Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu về phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển đó đòi hỏi cơ sở hạ tầng cũng phải phát triển để kịp đáp ứng. Những năm gần đây ngày càng nhiều công trình được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các công trình nhà cao tầng, công trình giao thông công chánh cũng như cải thiện môi trường đã và đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thành phố.
69 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN TRẠM TRỘN BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
LỜI MỞ ĐẦU
Cơ sở hình thành đề tài:
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu về phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển đó đòi hỏi cơ sở hạ tầng cũng phải phát triển để kịp đáp ứng. Những năm gần đây ngày càng nhiều công trình được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các công trình nhà cao tầng, công trình giao thông công chánh cũng như cải thiện môi trường đã và đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thành phố. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc quản lý chất lượng công trình (đặc biệt là chất lượng bê tông), tiến độ thi công cũng như chi phí thực hiện các công trình còn nhiều hạn chế do sử dụng nguồn bê tông tự trộn hoặc kém chất lượng đã dẫn đến nhiều công trình mới xây dựng đã nứt hoặc đổ vỡ. Rất nhiều công trình hiện đang trễ tiến độ làm ảnh hưởng đến đời sống của dân cư trong khu vực xung quanh cũng như phát sinh tăng chi phí của dự án như dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây, dự án cải thiện môi trường kênh Nhiêu Lộc (Nguồn: www.xaydungvietnam.vn). Làm thế nào để các công trình xây dựng được hoàn thành đúng tiến độ, chi phí và chất lượng ban đầu đã đề ra trở thành một vấn đề cần được quan tâm. Đê giải quyết vấn đề này Công ty Cổ phần Xây dựng& Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình đang nghiên cứu xây dựng trạm trộn bê tông thương phẩm để đáp cho các công trình xây dựng của Hoà Bình cũng như cung ứng nhu cầu thị trường.
Hiện nay Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình đang nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư trạm trộn bê tông thương phẩm công suất 120m3/h tại nhà máy Xi Măng Sài Gòn tại ấp Long Sơn, phường Long Bình, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2011.
Mục tiêu của công ty sẽ hướng đến trong tương lai là sản xuất ra các chủng loại bê tông chất lượng cao, tăng sản lượng lên gấp nhiều lần để nhằm đáp ứng được các yêu cầu về mặt chất lượng và số lượng của các công trình lớn. Tạo ra được doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Ngoài ra còn tạo thêm việc làm cho xã hội.
Các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng là những trung tâm tiêu thụ lớn bê tông tươi so với cả nước. Bê tông tươi cũng được sử dụng ở các công trình công nghiệp và hạ tầng lớn.
Tốc độ tăng trưởng bê tông tươi là từ 15%-20% năm trong 15 năm qua và dự đoán mức tăng trưởng là mạnh trong tương lai mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm.
Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ là thị trường chính của bê tông tươi và sẽ phục vụ các trung tâm tiêu thụ lớn trên toàn địa bàn TP Hồ chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An trong các giai đoạn tiếp theo của việc phát triển thị trường.
Sự ra đời của ngành bê tông tươi Hoà Bình là để cung cấp nguồn cung bê tông chất lượng cao cho các công trình mà Hoà Bình xây dựng cũng như thị trường, cốt liệu chiến lược của công ty Hoà Bình được thiết lập thật chặt chẽ, được chia xẻ và truyền bá đến hai bộ phận bộ phận xây dựng công trình và bộ phận kinh doanh bê tông tươi.
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài “ Lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm” của Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình ở khu vực Nam để thấy được sự cần thiết phải đầu tư dự án trạm trộn bê tông thương phẩm..
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung vào việc lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm để đưa ra sự cần thiết phải đầu tư dự án. Đồng thời chỉ gói gọn ở cấp độ phân tích khả thi của d ự án.
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp sẽ sử dụng khi thực hiện đề tài:
Phương pháp quan sát và phương pháp chuyên gia được sử dụng trong việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình.
Áp dụng kiến thức về quản trị dự án đã được học, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm từ thực tế để lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm..
