Việt nam có gần 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, trong đó lực luợng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm 75% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên năng suất lao động rất thấp đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó có sự mất cân đối cầu và cung trong lao động nông nghiệp.
Cây dâu, con tằm từ lâu đã quen thuộc với người nông dân ở nhiều vùng Việt Nam từ nhiều thế hệ. Dâu là cây dài ngày có hiệu quả cao hơn các cây trồng thông thường như: lúa, ngô, lạc hơn nữa lại dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất. Đầu tư cho nuôi tằm không lớn, phù hợp với điều kiện còn rất khó khăn của nông thôn Việt Nam. Kỹ thuật nuôi tằm cũng không quá phức tạp. Cả khâu trồng dâu và khâu nuôi tằm đều có thể sử dụng triệt để nguồn lao động dư thừa, lao động trên và dưới tuổi. Ngành trồng dâu, nuôi tằm có sản phẩm chính là kén từ đó là cơ sở để phát triển nghề ươm tơ – dệt lụa.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu về tơ tằm trong nước và chừng đó nhu cầu về xuất khẩu. Như thế có nghĩa là khả năng mở rộng ngành sản xuất này ở nước ta còn lớn, nhu cầu của thị trường về sản phẩm tơ tằm chúng ta chưa khai thác hết. Vì thế, phát triển trồng dâu nuôi tằm sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng có hiệu quả nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của cư dân nông thôn.
Xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An là một xã thuần nông, thu nhập của các hộ nông dân từ sản xuất nông nghiệp là chính và vẫn còn thấp, lao động nhàn rỗi dư thừa nhiều. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có mặt tại xã từ lâu. Với nghề trồng dâu nuôi tằm, giá kén cao thì người nông dân lợi nhiều, giá kén thấp thì người nông dân lãi thấp, ít khi bị lỗ Tuy vậy vài năm gần đây, giá kén trên thị trường đã cao hơn và ổn định hơn trước. Ngành dâu tằm tơ Việt Nam đang dần hồi phục và tăng trưởng. Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam đã nhận định về tương lai của ngành trong thời gian tới: “Thị trường tơ lụa trong và ngoài nước đang ngày càng được mở rộng và giá tơ lụa cũng luôn ổn định ở mức cao”.
Trồng dâu nuôi tằm là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân xã Đặng Sơn – huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An, tuy nhiên nghề trồng dâu nuôi tằm của các hộ nông dân trong xã vẫn còn gặp phải một số khó khăn. Điều kiện thời tiết ở địa bàn diễn ra khá phức tạp gây khó khăn cho việc cung ứng thức ăn cho tằm cũng như điều kiện chăm sóc, tằm thường xuyên mắc dịch bệnh và khi mắc dịch thì thường chết đồng loạt, năng suất kén không đồng đều giữa các năm và giữa các hộ nông dân, thu nhập của người dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã thấp hơn so với các vùng lân cận, chưa xứng đáng với công sức chăn nuôi của người dân.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An”.
110 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2011
Tác giả luận văn
Trần Văn Đông
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Đặc biệt với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn Th.S Trần Đức Trí đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cấp lãnh đạo và toàn thể bà con nông dân xã Đặng Sơn đã tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho tôi có thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ tôi trong cuộc sống để tôi chú tâm hoàn thành luận văn.
Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp để tôi hòan thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2011
Sinh Viên
Trần Văn Đông
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đặng sơn là một xã có truyền thống lâu đời về sản xuất dâu tằm trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, nghề trồng dâu nuôi tằm chiếm một vị trí quan trọng trong tổng cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đặng Sơn. Tuy nhiên, các hộ sản xuất dâu tằm vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, thu nhập của người trồng dâu nuôi tằm vẫn còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của xã nhà. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An”.
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Đặng Sơn từ tháng 1 – tháng 5 năm 2011. Dựa vào thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn 60hộ tại 5 xóm trên địa bàn xã Đặng Sơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu tằm năm 2010 và thông tin thứ cấp từ sách, báo, internet... Phương pháp xử lý thông tin bằng công cụ bảng tính excel, từ đó tổng hợp và phân tích thông tin bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích phương sai một yếu tố anova single factor, phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ từ trồng dâu nuôi tằm. Nghiên cứu này nhằm: i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về trồng dâu nuôi tằm; ii) Khảo sát thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn nghiên cứu; iii) Phân tích kết quả sản xuất và tiêu thụ của các nhóm hộ trồng dâu nuôi tằm; iv) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất dâu tằm và đánh giá thuận lợi, khó khăn; v) Từ đó đề xuất định hướng, giải pháp và nêu khuyến nghị với các cấp chính quyền và người dân nhằm nâng cao thu nhập cho hộ trồng dâu nuôi tằm.
