Báo cáo Nâng cao tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh công ty mekong Auto

Trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập ngày càng cao, kế toánvới tư cách là một môn khoa học độc lập và là một nghề nghiệp chuyên môn, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình với ‎ý nghĩa là “ngôn ngữ kinh doanh” và “cơ sở để đưa ra các ý quyết định kinh doanh” cho các đối tương quan tâm. Là sinh viên khoa kế toán, chuyên ngành kiểm toán cần không ngừng hoàn thiện các kiến thức kế toán và tích lũy kinh nghiệm trong công tác kế toán bởi kế toán chính là cơ sở nền tảng cho việc thực hiện các hoạt động kiểm toán. Để đáp ứng phần nào yêu cầu đó, đợt kiến tập tổng hợp kế toán đối với các sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành kiểm toán, khoa kế toán giúp sinh viên khảo sát về tổ chức kế toán tại đơn vị thực tập, nâng cao kiến thức thực tiễn, phục vụ thiết thực cho việc học tập các môn học chuyên ngành kiểm toán cũng như thực tập tốt nghiệp giai đoạn sau. Sau thời gian thực tập tại chi nhánh công ty Mekong Auto trực thuộc công ty Mekong Auto, cùng với những kiến thức đã học, em xin trình bày báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán-kiểm toán. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm có 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về chi nhánh công ty Mekong Auto. - Chương 2: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto. - Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto. Do những hạn chế nhất định về thời gian và trình độ, báo cáo không tránh khỏi những sai sót,em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.

doc64 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nâng cao tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh công ty mekong Auto, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY MEKONGAUTO 6 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh công ty Mekong Auto 6 Khái quát chung về lịch sử hình thành và phát triển của công ty Mekong Auto 6 Chi nhánh công ty Mekong Auto 8 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty Mekong Auto 10 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 10 Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY MEKONG AUTO 14 2.1 Giới thiệu về tổ chức bộ máy kế toán và hình thức ghi sổ kế toán 14 2.1.1 Tổng quan về tổ chức bộ máy kế toán 14 2.1.1.1 Chức năng 14 2.1.1.2 Nhiệm vụ 14 2.1.1.3 Tổ chức bộ máy phòng tài vụ 16 2.1.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto 18 2.1.3 Các chính sách kế toán chủ yếu 20 2.2 Giới thiệu kế toán NVL tại chi nhánh công ty Mekong Auto 24 2.2.1 Khái quát chung tình hình NVL tại chi nhánh công ty Mekong Auto 24 2.2.2 Chứng từ và thủ tục nhập-xuất NVL 27 2.2.2.1 Đối với thủ tục nhập NVL 27 2.2.2.2 Đối với thủ tục xuất NVL 31 2.2.3 Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL tại chi nhánh công ty Mekong Auto 32 2.3Giới thiệu cách ghi sổ nhập- xuất NVL 36 2.3.1 Hạch toán tổng hợp nhập NVL 37 2.3.2 Hạch toán tổng hợp xuất NVL 39 2.4 Giới thiệu khái quát kế toán tiêu thụ tại chi nhánh công ty Mekong Auto 47 Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY MEKONG AUTO 54 3.1 Nhận xét về công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto 55 3.1.