về xây dựng Đảng hay Tập bài giảng Văn hóa xã hội chủ nghĩa... Trải qua một thời gian giảng dạy, rút kinh nghiệm, chỉnh lý, bổ sung, sửa chữa và bài giảng thực sự có hệ thống, đầy đủ về nội dung, được người đọc đánh giá tốt, chất lượng trình bày các phạm trù, quy luật, nguyên lý thấy ổn định chúng ta cho xuất bản được gọi là giáo trình, giáo khoa. Như vậy quan niệm trên là thiếu căn cứ khoa học. Chất lượng, độ chín muồi trong biên soạn của sách chưa nói lên được đặc trưng của giáo trình lý luận chính trị để phân biệt nó với cái khác cùng loại. Theo chúng tôi, quan hệ giữa giáo trình lý luận chính trị với các loại sách lý luận chính trị khác là quan hệ giữa cái chung với cái riêng và cái đặc thù. Muốn vậy, chúng ta phải có phương pháp tiếp cận hết sức khách quan khi xác định đặc trưng của nó. 1.2. Một số đặc trưng của giáo trình Giáo trình là loại sách dùng trong trường học, lớp học. Nội dung của giáo trình được biên soạn dựa theo chương trình do Nhà nước ban hành cho một loại trường, lớp học và một số đối tượng người học nhất định nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Mục tiêu chủ yếu của giáo trình là truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin, củng cố niềm tin, tạo lập nhân cách, định hướng hành động. Ngoài kiến thức nội dung môn học, giáo trình còn chú trọng cung cấp phương pháp tư duy, phương pháp vận dụng thực tế, hay nói cách khác là trang bị phương pháp cho mỗi người học. Giáo trình lý luận chính trị, theo đó là loại sách chứa đựng những vấn đề lý luận chính trị, được biên soạn theo một chương trình giáo dục lý luận chính trị nhất định, làm công cụ học tập và giảng dạy cho một đối tượng xác 12 định nhằm nâng cao tri thức lý luận chính trị, hình thành, phát triển ở người học tính tự giác chính trị, năng lực, nhiệt tình tham gia vào đời sống chính trị đất nước. Theo các tiêu chí khác nhau, giáo trình lý luận chính trị hiện nay có thể được phân chia thành nhiều chủng loại, nhiều mảng sách, tủ sách: - Nếu phân chia theo cấp học thì giáo trình lý luận chính trị có các chủng loại: giáo trình chính trị cho chương trình phổ thông, chương trình sơ cấp, chương trình trung cấp, chương trình cao cấp lý luận chính trị. Hoặc có thể chia theo cách khác là giáo trình lý luận chính trị cho các chương trình cơ sở, trung cấp, đại học và sau đại học. - Nếu dựa vào chuyên môn khoa học mà sách chứa đựng thì giáo trình lý luận chính trị có thể phân thành: giáo trình về các bộ môn lý luận Mác- Lênin: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học...; giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng v.v.. - Nếu căn cứ theo chức năng dạy và học tập lý luận chính trị, giáo trình lý luận chính trị có thể chia thành: giáo trình dành cho giáo viên, giáo trình cho học viên, học sinh, sách tham khảo, hỏi và đáp theo chương trình giáo dục... Tuy cũng là một loại sách, song giáo trình lý luận chính trị trước hết phải mang đầy đủ những đặc điểm của một loại giáo trình và sau đó là đặc điểm riêng biệt của chính nó. Các đặc điểm này kết hợp, đan xen với nhau để tạo nên ý nghĩa đầy đủ cho một cuốn giáo trình lý luận chính trị. 1.2.1. Đặc trưng về tính chuẩn mực và tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị - Tính cơ bản chuẩn mực Nội dung của giáo trình lý luận chính trị có tính chuẩn mực bắt buộc về kiến thức và kỹ năng mà người học phải đạt được và người dạy phải 13 quán triệt nhằm thống nhất việc học tập và giảng dạy đối với các học viện, trường đại học trong cả nước. Giáo trình phải lựa chọn những yếu tố kiến thức cơ bản, thích hợp để hình thành những đơn vị kiến thức đúng