TÓM TẮT
- Ngoài vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam (năm 2015, kim ngạch xuất khẩu
dệt may – da giày đạt 41,7 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước), thì
ngành Dệt may – Da giày của Việt Nam cũng có vị trí quan trọng trên thị trường dệt may
– da giày thế giới. Cụ thể, Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn
nhất thế giới, chiếm 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu; có vị thế lớn thứ 3
thế giới về sản xuất, thứ 2 về xuất khẩu giày dép với tỷ trọng lần lượt là 3,7% và 9,2%.
- Nhờ có chỗ đứng/vị thế trên thị trường dệt may – da giày quốc tế cũng như trong nước,
ngành Dệt may – Da giày đang có tình hình tiêu thụ và sản xuất rất khả quan, với tốc độ
tăng trưởng các chỉ tiêu phần lớn ở mức 2 con số trong những năm gần đây. Cụ thể, tổng
giá trị xuất khẩu dệt may – da giày tăng bình quân 17,5%/năm trong giai đoạn 2010-
2015. Tại thị trường nội địa, doanh thu dệt may của riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(Vinatex) đã tăng tốc mạnh trong năm 2015, đạt quy mô 26.327 tỷ đồng, tăng trưởng
19,5% - mức ấn tượng sau thời kỳ chỉ tăng trưởng 1 con số (năm 2014 tăng 5,8%, năm
2013 tăng 5,6%, năm 2012 tăng 8%). Đầu ra thuận lợi đã giúp sản lượng lĩnh vực dệt
tăng bình quân 18,6%/năm kể từ năm 2013; sản lượng trang phục tăng 9,4%/năm; sản
lượng giày dép tăng 19,1%/năm. Nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào năm 2015 đạt quy
mô 18,3 tỷ USD, bằng 43,9% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày, tăng trưởng
giai đoạn 2010 – 2015 trung bình đạt 13,6%/năm.
37 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Ngành dệt may – da giày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY
Hà Nội, ngày 31/03/2016
2
TÓM TẮT
- Ngoài vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam (năm 2015, kim ngạch xuất khẩu
dệt may – da giày đạt 41,7 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước), thì
ngành Dệt may – Da giày của Việt Nam cũng có vị trí quan trọng trên thị trường dệt may
– da giày thế giới. Cụ thể, Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn
nhất thế giới, chiếm 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu; có vị thế lớn thứ 3
thế giới về sản xuất, thứ 2 về xuất khẩu giày dép với tỷ trọng lần lượt là 3,7% và 9,2%.
- Nhờ có chỗ đứng/vị thế trên thị trường dệt may – da giày quốc tế cũng như trong nước,
ngành Dệt may – Da giày đang có tình hình tiêu thụ và sản xuất rất khả quan, với tốc độ
tăng trưởng các chỉ tiêu phần lớn ở mức 2 con số trong những năm gần đây. Cụ thể, tổng
giá trị xuất khẩu dệt may – da giày tăng bình quân 17,5%/năm trong giai đoạn 2010-
2015. Tại thị trường nội địa, doanh thu dệt may của riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(Vinatex) đã tăng tốc mạnh trong năm 2015, đạt quy mô 26.327 tỷ đồng, tăng trưởng
19,5% - mức ấn tượng sau thời kỳ chỉ tăng trưởng 1 con số (năm 2014 tăng 5,8%, năm
2013 tăng 5,6%, năm 2012 tăng 8%). Đầu ra thuận lợi đã giúp sản lượng lĩnh vực dệt
tăng bình quân 18,6%/năm kể từ năm 2013; sản lượng trang phục tăng 9,4%/năm; sản
lượng giày dép tăng 19,1%/năm. Nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào năm 2015 đạt quy
mô 18,3 tỷ USD, bằng 43,9% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày, tăng trưởng
giai đoạn 2010 – 2015 trung bình đạt 13,6%/năm.