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto 55 3.1.2 Một số hạn chế trong công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto 56 3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto 57 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn KKTX Kê khai thường xuyên NKCT Nhật ký chứng từ NVL Nguyên vật liệu TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chi nhánh công ty Mekong Auto (Năm 2007) 11 Sơ đồ 2: Sơ đồ phòng tài vụ 18 Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung 19 Sơ đồ 4: Khái quát tổng hợp NVL theo phương thức KKTX tại DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 34 Sơ đồ 5: Trình tự kế toán thành phẩm, tiêu thụ và kết quả tiêu thụ theo hình thức NKC 48 Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng quát doanh thu tiêu thụ 49 Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp, trả chậm 50 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập ngày càng cao, kế toánvới tư cách là một môn khoa học độc lập và là một nghề nghiệp chuyên môn, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình với ‎ý nghĩa là “ngôn ngữ kinh doanh” và “cơ sở để đưa ra các ý quyết định kinh doanh” cho các đối tương quan tâm. Là sinh viên khoa kế toán, chuyên ngành kiểm toán cần không ngừng hoàn thiện các kiến thức kế toán và tích lũy kinh nghiệm trong công tác kế toán bởi kế toán chính là cơ sở nền tảng cho việc thực hiện các hoạt động kiểm toán. Để đáp ứng phần nào yêu cầu đó, đợt kiến tập tổng hợp kế toán đối với các sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành kiểm toán, khoa kế toán giúp sinh viên khảo sát về tổ chức kế toán tại đơn vị thực tập, nâng cao kiến thức thực tiễn, phục vụ thiết thực cho việc học tập các môn học chuyên ngành kiểm toán cũng như thực tập tốt nghiệp giai đoạn sau. Sau thời gian thực tập tại chi nhánh công ty Mekong Auto trực thuộc công ty Mekong Auto, cùng với những kiến thức đã học, em xin trình bày báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán-kiểm toán. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chi nhánh công ty Mekong Auto. Chương 2: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto. Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto. Do những hạn chế nhất định về thời gian và trình độ, báo cáo không tránh khỏi những sai sót,em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY MEKONG AUTO QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY MEKONG AUTO Khái quát chung về lịch sử hình thành và phát triển của công ty Mekong Auto Công ty MEKONG AUTO, tên tiếng Anh là MEKONG AUTO CORPORATION, là doanh nghiệp liên doanh, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 208/GP ngày 22/6/1991 do Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư ( nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Thời gian hoạt động là 30 năm.Bao gồm các bên liên doanh: - Bên Việt Nam: +TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP thuộc Bộ Công nghiệp nặng, có trụ sở tại 78 Nguyễn Du, Hà Nội. + CÔNG TY SAKYNO thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, có trụ sở tại 101 Hai Bà Trưng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, do ông Đỗ Hoàng Thịnh, Tổng giám đốc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp làm đại diện. - Bên nước ngoài: +CÔNG TY SAE YOUNG INTERNATIONAL, INC ( Nam Triều Tiên), có trụ sở tại Suite 1103, Hanyoung Bldg 648-1 Yoksam-Dong Kangnam-ku, Seoul, Korea. +CÔNG TY SAEILO MACHINERY JAPAN, INC ( Nhật Bản), có trụ sở tại Yoshiwa Bldg 24-50 Takanawa 4-Chome Minato-ku, Tokyo, Japan, do ông Charles Young Lee Chủ tịch công ty SAE YOUNG INTERNATIONAL, INC làm đại diện. Trong quá trình hoạt động, Công ty đãđược Bộ Kế hoạch vàĐầu tư cấp bổ sung các Giấy phép điều chỉnh sau: - Giấy phép điều chỉnh số 208/GPĐC ngày 18 tháng 5 năm 1996: tăng vốn pháp định, kéo dài thời gian hoạt động vàđiều chỉnh tiền thuêđất. - Giấy phép điều chỉnh số 208/GPĐC2 ngày 30 tháng 11 năm 1998: chuẩn y việc đăng kýđịa chỉ trụ sở chính, trụ sở Chi nhánh