Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đòi hỏi chúng ta cũng phải đổi mới hệ thống các công cụ quản lý kinh tế sao cho phù hợp. Và công cụ kế toán cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Bởi vì:
Xét ở tầm vĩ mô, kế toán là công cụ điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân.
Xét ở tầm vi mô, kế toán là công cụ điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp.
Các thông tin kế toán là nguồn số liệu đáng tin cậy và hữu ích cho việc ra quyết định của các nhà quản lý nói chung.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
Phần I : Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất.
Phần II: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất.
Phần III: Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu tại Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất.
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu tại Công ty xe máy- Xe đạp Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu
Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đòi hỏi chúng ta cũng phải đổi mới hệ thống các công cụ quản lý kinh tế sao cho phù hợp. Và công cụ kế toán cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Bởi vì:
Xét ở tầm vĩ mô, kế toán là công cụ điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân.
Xét ở tầm vi mô, kế toán là công cụ điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp.
Các thông tin kế toán là nguồn số liệu đáng tin cậy và hữu ích cho việc ra quyết định của các nhà quản lý nói chung.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
Phần I : Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất.
Phần II: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất.
Phần III: Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu tại Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất.
Phần I: Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển
của công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất.
Công ty xe máy xe đạp Thống Nhất có địa điểm tại 198B Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội ( địa chỉ mới là số 2 Thái Hà- Hà Nội ).
Đây là một công ty lắp ráp xe đạp với dây truyền công nghệ sản xuất gần như khép kín từ việc chế tạo phụ tùng chi tiết đến việc lắp ráp thành xe đạp hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cũng có một số phụ tùng công ty mua ngoài như: săm, lốp, nan hoa, mayơ, bàn đạp vv... Doanh số tiêu thụ hàng năm của công ty đạt khoảng từ 30.000- 35.000 chiếc xe đạp Thống Nhất các loại, với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Công ty xe máy xe đạp Thống Nhất hiện là một doanh nghiệp có qui mô vừa, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xe máy- xe đạp Hà Nội ( gọi tắt là LIXEHA), gồm 13 xí nghiệp thành viên. Quá trình hình thành và phát triển của công ty diễn ra như sau:
Vào những năm 1960, ở Hà Nội, sản xuất xe đạp chỉ là một ngành công nghiệp nhỏ bé, sơ khai, mới chỉ có hãng xe đạp Dân Sinh của tư bản người Hoa có từ Pháp thuộc và 3 tập đoàn sản xuất xe đạp khác, đó là: tập đoàn Bình Định, tập đoàn Sài Gòn, tập đoàn Đồng Tâm- do một số cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 sáng lập. Ngày 30/06/1960 hãng xe đạp Dân Sinh sáp nhập với 3 tập đoàn xe đạp Miền Nam lập thành công ty hợp doanh xe đạp Thống Nhất. Đến năm 1962 thì đổi tên thành xí nghiệp xe đạp Thống Nhất trực thuộc Bộ công nghiệp nặng quản lý. Đến năm 1969 khi Bộ công nghiệp nặng tách ra thành 2 bộ: Bộ cơ khí luyện kim và Bộ điện than thì xí nghiệp xe đạp Thống Nhất thuộc Bộ cơ khí luyện kim, với nhiệm vụ chính: sản xuất một số phụ tùng như vành sắt cỡ 650, ghi đông, nan hoa ..., và trực tiếp lắp ráp thành xe đạp hoàn chỉnh chủ yếu phục vụ cho các cán bộ nhà nước. Trong lịch sử phát triển của mình, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và biến đổi, có thời kỳ xe đạp Thống Nhất là biểu tượng của chất lượng xe đạp Việt Nam nhưng cũng có thời kỳ nhãn hiệu xe đạp Thống Nhất đã bị lãng quên.
Trước năm 1986, khi nền kinh tế nước ta còn đang trong thời kỳ bao cấp, công ty sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước khoảng 8000 xe/1 năm với số lượng công nhân viên là 1500 người. Thời kỳ đó, việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất của xí nghiệp do nhà nước cấp và việc tiêu thụ phân phối sản phẩm sản xuất ra cũng do nhà nước đảm nhiệm. Xí nghiệp ở trong tình trạng hoàn toàn bị động.
Sau 18 năm hoạt động (1960-1978) trực thuộc bộ cơ khí- luyện kim, xí nghiệp xe đạp Thống Nhất đã tách ra và chuyển về chịu sự quản lý của sở công nghiệp Hà Nội, và nằm trong liên hiệp xí nghiệp xe đạp Hà Nội. Xí nghiệp xe đạp Thống Nhất cùng với các xí nghiệp khác trong liên hiệp hạch toán phụ thuộc và không có tư cách pháp nhân.