yêu cầu quy định của chương trình. Các khái niệm công cụ là cần thiết không thể thiếu để hướng người đọc đi từ kiến thức đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Sẽ khó có ai hiểu được thế nào là hình thái kinh tế - xã hội cùng các quy luật vận động của nó nếu không bắt đầu từ việc hiểu về “lực lượng sản xuất”, “quan hệ sản xuất” và các khái niệm khác nữa. Phải cân nhắc thận trọng nếu không sẽ dẫn đến tình trạng cắt xén kiến thức, hạ thấp yêu cầu. Cần thấy rõ mối liên hệ giữa các tài liệu sự kiện và các tài liệu thực tế. Sự kiện phải điển hình, tiêu biểu, vừa đủ. Nếu ít quá sẽ dẫn đến sự sơ lược trong quá trình nhận thức khoa học, nếu nhiều quá sẽ rườm rà, nặng nề dễ che lấp con đường lôgíc dẫn đến nhận thức bản chất của vấn đề. Có như thế mới phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, khă năng tư duy của từng đối tượng người học. Không thể chọn một yếu tố kiến thức có tính trừu tượng, đòi hỏi thao tác tư duy khá phức tạp để đưa vào giáo trình. Như thế là gạt bỏ tính sư phạm - một yêu cầu quan trọng đối với mọi loại giáo trình. Độc giả không thể sinh ra đã biết về những nội dung được đề cập tới trong sách nên dù mang phong cách ngôn ngữ khoa học, giáo trình lý luận chính trị cũng cần tránh lối dùng từ cầu kỳ, khó hiểu, xa lạ với bạn đọc. Dẫu sao đây cũng không phải là một ấn phẩm chuyên môn thuần túy, phong cách giao tiếp đơn giản, thân thiện thường hiệu quả hơn. Một cuốn giáo trình lý luận chính trị thực sự cần ngắn gọn, dễ hiểu, thẳng thắn, chứa đựng thông tin theo lối chuyển thẳng từ tác giả tới độc giả. - Tính hệ thống Như mọi loại giáo trình khác, giáo trình lý luận chính trị không phải 14 chỉ có tác dụng cho một năm học, một cấp học mà có tác dụng trong nhiều cấp học - đó là hệ thống dọc. Giáo trình lý luận chính trị của cấp học này là cơ sở cho sách của cấp học sau và cả cấp học sau nữa. Ngoài ra, giáo trình lý luận chính trị còn có mối liên hệ ngang - đó là mối liên hệ hữu cơ giữa các môn lý luận chính trị với nhau và với các môn học khác. Đảm bảo mối liên hệ ngang sẽ tăng thêm tính hiệu quả của sách. Ở các cấp học phổ thông đến đại học, mối liên hệ dọc và ngang này đòi hỏi kiến thức được trình bày trong giáo trình phải có tính ổn định trong một thời gian tương đối lâu. Việc thay đổi kiến thức trong môn học này sẽ có ảnh hưởng đến các môn học khác và ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của sinh viên. Có thể thấy rõ điều này ở giáo trình triết học, nếu khái niệm như “vật chất”, “quan hệ xã hội”... chưa được trình bày chính xác, rõ ràng thì người học không thể tiến tới nắm bắt kiến thức ở phần học sau, ở nhiều bộ môn khác nữa. Tuy nhiên, cũng không nên quan niệm tính ổn định một cách cứng nhắc. Khi cần thiết vẫn phải chỉnh lý nội dung của giáo trình lý luận chính trị cho phù hợp với những thành tựu mới nhất về khoa học và yêu cầu mới của cách mạng. - Tính sư phạm Giáo trình lý luận chính trị là một trong những công cụ để giáo viên thực hiện vai trò nghề nghiệp của mình trong quá trình dạy học. Các cuốn giáo trình có thể đưa ra nhiều con đường mới, công cụ mới, bài thực hành mới vận dụng lý luận dạy học và sự nhạy cảm của mỗi giáo viên với hoàn cảnh sư phạm. Sự phát triển của lý luận dạy học các môn được thể hiện trong giáo trình đem đến cho giáo viên một loạt các hành động thích hợp để cải tiến hoặc đổi mới phương pháp dạy học. Những tư liệu được trình bày trong giáo trình, những chú dẫn, chỉ dẫn để khai thác, các dạng đánh giá mà giáo 15 trình đề cập giúp giáo viên các khả năng truyền thụ tri thức cho học viên, sinh viên. Đối với học viên, sinh viên, giáo trìn