Nang tuyến tiền liệt (TTL) là bệnh hiếm gặp và ít được chú ý trong quá trình chẩn đoán và điều trị trong
tiết niệu học. Nang TTL lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1869. Nang lớn TTL có thể gây chèn ép các cơ quan
lân cận như niệu đạo sau hoặc cổ bàng quang. Bệnh nhân có thể bị triệu chứng đường tiết niệu dưới, viêm mào
tinh hoàn, đau vùng chậu, đau bẹn, xuất tinh máu, thậm chí gây vô sinh và hay được chẩn đoán nhầm. Chúng
tôi xin báo cáo một trường hợp nang TTL được điều trị bằng mổ mở cắt TTL qua ngã bụng.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo một trường hợp điều trị thành công nang tuyến tiền liệt tái phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 315
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG
NANG TUYẾN TIỀN LIỆT TÁI PHÁT
Nguyễn Tế Kha*, Nguyễn Ngọc Thái*
TÓM TẮT
Nang tuyến tiền liệt (TTL) là bệnh hiếm gặp và ít được chú ý trong quá trình chẩn đoán và điều trị trong
tiết niệu học. Nang TTL lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1869. Nang lớn TTL có thể gây chèn ép các cơ quan
lân cận như niệu đạo sau hoặc cổ bàng quang. Bệnh nhân có thể bị triệu chứng đường tiết niệu dưới, viêm mào
tinh hoàn, đau vùng chậu, đau bẹn, xuất tinh máu, thậm chí gây vô sinh và hay được chẩn đoán nhầm. Chúng
tôi xin báo cáo một trường hợp nang TTL được điều trị bằng mổ mở cắt TTL qua ngã bụng.
Từ khóa: nang tuyến tiền liệt, mổ mở cắt TTL qua ngã bụng.
ABSTRACT
SUCCESSFUL TREATMENT IN A PATIENT WITH RECURRENT PROSTATIC CYST:
A CASE REPORT
Nguyen Te Kha, Nguyen Ngoc Thai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 314 ‐ 319
Little attention has been given to the significance of prostatic cysts in urology. Since the initial report on
prostatic cysts in 1869 the enlarged prostatic cyst can compress the adjacent tissues, such as posterior urethra or
bladder neck. Then, the patient may suffer from lower urinary tract irritative or obstructive symptoms,
epididymitis, perineal and/or inguinal pain, which is often misdiagnosed as Likewise, the enlarged prostatic cyst
can compress the seminal vesicles and cause hematospermia, low ejaculate volume or even infertility.
Key words: Prostatic Cyst, open suprapubic prostatectomy.
MỞ ĐẦU
Trong quá trình thăm khám lâm sàng, nang
TTL chiếm tỷ lệ không cao và thường được phát
hiện tình cờ. Gần đây, nhờ vào sự phát triển của
siêu âm qua ngã trực tràng, nang TTL được phát
hiện nhiều hơn. Nang TTL chiếm khoảng 5% các
trường hợp nam có triệu chứng đường tiết niệu
dưới(3,5). Phần lớn các trường hợp đều không có
triệu chứng. Tuy nhiên nang lớn TTL có thể gây
chèn ép các cơ quan lân cận như niệu đạo sau
hoặc cổ bàng quang. Bệnh nhân có thể bị triệu
chứng đường tiết niệu dưới, viêm mào tinh
hoàn, đau vùng chậu, đau bẹn, nặng có thể gây
bí tiểu. Thậm chí nang TTL chèn ép túi tinh gây
xuất tinh máu, vô sinh(6) và hay được chẩn đoán
nhầm. Nang TTL là bệnh hiếm gặp nhưng
không nên không chú ý. Khi một bệnh nhân có
triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu tái
phát, xuất tinh máu hay vô sinh thì nên chú ý tới
nang TTL. Đặc biệt trong những trường hợp
bệnh nhân đã được điều trị nhưng không
thuyên giảm. Can thiệp phẫu thuật nên được
tiến hành trong những trường hợp nang TTL có
triệu chứng. Nhiều phương pháp đã được giới
thiệu: cắt đốt nội soi TTL, mổ mở qua ngã hội
âm hay ngã bụng.