Đến năm 1981, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định thành lập Liên Hiệp các xí nghiệp xe đạp, nhằm quản lý các xí nghiệp xe đạp và phụ tùng xe đạp độc lập trong đó có xí nghiệp xe đạp Thống Nhất. Lúc này xí nghiệp đã trở thành một đơn vị hạch toán độc lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân, xí nghiệp có nhiệm vụ: sản xuất khung xe, vành xe, ghi đông, pô tăng và nồi trục giữa xe đạp...
Để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, ngày 29/09/1993 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 556 / QĐ- UB cho phép xí nghiệp xe đạp Thống Nhất đổi tên thành công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất. Công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất một số phụ tùng xe đạp, xe máy và lắp ráp hoàn chỉnh các loại xe đạp nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, công ty còn được phép kinh doanh xây dựng và cho thuê văn phòng đại diện, nhà ở, ki ốt bán hàng... Đây cũng là hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần lớn vào thu nhập hàng năm của công ty.
Sau nhiều năm kinh doanh không hiệu quả, từ năm 1993, công ty đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ, tìm ra hướng đi mới và hiện đang là một trong số những doanh nghiệp sản xuất xe đạp kinh doanh có hiệu quả của Việt Nam.
Chỉ với số vốn nhỏ bé do nhà nước cấp ban đầu là 2,4 tỷ đồng ( năm 1993), trong đó:
Vốn cố định: 1,335 tỷ đồng
Vốn lưu động: 1,665 tỷ đồng.
Đến nay, sau gần 8 năm, công ty đã liên tục phát triển với số vốn lên đến khoảng gần 15 tỷ đồng ( tính đến hết ngày 31/12/ 2000), trong đó:
Vốn cố định khoảng gần 6,6 tỷ đồng
Vốn lưu động khoảng gần 8,4 tỷ đồng.
Đạt được thành quả như vậy là do công ty đã tổ chức lại bộ máy sản xuất và bộ máy quản lý, luôn coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là yêu cầu bắt buộc hàng đầu. Bên cạnh đó Công ty cũng luôn cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm; hạ giá thành sản phẩm để tăng doanh thu bán hàng; liên tục đưa vào thị trường các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; sắp xếp bố trí lại lao động; cải tiến hoàn thiện công tác quản lý.
Đến cuối năm 2000, công ty có 314 cán bộ công nhân viên, trong đó: lao động trực tiếp là 267 người, lao động quản lý là 47 người. Bộ máy quản lý của công ty gồm 5 phòng ban; 5 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, 7 phân xưởng sản xuất và 1 tổ vận tải. Tổng doanh thu và mức thu nhập bình quân vài năm gần đây như sau:
Tổng doanh thu năm 1998: 23,6 tỷ đồng
1999: 25,4 tỷ đồng
2000: 28,2 tỷ đồng
Mức thu nhập bình quân năm 1998: 813.000 / 1 người / 1 tháng
1999: 1.142.000 / 1 người / 1 tháng
2000: 1.187.000 / 1 người / 1 tháng
Ngoài ra công ty cũng đang chuẩn bị một số dự án với nước ngoài như: xây dựng và kinh doanh khách sạn, mở văn phòng đại diện kinh doanh xuất nhập khẩu xe máy và phụ tùng với các nước Nhật Bản, Đài Loan...
Phần II: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất
I/ Đặc điểm chung:
1. Chức năng và nhiệm vụ:
Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất là một doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, tự hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản riêng và có con dấu riêng theo qui định của nhà nước, nằm trong liên hiệp các xí nghiệp xe đạp- xe máy Hà Nội (LIXEHA) và được nhà nước giao cho các nhiệm vụ chính sau:
+ Sản xuất và buôn bán một số phụ tùng xe đạp, xe máy như: khung xe; vành xe; ghi đông; pô tăng; cọc yên; hộp xích; chắn bùn; bàn đạp; mayơ... Dựa trên các chi tiết mua ngoài và sản xuất, công ty tiến hành lắp ráp thành xe đạp hoàn chỉnh và cung cấp ra thị trường.
+ Xây dựng một số nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng đại diện cho các doanh nghiệp khác thuê.
+ Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty phải thực hiện các chức năng tổng hợp như: làm nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước; từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất sản xuất kinh doanh để hoàn thành kế hoạch do cấp trên giao; tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đội ngũ công nhân viên chức. Hiện công ty đang cố gắng sẽ đạt chứng chỉ chất lượng sản phẩm ISO 9002 vào tháng 2 năm 2002.
