Báo cáo Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020

Cơ điện tử là một lĩnhvực công nghệ cao được hình thành nhờ tích hợp những thành tựu mới nhấtcủa nhiều ngành công nghệ khác nhau nhưcơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin và vật liệu mới nhằm tạo ra các sản phẩm cơ điện tử trong dân dụng, các thiết bị và hệ thống thiết bị cơ điện tử trong công nghiệp, trong y tế, trong an ninh quốc phòng, các phương tiện như vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất,

pdf114 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé c«ng th−¬ng viÖn ®iÖn tö – tin häc b¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi kh&cn cÊp bé nghiªn cøu hiÖn tr¹ng vµ x©y dùng gi¶i ph¸p ph¸t triÓn ngµnh c«ng nghiÖp c¬ ®iÖn tö viÖt nam ®Õn n¨m 2010, tÇm nh×n 2020 M· sè: 190. 08RD/H§-KHCN chñ nhiÖm ®Ò tµi: trÇn thanh thñy 7172 17/3/2009 Hµ néi - 2008 BỘ CÔNG THƯƠNG ViÖn Nghiªn cøu §iÖn tö, Tin häc, Tù ®éng ho¸ — – ˜ & ™ — – b¸o c¸o kÕt qu¶ nghiªn cøu ®Ò tµi cÊp bé n¨m 2008 “NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN 2020” Cơ quan chủ trì: VIỆN NC ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HOÁ Chủ nhiệm đề tài: TRẦN THANH THUỶ Hµ Néi – 2008 DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI STT Họ và tên Học hàm, học vị, chuyên môn Cơ quan công tác 1. Trần Thanh Thuỷ KS. Cơ khí, Ths. Quản trị kinh doanh VIELINA 2. Nguyễn Duy Hưng Ths. Vi điện tử VIELINA 3. Lê văn Ngự TS. Cơ điện tử VIELINA 4. Nguyễn Ngọc Lâm PGS.TS. Điện tử hạt nhân VIELINA Tp. HCM 5. Nguyễn Đức Hoàng TS.Kỹ thuật Điện Cục UD&PTCN - Bộ KH&CN 6. Nguyễn Nam Hải KS. Tự động hoá VIELINA 7. Nguyễn Tích Tùng KS. Kỹ thuật Điện tử Hội VTĐT Việt Nam 8. Nguyễn Minh Tâm TC. CNTT VIELINA 9. Nguyễn Bích Thủy CN. Kinh tế VIELINA MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ ĐIỆN TỬ 1.1 Một số khái niệm cơ bản về cơ điện tử 11 1.1.1 Khái niệm về cơ điện tử 11 1.1.2 Các thành phần chủ yếu của cơ điện tử 13 1.1.3 Một số đặc trưng cơ bản của cơ điện tử 15 1.1.4 Khái niệm về công nghiệp cơ điện tử 17 1.2 Vai trò của cơ điện tử đối với phát triển kinh tế - xã hội 18 1.3 Nhận diện lại một số chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử 21 1.3.1 Chính sách về nghiên cứu và phát triển 21 1.3.2 Các chính sách thuế 22 1.3.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CƠ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam 29 2.1.1 Về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 30 2.1.2 Về sản xuất sản phẩm cơ điện tử 37 2.1.3 Về đào tạo nguồn nhân lực cơ điện tử 46 2.1.4 Về vấn đề liên kết trong sản xuất 49 2.2 Nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam 51 2.2.1 Nhu cầu phát triển cơ điện tử 51 2.2.2 Tiềm năng phát triển cơ điện tử 53 2.3 Một số nhận xét chung về thực trạng, nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam 57 CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 3.1 Tình hình phát triển cơ điện tử của một số nước trên thế giới 60 3.1.1 Mỹ 60 3.1.2 Nhật Bản 62 3.1.3 Liên minh Châu Âu (EU) 66 3.1.4 Hàn Quốc 71 3.1.5 Đài Loan 74 3.1.6 Trung Quốc 75 3.1.7 Malaixia 77 3.1.8 Thái Lan 78 3.2 Xu hướng phát triển của cơ điện tử trên thế giới 79 3.3 Một số nhận xét chung và bài học đối với Việt Nam 82 CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 4.1 Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức. Ma trận SWOT và tổ hợp các giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam 84 4.2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử đến năm 2020 92 CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 5.1 Các giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2020 96 5.1.1 Giải pháp của Nhà nước 96 5.1.2 Giải pháp của các doanh nghiệp SXKD các sản phẩm cơ điện tử 99 5.1.3 Giải pháp của các tổ chức nghiên cứu - triển khai KH&CN thuộc lĩnh vực cơ điện tử 104 5.1.4 Giải pháp của các trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề có đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực cơ điện tử 105 5.2 Lộ trình phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2020 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CAD Computer Aided Design Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính CAE Computer Aided Engineering Thực hiện phân tích, mô phỏng,…có sự trợ giúp của máy tính CAM Computer Added Manufacturing Sản xuất có sự trợ giúp của máy tính CNC Computer Nomerical Control Điều khiển số SPM Scanning Probe Microscope Kính hiển vi phân hình TDMA Time Division Multiple Access Công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát sóng dùng trong mạng di động không dây ASIC Application Specific Integrated Circuit Mạch tích hợp chuyên