Có hơn 250hộ trên toàn xã Đặng Sơn tham gia vào sản xuất dâu tằm. Trung bình mỗi gia đình có 5 nhân khẩu với 3 lao động thì có 2 lao động tham gia sản xuất TDNT, hầu hết những lao động này đều có trình độ văn hóa chỉ cấp 2 và cấp 3. Diện tích đất TDNT của các hộ vẫn rất ít chỉ 1.28sào đối với nhóm hộ khá, 0.69sào đối với hộ TB và 0.50sào đối với nhóm hộ Yếu. Đất trồng dâu manh mún được trồng xen với những cây trồng khác là chủ yếu chưa được quy hoạch theo vùng chuyên canh. Chi phí đầu tư trên sào dâu của nhóm hộ khá là 1,08 triệu/năm, hộ TB và hộ Yếu lần lượt là 988,47 nghìn đồng và 819,92 nghìn đồng; Chi phí đầu tư nuôi tằm cho một vòng trứng các nhóm hộ chỉ khoảng 275 nghìn đồng. Thu nhập từ TDNT năm 2010 của nhóm hộ khá là 11,54 triệu đồng chiếm 16% trong tổng thu nhập hộ cao hơn so với nhóm hộ TB là 5,41 triệu đồng chiếm 9% tổng thu nhập của hộ và hộ Yếu là 2,90 triệu đồng chiếm 5% tổng thu nhập của hộ.
Kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của hộ TDNT chủ yếu là cơ sở ươm tơ trong xã, 95% số hộ tiêu thụ kén tằm thông qua cơ sở ươm tơ, hộ hoàn toàn bị động trong việc nhận giống và bán sản phẩm cho cơ sở ươm tơ. Do vậy việc hộ bị ép giá xảy ra thường xuyên, theo kết quả điều tra năm 2010 giá kén trắng là 60.000đ/kg và giá kén vàng là 33.000đ/kg thấp hơn so với thị trường.
Thu nhập của hộ từ TDNT chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trong đó số lứa nuôi, diện tích dâu trồng, chi phí/sào dâu, trình độ học vấn là những nhân tố ảnh hưởng mạnh tới thu nhập từ TDNT. Ngoài ra, các hộ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ như vốn đầu tư, tổn thất do dịch bệnh, giá bán…
Cuối cùng, nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị với các cấp chính quyền và người dân tham gia trồng dâu nuôi tằm taị xã Đặng Sơn nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ tham gia sản xuất dâu tằm. Đó là: i) Quy hoạch đất đai theo vùng để trồng dâu; ii) Tăng cường đào tạo tập huấn cho hộ trồng dâu nuôi tằm; iii) Tăng cường đầu tư thêm chi phí vật chất vào trồng dâu, nuôi tằm; iv) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất dâu tằm; v) Có biện pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ mới, hình thành mối “liên kết giữa nhà” giữa nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ dâu tằm thông qua hợp đồng; vi) Đa dạng hóa sản phẩm từ cây dâu, con tằm; Phối hợp với các hoạt động nông nghiệp liên quan khác tăng cao thu nhập cho hộ.
Như vậy, kết qủa sản xuất từ nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn vẫn chưa cao do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Muốn nâng cao thu nhập cho hộ từ dâu tằm cần có những giải pháp phát triển hợp lý, để thực hiện được những giải pháp nâng cao thu nhập sản xuất dâu tằm cần có sự quan tâm của các cấp ban ngành, sự hợp tác chặt chẽ giữa các tác nhân liên quan hơn nữa.