vàđịa điểm các nhà máy của Công ty Mekong. - Giấy phép điều chỉnh số 208/GPĐC3 ngày 16 tháng 7 năm 1999: phê duyệt việc đổi tên Công ty, thay đổi địa điểm trụ sở các thành viên bên Việt nam Vốn Đầu tư: 35.995.000 USD Vốn pháp định: 20.000.000 USD Trong đó: Bên Việt nam góp 6.000.000 USD bằng 30% vốn pháp định gồm: - Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp góp 3.600.000 USD chiếm 18% Vốn pháp định. - Công ty Sakyno góp 2.400.000 USD chiếm 12% vốn pháp định Bên nước ngoài gồm Công ty SAEYOUNG INTERNATIONAL,INC ( Hàn Quốc) và Công ty SAEILO MACHINERY JAPAN, INC (Nhật Bản) góp 14.000.000 USD chiếm 70% vốn pháp định. Từ ngày thành lập đến nay, công ty đã không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, kiểu dáng cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng để cải tiến mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng cho phù hợp, từ đó thu hút được sự quan tâm và có uy tín với nhiều khách hàng, được khách hàng tin cậy. Công ty có mạng lưới bán hàng và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa rộng khắp trên toàn quốc và mạng lưới dịch vụ hậu mãi có uy tín cao. Công ty có đội ngũ nhân viên lành nghề, có mặt bằng rộng với diện tích 4,6 ha đất tại Nhà máy Cơ khí Cổ Loa và 1,7 ha đất tại Nhà máy xe đạp Cửu Long, khu vực kho tàng rộng rãi, vị trí địa ly thuận lợi vì nằm gần đường quốc lộ, do đó rất thuận tiện đi lại giao nhận hàng hóa. Hoạt động tài chính rõ ràng, luôn bảo đảm cân đối thu chi hợp ly, hợp lệ, nộp đủ thuế cho Ngân sách Nhà nước và đúng hạn. Sản phẩm chính của công ty là: - Xe buýt: Loại nhỏ ( Iveco Tubor Daily), loại nhỡ ( 29 chỗ Primo), loại lớn ( 52 chỗ Viking). - Xe ôtô việt dã 2 cầu Mekong Star( đời 92, 93,94,95), Musso TDI, Musso GS. - Xe ôtô du lịch 4 chỗ Fiat Tempra, Siena ED và Siena Hl… 1.1.2 Chi nhánh công ty Mekong Auto Là chi nhánh Hà Nội của công ty Mekong Auto-doanh nghiệp liên doanh-hoạt động độc lập, có con dấu riêng, mã số thuế, tài khoản riêng và chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước pháp luật và trước công ty Mekong Auto. Chi nhánh Hà Nội chỉ bao gồm nhà máy Auto Cổ Loa. Chi nhánh Mekong Auto được thành lập theo Quyết định số 138/MKQD ngày 1/10/2001 của Tổng giám đốc công ty Mekong Auto căn cứ vào Giấy phép đầu tư số 208/GP ngày 22/6/1991 do Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư ( nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp, căn cứ vào Nghị quyết số 18A1 của Hội Đồng Quản Trị công ty Mekong Auto ngày 14/9/2001 và nhà máy Cổ Loa và việc quản l‎‎ nhà máy, căn cứ vào thỏa thuận bàn giao nội bộ ngày 1/10/2001, căn cứ vào quyền hạn và chức năng của Tổng giám đốc công ty Mekong Auto. Hiện nay, chi nhánh Mekong đã đi vào hoạt động được 6 năm với nhiều khó khăn do các thủ tục về chia tách công ty chưa được hoàn thành, các thủ tục bàn giao nội bộ về tài sản cố định, nhân lực, các tiện nghi cũng như vấn đề bảo hiểm như thỏa thuận ngày 1/10/2001 vẫn chưa được hoàn thành. Tuy nhiên, chi nhánh cũng đã có được những kết quả nhất định. Một số chỉ tiêu công ty đã đạt được trong 2 niên độ TC 2005-2006 và 2006-2007 Đơn vị tính: USD TT Chỉ tiêu Thực hiện Thực hiện niên độ sauso với niên độ trước Niên độ 2005-2006 Niên độ 2006-2007 Tỷ lệ % Số tuyệt đối (a) (b) (1) (2) (3) (4) I. Tài sản cốđịnh 6,089,384.70 7,045,420.27 1.16 956035.57 Nguyên giá TSCĐ 11,596,771.27 12,435,657.87 1.07 838886.60 Mức khấu hao (5,507,386.57) (5,390,237.60) 0.98 117148.97 II. Nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn chủ sở hữu 8,619,498.75 8,640,500.13 0.99 21,001.38 III. Lợi nhuận 1 Doanh thu 5,065,633.25 6,577,923.50 1.30 1512290.25 Doanh