Xu thế tăng trưởng ngành
Ngành vận tải hàng không Việt Nam thể hiện tính ưu việt về tương quan thời gian –
giá thành vận chuyển so với các loại hình như đường bộ, đường sắt và đường thủy,
ngoài ra được hưởng lợi không nhỏ từ địa hình Việt Nam trải dài, chủ yếu là đồi núi
thấp, nhiều sông ngòi. Mặc dù tiềm năng tăng trưởng tươi sáng, trong ngắn hạn,
tăng trưởng ngành vận tải hàng không sẽ giảm tốc do (i) thị trường nội địa chững
lại bất chấp tỷ lệ hành khách so với dân số còn thấp và (ii) du lịch Việt Nam có
dấu hiệu kém thu hút khách du lịch Trung Quốc.
16 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo ngành vận tải hàng không T8-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các tiêu chí NTM.
2. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM
- Tuyên truyền về xây dựng NTM được xác định là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện xây dựng NTM của tỉnh, do đó UBND
tỉnh đã ban hành Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 17/7/2012 về việc ban hành
kế hoạch tuyên truyền Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, để các sở
ngành, địa phương căn cứ tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương.
- Tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông ở trong và
ngoài tỉnh, nhằm phổ biến, giới thiệu các hoạt động xây dựng NTM trên địa bàn
tỉnh. Tổ chức biên tập, in 3.000 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM và 23.750
cuốn “TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” cấp cho
Ban phát triển các ấp, Ban chỉ đạo và Ban Quản lý xây dựng NTM các xã, để làm
tài liệu phục vụ cho việc tuyên truyền xây dựng NTM.
- Đã xây dựng và đưa vào vận hành trang thông tin điện tử “Nông thôn mới
tỉnh Long An ( qua đó đã chuyển tải kịp thời
các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân và xây dựng NTM. Đồng
thời phản ánh, giới thiệu những hoạt động xây dựng NTM của các ngành, địa
phương.
- Các tổ chức đoàn thể tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền xây dựng NTM. Một số địa phương
(huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Thủ Thừa, Thạnh Hóa...) đã thực hiện tuyên truyền
bằng hình thức tổ chức Hội thi tìm hiểu về xây dựng NTM; xây dựng các pano
tuyên truyền về NTM...
Nhìn chung, công tác tuyên truyền xây dựng NTM tiếp tục được triển khai
sâu rộng trong nhân dân với nhiều hình thức phong phú, qua đó đã giúp cho người
dân và cả hệ thống chính trị nắm được mục tiêu, nội dung cơ bản của xây dựng
NTM và tích cực, chủ động tham gia đóng góp xây dựng NTM.
3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức xây dựng NTM
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức xây dựng
NTM cho 7.193 lượt người, trong đó cấp xã và ấp 6.289 lượt người.
Nhìn chung, hầu hết cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức làm công tác xây
dựng NTM đã được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về xây dựng NTM,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện xây dựng NTM.
4. Về huy động nguồn lực
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh huy động được khoảng 11.086,5 tỷ đồng để
thực hiện xây dựng NTM, gồm có: Vốn ngân sách nhà nước 5.789 tỷ đồng, chiếm
52,2%; vốn huy động nhân dân đóng góp 3.378,7 tỷ đồng, chiếm 30,5%; vốn tín
dụng 1.714,9 tỷ đồng, chiếm 15,5%; vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp
197,3 tỷ đồng, chiếm 1,8%; vốn khác 6,6 tỷ đồng, chiếm 0,1%.
Nguồn lực huy động được phần lớn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông
thôn, chủ yếu là công trình giao thông, thủy lợi, trường học, Trung tâm Văn hóa
xã... Tuy còn nhiều khó khăn nhưng ngân sách nhà nước vẫn tập trung đầu tư cho
nông nghiệp, nông thôn và các địa phương đã có sự vận động, huy động khá tốt
3
nguồn lực của dân và toàn xã hội tham gia xây dựng NTM.