2. Mặt hàng kinh doanh:
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là: xe đạp Thống Nhất Nam; Nữ; xe đạp kiểu mifa; xe mini 600; xe mini kiểu Nhật; xe đua; xe cho trẻ em và một số phụ tùng xe đạp, xe máy thay thế như: khung, ổ giữa, vành, ghi đông, hộp xích...
Bảng 1: Số lượng và cơ cấu chủng loại xe đạp bán ra của công ty xe máy-
xe đạp Thống Nhất
Chủng loại hàng Đ vị Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000-1999
SL TL% SL TL% Mức TL%
1) Xe TN Nam c 11.197 22% 12.803 23,6% 1.606 114%
2) Xe TN Nữ c 20.715 40,6% 22.944 42,4% 2.229 111%
3) Xe kiểu MiFa c 10.731 21% 11.137 20,6% 406 104%
4) Xe Mini 600 c 7.934 15,5% 6.757 12,5% -1.177 85%
5) Xe Mini kiểu c 292 0,57% 308 0,57% 16 105%
Nhật
6) Xe cho trẻ em c 73 0,14% 84 0,16% 11 115%
7) Xe đua c 91 0,19% 89 0,17% -2 98%
Tổng 51.033 100% 54.122 100% 3.089 106%
3. Nhà cung cấp- khách hàng- đối thủ cạnh tranh:
Nhà cung ứmg vật liệu và hàng hoá thường xuyên cho công ty phần lớn là các doanh nghiệp trong nước, ví dụ như: công ty xe đạp Vi ha, công ty Nam Thái chuyên cung cấp yên, công ty cổ phần Toàn Lực cung cấp bàn đạp, xí nghiệp phụ tùng Đông Anh, công ty bi Hà Nội, công ty xe đạp Xuân Hoà, công ty cơ khí Đoàn Kết... Chỉ có một số chi tiết như: mayơ, khung thép là công ty phải nhập từ nước ngoài như: Đài Loan, Trung Quốc...
Khách hàng của công ty có thể chia thành 2 loại, đó là khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty và khách hàng thuê nhà đất, mặt bằng của công ty. Số lượng khách hàng thường xuyên mua sản phẩm của công ty hiện có khoảng hơn 200 khách hàng, được phân bố rộng khắp đất nước chủ yếu tập trung ở các tỉnh từ miền Bắc trung bộ trở ra phía Bắc như: Quảng Ngãi, Hà tĩnh, Thanh Hoá, Hà tây, Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái... Hiện nay do nhu cầu xe đạp ở thành phố giảm sút nên số lượng khách hàng phần đông tập trung ở tỉnh lẻ và nông thôn. Công ty chủ yếu là bán buôn ngay tại kho cho các khách hàng.
Do công ty nằm ở vị trí đẹp, 2 mặt tiếp xúc với 2 phố lớn, diện tích đất sử dụng không hết nên công ty đã cho một số khách hàng thuê mặt bằng để làm văn phòng đại diện, cửa hàng như: công ty YAMAHA, công ty HONDA và một số cửa hàng tư nhân khác.
Hiện nay, thị trường xe đạp ở Việt Nam đang ở trong tình trạng người bán thì nhiều mà kẻ mua thì ít, có rất nhiều chủng loại xe đạp hấp dẫn được sản xuất trong nước cũng như được nhập từ nước ngoài. Chính vì vậy, công ty đang gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh: trong nước phải kể đến các công ty như: công ty xe đạp Xuân Hoà, công ty xe đạp Vi Ha... ; nước ngoài có 1 số nước như: Nhật, Trung Quốc,....
Vì lẽ đó mà phương châm của công ty là: luôn coi sự cạnh tranh gay gắt kia là thử thách cần vượt qua để tồn tại. Công ty luôn cố gắng tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm; tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của công ty.