- Hiện nay, chuỗi giá trị ngành Dệt may – Da giày còn nhiều khuyết điểm, sự liên kết giữa
các mắt xích chưa chặt chẽ khiến giá trị gia tăng còn thấp. Cụ thể, Việt Nam phụ thuộc
99% vào nguồn bông nhập khẩu; sự lệch pha về cung cầu khiến Việt Nam xuất khẩu
60% sợi sản xuất được nhưng lại nhập về một số lượng bằng 86,2% lượng xuất đi; năng
lực dệt, nhuộm, hoàn tất phát triển chưa tương xứng với sản xuất sợi khiến Việt Nam
phải phụ thuộc 83,6% vào nguồn vải nhập khẩu; tại khâu hoàn thiện sản phẩm, 80% sản
phẩm thực hiện theo hình thức gia công xuất khẩu khiến gia trị gia tăng đạt khoảng
50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày.
- Ngành Dệt may – Da giày dự báo sẽ có triển vọng tích cực trong thời gian tới. Theo đó, 2
Hiệp định thương mại vô cùng quan trọng là TPP và FTA Việt Nam – EU (bao gồm 3 thị
trường tiêu thụ 66,1% kim ngạch xuất khẩu dệt may – da giày của Việt Nam là Mỹ, EU,
Nhật Bản) dự kiến có hiệu lực từ năm 2018. Các hiệp định này sẽ thúc đẩy đầu tư vào
sản xuất nguyên phụ liệu vốn đang rất yếu cũng như thu hút đơn hàng sản xuất về Việt
Nam để hưởng ưu đãi về thuế. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may – da
giày cũng nhận được sự ưu đãi rất lớn về thuế, kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ với Nghị
định số 111/2015/NĐ-CP.
- Phần lớn giá trị gia tăng thuộc về doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Giá trị gia
tăng của ngành Dệt may - Da giày chủ yếu là tiền công sản xuất của tất cả doanh nghiệp
dệt may – da giày tham gia và giá trị phần nguyên liệu nội địa trong quá trình hoàn chỉnh
sản phẩm. Tương ứng với tỷ lệ giá trị gia tăng là 50,6% thì với kim ngạch xuất khẩu dệt
may – da giày đạt 41,7 tỷ USD trong năm 2015, phần giá trị gia tăng thu về là 21,1 tỷ
USD. Doanh nghiệp doanh nghiệp FDI đóng góp 65,7% vào kim ngạch xuất khẩu dệt
may – da giày, tương ứng 13,9 tỷ USD giá trị gia tăng; 34,3% còn lại thuộc về doanh
nghiệp trong nước, tương ứng với giá trị gia tăng là 7,2 tỷ USD.
3
MỤC LỤC
A. TỔNG QUAN NGÀNH ......................................................................................................... 5
I. KHÁI NIỆM, PHÂN NGÀNH ............................................... Error! Bookmark not defined.
1. Khái niệm ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Phân ngành ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3. Mục đích phân tích ngành .................................................. Error! Bookmark not defined.