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1: Vòng đời con tằm 8
Đồ thị 2.1 : Sản lượng kén tằm thế giới từ năm 1995 đến 2008 17
Đồ thị 2.2 : Tỷ lệ sản lượng kén tằm của các nước trên thế giới năm 2008 18
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ kén tằm của các nhóm hộ điều tra 60
Đồ thị 4.1: Cơ cấu TNHH của nhóm hộ khá 63
Đồ thị 4.2: Cơ cấu TNHH của nhóm hộ TB 64
Đồ thị 4.3: Cơ cấu TNHH của nhóm hộ Yếu 64
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MI
Thu nhập hỗn hợp
FAO
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc
HĐBT
Hội Đồng Bộ Trưởng
NN
Nông nghiệp
NK
Nhân khẩu
BQ
Bình quân
TNBQ
Thu nhập bình quân
GTSX
Giá trị sản xuất
LĐ
Lao động
TDNT
Trồng dâu nuôi tằm
TB
Trung bình
GO
Tổng giá trị sản xuất
HTX
Hợp tác xã
SX
Sản xuất
HQKT
Hiệu quả kinh tế
CP
Chi phí
TLSX
Tư liệu sản xuất
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỤC LỤC ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.2.1 Phạm vi về không gian 3
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Vị trí của nghề trồng dâu nuôi tằm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 5
2.1.3. Đặc điểm của sản xuất dâu tằm 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 9
2.2.1 Đôi nét về nghề trồng dâu nuôi tằm 9
2.2.2 Một số chủ trương, chính sách của nhà nước 10
2.2.3 Tình hình sản xuất dâu tằm ở Việt Nam 12
2.2.3.1. Về trồng dâu 13
2.2.3.2. Về nuôi tằm 14
2.2.3.3. Ươm tơ dệt lụa 15
2.2.3.4. Sản xuất và cung ứng trứng giống 15
2.2.3.5. Thị trường tiêu thụ tơ kén của Việt Nam 16
2.2.4 Tình hình sản xuất dâu tằm trên thế giới 17
2. 2.4.1 Tình hình chung 17
2.2.4.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất dâu tằm của các nước 19
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã 22
3.1.1.1 Vị trí địa lý 22
3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn 22
3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã 23
3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã 23
3.1.2.2 Tình hình lao động và nhân khẩu của xã 26
3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã 28
3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế của xã 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 33
3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 33
3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp 33
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 34
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 34
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 37
3.2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất 37
3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu kết quả và hiệu quả 38
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Thực trạng nghề trồng dâu nuôi tằm của xã 39
4.1.1 Tình hình chung về các hộ trồng dâu nuôi tằm của xã 39
4.1.2 Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra 41
4.1.2.1 Tình hình lao động trồng dâu nuôi tằm của nhóm hộ điều tra 41
4.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra 43
4.1.2.3 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra 46
4.1.3 Tình hình sản xuất dâu và nuôi tằm ở các nhóm hộ điều tra 49
4.1.3.1 Chi phí vật chất cho sản xuất lá dâu 49
4.1.3.2 Kết quả của giai đoạn trồng dâu 52
4.1.3.3 Chi phí vật chất cho giai đoạn nuôi tằm của nhóm hộ điều tra 54
4.1.3.4 Kết quả và hiệu quả của giai đoạn nuôi tằm 56
4.1.4 Tình hình tiêu thụ kén tằm của nhóm hộ điều tra 59
4.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra 61
4.2 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ từ TDNT 65
4.2.1 Những nhân tố định tính 65
4.2.1.1 Nhân tố lao động 65
4.2.1.2 Nhân tố đất đai 66
4.2.1.3 Nhân tố đầu tư và thâm canh 66
4.2.1.4 Nhân tố kỹ thuật 67
4.2.1.5 Nhân tố thị trường 68
4.2.1.6 Nhân tố tổ chức sản xuất nuôi tằm 69
4.2.2 Kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân từ TDNT 69
4.3 Đánh giá chung về nghề trồng dâu nuôi tằm 70
4.3.1 Thuận lợi 70
4.3.2 Khó khăn 72
4.4 Định hướng và giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ TDNT trên địa bàn xã 75
4.4.1 Định hướng 75
4.4.2 Giải pháp 77
4.5.4.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai 77
4.5.4.2 Giải pháp đào tạo tập huấn 78
4.5.4.3 Giải pháp đầu tư 78
4.5.4.4 Giải pháp khoa học kỹ thuật 80
4.5.4.5 Giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ 81
4.5.4.6 Đa dạng hóa sản phẩm từ cây dâu, con tằm 82
4.5.4.7 Phối hợp với các hoạt động nông nghiệp khác 83
PHẦN V: KẾT LUẬN 84
5.1 Kết luận 84
5.2 Khuyến nghị 85
5.2.1 Đối với Nhà nước 85
5.2.2 Đối với chính quyền cơ sở 85
5.2.3 Đối với hộ nông dân 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 89
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt nam có gần 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, trong đó lực luợng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm 75% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên năng suất lao động rất thấp đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó có sự mất cân đối cầu và cung trong lao động nông nghiệp.