Chúng tôi xin trình bày một trường hợp
nang TTL trên bệnh nhân 38 tuổi được điều trị
cắt toàn bộ TTL qua ngã bụng trên xương mu.
BỆNH ÁN
Hành chính
* Bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Tế Kha ĐT: 0938898659 Email: nguyentekha64@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 316
Bệnh nhân: Ngô Tr. O. SNV 210/17761.
Sinh năm: 1975.
Nhập viện ngày 10/05/2012.
Lí do nhập viện
Sốt và bí tiểu đã được mở bang quang ra da.
Bệnh sử
Cách nhập viện 2 ngày, bệnh nhân sốt 38,50C
và bí tiểu. Bệnh nhân được mở bàng quang ra da
tại bệnh viện Bến Tre. Sau đó bệnh nhân được
chuyển đến bệnh viện Bình dân.
Tiền căn
Cắt đốt nội soi bằng LASER nang TTTL năm
09/2010 với chẩn đoán: tuyến tiền liệt đa nang.
a
b
c
Hình 1. Lần mổ đầu tiên: a. Siêu âm qua ngã trực
tràng; b. nội soi niệu đạo (không thấy có sự thông
thương nang với niệu đạo); c. hình MSCT scan.
Giải phẫu bệnh trước lần mổ đầu tiên: tăng
sinh lành tính TTL, giải phẫu bệnh sau lần mổ
đầu tiên: viêm kinh niên xơ hóa.
Thăm khám
Bụng mềm. Dẫn lưu bàng quang ra nước
tiểu vàng trong. Thăm khám hậu môn trực tràng
thấy TTL to, mật độ chắc, không nhân cứng.
Cận lâm sàng
Bạch cầu máu 10,36 K/ul, TPSA 2,58 ng/ml,
Creatinine 131 umol/l.
Siêu âm: hai thận ứ nước độ 2, niệu quản
giãn chưa loại trừ bướu bàng quang, ít máu cục
trong lòng bàng quang.
Hình 2. Hai thận ứ nước độ 2.
Giải phẫu bệnh trước mổ lần 2
Mô tả giải phẫu bệnh vi thể: Thượng mô ống
tuyến tăng sản tạo nhú nhô vào lòng ống, ống
tuyến giãn rộng thành bọc, lót bởi 2 lớp tế bào,
lớp trong hình trụ cao, lớp ngoài hình lập
phương hoặc dẹt, màng đáy của ống tuyến còn
nguyên. Mô đệm có tăng sản sợi và cơ trơn,
thấm nhập limpho bào.
Kết luận: Tăng sản lành tính TTL.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 317
Hình 3: Tăng sản lành tính TTL.
MSCT scan bụng chậu có cản quang
Hình 4. Hai thận ứ nước độ 2, niệu quản dãn ngoằn
ngòe.
Hai thận ứ nước độ 2.
Trong và sau phúc mạc chậu, phía sau dưới
bàng quang có khối dịch với nhiều dây dính,
phản quang kém khá đồng nhất, D# (67x87)mm.
khối dịch này có lẫn thuốc cản quang (thì khảo
sát chậm).
Tường trình phẫu thuật
Chẩn đoán trước mổ: Bướu vùng hạ vị nghi
TTL đa nang tái phát.
Chẩn đoán sau mổ: Tuyến tiền liệt đa nang
tái phát.
Phương pháp phẫu thuật: Mổ mở qua ngã
bụng thám sát + cắt TTL tận góc.
Quá trình
Bệnh nhân nằm ngửa, mê nội khí quản.
Rạch da đường giữa trên và dưới rốn. Vào
phúc mạc thám sát các tạng trong ổ. bụng bình
thường, không có dịch trong ổ bụng.
Mở bọng đái thám sát, cơ bọng đái viêm
dày.