(Chi tiết tại Biểu 1-Kết quả huy động các nguồn lực xây dựng NTM)
5. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM
Toàn bộ 166 xã đã hoàn thành lập quy hoạch xây dựng NTM và 100/166 xã
đã phê duyệt đề án xây dựng NTM. Tổng kinh phí lập quy hoạch xây dựng NTM
của toàn tỉnh 47,2 tỷ đồng, bình quân 284 triệu đồng/xã.
Nhìn chung tiến độ lập quy hoạch xây dựng NTM chậm so với mục tiêu của
Chương trình đề ra là “Hoàn thành quy hoạch NTM cho 100% số xã năm 2012”.
Nguyên nhân chủ yếu là việc triển khai lập quy hoạch được triển khai thực hiện
đồng loạt tại tất cả các xã trên địa bàn tỉnh, do đó đã dẫn đến tình trạng quá tải cho
các đơn vị tư vấn. Mặt khác, phần lớn các đơn vị tư vấn chưa có nhiều kinh
nghiệm, chuyên môn về quy hoạch phát triển sản xuất, do đó các đồ án phải lấy ý
kiến góp ý, chỉnh sửa nhiều lần.
6. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân
a) Về sản xuất nông nghiệp:
- Đã thực hiện rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp
chung của tỉnh và các quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của
tỉnh để làm cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn
theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu
quả, gắn sản xuất và chế biến. Cụ thể đã điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch: Quy
hoạch vùng trồng đay nguyên liệu tập trung đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020;
Quy hoạch phát triển vùng rau an toàn đến năm 2020; Quy hoạch vùng lúa chất
lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020;
Đề án sản xuất thanh long xuất khẩu; Quy hoạch vùng mía nguyên liệu giai đoạn
2011-2020; Quy hoạch đê bao lững vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020; Quy
hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất đến năm 2020; Quy hoạch phát triển
ngành nghề nông thôn đến 2020; Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã...).
- Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật kỹ thuật ngành nông nghiệp, nhất là
các cơ sở sản xuất giống. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật,
thú y; triển khai thực hiện chương trình giống vật nuôi, cây trồng; xây dựng, nhân
rộng các mô hình sản xuất hiệu quả...
Kết quả: Tốc độ tăng trưởng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp năm 2013 đạt
4,6%; tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp trong cơ cấu GDP chung toàn tỉnh năm
2013 đạt 29,7%.
b) Phát triển công nghiệp nông thôn:
Công nghiệp nông thôn tiếp tục được đầu tư phát triển, tập trung vào các
ngành nghề chính có thế mạnh của địa phương như: Xay xát, chế biến lương thực,
thực phẩm; may mặc; chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí hàn tiện; dịch vụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 13.000 cơ sở công nghiệp,
(trong đó cơ sở công nghiệp nông thôn 12.140 cơ sở, chiếm 93,3%, tăng 11,3% so
với năm 2008). Lao động khu vực công nghiệp nông thôn có 24.300 người, chiếm
gần 15% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp
nông thôn tăng bình quân 11,6%/năm.
c) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
4
Năm 2013, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 5.309 lao động nông thôn, trong
đó: Đào tạo nghề nông nghiệp 3.587 người, chiếm 67,6%; nghề phi nông nghiệp
1.722 người, chiếm 32,4%. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 91,3%,
trong đó: Nghề nghiệp đạt 91,6%, nghề phi nông nghiệp đạt 90,7%.