4. Một số chỉ tiêu về tài chính của công ty:
Bảng 2: Một số chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn năm 2000 của công ty
xe máy- xe đạp Thống Nhất:
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch
Mức TL %
Tổng tài sản: 11.643.214 14.946.913 3.303.699 128%
+ TSLĐ và ĐTNH: 6.674.702 8.351.867 1.677.165 125%
+ TSCĐ và ĐTDH: 4.968.512 6.585.046 1.616.534 133%
Tổng nguồn vốn: 11.643.214 14.946.913 3.303.699 128%
+ Nợ phải trả: 5.053.866 8.037.700 2.983.834 159%
+ Nguồn vốn CSH: 6.589.348 6.909.213 319.865 105
5. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1999- 2000
Của Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch
Mức TL %
1)Tổng doanh thu: 25.416.242 28.151.851 2.735.609 111%
2) Tổng chi phí: 27.760.338 31.753.570 3.993.232 114%
+ CPSX: 25.102.900 28.093.700 2.990.800 112%
+ CPBH và CPQLDN: 2.657.438 3.659.870 1.002.432 138%
3) Tổng lợi nhuận: 504.134 150.175 -353.959 30%
+ LN từ hđSXKD: 258.474 2.141 -256.333 0,8%
+ LN từ hđTC và BT: 245.660 148.034 -97.626 60%
Nộp ngân sách nhà nước: 1.217.344 553.511 -663.833 45%
6) Thu nhập bq: 1.141 1.187 46 104%
6. Kế hoạch năm 2002 của công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất:
Bảng 4: Kế Hoạch Năm 2002
Chỉ tiêu Đvị ước TH 2001 KH 2002 So sánh 2002
(%) 2001
I. Giá tri SX CN 1000 27.966.199 31.882.199 114
II. Sản phẩm chính
- Xe đạp các loại xe 56.000 63.800 114
- Vành đôi 42.000 47.800 114
- Ghi đông c 54.000 61.600 114
- Pô tăng - 50.000 57.000 114
- Đèo hàng - 33.000 37.600 114
- Linh kiện bộ 61.000 69.500 114
III. Tổng DT 1000 41.098.144 47.000.671 114
Trong đó: DTCN - 31.098.144 35.429.671 113,9
DV - 10.000.000 11.571.000 115
IV. Nộp ngân sách - 1.500.000 1.700.000 114
V. Thu nhập bq - 1.182,392 1.182,392 100
VI. Lao động TX người 323 368 114
VII. Tổng vốn đầu tư ( thực hiện đầu
Chia theo nguồn: 1000 11.314.400 50.000.000 tư trong năm
- Nguồn vay - 11.000.800 20.000.000 2002 và 2003)
- Vốn tự có + khác - 313.600 30.000.000
II/ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý ở công ty xe đạp- xe máy Thống Nhất:
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất là một đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng. Tổ chức sản xuất ở công ty gồm 6 phân xưởng sản xuất, trong đó 5 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ. Mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ khác nhau, phối hợp với nhau trong việc tạo xe đạp thành phẩm. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau:
Phân xưởng mạ: Dựa trên nguyên vật liệu mua vào, sản xuất các loại bán sản phẩm như: vành, ghi đông, pô tăng, đèo hàng ở dạng mộc. Sau khi được bộ phận KCS ( thuộc phòng công nghệ) kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bộ phận mạ để thực hiện công nghệ mạ ( mạ Niken, mạ Crôm) để tạo ra các bán sản phẩm hoàn chỉnh. Phần lớn các bán sản phẩm này được chuyển tới phân xưởng lắp ráp, một phần nhỏ được chuyển đến kho để bán ra thị trường.
Phân xưởng linh kiện: Từ các loại nguyên vật liệu đầu vào như: thép tấm, thép tròn... đưa vào dây truyền để gia công, chế tạo các loại linh kiện như: rắc co, tuýp làm khung,... Sau đó các chi tiết này được chuyển sang phân xưởng khung để sản xuất ra các loại khung xe ở dạng mộc.
Phân xưởng khung: Trên cơ sở các loại linh kiện như: ống thép các loại, ổ giữa, rắc co, cầu các loại... từ phân xưởng linh kiện chuyển tới, lắp ráp thành khung xe đạp, sau đó khung ráp sơ bộ được tiến hành hàn với công nghệ hiện đại. Sau khi hàn xong được chuyển sang bộ phận dũa, tẩy thả lỏng để làm sạch bề mặt khung xe đạp rồi chuyển đến phân xưởng sơn.
Phân xưởng sơn: Với công nghệ sơn hiện đại, toàn bộ khung xe các loại sẽ được sơn và sấy để chuyển tới phân xưởng lắp ráp. Một phần nhỏ sẽ được chuyển tới kho để cung cấp cho thị trường.
Phân xưởng lắp ráp: Trên cơ sở nhận các bán thành phẩm từ phân xưởng mạ, phân xưởng sơn và kho phụ tùng. Phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh xe đạp, sau khi lắp ráp xong cũng sẽ được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, nếu đạt yêu cầu sẽ được nhập kho thành phẩm để bán và phục vụ một số công việc khác như triển lãm...