dụng CPLD Complex Programmable Logic Device Mạch Logic khả trình phức hợp FPGA Field Programmable Gate Array Mạch Logic khả trình trực tuyến MEMS Micro Electron Mechanical System Hệ thống vi cơ điện tử NEMS Nano Electron Mechanical System Hệ thống nano cơ điện tử IP Internetworking Protocol Giao thức liên mạng máy tính DCS Distributed Control System Hệ thống điều khiển phân tán SCADA Supervisory Control and Data Acquisition Thu thập số liệu và điều khiển giám sát CIM Computer Integrated Manufacturing Sản xuất tích hợp FMS Flexible Manufacturing System Hệ thống sản xuất linh hoạt GVC Global Value Chain Chuỗi Giá trị Toàn cầu OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài APEC Asia Pacific Economic Co - operation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương CEPT Common Effective Preferential Tariff Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean MFN Most Favoured Nation Đãi ngộ tối huệ quốc NCKH&PTCN Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ KH&CN Khoa học và công nghệ NC&PT Nghiên cứu và phát triển SXTN Sản xuất thử nghiệm SXKD Sản xuất kinh doanh TNHHNN Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7 MỞ ĐẦU Cơ điện tử là một lĩnh vực công nghệ cao được hình thành nhờ tích hợp những thành tựu mới nhất của nhiều ngành công nghệ khác nhau như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin và vật liệu mới nhằm tạo ra các sản phẩm cơ điện tử trong dân dụng, các thiết bị và hệ thống thiết bị cơ điện tử trong công nghiệp, trong y tế, trong an ninh quốc phòng, các phương tiện như vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất, v.v... để khám phá, chinh phục và sử dụng khoảng không vũ trụ phục vụ lợi ích của con người. Với đặc điểm nổi bật này, vai trò của cơ điện tử trở nên rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Tạp chí "Technology Review" của Trường Đại học Công nghệ Massachusetts - Hoa Kỳ tháng 02/2003 đã đánh giá "Cơ điện tử" là một trong 10 công nghệ có triển vọng làm thay đổi thế giới trong thế kỷ XXI [18]. Cơ điện tử là khái niệm ra đời tại Nhật Bản cách đây khoảng 30 năm từ nhu cầu phát triển cần công nghệ tích hợp liên ngành giữa cơ khí, điện tử, khoa học máy tính và điều khiển học. Với sự có mặt của hàng loạt các sản phẩm thông minh, ngày nay công nghệ cơ điện tử đã được ứng dụng rất rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, ... của hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới, kể cả tại nhiều nước đang phát triển. Bước sang thế kỷ XXI, với những tiến bộ đã được dự báo trong các hệ cơ - điện - sinh học, máy tính lượng tử, hệ pico và nano cùng những phát triển khác, tương lai của cơ điện tử sẽ đầy tiềm năng và triển vọng. Ở Việt Nam, tuy nhận thức về tầm quan trọng, tầm chiến lược của lĩnh vực cơ điện tử đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước của các cấp, các ngành còn chưa đầy đủ, nhưng trong những năm qua ngành công nghiệp cơ điện tử cũng đã được quan tâm phát triển và có những bước tiến nhất định. Một số thành tựu của KH&CN cơ điện tử đã được triển khai ứng dụng, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ khí trọng điểm như máy công cụ, máy động lực, thiết bị điện - điện tử, cơ khí ô tô và các thiết bị đo lường, điều khiển, trong lĩnh vực y tế và trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Ngày 31 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 272/2003/QĐ - TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến 2010" trong đó đã chỉ rõ nghiên cứu ứng dụng công nghệ cơ điện tử là một trong những hướng công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 về Công nghệ cơ điện tử diễn ra tại Hà Nội tháng 11 năm 2004, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng đã khẳng định: "Chính phủ Việt Nam, giới khoa học Việt Nam coi cơ điện tử là một trong những ngành KH&CN cần được ưu tiên phát triển phục vụ kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế". Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, phạm vi và hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử ở nước ta còn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai của đất nước. 8 1. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Quá trình toàn cầu hóa đang buộc Việt Nam phải tìm lời giải cho bài toán cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng các sản phẩm hàng hóa nói chung, các sản phẩm cơ khí - điện tử nói riêng trên thị trường trong nước và ngoài nước. Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những điểm yếu mà các sản phẩm cơ khí - điện tử của Việt Nam khó có thể cạnh tranh, thậm chí thua ngay trên sân nhà là thiếu vắng những sản phẩm có tính "thông minh". Ví dụ, các sản phẩm cơ khí xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là phần cứng thô sơ, phi tiêu chuẩn, có hàm lượng "thông minh" thấp, giá trị gia tăng không cao và giá cả thường chỉ được tính trên khối lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nền công nghiệp Việt Nam còn tụt hậu, để có những sản phẩm có tính "thông minh" đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư lớn nên đã làm tăng giá thành sản phẩm và do đó các sản phẩm này khó có khả năng cạnh tranh không chỉ trên thị trường khu vực mà ngay cả tại thị trường Việt Nam. Để có thể tiếp cận được với công nghệ hiện đại của thế giới, từng bước tự thiết kế, chế tạo các thiết bị, máy móc điều khiển thông minh có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa IX đã khẳng định: “việc nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử là một bước đi rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”. Cơ điện tử cho phép những nước nghèo, chậm phát triển không nhất thiết phải đi theo trình tự phát triển của những nước công nghiệp đã đi qua theo phương pháp cổ điển và cách thức tiếp cận truyền thống nữa mà có thể "đi tắt đón đầu" bằng cách tạo ra những đột phá trong tư duy công nghệ tổng hợp, tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này nếu chúng ta biết tận dụng truyền thống thông minh, sáng tạo, cần cù của dân tộc. Đã đến lúc Việt Nam cần xác định rõ những định hướng chiến lược về phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử, đánh giá đúng vai trò “đòn bẩy” của các sản phẩm cơ điện tử đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phải làm chủ lĩnh vực cơ điện tử từ nhiều góc độ khác nhau như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giáo dục và phải đầu tư thích đáng cho cơ điện tử trong quá trình phát triển. Nhằm mục tiêu hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử, đưa cơ điện tử phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đồng thời giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở định hướng và phối hợp liên ngành khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, trong kế hoạch KH&CN năm 2008, Bộ Công Thương đã giao cho Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá chủ trì thực hiện đề tài "Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020". 9 2. Nội dung nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nhóm thực hiện đề tài sẽ tiến hành các nội dung sau đây: q Nghiên cứu tổng quan về cơ điện tử và vai trò của cơ điện tử đối với phát triển kinh tế - xã hội. q Phân tích thực trạng, nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam. q Nghiên cứu tình hình và xu hướng phát triển cơ điện tử của một số nước trên thế giới. q Phân tích những thuận lợi, khó khăn, các cơ hội, các thách thức đối với phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử ở Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. q Xây dựng các giải pháp và đề xuất lộ trình phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2020. Các nội dung này sẽ được bố cục trong Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài theo các chương, mục tương ứng, bao gồm: q Chương I: Tổng quan về cơ điện tử. q Chương II: Thực trạng, nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam. q Chương III: Tình hình và xu hướng phát triển cơ điện tử của một số nước trên thế giới. q Chương IV: Định hướng pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020. q Chương V: Các giải pháp và lộ trình phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc xem xét sự phát triển cơ điện tử trong 10 năm trở lại đây và kết quả khảo sát thực trạng về NCKH&PTCN cơ điện tử, về sản xuất một số nhóm sản phẩm cơ điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp và công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành cơ điện tử tại các trường đại học, cao đẳng. Do chưa có một hệ thống chính sách đầy đủ về đầu tư, phát triển và thương mại đối với ngành công nghiệp cơ điện tử nên khó có thể tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách độc lập thực trạng phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử ở Việt Nam trong những năm qua. Vì vậy nhóm thực hiện đề tài sẽ phải tiếp cận theo hướng riêng biệt với các ngành liên quan đến cơ điện tử là cơ khí chế tạo máy, điện tử, tự động hóa, công nghệ vật liệu và công nghệ thông tin, từ đó khái quát hóa nhằm thực hiện được mục tiêu mà đề tài đã đặt ra. 10 Trong quá trình nghiên cứu, để đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học và giá trị ứng dụng, nhóm thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp sau đây: q Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu q Phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thống hoá q Phương pháp chuyên gia. Sau khi xây dựng xong bản thảo Báo cáo tổng kết khoa học, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành xin ý kiến chuyên gia và tổ chức hội thảo khoa học để trao đổi, thảo luận về các kết quả nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện nhằm tăng độ tin cậy, tính khả thi của các kết quả nghiên cứu, tạo cơ sở cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách tham khảo khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. 