Việc triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong thời
gian qua đã có tác động tích cực đến khu vực nông thôn, đời sống của người dân
nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn nhiều nơi đã thực sự khởi sắc. Năm
2013, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 25 triệu đồng/năm;
tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,81%, trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã giảm
còn 4,07%; 94 xã (chiếm 52,6%) đạt tiêu chí thu nhập; 128 xã (chiếm 77%) đạt
tiêu chí hộ nghèo; 78 xã (chiếm 47%) đạt tiêu chí nhà ở dân cư; 122 xã (chiếm
73,5%) đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
7. Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu
Từ năm 2011-2013, toàn tỉnh đã huy động được khoảng 9.592,8 tỷ đồng để
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn nông thôn, trong đó: Vốn
ngân sách nhà nước 5.652,5 tỷ đồng, chiếm 58,9%; vốn huy động nhân dân đóng
góp 3.376,7 tỷ đồng, chiếm 35,2%; vốn tín dụng 359,8 tỷ đồng, chiếm 3,8%; vốn
huy động từ các doanh nghiệp 197,3 tỷ đồng, chiếm 2,1%; vốn khác 6,5 tỷ đồng,
chiếm 0,1%. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
- Giao thông: Toàn tỉnh đã huy động được 5.893,4 tỷ đồng (trong đó: Ngân
sách nhà nước 4.883,1 tỷ đồng, chiếm 82,9%; nhân dân đóng góp 1.010,3 tỷ
đồng,chiếm 17,1 %) để thực hiện đầu tư, nâng cấp gần 2.830 km đường giao thông,
gồm có: Nhựa hóa, bê tông hóa 950 km đường trục xã, liên xã; cứng hóa 1.000 km
đường ấp, xóm; làm sạch và không lầy lội 600 km đường ngõ, xóm; cứng hóa 280
km đường trục chính nội đồng.
- Thủy lợi: Thủy lợi trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát
triển theo hướng phục vụ đa mục tiêu. Hệ thống đê sông ngăn triều – mặn – trữ
ngọt, đê bao chống lũ sớm được củng cố, nâng cấp một bước, nhiều công trình tiêu
thoát lũ được đầu tư. Trong 3 năm (2011-2013) toàn tỉnh đã huy động được 842,8
tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước 338,5 tỷ đồng, chiếm 40,2%; nhân dân
đóng góp 504,3 tỷ đồng,chiếm 59,8 %) để thực hiện đầu tư mới, nâng cấp 239 công
trình thủy lợi, kiên cố hóa 88 km kênh mương.
Các công trình thủy lợi đã đảm bảo tưới cho 230.262 ha đất canh tác (đạt
78% yêu cầu), đảm bảo tiêu cho 235.695 ha (đạt 80 % yêu cầu), ngăn triều-mặn-
trữ ngọt cho 66.679 ha ( đạt 89 % yêu cầu), ngăn lũ sớm (lũ tháng 8) cho 51.244ha
(đạt 34 % yêu cầu), diện tích có trạm bơm đảm bảo tưới tiêu chủ động đạt 11.319
ha (đạt 6 % yêu cầu)
- Điện: Ngành điện đã đầu tư 169,9 tỷ đồng từ để đầu tư cải tạo hệ thống
điện đảm bảo yêu cầu, góp phần nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn
từ các nguồn năm 2012 lên 98,6%, ước năm 2013 đạt 99%.
- Trƣờng học: Toàn tỉnh đã huy động được 329 tỷ đồng đề đầu tư xây mới,
cải tạo nâng cấp các phòng học, trong đó: vốn ngân sách các cấp 225,5 tỷ đồng,
chiếm 68,5%; vốn dân góp 103,5 tỷ đồng, chiếm 31,5%. Do đó, dự kiến đến năm
2013 toàn tỉnh sẽ có 244 trường học đạt chuẩn.
5
- Cơ sở vật chất văn hoá: Đã huy động 46,7 tỷ đồng (trong đó: ngân sách
nhà nước 37,2 tỷ đồng, chiếm 79,6%; nhân dân góp 9,5 tỷ đồng, chiếm 20,4 %) để
đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các Trung tâm văn hóa – thể thao - học tập cộng
động xã và nhà văn hóa ấp. Do đó, ước đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 57 xã có
Trung tâm văn hóa – thể thao - học tập cộng động, 560 ấp có nhà văn hóa.