thu thuần về bán hàng 4,993,048.97 6,521,567.96 1.31 1528518.99 Doanh thu hoạt động tài chính 72,584.28 56,355.54 0.78 (16228.74) 2 Chí phí 4,994,543.32 6,488,990.80 1.30 1494447.48 Giá vốn hàng bán 4,568,436.07 5,932,293.46 1.30 1363857.39 Chi phí bán hàng 569.93 890.55 1.56 320.62 Chi phí quản lý doanh nghiệp 425,537.32 555,806.80 1.31 130269.48 3 Lợi nhuận kế toán trớc thuế 70,347.14 91,348.52 1.30 21001.38 Tỉ lệ lãi / doanh thu 1.41 1.39 0.99 4 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 70,347.14 91,348.52 1.30 21001.38 Tỉ lệ lãi / doanh thu 1.41 1.39 0.99 IV. Nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước Số phải nộp năm trớc chuyển sang 50,724.00 308,507.83 6.08 257783.83 -Thuế GTGT hàng nhập khẩu 12,017.09 147,520.66 12.28 135503.57 -Thuế tiêu thụđặc biệt 2,012.36 161,000.00 80.01 158987.64 -Thuế xuất, nhập khẩu 31,825.12 - 0.00 (31825.12) -Các loại thuế khác 4,869.53 (12.83) (0.00) (4882.36) Số phải nộp năm nay 2,058,986.08 2,389,130.41 1.16 330144.33 -Thuế GTGT hàng nhập khẩu 723,343.30 980,566.90 1.36 257223.60 -Thuế tiêu thụđặc biệt 130,063.96 156,078.24 1.20 26014.28 -Thuế xuất, nhập khẩu 1,196,640.50 1,243,482.40 1.04 46841.90 -Các loại thuế khác 8,938.32 9,002.87 1.01 64.55 1.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY MEKONG AUTO Đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh trùng với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Mekong Auto. Đặc điểm này được quy định trong Giấy phép đầu tư số 208/GP ngày 22/6/1991 do Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư ( nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Theo đó, Hoạt động chính của Công ty là lắp ráp và sản xuất các loại xe ôtô tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; mua xe ô tô do Công ty lắp ráp và đang sử dụng tại thị trường Việt Nam để sửa chữa, tân trang và bán tại thị trường Việt nam. 1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Để đảm bảo một hoạt động đồng bộ, thống nhất và thông suốt thì bất kỳ một công ty nào cũng phải xây dựng cho mình một bộ máy quản lý‎ phù hợp. Với những đặc điểm của mình, chi nhánh công ty Mekong đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lý trực tuyến phù hợp dưới sự chỉ đạo chung của Tổng giám đốc và dưới đó là một hệ thống các phòng, ban nghiệp vụ đặc thù. Ta có thể hình dung tổng quát bộ máy quản lý của chi nhánh qua sơ đồ dướí: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chi nhánh công ty Mekong (Năm 2007) Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng tổng hợp Phòng tài vụ Bộ phận sản xuất BP. Hàn BP. Lắp ráp BP. Vật tư BP. Cơ điện BP. Sơn Phòng dịch vụ hậu mãi * Hội đồng quản trị: Là cơ quan lãnh đạo của DN liên doanh, gồm đại diện của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Các bên chỉ định người của mình tham gia Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Hiện nay, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Mekong Auto là ông SangKwonPark. Các phó chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Motoo Furuta, ông Charles Young Lee, ông Ngô Nhật Thái, ông Huỳnh Ngọc Ẩn. Bốn giám đốc là các ông Sadao Koyanagi, ông Norio Minamihara, bà Đào Thị Minh Vân, ông Hiroshi Yamada. *Ban Giám đốc: Có nhiệm vụ điều hành chi nhánh, và ra các quyết định hoạt động và quản lý trong chi nhánh, chịu trách nhiệm trước công ty. - Tổng giám đốc: phụ trách chung, quản lý chi nhánh về mọi mặt hoạt động, ra các quyết định quản lý sản xuất của chi nhánh; là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động của chi nhánh. - Phó Tổng giám đốc: Cùng Tổng giám đốc ra các quyết định hoạt động của chi