Có 1 khối bướu dạng nang nhô lên từ TTL
vào bàng quang.
Chọc hút nang ra dịch trong.
Tiến hành khâu cột tĩnh mạch lưng dương vật.
Bộc lộ mạc nội chậu hai bên.
Bóc tách TTL đến niệu đạo, cắt toàn bộ TTL
và 2 túi tinh 2 bên, đặt JJ niệu quản T.
Tạo hình lại cổ bàng quang. Khâu niệu đạo
vào bàng quang bằng 6 mũi vicryl 3.0.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 318
Bơm bóng Foley 30cc nơ (kéo) nhẹ dương
vật. cầm máu kỹ, đặt 2 ống dẫn lưu 2 hố chậu.
Ngoại phúc mạc hóa bàng quang. Đóng bụng
2 lớp.
a
b
Hình 5. a. Nang TTL sau mở bàng quang
b.Nang TTL đại thể.
Thời gian phẫu thuật là 150 phút, lượng máu
mất 200 ml.
Hậu phẫu
Ngày 6 rút dẫn lưu hố chậu 2 bên, ngày 7
bệnh nhân xuất viện.
Dịch lấy từ nang có nồng độ protein cao
19g/l và có tinh dịch.
Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật
Đại thể: TTL to kích thước 8cm toàn bộ cấu trúc
dạng đa nang, vách nang mỏng chứa dịch trong.
Vi thể: vách nang là tổ chức liên kết sợi, lót
lớp biểu mô dẹt, mô đệm ngấm nhiều tế bào
viêm, tất cả đều lành tính.
Tái khám
Bệnh nhân được tái khám sau 1 và 3 tháng.
Sau 3 tháng
PSA 0,5 ng/ml, Qmax: 16.3 ml/s.
Hình 6. Niệu dòng đồ của bệnh nhân sau 3 tháng.
BÀN LUẬN
Nang TTL được phân loại theo Sivaraman
như sau(10): 1) tắc nghẽn (retention); 2) bẩm sinh
(congential); 3) ác tính (malignant); 4) ký sinh
trùng (parasitic cysts).
1) Nang TTL do tắc nghẽn (retention):
thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Emmett và
Braash đề nghị sử dụng thuật ngữ này cho
những nang có kích thước trên 0,75 cm. những
nang nảy xuất hiện do viêm hay do sỏi gây tắc
nghẽn các ống tuyến nằm sâu trong TTL.
2) (a) Nang phát triển từ những nang nhỏ
TTL (utricle cysts) với sự phát triển của ụ núi
nhô vào bàng quang. (Cysts arising from the
prostatic utricle with enlargement of the
verumontanum and projecting into the bladder);
(b) Nang ống Mullerian (Mullerian cysts) nằm
giữa TTL và trực tràng bắt nguồn từ những tàn
tích của ống müllerian. Sau này từ sự dãn nở
hình thành nên nang TTL; (c) Nang Wolffian
(Wolffian cysts) nằm lệch về phía bên giữa TTL
và trực tràng
3) Nang ác tính (malignant cysts): ung thư
TTL đôi khi cũng tạo ra nang lớn chứa mô hoại
tử và máu.
4) Nang ký sinh trùng (parasitic cysts) do các
kí sinh trùng Bilharzia (Schistosoma) hay
Echinococcosis gây ra.
Nhìn chung có 2 loại nang bẩm sinh TTL
thường gặp nhất là: nang ống Mullerian
(Mullerian duct cysts) và nhiều nang nhỏ TTL
(utricle cysts). Nang ống Mullerian (Mullerian
duct cysts) có nguồn gốc từ trung bì và không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 319
thông thương với niệu đạo TTL hay túi tinh nên
không bao giờ có tinh trùng trong dịch nang.
Nhiều nang nhỏ (utricular cysts) cò nguồn góc
từ nội bì, ống phóng tinh có thể nằm bên cạnh
thành nang, có thông thương với niệu đạo TTL
và có tinh trùng trong dịch nang.