- Chợ nông thôn: Các doanh nghiệp đã đầu tư 13,8 tỷ đồng để đầu tư xây
dựng mới, nâng cấp 15 chợ nông thôn, do đó đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 85 xã
có chợ, chiếm 51 %. Theo quy hoạch, đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ đầu tư xây mới,
nâng cấp 82 chợ nông thôn tại 76 xã.
- Bƣu điện: Các doanh nghiệp đã đầu tư 4,5 tỷ đồng đề đầu tư nâng cấp,
xây mới các điểm phục vụ viễn thông và cung cấp internet đến ấp, trong đó: Đầu tư
nâng cấp, xây mới điểm phục vụ viễn thông 609 triệu đồng; đầu tư cung cấp
internet đến ấp 3.891 triệu đồng. Nâng tổng số điểm viễn thông đạt chuẩn của toàn
tỉnh lên 489 điểm và nâng số xã có internet đến ấp lên 155 xã.
- Y tế: Toàn tỉnh đã huy động 30,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước (vốn lồng ghép với các chương trình, dự án khác) để đầu tư nâng cấp, xây
mới các trạm y tế xã.
- Nƣớc sinh hoạt: Đã huy động 396,8 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo,
nâng cấp các công trình cấp nước, thoát nước tập trung, trong đó: Vốn tín dụng
241,4 tỷ đồng, chiếm 54%; vốn ngân sách nhà nước 99,7 tỷ đồng, chiếm 25%; vốn
dân góp 78,8 tỷ đồng, chiếm 19,9%; nguồn khác 3,9 tỷ đồng, chiếm 1%. Kết quả
đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ước đạt
93%, tăng 5% so với năm 2010.
- Nhà ở dân cƣ: Toàn tỉnh đã huy động 1.865 tỷ đồng để thực hiện đầu tư
cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở của các hộ dân, trong đó: Vốn của các hộ dân
1.669,7 tỷ đồng, chiếm 89,5%; vốn tín dụng 145,5 tỷ đồng, chiếm 7,8%; vốn ngân
sách nhà nước 36,7 tỷ, chiếm 2%; vốn huy động từ các doanh nghiệp 10,4 tỷ đồng,
chiếm 0,6%; vốn khác 2,6 tỷ đồng, chiếm 0,1%. Kết quả ước đến cuối năm 2013,
tỷ lệ nhà đạt chuẩn đạt 79,2%, tăng 20,6% so với năm 2010.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh
có 49 hợp tác xã (trong đó có 47 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-
thủy sản), tăng 17 hợp tác xã so với năm 2010; có 2.325 tổ hợp tác (trong đó 1.213
tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản). Số hợp tác xã hoạt động
có hiệu quả chiếm 55% (27 hợp tác xã).
Từ năm 2011-2013, các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đã huy động
được khoảng 550 triệu đồng từ các xã viên để đầu tư mua sắm máy móc, trang
thiết bị, xây dựng nhà kho, trụ sở làm việc.
(Chi tiết tại Biểu 2-Kết quả huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng thiết
yếu)
8. Về phát triển giáo dục, văn hoá, y tế và bảo vệ môi trƣờng
- Giáo dục: Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Đổi mới phương
pháp dạy và học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng kiên cố
hóa.... nên chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh
đã có 100% số xã đạt phổ cập giáo dụng trung học cơ sở; 74,1% số học sinh tốt
6
nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10 hệ phổ thông; 63/145 trường mầm non đạt
chuẩn; 132/221 trường tiểu học đạt chuẩn; 48/108 trường THCS đạt chuẩn.
- Văn hóa: Toàn tỉnh đã có 342.070 hộ (chiếm 95%) đạt tiêu chuẩn “gia đình
văn hóa”; 805 ấp (chiếm 89,4%) được công nhận danh hiệu “ấp văn hóa”; 34 xã
(chiếm 20,5%) được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Tỉnh đã chọn huyện Cần Đước
là huyện điển hình về văn hóa giai đoạn 2010-2015.