Phân xưởng cơ dụng (phân xưởng phụ): có nhiệm vụ sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị trong toàn công ty khi có sự cố hỏng hóc, thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ, tổ chức sản xuất các loại chi tiết sản phẩm được công ty giao cho như: rắc co, các loại chân trước, chân sau... ,chịu trách nhiệm thiết kế chế tạo toàn bộ hệ thống khuôn gá trong toàn công ty. Ngoài ra, phân xưởng còn có nhiệm vụ chịu trách nhiệm toàn bộ khâu lắp đặt bảo dưỡng hệ thống an toàn điện của công ty.
Công ty còn tổ chức một phân xưởng chế thử, phân xưởng này có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo thử các loại xe đạp kiểu mới, giúp công ty đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thi trường.
Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ sản xuất:
Phân xưởng mạ
Phân xưởng linh kiện
Phân xưởng khung
Nguyên
Vật liệu Phân xưởng sơn Phân xưởng Kho thành
Lắp ráp phẩm
Phân xưởng cơ dụng
Phân xưởng chế thử
Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh:
Sau quá trình nghiên cứu và cải tiến bộ máy quản lý, đến nay Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm 5 phòng ban và 7 phân xưởng. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
Phòng tài vụ: Làm nhiệm vụ kế toán, có chức năng thu thập xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng vật tư, lao động, tài sản cố định, tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động giải quyết chế độ lao động như: điều lệ, tuyển dụng lao động, hưu trí, bảo vệ lao động, tiền lương... Ngoài ra, phòng còn đảm nhiệm công tác văn thư, công tác bảo vệ.
Phòng công nghệ: Nghiên cứu các quá trình công nghệ, chế tạo sản phẩm mới, phụ trách công tác an toàn lao động, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
Phòng kinh doanh: Làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, thanh toán, quyết toán vật tư, giao dịch tiêu thụ sản phẩm và lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ban thiết kế cơ bản: Theo dõi và lập dự toán các công trình xây dựng mới và sửa chữa.
Trong đó, về cơ bản bộ máy quản lý công ty bao gồm:
Đứng đầu là giám đốc phụ trách mọi mặt của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về hoạt động của công ty. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc:
+ Một phó giám đốc kỹ thuật: Thay mặt giám đốc quản lý bộ phận sản xuất, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, an toàn lao động...
+ Một phó giám đốc kinh doanh: Thay mặt giám đốc quản lý kinh doanh, mua bán vật tư, hàng hoá, lên kế hoạch sản xuất...
Quản lý và chịu trách nhiệm với giám đốc ở các phòng ban là các trưởng phòng, trưởng ban. Còn chịu trách nhiệm quản lý việc sản xuất ở các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng.
Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý và sản xuất của công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất:
Giám đốc
PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh
Phòng công Phòng Ban kiến Phòng Phòng
Nghệ tài vụ thiết cơ tổ chức kinh doanh
bản HC
PX PX PX PX PX PX PX
Chế thử cơ dụng khung sơn linh kiện mạ lắp ráp
III/ Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất:
Tình hình tổ chức- nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất:
Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất là một doanh nghiệp có quy mô vừa, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung tại một điểm. Do đó, công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ, hạch toán theo quý, thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phòng kế toán có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất như: việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tài sản cố định và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ kế toán, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ tình hình thực tế của công ty, từ yêu cầu quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, phòng tài chính kế toán hiện có 7 người, chức năng và nhiệm vụ của mỗi người như sau:
+ Một kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng tài vụ và phó giám đốc kinh doanh): Có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ, cải tiến hình thức và phương thức kế toán ngày càng hợp lý, chặt chẽ, phù hợp với điều kiện của công ty.
+ Một kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp tài liệu của các kế toán khác kết hợp với nghiệp vụ kế toán đang theo dõi, lập bảng cân đối số phát sinh trong kỳ, tập hợp chi phí sản xuất và tính ra giá thành sản xuất sản phẩm, sau đó ghi chép vào sổ cái các tài khoản và cuối cùng lập báo cáo định kỳ.
+ Một kế toán nguyên vật liệu và TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình mua vào; vận chuyển; bảo quản; N-X-T kho vật liệu, công cụ dụng cụ; tính giá thành thực tế vật liệu xuất kho, tính toán và phân bổ chi phí vật liệu dùng cho các đối tượng tập hợp chi phí. Bên cạnh đó cũng song song theo dõi ghi chép tình hình mua, bán TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
+ Một kế toán ngân hàng, tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ giao dịch với các ngân hàng để theo dõi về các khoản thanh toán với người bán, với khách hàng và các khoản vay qua ngân hàng. Bên cạnh đó còn làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các phân xưởng, phòng ban gửi lên, phối hợp với các bộ phận khác để tính và thanh toán lương, phụ cấp cho các cán bộ công nhân viên, trích BHXH, b