II. QUY MÔ NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY THẾ GIỚI ................................................ 5
1. Quy mô ngành ...................................................................................................................... 5
Hiện tại, EU là thị trường tiêu dùng dệt may lớn nhất thế giới, tuy vậy, đến năm 2025, vị trí
này dự báo được thay thế bởi Trung Quốc .............................................................................. 5
Sản xuất giày dép của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới .............................................................. 5
2. Thương mại dệt may – da giày toàn cầu .............................................................................. 6
Việt Nam nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới .............................. 6
Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 thế giới ......................................................... 6
III. QUY MÔ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY VIỆT NAM .................. 7
1. Quy mô và đặc điểm doanh nghiệp ngành .............................................................................. 7
2. Giá trị ngành ........................................................................................................................ 9
IV. CHUỖI GIÁ TRỊ ............................................................................................................. 10
1. DỆT MAY ......................................................................................................................... 12
BÔNG .................................................................................................................................... 12
DỆT ....................................................................................................................................... 13
MAY ...................................................................................................................................... 16
PHÂN PHỐI .......................................................................................................................... 18
TIẾP THỊ, BÁN HÀNG ........................................................................................................ 18
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUỐI GIÁ TRỊ ......................................................................... 18
2. DA GIÀY ........................................................................................................................... 20
NGUYÊN LIỆU .................................................................................................................... 20
SẢN XUẤT ........................................................................................................................... 20
V. PHÂN TÍCH SWOT ............................................................................................................ 21
VI. DIỄN BIẾN NGÀNH ....................................................................................................... 22
1. Tiêu thụ .............................................................................................................................. 22
1.1. Xuất khẩu .................................................................................................................... 22
1.2. Tiêu thụ nội địa ........................................................................................................... 25
4
2. Sản xuất .............................................................................................................................. 25
3. Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp niêm yết .................................................... 29
Doanh thu thuần năm 2015 của nhiều doanh nghiệp may gia công giảm sút ....................... 29
Thêm nhiều hơn số lượng doanh nghiệp có lợi nhuận giảm ................................................. 30
VII. TRIỂN VỌNG NGÀNH .................................................................................................. 31
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam tốt hơn trong năm 2016 hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng
tăng lên, trong đó có dệt may, da giày: .................................................................................. 32
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp đơn hàng sản xuất và vốn đầu tư chảy mạnh
vào ngành Dệt may – Da giày Việt Nam: .............................................................................. 32
Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may – da giày có khả năng phát triển mạnh mẽ trong thời
gian tới nhờ chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ mới đây của Chính phủ: ................... 33
Một số chi phí đầu vào tiếp tục giữ ở mức thấp: ................................................................... 33
B. CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÀNH TẠI LPB ................................................................ 34
I. TÌNH HÌNH CHO VAY NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY TẠI LPB ĐẾN NGÀY
31/12/2015 .................................................................................................................................... 34
1. Dư nợ và nợ xấu theo nhóm nợ .......................................... Error! Bookmark not defined.
2. Dư nợ và nợ xấu theo kỳ hạn ............................................. Error! Bookmark not defined.
3. Dư nợ và nợ xấu theo đối tượng khách hàng ..................... Error! Bookmark not defined.
4. Dư nợ và nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn .................... Error! Bookmark not defined.
5. Dư nợ và nợ xấu theo Chi nhánh ....................................... Error! Bookmark not defined.
II. TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY TRONG HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM......................................................................................... 34
Nhóm Ngân hàng nước ngoài đang chiếm thị phần tín dụng cao đối với nhóm khách hàng
Dệt may – Da giày đầu ngành ............................................................................................... 35
Đối với nhóm ngân hàng trong nước, thị phần cấp tín dụng nhóm khách hàng đầu ngành dệt
may - da giày thuộc về 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước .................................... 35
Tín dụng ngành Dệt may- Da giày của LienVietPostBank còn rất khiêm tốn nếu so với nhu
cầu vốn sản xuất kinh doanh năm 2015 của ngành ............................................................... 36
III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CỦA KHỐI NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ QUAN
HỆ KINH DOANH QUỐC TẾ .................................................................................................. 37
1. Đánh giá về rủi ro của ngân hàng khi đầu tư/cấp tín dụng đối với ngành ..................... 37
2. Đề xuất ........................................................................................................................... 37
5
A. TỔNG QUAN NGÀNH
I. QUY MÔ NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY THẾ GIỚI
1. Quy mô sản xuất, tiêu thụ ngành
Hiện tại, EU là thị trường tiêu dùng dệt
may lớn nhất thế giới, tuy vậy, đến năm
2025, vị trí này dự báo được thay thế bởi
Trung Quốc
10%
2% 2%
12%
2%
5%
8%
4%
5%
8%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
0
100
200
300
400
500
600
Tỷ USD
2012 2015E 2025F CAGR
Biểu đồ 1: Quy mô tiêu thụ dệt may toàn cầu
(Nguồn: Wazir Advisors)
Theo công ty tư vấn tiêu dùng toàn cầu Wazir
Advisors của Ấn Độ, quy mô tiêu thụ dệt may
thế giới năm 2012 đạt 1.105 tỷ USD; chiếm
khoảng 1,8% GDP toàn cầu. Dự báo đến năm
2025, quy mô ngành dệt may toàn cầu có thể
đạt 2.110 tỷ USD, tương ứng tăng trưởng lũy
kế hàng năm (CAGR) giai đoạn 2012-2025
đạt khoảng 5%/năm. Cũng theo Clean Clothes
Campaign 1 tổ chức có văn phòng tại 16 quốc
gia EU, quy mô tiêu thụ dệt may toàn cầu
năm 2014 là 1.209 tỷ USD. Dựa trên tốc độ
tăng trưởng 5%/năm, năm 2015, quy mô tiêu
thụ dệt may toàn cầu ước đạt 1.261 tỷ USD.