Về xây dựng thiết chế văn hóa: Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 55 xã
(chiếm 33%) có Trung tâm Văn hóa Thể thao xã; 560 ấp (chiếm 62,2%) có Nhà
văn hóa ấp; 90% cán bộ của Trung tâm Văn hóa Thể thao xã được đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ.
Hầu hết các Trung tâm Văn hóa Thể thao xã, Nhà văn hóa ấp hoạt động có
hiệu quả, các loại hình hoạt động như: Sinh hoạt các Câu lạc bộ văn hóa–văn nghệ-
thể thao, hội họp, liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu các môn
thể thao...được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của
người dân nông thôn, xóa dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và
thành thị.
- Y tế và bảo vệ môi trường: Các cơ sở y tế vùng nông thôn, đặc biệt là vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới được tăng cường đầu tư cả về cơ sở vật chất và nhân
lực. Các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như: Chương trình tiêm chủng mở
rộng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ... được thực
hiện có hiệu quả, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho
người dân nông thôn, sức khỏe của người dân nông thôn từng bước được cải thiện.
Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai đến tuyến xã, cùng
với cơ sở vật chất, trang thiết bị trạm y tế xã được tăng cường đầu tư, nên tỷ lệ
người dân tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2013 đạt 61%.
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh ước đạt 64%; việc thu gom và
xử lý rác thải ở khu vực nông thôn đang từng bước đi vào nề nếp.
9. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ
an ninh, trật tự xã hội
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 4.004 cán bộ, công chức cấp xã (gồm có
2.057 cán bộ; 1.947 công chức chuyên môn), trong đó số cán bộ công chức cấp xã
đạt chuẩn chiếm khoảng 77%. Toàn bộ 166 xã (100%) đã có đủ các tổ chức trong
hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
10. Kết quả thực hiện xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí
- Tính đến tháng 2/2014, số tiêu chí đạt bình quân/xã 12 tiêu chí. Toàn tỉnh
đã có 8 xã cơ bản đạt chuẩn NTM, 46 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 95 xã đạt từ 9-13
tiêu chí, 15 xã đạt từ 6-8 tiêu chí, 2 xã đạt 5 tiêu chí (Kiến Bình và Tân Bình – Tân
Thạnh). Đã có 10 tiêu chí có từ 70% số xã đạt trở lên; 5 tiêu chí có từ 40% đến
70% số xã đạt; 4 tiêu chí có từ 13% đến 40% số xã đạt.
(Chi tiết tại Biểu 3 - Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM từ năm 2010 đến
tháng 2/2014 và Biểu 4 - Số tiêu chí đạt bình quân/xã từ năm 2010 đến tháng
2/2014)
Đối với 8 xã cơ bản đạt chuẩn NTM, UBND tỉnh đã tổ chức thẩm tra theo
Quyết định số 4101/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh. Kết quả cụ thể
7
như sau:
+ Xã Dương Xuân Hội – Châu Thành: Tổng số điểm đạt được 97,5 điểm.
Còn 3 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do bề rộng mặt
đường trục ấp và trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Cơ sở vật chất văn hóa (do
nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (do còn
2 cán bộ xã chưa đạt chuẩn).
+ Xã Bình Quới – Châu Thành: Tổng điểm đạt được 96,0 điểm. Còn 3 tiêu
chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp và
trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Cơ sở vật chất văn hóa (do nhà VH ấp chưa
đạt chuẩn); Y tế (do y tế xã chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế).
+ Xã Hòa Phú – Châu Thành: Tổng điểm đạt được 91,5 điểm. Còn 6 tiêu
chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp
chưa đạt chuẩn); Trường học (do xã có 50% trường học đạt chuẩn về cơ sở vật
chất); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt
chuẩn); Thu nhập (do thu nhập chỉ đạt 27,7 triệu đồng/người/năm); Y tế (do y tế
xã chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế); Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững
mạnh (do Đảng bộ xã chỉ đạt danh hiệu “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”).