Thuật ngữ nhiều nang nhỏ TTL (utricle
cysts) theo Berrocal(2) có thể là do bẩm sinh hoặc
có thể là do mắc phải từ viêm niệu đạo hay
viêm, nhiễm khuẩn ụ núi dẫn đến tích tụ các
dịch tiết làm dãn các nang. Các nang này thường
nằm đường giữa TTL, nhô lên làm thay đổi cấu
trúc sàng bàng quang và túi tinh. Nang được
bao phủ bởi những tế bào biểu mô hình trụ hoặc
hình khối và chứa các dịch tiết màu nâu sẫm.
Xét về mặt bẩm sinh của nhiều nang nhỏ TTL
(utricle cysts), tỷ lệ nang phát triển lớn liên quan
đến dị tật lỗ tiểu đóng thấp và lưỡng tính là 11%
đến 14%. Theo tác giả Pieter Dik và cộng sự thì
phân biệt 2 loại nang đôi khi không cần thiết vì
chọn phương pháp điều trị là như nhau(9).
Điều trị nang TTL theo Hui‐hui Zhang(4) và
cộng sự cắt đốt nội soi nang TTL chỉ thích hợp
với những nang có kích thước nhỏ (≤ 2cm x 2cm)
và nằm gần bàng quang hay niệu đạo. Phương
pháp này có tỷ lệ biến chứng thấp và thời gian
nằm viện ngắn ngày. Tuy nhiên có những bất
lợi: hình thành một đường thông suốt từ nang
đến niệu đạo, xuất tinh ngược dòng vào hố nang
mở vào niệu đạo, rỉ nước tiểu sau khi đi tiểu,
xấu nhất là gây ra tình trạng vô sinh(1). Trong
trường hợp có nang lớn, thành của nang không
được cắt hết có thể tái thiết lập trở lại gây bí tiểu.
Trong bài báo cáo của Micheal và công sự có 2
trường được điều trị bằng cắt đốt nội soi và thất
bại. Một trường hợp được mổ mở cắt toàn bộ
TTL(7).
Phẫu thuật nội soi (laparoscopic approach)
trong điều trị nang TTL phù hợp với những
nang lớn nằm sâu trong vùng chậu và cho phép
lấy toàn bộ nang. Lợi thế của phương pháp này
là vêt mổ nhỏ, ít đau, phục hồi nhanh sau mổ(4).
Đối với mổ mở cắt TTL qua ngã bụng Ikoma
và cộng sự đã tiến hành 2 phương pháp: đường
vào mở bàng quang (transvesical procedure) và
ngoài bàng quang (extravesical procedure). Tuy
nhiên theo Michael trong 12 trường hợp nang
TTL được mổ mở cắt TTL qua ngã bụng ngoài
bàng quang thì có một trường hợp phải chuyển
qua mổ mở bàng quang(7). Nếu đường mổ ở
vùng hội âm thì nguy cơ cao gây tổn thương cơ
thắt ngoài, trực tràng và tỷ lệ thành công 43%(8).
Trường hợp của chúng tôi nghĩ nhiều đến
nang nang ống Mullerian do trước lần mổ đầu
tiên: soi niệu đạo bàng quang không thấy sự
thông thương giữa nang với niệu đạo TTL, hình
ảnh MSCT scan cho thấy nang hình ảnh nang
nằm giữa trực tràng và niệu đạo, dịch nang
trong suốt (quan sát qua lần mổ thứ 2). Chúng
tôi chọn phương pháp mổ mở cắt TTL qua ngã
bụng mở bàng quang là do bệnh nhân đã được
mổ cắt đốt nội soi cách 20 tháng, vừa được mở
bàng quang ra da tại tuyến tỉnh, nang lớn và có
thể thám toàn bộ vùng chậu một cách rõ ràng.
Sau mổ 3 tháng bệnh nhân cải thiện triệu chứng
lâm sàng. Qmax sau 3 tháng đạt 16.3 ml/s.