Năm 2015, 4 thị trường tiêu thụ chính, lần
lượt theo vị trí là EU-27, Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nhật Bản, ước chiếm 73,4% tổng giá
trị dệt may toàn cầu. EU-27 là thị trường lớn
nhất với giá trị ước đạt 371 tỷ USD. Tuy
nhiên, dự báo đến năm 2025, Trung Quốc sẽ
trở thành thị trường lớn nhất với giá trị 540 tỷ
USD do tăng trưởng CAGR giai đoạn 2012-
2025 dự báo lớn hơn 10%/năm so với tốc độ
2%/năm của EU. Các thị trường lớn tiếp theo
là Brazil, Ấn Độ, Nga, Canada, Úc, chiếm
19% tổng giá trị dệt may toàn cầu. Các quốc
gia khác chiếm khoảng 44% dân số thế giới
nhưng chỉ chiếm khoảng 7% quy mô thị
trường dệt may toàn cầu.
Sản lượng giày dép của Việt Nam đứng thứ
3 thế giới nhưng chỉ bằng 5,7% sản lượng
của Trung Quốc
Theo ước tính của các tạp chí quốc tế chuyên
ngành da giầy, tổng sản lượng giầy dép toàn
cầu năm 2014 đạt 24,3 tỷ đôi. Trung Quốc là
6
Bảng 1: Các nước sản xuất giày dép lớn nhất thế
giới năm 2014 (Nguồn: Hiệp hội da – giày – túi
xách Việt Nam)
Triệu đôi Tỷ trọng
Trung Quốc 15.700 64,6%
Ấn Độ 2.065 8,5%
Việt Nam 910 3,7%
Braxin 900 3,7%
Indonesia 724 3,0%
Pakistan 386 1,6%
Thổ Nhĩ Kỳ 320 1,3%
Bangladesh 315 1,3%
Khác 2.980 12,3%
Tổng 24.300 100,0%
quốc gia có sản lượng giày dép lớn nhất thế
giới đạt 64,6% sản lượng toàn cầu, bỏ xa
quốc gia xếp thứ 2 là Ấn Độ (8,5%). Việt
Nam là nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới với
3,7% sản lượng giầy dép toàn cầu. Tốp 10
nước sản xuất lớn nhất thế giới chiếm tới 90%
sản lượng giầy dép toàn cầu.
Tiêu thụ giày dép toàn cầu năm 2014 đạt 19,5
tỷ đôi. Ba nước tiêu thụ hàng đầu thế giới là
Trung Quốc chiếm 19%, Hoa Kỳ gần 12% và
Ấn Độ 10,5% sản lượng giầy dép thế giới.
Tốp 10 nước tiêu thụ lớn nhất chiếm 60% tiêu
thụ toàn cầu.