Cây dâu, con tằm từ lâu đã quen thuộc với người nông dân ở nhiều vùng Việt Nam từ nhiều thế hệ. Dâu là cây dài ngày có hiệu quả cao hơn các cây trồng thông thường như: lúa, ngô, lạc… hơn nữa lại dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất. Đầu tư cho nuôi tằm không lớn, phù hợp với điều kiện còn rất khó khăn của nông thôn Việt Nam. Kỹ thuật nuôi tằm cũng không quá phức tạp. Cả khâu trồng dâu và khâu nuôi tằm đều có thể sử dụng triệt để nguồn lao động dư thừa, lao động trên và dưới tuổi. Ngành trồng dâu, nuôi tằm có sản phẩm chính là kén từ đó là cơ sở để phát triển nghề ươm tơ – dệt lụa.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu về tơ tằm trong nước và chừng đó nhu cầu về xuất khẩu. Như thế có nghĩa là khả năng mở rộng ngành sản xuất này ở nước ta còn lớn, nhu cầu của thị trường về sản phẩm tơ tằm chúng ta chưa khai thác hết. Vì thế, phát triển trồng dâu nuôi tằm sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng có hiệu quả nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của cư dân nông thôn.
Xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An là một xã thuần nông, thu nhập của các hộ nông dân từ sản xuất nông nghiệp là chính và vẫn còn thấp, lao động nhàn rỗi dư thừa nhiều. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có mặt tại xã từ lâu. Với nghề trồng dâu nuôi tằm, giá kén cao thì người nông dân lợi nhiều, giá kén thấp thì người nông dân lãi thấp, ít khi bị lỗ Tuy vậy vài năm gần đây, giá kén trên thị trường đã cao hơn và ổn định hơn trước. Ngành dâu tằm tơ Việt Nam đang dần hồi phục và tăng trưởng. Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam đã nhận định về tương lai của ngành trong thời gian tới: “Thị trường tơ lụa trong và ngoài nước đang ngày càng được mở rộng và giá tơ lụa cũng luôn ổn định ở mức cao”.
Trồng dâu nuôi tằm là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân xã Đặng Sơn – huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An, tuy nhiên nghề trồng dâu nuôi tằm của các hộ nông dân trong xã vẫn còn gặp phải một số khó khăn. Điều kiện thời tiết ở địa bàn diễn ra khá phức tạp gây khó khăn cho việc cung ứng thức ăn cho tằm cũng như điều kiện chăm sóc, tằm thường xuyên mắc dịch bệnh và khi mắc dịch thì thường chết đồng loạt, năng suất kén không đồng đều giữa các năm và giữa các hộ nông dân, thu nhập của người dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã thấp hơn so với các vùng lân cận, chưa xứng đáng với công sức chăn nuôi của người dân.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng trồng dâu nuôi tằm của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đặng Sơn – Huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất dâu tằm, từ đó có căn cứ khoa học đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ trồng dâu nuôi tằm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về trồng dâu nuôi tằm.
- Khảo sát thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích kết quả sản xuất và tiêu thụ của các nhóm hộ trồng dâu nuôi tằm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất dâu tằm và đánh giá thuận lợi, khó khăn.
- Đề xuất định hướng, giải pháp và nêu khuyến nghị với các cấp chính quyền và người dân nhằm nâng cao thu nhập cho hộ trồng dâu nuôi tằm.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An.
Thêm vào đó đề tài cũng tập trung nghiên cứu các tác nhân khác trong quá trình tiêu thụ kén như người thu gom, các cơ sở ươm tơ…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về không gian
Đề tài chỉ tập trung khảo sát trên địa bàn xã Đặng Sơn – Huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ trồng dâu nuôi tằm trong khoảng thời gian 2008 – 2010.
- Thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2011
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
- Nghề tằm
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng “nghề tằm gồm cả các khâu công nghiệp, thủ công và mỹ nghệ. Trồng dâu là tổng hợp các thao tác của nghề nông. Nuôi tằm là tổng hợp trình độ kỹ thuật cao được tạo nên bởi bàn tay người nông dân. Ươm tơ là ngành công nghiệp có lợi nhuận. Khoa học kỹ thuật về ngành dâu tằm tơ là sự hội ngộ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và nghệ thuật; là sự kết hợp giữa nền văn hoá lâu đời và nền văn minh hiện đại, giữa cái giàu, cái nghèo và là sự phản ảnh tương phản giữa chúng”.
Nghề tằm có 4 công đoạn hoàn toàn khác nhau nhưng lại gắn bó với nhau rất chặt chẽ là : Trồng dâu; nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Tơ tằm đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp con người và dệt nên những câu ca dao, những bài thơ trữ tình tuyệt tác. Ở nước ta nghề tằm là nghề truyền thống lâu đời và hiện nay vẫn là sinh kế, là công ăn việc làm của hàng trăm ngàn lao động và làm giàu cho đất nước nhờ những giá trị to lớn của nó.