nhánh. Giúp việc cho Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc là chánh văn phòng, kế toán trưởng và các trưởng phòng nghiệp vụ của chi nhánh. Vì chi nhánh mang tính chất của một doanh nghiệp liên doanh nên Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc là các đại diện cho các bên liên doanh, bên Việt Nam và bên nước ngoài, sẽ thay phiên nhau qua các nhiệm kỳ đứng đầu chi nhánh về mặt pháp lý. Hiện nay, Tổng giám đốc là ông Nguyễn Thanh Quang, người Việt Nam. Phó Tổng giám đốc là ông Charles Young Lee, người Hàn Quốc. * Phòng tổng hợp: Chịu trách nhiệm chung là Chánh văn phòng. Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổ chức cán bộ quản lý trong chi nhánh; điều động, tuyển dụng lao động cho các phòng, các bộ phận trong chi nhánh; theo dõi công lao động; thực hiện các quan hệ giao dịch; thực hiện các công tác xuất nhập khẩu... * Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh, quản lý các số liệu và sổ sách kế toán; thống kê, cung cấp các thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của ban giám đốc; thường xuyên báo cáo tình hình chi nhánh, trên cơ sở đó để ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. * Bộ phận sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp cho đầu vào, tức là tổ chức mua các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định cần thiết phục vụ cho sản xuất và quản lý dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất sản phẩm và định mức kỹ thuật đã xác định; điều hành mọi công tác sản xuất sản phẩm. Mọi công việc liên quan đến sản xuất sản phẩm được điều hành trực tiếp bởi trưởng bộ phận sản xuất. Hiện nay, chịu trách nhiệm trưởng bộ phận sản xuất là ông Lee Wung Jin. Bộ phận sản xuất bao gồm các bộ phận cụ thể là: - Phòng dịch vụ hậu mại: Có nhiệm vụ theo dõi sản phẩm phải tu, bảo hành, bảo trì các sản phẩm đã giao cho khách hàng. - Bộ phận lắp ráp, bộ phận hàn, bộ phận sơn: Chịu trách nhiệm lắp ráp cũng như các công đoạn trong quá trình hoàn thành sản phẩm. - Bộ phận cơ điện: Quản lý, sửa chữa các thiết bị máy móc phục vụ cho bộ phận sản xuất cũng như toàn chi nhánh. - Bộ phận vật tư: Chịu trách nhiệm tổ chức tính toán vật tư cho sản phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ và dự trữ cho sản xuất. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNHCÔNG TYMEKONG AUTO 2.1GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC GHI SỔ KẾ TOÁN 2.1.1 Tổng quan về tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1.1. Chức năng Phòng tài vụ là phòng nghiệp vụ của công ty, có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện các công tác về kế toán, thống kê tài chính, quản lý và sử dụng vốn đảm bảo hiệu quả, chất lượng và tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê tài chính hiện hành của Nhà nước và của Tổng công ty. Nhiệm vụ * Công tác quản lý tài chính - Quản lý tài chính theo đúng các quy định của Nhà nước và Tổng công ty về các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty. - Tham gia xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện kế hoạch, biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính quý, năm, ngắn hạn, dài hạn của công ty. Thực hiện cân bằng thu chi và có tích luỹ cho công ty. - Thực hiện các kế hoạch chi tiết về thu chi tài chính, quản lý đúng nguyên tắc và chặt chẽ các nguồn vốncủa công ty. -Quản lý thu đúng chế độ chính sách, đúng các quy chế hiện hành của công ty liên doanh. * Công tác thống kê tài chính - Thực hiện đúng đắn công tác thống kê kế toán để làm cơ sở phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện nghiêm túc về các thủ tục tài chính đảm bảo hợp pháp, hợp