2. Thương mại dệt may – da giày toàn cầu
Việt Nam nằm trong tốp 5 các nước xuất
khẩu dệt may lớn nhất thế giới
Bảng 2: Các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất
thế giới năm 2014 (Nguồn: UN Comtrade)
Tỷ USD Tỷ trọng
Trung Quốc 220,9 37,5%
Ấn Độ 29,8 5,1%
Thổ Nhĩ Kỳ 23,6 4,0%
Việt Nam 22,2 3,8%
Khác 292,5 49,7%
Tổng 589 100,0%
Bảng 3: Các nước nhập khẩu dệt may lớn nhất
thế giới năm 2014 (Nguồn: UN Comtrade)
Tỷ USD Tỷ trọng
Mỹ 92,7 17,6%
Đức 43,4 8,2%
Nhật 31,7 6,0%
Anh 30,5 5,8%
Pháp 25,7 4,9%
Khác 303,7 57,6%
Tổng 527,7 100,0%
Thương mại dệt may toàn cầu năm 2014 đạt
1.116,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 589
tỷ USD, nhập khẩu đạt 527,7 tỷ USD. 4 nước
xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới gồm
Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,
chiếm 50,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt
may toàn cầu.
5 quốc gia nhập khẩu dệt may lớn nhất thế
giới gồm Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp, chiếm
42,4% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may
toàn cầu.
Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn
thứ 2 thế giới
Bảng 4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất
thế giới năm 2014 (Nguồn: Hiệp hội da – giày –
túi xách Việt Nam)
Tỷ USD Tỷ trọng
Trung Quốc 53,8 40,5%
Thương mại giày dép toàn cầu năm 2014 đạt
255 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 133 tỷ
USD, nhập khẩu đạt 122 tỷ USD. Về xuất
khẩu, thị phần giày dép của Việt Nam đạt
9,2%, chỉ sau Trung Quốc (40,5%). Tốp 10
7
Việt Nam 12,2 9,2%
Ý 11,1 8,3%
Belgium 5,6 4,2%
Đức 5,1 3,8%
Khác 45,2 34,0%
Tổng 133 100,0%
Bảng 5: Các nước nhập khẩu giày dép lớn nhất
thế giới năm 2014 (Nguồn: Hiệp hội da – giày –
túi xách Việt Nam)
Tỷ USD Tỷ trọng
Mỹ 26,6 21,8%
Đức 10 8,2%
Pháp 7,4 6,1%
Anh 7,1 5,8%
Ý 5,5 4,5%
Khác 65,4 53,6%
Tổng 122 100,0%
nước xuất khẩu lớn nhất chiếm 80% kim
ngạch xuất khẩu giầy dép toàn cầu.
Về nhập khẩu, Mỹ là nước nhập khẩu lớn
nhất thế giới chiếm 20,5% về số lượng và
21,8% về trị giá. Các nước phát triển ở châu
Âu là Anh, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan, Nga
cũng là những nước nhập khẩu lớn nhất. Tốp
10 nước nhập khẩu lớn nhất thế giới năm
2014 chiếm 56% về số lượng và 64% về tổng
trị giá nhập khẩu giầy dép toàn cầu.
II. QUY MÔ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY – DA GIÀY VIỆT NAM
1. Quy mô và đặc điểm doanh nghiệp ngành
Bảng 6: Quy mô ngành Dệt may - Da giầy (Nguồn: GSO)
Chỉ tiêu Dệt
Sản xuất
trang
phục
Sản xuất da và các sản
phẩm liên quan
Tổng
ngành Dệt
may – Da
giày
So với
cả
nước
Số lượng doanh
nghiệp (năm 2013)
2.432 5.167 1.383 8.982 2,4%
Trong đó, theo quy
mô vốn:
Dưới 50 tỷ 2.078 4.688 1.148 7.914
Từ 50 – 200 tỷ 231 346 140 717
Từ 200-500 tỷ 69 93 45 207
Từ 500 tỷ trở lên 54 40 50 144
Trong đó, theo quy
mô lao động:
Dưới 50 người 1.831 3.269 771 5.871
Từ 51 – 299 người 472 1.114 315 1.901
Từ 300-499 người 51 233 74 358
Từ 500 người trở
lên
78 551 223 852
Tổng số lao động
(năm 2013)
202.330
1.130.81
9
926.386 2.259.535
19,5
%
Sản lượng (năm
2014)
Sợi
(Nghìn
tấn)
Vải
(Triệu
M2)
3.671
(Triệu
cái)
Giày,
dép da
(Triệu
đôi)
Giày
vải
(Triệu
đôi)
Giày
thể
thao
(Triệu
đôi)
1.543 1.324 251 55 555
8
Dệt may - da giày là lĩnh vực có số lượng
doanh nghiệp lớn và mức độ sử dụng lao
động cao: Theo số liệu của Tổng cục thống kê,
tính đến cuối năm 2013 có 8.982 doanh nghiệp
hoạt động trong ngành Dệt may - Da giày (tốc
độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp bình
quân giai đoạn 2009-2013 đạt 9,5%/năm),
chiếm 2,4% số doanh nghiệp cả nước và cao
nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế
tạo, nếu tính trên tổng thể nền kinh tế thì số
doanh nghiệp trong ngành chỉ thấp hơn một số
ngành như Xây dựng, Bán buôn bán lẻ,...