- Sản xuất dâu tằm (Trồng dâu nuôi tằm)
Một hiện tượng có từ thời xưa là những nước nuôi tằm không phải tất cả đều dệt lụa. Để nuôi tằm và ươm tơ, cần một lực lượng lao động nhiều và rẻ, không có sự huấn luyện chuyên môn đặc biệt. Kỹ nghệ dệt lụa yêu cầu, trái lại, một loại nhân công khéo léo và có chất lượng. Người ta thấy có những nước vừa nuôi tằm vừa dệt lụa như Nhật bản, Trung quốc, Italia, Pháp; những nước chỉ nuôi tằm như Trung Á; những nước dệt lụa mà không nuôi tằm như Anh, Mỹ, Đức, Thụy sỹ. Ở nước ta có những làng dệt lụa rất nổi tiếng nằm ở những vùng trồng dâu nuôi tằm lớn, nhưng đa số người nông dân trồng dâu nuôi tằm không ươm tơ mà bán kén cho các cơ sở ươm tơ trong và ngoài vùng. Như vậy có thể thấy rằng “Trồng dâu nuôi tằm” là một hoạt động sản xuất mang lại thu nhập cho người nông dân thông qua việc trồng dâu, nuôi tằm bán kén ươm.
- Thu nhập hỗn hợp của TDNT (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi tiến hành sản xuất dâu tằm. Hay nói cách khác nó là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có) từ sản xuất dâu tằm.
2.1.2 Vị trí của nghề trồng dâu nuôi tằm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
Ở Việt nam, nghề trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa vốn có từ lâu đời. Hai ngàn năm trước nghề trồng dâu nuôi tằm đã đạt đến trình độ khá cao. Từ miền Bắc đến miền Nam đã hình thành nhiều vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng như: Lĩnh Bưởi, Lương The, Nhiễu Hồng Đô (Thanh hoá), Lụa Hạ (Hà Tĩnh), Tân Châu (An Giang)... Trước đây, sản xuất dâu tằm cùng với các cây có sợi khác như bông, lanh, đay... góp phần giải quyết vải mặc cho người dân. Xét về tầm quan trọng trong nông nghiệp, sản xuất dâu tằm được xếp thứ 2 sau nghề trồng lúa nước. Sau này, với sự ra đời của các loại sợi tổng hợp và ảnh hưởng của chiến tranh, sản xuất dâu tằm đã có nhiều giảm sút. Hiện nay, sản phẩm từ tơ tằm chỉ chiếm khoảng 1% sản lượng vải sợi nhưng vẫn đứng vị trí hàng đầu trong ngành may mặc và thời trang do đặc tính tự nhiên không thể thay thế.
Về mặt kinh tế, trồng dâu nuôi tằm là một hoạt động sản xuất quan trọng ở nhiều vùng nông thôn đặc biệt là những vùng đông dân ít đất. Chi phí đầu tư ban đầu thấp. Cây dâu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau kể cả trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng. Dâu 6 tháng sau khi trồng đã có thể thu hoạch lá cho tằm ăn và thu nhập từ dâu tằm đem lại thường cao hơn các cây trồng khác. Sản phẩm làm ra có giá trị, dễ tiêu thụ, vòng quay lứa tằm ngắn và thu nhập rải đều trong năm.
Về mặt xã hội, hiện nay trồng dâu nuôi tằm là một hoạt động sản xuất mang lại thu nhập cho hơn 96 ngàn hộ gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 250 ngàn nông dân từ Bắc tới Nam ở 31 tỉnh trong tổng số 64 tỉnh thành phố của cả nước. Trong đó chủ yếu là việc làm cho phụ nữ, người nhiều tuổi ở nông thôn. Với số lao động chiếm 0,39%, sản xuất dâu tằm đóng góp gần 0,8% tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Phát triển sản xuất dâu tằm không những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, mà còn tận dụng lao động nhàn rỗi trong thời gian giáp vụ, khai thác tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, miền và của hộ gia đình, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trải qua quá trình phát triển rất lâu dài, sản xuất dâu tằm có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã đi vào thơ ca và mang bản sắc văn hóa truyền thống của nhiều vùng nông thôn Việt nam.
Về mặt môi trường, trồng dâu làm tăng độ che phủ trên các bãi đất trống, khai thác được đất đai nghèo kiệt và tham gia vào việc điều hòa tiểu khí hậu môi trường trong vùng.
2.1.3. Đặc điểm của sản xuất dâu tằm
Đặc điểm 1: Sản xuất dâu tằm là một hoạt động sản xuất kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn trồ