lý, hợp lệ. - Sổ sách theo dõi kế toán phải chính xác, rành mạch, khoa học, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành nhằm đáp ứng nhanh nhất yêu cầu kiểm tra của công ty và các cơ quan chức năng của Nhà nước. - Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số lượng và giá trị từng loại, chủng loại TSCĐ và TSLĐ tăng lên do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. * Công tác báo cáo tài chính - Báo cáo định kỳ về hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới công tác tài chính, tình hình thu chi về tài chính của công ty cho Tổng giám đốc công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc các quyết định chi tiêu trên cơ sở có tính toán hiệu quả kinh tế toàn diện. - Lập và nộp đúng hạn báo cáo tài chính đã được ban giám đốc thông qua. Nộp báo cáo cho công ty, cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan thanh toán, cho vay, tài trợ vốn, cơ quan thống kê. - Báo cáo công khai tài chính theo quy định của điều lệ công ty và bản quy chế dân chủ của công ty liên doanh. * Công tác kiểm tra, giám sát tài chính - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành các tiêu chuẩn, định mức, các chế độ chính sách quản lý tài chính của Nhà nước và của đơn vị; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản; tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán, chấp hành dự toán. - Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện kiểm tra công tác hạch toán kinh tế đúng chế độ chính sách và quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phát hiện, ngăn chặn kịp thời những vi phạm chế độ kinh tế tài chính. * Công tác tài chính nội bộ - Thống nhất với các phòng ban khác về thủ tục thanh quyết toán, chủ trì việc kiểm kê định kỳ, đánh giá tài sản theo quy định hiện hành. - Kiểm tra, theo dõi thực hiện từng hợp đồng kinh tế. - Thực hiện quản lý thống nhất trả lương hàng tháng, trả thưởng, thanh toán bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập... đảm bảo việc nộp ngân sách với Nhà nước. - Thường trực ban kiểm kê tài sản, lập sổ theo dõi để quản lý thống nhất tài sản toàn công ty. - Thực hiện lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo đúng chức năng và quy định của Nhà nước. 2.1.1.3. Tổ chức bộ máy phòng tài vụ Với chức năng, nhiệm vụ như trên, phòng tài vụ được tổ chức theo cơ cấu phân công, phân nhiệm phù hợp cho từng kế toán dưới sự kiểm soát chung của kế toán trưởng.Từng nhân viên kế toán được phân công công việc một cách hợp lý và sự phân công này có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, chặt chẽ của thông tin kế toán. - Kế toán trưởng: có nhiệm vụ phụ trách chung mọi hoạt động của phòng; ký các lệnh thu chi, giấy đề nghị tạm ứng, hoá đơn giá trị gia tăng của công ty; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của chi nhánh; chỉ đạo thực hiện phương thức hạch toán kế toán; tham mưu về tình hình tài chính, thông tin kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của chi nhánh. - Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ và kế toán thuế GTGT, thuế TNCN. + Định kỳ, kế toán vật tư căn cứ vào chứng từ nhập-xuất vật liệu, công cụ dụng cụ để phản ánh, theo dõi tình hình vật tư của chi nhánh; xác định hệ số chênh lệch và tính giá thực tế xuất dùng vật tư; đối chiếu với thẻ kho. + Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý lượng tiền mặt có tại két của chi nhánh; kiểm nhận lượng tiền vào ra hàng ngày; vào sổ quỹ các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt. + Theo dõi, phản ánh và nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo quy định. - Kế toán thanh t
Tài liệu liên quan