Trong đó, lĩnh vực sản xuất trang phục có số
lượng doanh nghiệp cao nhất trong ngành,
chiếm tỷ lệ 57,5%, tiếp đến là lĩnh vực dệt
(27,1%); sản xuất da và các sản phẩm có liên
quan (15,4%). Đây cũng là ngành sử dụng số
lượng lao động cao. Số lượng lao động trong
ngành chiếm tới 19,5% tổng lực lượng lao
động cả nước, cao hơn hẳn các ngành khác.
Các doanh nghiệp trong ngành phần lớn có
quy mô vừa và nhỏ: Xét theo quy mô lao
động, doanh nghiệp có quy mô dưới 50 người
chiếm tới 65,4%, quy mô từ 50 người đến dưới
300 người chiếm 21,2%, quy mô từ 300 người
đến dưới 500 người chiếm 4%, quy mô từ 500
người trở lên chiếm 9,4%. Xét theo quy mô
vốn, có tới 88,1% số doanh nghiệp có quy mô
dưới 50 tỷ đồng, số doanh nghiệp có vốn trên
50 tỷ đồng chiếm tỷ trọng thấp. Ở quy mô nhỏ,
doanh nghiệp sẽ khó nhận được các đơn hàng
lớn, khó khăn trong việc trang bị máy móc tiên
tiến, giữ chân lao động. Điều này làm giảm
tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam,
đặc biệt so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài FDI.
Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp dệt
may – da giày có tính tập trung cao: Theo số
liệu của Vinatex, phần lớn các công ty dệt may
được đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở
miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên
(8%). Doanh nghiệp dệt may khu vực phía
Nam tập trung chủ yếu tại TP.HCM, Bình
Dương và Đồng Nai, trong đó tập trung nhiều
nhất tại TP.HCM chiếm 50,2% tổng doanh
nghiệp toàn ngành. Trong khi đó, doanh
nghiệp da giày phân bố chủ yếu tại khu vực
TP.HCM và Đông Nam Bộ với tỷ trọng
80,7%. Theo quy hoạch phát triển dệt may đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ
công thương ban hành theo Quyết định
3218/QĐ-BCT, phân bổ ngành sẽ được chia
theo 7 khu vực chính, với Hà Nội và TP.HCM
đóng vai trò quan trọng nhất, được định hướng
trở thành trung tâm thiết kế thời trang, sản xuất
mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu,
công nghệ dệt may, phát triển sản phẩm cao
cấp.
Biều đồ 2: Phân bố doanh nghiệp dệt may trên cả
nước năm 2014 (Nguồn: Vinatex)
9
2. Giá trị ngành
Bảng 7: Một số chỉ tiêu về giá trị ngành (Nguồn: GSO)
Chỉ tiêu
Xơ, sợi
dệt
Hàng dệt
may
Giày dép
các loại
Túi xách,
ví, vali,
mũ, ô dù
Nguyên
phụ liệu,
dệt may,
da giày
Tổng
ngành Dệt
may – Da
giày
So với
cả
nước
Kim ngạch xuất
khẩu (năm 2015,
tỷ USD)
2.54