KẾT LUẬN
Nang TTL chiếm tỷ lệ không cao và thường
được phát hiện tình cờ. Phần lớn các trường hợp
đều không có triệu chứng. tuy nhiên nang lớn
TTL có thể gây chèn ép các cơ quan lân cận như
niệu đạo sau hoặc cổ bàng quang (miệng niệu
quản?). Bệnh nhân có thể bị triệu chứng đường
tiết niệu dưới, viêm mào tinh hoàn, đau vùng
chậu, đau bẹn, nặng có thể gây bí tiểu. Thậm chí
nang TTL chèn ép túi tinh gây xuất tinh máu, vô
sinh(6) và hay được chẩn đoán nhầm. Nang TTL
là bệnh hiếm gặp nhưng không nên không chú ý
(nên được theo dõi vì có thể gây tắc nghẽn
đường tiết niệu). Can thiệp phẫu thuật nên được
tiến hành trong những trường hợp nang TTL có
triệu chứng. Nhiều phương pháp đã được giới
thiệu: cắt đốt nội soi TTL, mổ mở qua ngã hội
âm hay ngã bụng. Việc lựa chọn phương pháp
điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Tối ưu
nhất vẫn là phương pháp mổ mở cắt TTL qua
ngã bụng mở bàng quang.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 320
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anding R., Steinbach F. and Bernhardt T.M. (2000). “Urology
Treatment of Large Prostatic Cyst with Retropubic Inser‐tion
of a Fat Tissue Flap”. Journal of Urology, Vol. 164, pp. 454‐455.
2. Berrocal T, López‐Pereira P, Arjonilla A et al (2001).
“Anomalies of the distal ureter, bladder, and urethra in
children: embryologic, radiologic, and pathologic features”.
Radiographics, vol 5, pp.1139–1164.
3. Dik P., Lock T.M. and Schrier B.P (1996). Transurethral
Marsupialization of a Medial Prostatic Cyst in Patients with
Prostatitis‐Like Symptoms. Journal of Urology, Vol. 155, No. 4,
pp. 1301‐1304.
4. Hui‐hui Zhang, Fan Qi, Jun Wang, Min‐feng Chen, Zhuo Li,
Xiong‐bing Zu (2011). “Midline Prostatic Cysts Presenting
with Chronic Prostatitis or Secondary Infertility and Minimally
Invasive Treatment: Endoscopic or Laparoscopic Approach?”.
Surgical Science, vol 2, pp.285‐289.
5. Ishikawa M., Okabe H. and Oya T. (2003). Midline Prostatic
Cyst in Healthy Men: Incidence and Transabdominal
Sonographic Findings. American Journal of Roent‐genology,
Vol. 181, No. 6, pp. 1669‐1672.
6. Mayersak J.S. (1989). Urogenital Sinus‐Ejaculatory Duct Cyst: a
Case Report with a Proposed Clinical Classification and
Review of the Literature. Journal of Urology, Vol. 142, No. 5,
1989, pp. 1330‐1332.
7. Michael G., Desautel, Jeferey Stock and Moneer K. Hana
(1999). “Mullerian duct remnants: surgical management and
fertility issues”. The Journal of Urology, vol 162, pp. 1008‐1014.
8. Moore.V. and Howe G. E. (1953) “Mullerian duct remnant in
the male”. J. Urol., vol 70, pp.781.
9. Pieter Dik, Tychom M. W. T. Lock, Bart PH. Schier, Bramy Y.
W. Zeijlemakerand and Tom A. Boon (1996). “Transurethral
marsupialization of a medial prostatic cyst in patients with
prostatitis‐like symptoms”. J Urol, vol 60, pp. 476‐478.
10. Sivaraman L. (1978). “Prostatic cysts”. Annals of the Royal
College of Surgeons of England”, vol 6o, pp. 476‐478.
Ngày nhận bài báo 14‐05‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15‐06‐2013
Ngày bài báo được đăng: 15‐07‐2013