4. Những đóng góp của đề tài Thực hiện thành công những nội dung nêu trên, đề tài sẽ có một số đóng góp cụ thể như sau: - Thứ nhất, đề tài hệ thống hóa một số khái niệm về cơ điện tử, vai trò của cơ điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội. - Thứ hai, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và rút ra được một số vấn đề cần được nhận diện từ nhiều góc độ khác nhau để phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong bối cảnh mới. - Thứ ba, đề tài đề xuất một số giải pháp và lộ trình phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2020. 11 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CƠ ĐIỆN TỬ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về cơ điện tử Cơ điện tử là một công nghệ mới được hình thành từ sự tích hợp nhiều ngành công nghệ như cơ khí, điện, điện tử, điều khiển, công nghệ thông tin, vv... Tuy nhiên do là một công nghệ mới đang phát triển và mở rộng với tốc độ rất nhanh nên khó có thể có ngay được một định nghĩa toàn diện, chính xác, trong khi trên thực tế lại rất cần có một định nghĩa như vậy. Tuy nhiên, một định nghĩa quá cứng bây giờ có thể sẽ gây nhiều hạn chế, thiếu chính xác trong tương lai. Ta đã thấy điều này qua ba thập kỷ phát triển của cơ điện tử. Nhiều định nghĩa về cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Có thể minh họa hệ cơ điện tử thông qua hình ảnh một bàn tay của robot thông minh (Hình 1.1) sau đây: Hình 1.1. Hình ảnh một bàn tay của robot thông minh 12 Khái niệm cơ điện tử được mở ra từ định nghĩa ban đầu của công ty Yasakawa Electric. Trong các tài liệu xin bảo hộ thương hiệu của mình Yasakawa định nghĩa cơ điện tử như sau: “Thuật ngữ mechatronics (cơ điện tử) được tạo thành bởi “mecha” trong “mechanism” (cơ cấu) và “tronics” trong electronics” (điện tử). Nói cách khác, các công nghệ và sản phẩm được phát triển sẽ ngày càng có sự kết hợp chặt chẽ và hữu cơ thành phần điện tử vào trong các cơ cấu và rất khó có thể chỉ ra ranh giới giữa chúng” [1]. Khái niệm cơ điện tử tiếp tục phát triển sau khi Yasakawa đưa ra định nghĩa đầu tiên. Một định nghĩa khác về cơ điện tử thường hay được nói tới do Harashima, Tomizuka và Fukuda đưa ra năm 1996. Theo họ: “Cơ điện tử là sự tích hợp chặt chẽ của kỹ thuật cơ khí với điện tử và điều khiển máy tính thông minh trong thiết kế và chế tạo các sản phẩm và quy trình công nghiệp” [1]. Cùng năm đó, Auslander và Kempf cũng đưa ra một định nghĩa khác như sau: “Cơ điện tử là sự áp dụng tổng hợp các quyết định tạo nên hoạt động của các hệ vật lý” [1]. Năm 1997, Shetty và Kolk lại quan niệm: “Cơ điện tử là một phương pháp luận được dùng để thiết kế tối ưu các sản phẩm cơ điện” [1]. Năm 1999, Bolton, W. đưa ra định nghĩa: “Một hệ cơ điện tử không chỉ là sự kết hợp chặt chẽ các hệ cơ khí, điện và nó cũng không chỉ đơn thuần là một hệ điều khiển, nó là sự tích hợp đầy đủ của tất cả những hệ trên” [1]. Theo Giáo sư Glozio Rizzomi thuộc trường Đại học Ohio (Mỹ) thì “cơ điện tử là sự thiết kế tổng hợp giữa các phương pháp thiết kế cơ học truyền thống với các cảm biến, công nghệ đo, mô tơ, cơ cấu chấp hành, hệ thống điều khiển nhúng (Embedded Control System) và phần mềm xử lý thời gian thực (Real Time)". Theo ông thì các sản phẩm cơ điện tử có nhiều chức năng vượt trội, trong đó có các phần điện tử thay thế các chức năng cơ khí tạo nên các sản phẩm, các hệ thống có độ mềm dẻo, thích nghi cao và dễ dàng sửa đổi nâng cấp, thiết kế lại, lập trình lại [13]. Tháng 10 năm 2007, trong một cuộc phỏng vấn của Báo Khoa học và Phát triển, GS. TSKH. Nguyễn Khoa Sơn, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát biểu: “Cơ điện tử là sự liên kết những yếu tố cấu thành của các ngành cơ học, điện tử và điều khiển học nhằm tạo nên một công nghệ mới, trong đó, có sự biến đổi về chất tư duy công nghiệp và quan trọng là tư duy công nghệ. Bằng tư duy mới và sự phối hợp liên ngành, việc đổi mới phương pháp giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật tổng hợp đã tạo được những đột phá, làm cơ sở cho sự ra đời những sản phẩm tiên tiến, phục vụ hiệu quả cho nền công nghiệp hiện đại” [16]. 13 Và gần đây, tháng 12 n
Tài liệu liên quan