Báo cáo Một số vấn đề chung về tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy phát triển kinh tế

- Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển: + Thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó làm kích thích sản xuất chẳng hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, mở rộng nhà xưởng + Mặt khác thông qua tín dụng còn có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưư thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả: Tín dụng giúp vận chuyển tiền tệ từ nơi thừa sang nơi thiếu tạo ra dịch vụ dẫn đến tiền tệ trong nền kinh tế vừa phải không gây ra lạm phát. Điều này làm cho các nhà đầu tư sẽ bỏ tiền vào đầu tư cho nền kinh tế làm kích thích hàng hóa phát triển về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, dịch vụ chăm sóc làm cho nền kinh tế ổn định về giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm, ổn định trật tư xã hội: Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân - Tín dụng góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Ngân hàng huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào nguồn quỹ của Ngân hàng. Điều này làm cho lượng tiền mặt ngoài lưu thông giảm. Bên cạnh đó một khối lượng lớn tiền cho vay qua các tổ chức kinh tế, các cá nhân thể hiện thông qua tài khoản, làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm giúp tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội

doc48 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số vấn đề chung về tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN ĐỂ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ óõó Khái niệm và vai trò của tín dụng Ngân hàng: Khái niệm: Tín dụng Ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Hình thức này được thực hiện thông qua việc Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cho vay lại đối với các xí nghiệp, các tổ chức và cá nhân trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 2.Vai trò: - Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển: + Thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó làm kích thích sản xuất chẳng hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, mở rộng nhà xưởng… + Mặt khác thông qua tín dụng còn có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưư thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả: Tín dụng giúp vận chuyển tiền tệ từ nơi thừa sang nơi thiếu tạo ra dịch vụ dẫn đến tiền tệ trong nền kinh tế vừa phải không gây ra lạm phát. Điều này làm cho các nhà đầu tư sẽ bỏ tiền vào đầu tư cho nền kinh tế làm kích thích hàng hóa phát triển về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, dịch vụ chăm sóc… làm cho nền kinh tế ổn định về giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm, ổn định trật tư xã hội: Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân… - Tín dụng góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Ngân hàng huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào nguồn quỹ của Ngân hàng. Điều này làm cho lượng tiền mặt ngoài lưu thông giảm. Bên cạnh đó một khối lượng lớn tiền cho vay qua các tổ chức kinh tế, các cá nhân thể hiện thông qua tài khoản, làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm giúp tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội. II Những vấn đề chung về tín dụng trung, dài hạn (tín dụng đầu tư): Khái niệm tín dụng trung, dài hạn: Tín dụng trung, dài hạn là loại hình cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào nhiều mục đích như thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư vào tài sản cố định… trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi với thời hạn cho vay trên 1 năm. Tín dụng trung hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Mục đích của hình thức tín dụng này là cho vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều… Tín dụng dài hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên tới 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Mục đích của hình thức tín dụng này là để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, hoặc xây dựng các xí nghiệp mới. 2. Sự cần thiết và ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước: Sự cần thiết: - Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đang cần rất nhiều nguồn vốn trung, dài hạn từ các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội để thực hiện các dự án đầu tư nhằm phát triển đất nước, phục vụ cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Bên cạnh đó thông qua tín dụng đầu tư còn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, khuyến khích đa dạng hóa các ngành nghề tạo nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội, tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động… Ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế: - Nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn chủ yếu là đồng vốn vay mượn nên các chủ thể đi vay cần phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả để có thể hoàn trả cho chủ thể cho vay. - Đây là hình thức đầu tư linh hoạt, xâm nhập vào nhiều ngành nghề kinh doanh với quy mô lớn, vừa và nhỏ tạo ra nhiều loại hình kinh doanh hàng hóa và dịch vụ làm thỏa mãn nhiều nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ bản, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ… - Tín dụng trung, dài hạn là ngồn vốn tín dụng lớn và có thời hạn, nó giúp khai thác triệt để các nguồn vốn trong nền kinh tế nhằm phục vụ cho các nhu cầu của xã hội, làm cho các nguồn vốn được đầu tư này sử dụng một cách có hiệu quả giúp khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên của đất nước để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả còn giúp cho Ngân hàng có thể thu hồi được nợ để trả cho người gởi tiền và tạo nguồn thu cho Ngân hàng nhằm bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ lâu, nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 70 trở lại đây các Ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng số dư nợ của Ngân hàng. Do vậy, việc mở rộng quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư không những là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế mà còn rất bức bách trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. 3. Đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn: Việc đầu tư tín dụng trung, dài hạn có một số đặc điểm sau đây: - Trong hình thức tín dụng này người cho vay là các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong nước và người đi vay là các cá nhân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong xã hội…có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng…nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. - Cho vay dưới hình thức tiền tệ: Ngân hàng huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng số tiền này để cho vay lại đối với những khách hàng nào có nhu cầu về vốn. - Quá trình phát triển của tín dụng trung, dài hạn của các Ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào biến động của thị trường, vào quy mô sản xuất và lưu thông hàng hóa trong xã hội… Nhìn chung nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng có quy mô lớn và có thời hạn dài nên đây là nhân tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hình thức cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại hiện nay. 4. Các nguồn vốn để phục vụ cho đầu tư trung, dài hạn: Các Ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn sau đây để cho khách hàng có nhu cầu vay: - Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên. - Phát hành trái phiếu Ngân hàng (còn gọi là vay ở trong nước). - Vốn vay Ngân hàng nước ngoài (vay ngoài nước). - Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ của Ngân hàng. - Vốn tài trợ ủy thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. - Một phần nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay trung, dài hạn theo tỷ lệ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. III.Quy định pháp lý về tín dụng trung dài hạn tài trợ cho đầu tư: 1. Nguyên tắc cho vay: Tín dụng đầu tư phải bám sát phương hướng mục tiêu của kế hoạch nhà nước và phải có hiệu quả: Mục đích của tín dụng trung dài hạn là để tăng cường nguồn vốn, mở rộng việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương…Trong tình hình và điều kiện phát triển có nhiều biến động như hiện nay cần phải có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước thì nền kinh tế mới có thể vận động theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện nguyên tắc có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng không những cho sự phát triển của xã hội mà còn cho cả sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai không xa. Phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả: Sử dụng vốn vay đúng mục đích để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì các phương án kinh doanh đã được ngân hàng thẩm định trước khi cho vay về tính hiệu quả, khả thi của dự án. Phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, vì nguồn vốn của ngân hàng phần lớn là vốn huy động nên ngân hàng còn phải trả lãi và vốn gốc cho khách hàng gởi tiền, nếu khách hàng đi vay trả gốc và lãi không đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng và uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Tránh rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán: - Ngân hàng nên cho vay vào nhiều công trình khác nhau ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, như thế sẽ phân tán được rủi ro trong tín dụng. - Ngân hàng nên đầu tư vào các công trình thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, phat huy được năng lực sản xuất theo thiết kế nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế và đảm bảo khả năng thanh tóan của các công trình. - Ngân hàng nên đầu tư vào các công trình dự án có tính khả thi cao, có hiệu quả kinh tế, thời gian hoàn vốn nhanh. - Phải phân tích được tình hình thực tế đối với các dự án công trình trong thời gian cho vay. Điều kiện cho vay trung dài hạn: Ngân hàng xem xét quyết định cho vay khi khách hàng có đủ 05 điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trung dài hạn khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trung dài hạn khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Thể loại và thời gian cho vay trung dài hạn: - Cho vay trung hạn là khoản vay trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên 60 tháng. - Thời hạn cho vay cụ thể được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. - Đối với Pháp nhân thời hạn cho vay không vượt thời gian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh. - Đối với cá nhân nước ngoài không vượt thời gian được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. Đối tượng cho vay trung, dài hạn: - Đối tượng cho vay trung, dài hạn là các công trình, hạn mục công trình nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nhanh chóng phát huy tác dụng đảm bảo thu hồi vốn nhanh. - Các đối tượng cho vay trên được ưu tiên thứ tự nhất định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đó là: theo ngành kinh tế, theo yêu cầu mở rộng và phát triển thị trường, theo tính chất đầu tư, theo khả năng thu hút lao động… - Những nhu cầu vốn không được cho vay: Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau: Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. Để thanh tóan các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. Mức cho vay trung, dài hạn: Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, quy định của Chính phủ tại Nghị định 103/2006/NĐ_CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng. - Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng cho vay, trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân. Trường hợp khách hàng vay vượt 15% vốn tự có của Ngân hàng cho vay thì phải thực hiện cho vay hợp vốn. - Tổng dư nợ các đối tượng hạn chế cho vay không được vượt 5% vốn tự có của Ngân hàng. Mức cho vay được tính toán dựa trên các cơ sở sau: Nhu cầu vay = Tổng dự toán chi phí - Vốn tự có tham gia Mức vốn tự có tối thiểu tham gia dự án: thông thường mức vốn tự có tham gia tỷ lệ tối thiểu 20% nhu cầu dự án vay vốn (đối với tài sản hình thành từ vốn vay thì mức vốn tự có tham gia tối thiểu 15% dự án). Gía trị đảm bảo tiền vay = Giá trị tài sản đảm bảo + Vay không đảm bảo. Nếu nhu cầu vay của dự án > giá trị đảm bảo tiền vay thì mức cho vay tối đa là giá trị đảm bảo tiền vay. Nếu nhu cầu vay vốn < giá trị đảm bảo tiền vay thì mức cho vay tối đa là nhu cầu vay vốn. Lãi suất cho vay: - Mức lãi suất cho vay do các tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay. - Mức lãi suất quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng nhưng không được vượt 150 % lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay và được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SAĐÉC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SAĐÉC. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SAĐÉC. õóõ Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV Việt Nam): - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên gọi quốc tế là VietindeBank viết tắt là BIDV (Bank for Investment and Development of VietNam) là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính Phủ, hơn 50 năm qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT & PTVN) đã có những tên gọi: + Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 16/4/1957 + Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 + Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Đây là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Tổng tài sản của BIDV đạt 202.000 tỷ VND (tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2007). Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn: Khối ngân hàng thương mại quốc doanh ( bao gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn quốc); Khối công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống là hơn 10.000 người. - Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NHĐT & PTVN là phục vụ đầu tư phát triển các dự án, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng công ty. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với hơn 50 ngân hàng trên thế giới. Khái quát Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp ( BIDV Đồng Tháp ): BIDV Đồng Tháp được thành lập theo quyết định số 284/GPUB của UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 26/06/1993. Trụ sở chính đặt tại số 12A Đường 30/4- Phường 1- Thành phố Cao Lãnh- Tỉnh Đồng Tháp. BIDV Đồng Tháp có 03 đơn vị trực thuộc gồm: Phòng giao dich Sa Đéc, Phòng giao dịch Tháp Mười, Điểm giao dịch Hồng Ngự. Về công tác huy động vốn, BIDV Đồng Tháp đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, BIDV Đồng Tháp tích cực triển khai các chương trình khuyến mãi cho huy động vốn như chương trình “Tiết kiệm dự thưởng”, “ Ô trứng vàng”, “ Kỳ phiếu BIDV”... cùng nhiều hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, trái phiếu...đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, chi nhánh mở thêm việc huy động ngoại tệ... nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng tham gia gửi tiền. Trong hoạt động tín dụng, BIDV Đồng Tháp chú trọng mở rộng đối tượng vay tới các thành phần kinh tế, trong đó tập trung đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết gắn với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội và định hướng kế hoạch của tỉnh trên cơ sở tư vấn, thu xếp vốn và dịch vụ cho các dự án trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và cùng có lợi. Tích cực tìm kiếm, hợp tác có lựa chọn các dự án đầu tư ngay từ đầu, trong đó tập trung cho các dự án mở rộng, nâng cao nâng lực thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh... Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp Phòng giao dịch Sa Đéc: Quá trình hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Sa Đéc: Phòng giao dich Sa Đéc được thành lập theo Quyết định số 458/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị NHĐT & PTVN ngày 26/11/2006 ( Tiền thân của nó là chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển khu vực Sa Đéc được thành lập theo quyết định số 3394/QĐ – HĐQT của Hội đồng quản trị ngày 04/11/2002). Phòng giao dịch Sa Đéc là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được sử dụng con dấu riêng trong giao dịch với khách hàng, chính thức đi vào hoạt động ngày 15/11/2002 với chức năng của một ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên địa bàn các huyện thị phía nam tỉnh Đồng Tháp gồm thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò. Trụ sở đặt tại số 290A Nguyễn Sinh Sắc- Phường 2- thị xã Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp. Trong quá trình hoạt động của mình PGD Sa Đéc đã đạt được những kết quả như: tăng trưởng dư nợ đúng theo mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của ngành và địa phương, chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, từng bước đưa PGD vào ổn định hoạt động và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho khách hàng. Đến nay PGD đã khẳng định được vị trí của mình trước ngành và việc tổ chức cho vay đúng mục đích dẫn đến các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều đó, làm cho chữ tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đặc điểm địa bàn hoạt động của PGD: Thị xã Sa Đéc là trung tâm kinh tế, là vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp tục đầu tư phát triển. Đây cũng là nơi tập trung nhiều ngành nghề truyền thống đặc trưng của ĐBSCL trong đó nổi bật là ngành kinh doanh chế biến lương thực, làng gạo Sa Đéc là nơi trọng điểm cung cấp lương thực của cả nước và cho xuất khẩu, nơi đây có hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác với việc hoạt động ngày càng nhộn nhịp của khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Sông Hậu và các cụm công nghiệp nằm dọc theo sông Tiền, sông Hậu. Có thể nói với địa bàn này hoạt động của PGD Sa Đéc có rất nhiều tiềm năng để phát triển, tăng trưởng. Ngoài việc quản lý khách hàng tại địa bàn Thị xã Sa Đéc phong còn quản lý khách hàng các khu vực huyện lân cận như: huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, đặc biệt huyện Lấp Vò là nơi tập trung nhiều nhà máy chế biến gạo xuất khẩu trong tỉnh. Khách hàng chủ yếu của PGD Sa Đéc là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể (địa bàn có rất ít doanh nghiệp quốc doanh), trong đó nổi bật là các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xay xát, chế biến kinh doanh lương thực, kinh doanh và chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu, kinh doanh và sản xuất gạch ngói, kinh doanh và trồng hoa kiểng, kinh doanh và sản xuất bột gạo, bột nếp, sản xuất nông nghiệp, cho vay tiêu dùng CBCNV… Đặc biệt địa bàn có những khách hàng lơn hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu và chế biến thức ăn thủy sản nổi tiếng như: Công ty CP Thủy sản Việt Thắng, Công ty CP Cadovimex II,… vơi doanh thu mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Đây là khách hàng tiềm năng, khách hàng VIP của PGD và của BIDV Đồng Tháp. Qua những đặc điểm trên cho thấy PGD Sa Đéc có nề
Tài liệu liên quan