+ Xã Tân Lân – Cần Đước: Tổng số điểm đạt được 93,75 điểm. Còn 6 tiêu
chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Quy hoạch (do chưa cắm mốc chỉ giới các
công trình hạ tầng theo Quy hoạch); Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp
chưa đạt chuẩn); Trường học (do xã có 50% trường học đạt chuẩn về cơ sở vật
chất); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt
chuẩn); Môi trường (do còn nhiều nghĩa trang chưa có quy chế quản lý); Hệ thống
tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (do còn 2 cán bộ xã chưa đạt chuẩn).
+ Xã Mỹ Lệ – Cần Đước: Tổng số điểm đạt được 92,75 điểm. Còn 6 tiêu
chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Quy hoạch (do chưa cắm mốc chỉ giới các
công trình hạ tầng theo Quy hoạch); Giao thông (do bề rộng mặt đường trục chính
nội đồng chưa đạt chuẩn); Trường học (do xã có 50% trường học đạt chuẩn về cơ
sở vật chất); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa
đạt chuẩn); Chợ nông thôn (do hệ thống điện, nước, chiếu sáng của chợ chưa đảm
bảo); An ninh trật tự xã hội (do có phát sinh tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội).
+ Xã Khánh Hưng – Vĩnh Hưng: Tổng số điểm đạt được 93 điểm. Còn 3
tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do tỷ lệ đường trục chính
nội đồng được cứng hóa đạt chuẩn chỉ đạt 38,2%); Cơ sở vật chất văn hóa (do
Trung tâm VHTT xã chưa đạt chuẩn); Y tế (do tỷ lệ người dân tham gia BHYT chỉ
đạt 63% và y tế xã chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế).
+ Xã Hậu Thạnh Đông – Tân Thạnh: Tổng điểm đạt được 92,25 điểm.
Còn 6 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Quy hoạch (do chưa cắm mốc chỉ
giới các công trình hạ tầng theo Quy hoạch); Giao thông (do bề rộng mặt đường
trục xã, đường trục ấp và đường trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Cơ sở vật
chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Nhà ở dân
cư (do còn 4,9% hộ dân ở trong nhà tạm); Hình thức tổ chức sản xuất (do hợp tác
xã, tổ hợp tác hoạt động chưa hiệu quả); Y tế (do tỷ lệ người dân tham gia BHYT
chỉ đạt 68,1.%).
8
+ Xã Mỹ Yên – Bến Lức: Tổng số điểm đạt được 94,25 điểm. Còn 5 tiêu chí
chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Cơ sở vật chất văn hóa (do nhà VH ấp chưa đạt
chuẩn); Y tế (do chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế); Môi trường (do tỷ lệ cơ sở
sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt 83%); Hệ thống tổ chức
chính trị xã hội (do còn 2 cán bộ chưa đạt chuẩn); An ninh trật tự xã hội ((do có
phát sinh tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và người mắc tệ nạn xã hội).
Để công nhận 8 xã đạt chuẩn NTM trong thời gian tới, tỉnh đã chỉ đạo các
huyện tập trung huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu
chí chưa đạt chuẩn, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thường xuyên
thực hiện các hoạt động để đảm bảo cho môi trường nông thôn luôn luôn “xanh -
sạch – đẹp” như: Tổ chức thu gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định; cải tạo
vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ; xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn
quy định...Đồng thời có kế hoạch nâng chất các tiêu chí đã đạt chuẩn để đảm bảo
sự phát triển bền vững của xã đạt chuẩn NTM.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CHƢƠNG TRÌNH
1. Những mặt đạt đƣợc
Thứ nhất: Phong trào xây dựng NTM đã có