Kết cấu khóa luận:
Chương 1: Cơ sở lý luận & Cơ sở pháp lý
Chương 2: Sự cần thiết phải đầu tư
Chương 3: Hình thức, mục tiêu, địa điểm, quy mô đầu tư, phân tích sơ bộ về công nghệ, các điều kiện về cung cấp thiết bị, vật tư, NVL, hạ tầng kỹ thuật
Chương 4: Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN & CƠ SỞ PHÁP LÝ
A. Cơ sở lý luận
Khái niệm về dự án đầu tư
Dự án đầu tư được hiểu là tổng thể các hoạt động và giải pháp để sử dụng hợp lý nguồn lực cho mục đích đầu tư. Vậy, có thể định nghĩa như sau:
Theo điều 5 của Nghị định số 52/199/NĐ-CP của Chính Phủ: “ Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định”.
Theo Ngân hàng Thế Giới (WB-World Bank) định nghĩa: “ Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và các chi phí liên quan được hoạch định một cách có bài bản, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, trong một thời gian xác định.
Vai trò của dự án đầu tư
1.2.1. Do DAĐT là tài liệu được phân tích, tính toán và đánh giá một cách toàn diện, khoa học và có hệ thống về kinh tế - kỹ thuật, lao động, tài chính, môi trường….. cho mục đích đầu tư. Vì vậy: DAĐT là nền tảng có căn cứ khoa học và có độ tin cậy cao để tiến hành công việc đầu tư.
1.2.2. Do mang tính pháp lý (vì được cơ quan thẩm quyền phê duyệt) nên DAĐT là công cụ trong hoạt động quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động quản trị DAĐT
Chức năng: có đầy đủ chức năng cơ năng bản:
Hoạch định – hoạch định dự án.
Tổ chức – Tổ chức thực hiện dự án.
Lãnh đạo, điều phối dự án.
Kiểm tra, kiểm soát dự án
Nhiệm vụ: được nhìn nhận qua thực hiện các chức năng cơ bản. Vì vậy: nhiệm vụ cơ bản của hoạt động quản trị là làm tốt các chức năng cơ bản đã nêu.
. Hoạch định:
Xây dựng mô hình công việc, vạch ra các cơ hội cũng như các rủi ro có thể gặp phải, đề cập đến các giải pháp nhằm khai thác triệt để các cơ hội và phòng tránh rủi ro. Hoạch định không tốt có thể dẫn đến thất bại trong quản trị.
. Tổ chức dự án:
Bố trí nhân tài – vật lực & bộ máy để thực hiện dự án.
Triển khai hoạt động và phối hợp hoạt động một cách tối ưu.
. Lãnh đạo - điều khiển:
Chỉ đạo toàn diện các hoạt động.
Điều phối hoạt động ở tất cả các công việc và bước công việc.
Tuân thủ nghiêm túc các quy trình, quy phạm kỹ thuật và công việc.
Khích lệ động viên nhân tố tích cực, đoàn kết nội bộ.
. Kiểm tra - kiểm soát dự án:
Theo sát từng bước đi của tiến trình dự án.
Đo lường và đánh giá kết quả hoạt động: khối lượng, chất lượng, tiêu chuẩn, quy trình – quy phạm theo tiêu chí quản lý: chất lượng – chi phí & thời gian.
Chu trình dự án đầu tư: c ó 3 công đoạn:
Chuẩn bị dự án
Thực hiện dự án
Vận hành khai thác
Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi. Tính toán chi tiết
Nghiên cứu khả thi. Tính toán chi tiết
Thẩm định nghiên cứu. Quyết định đầu tư
Mời thầu ký kết hợp đồng
Thiết kế, thẩm định thiết kế
Thi công xây lắp công trình
Chạy thử và cho nghiệm thu vận hành
Khai tác một phần công suất
Khai thác đầy đủ công suất
Công xuất suy giảm, xem xét tái tạo bổ sung
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Tiến hành nghiên cứu dự án theo các cấp độ khác nhau:
+ Nghiên cứu cơ hội đầu tư: đi tìm những điều kiện cho việc đầu tư: có hay không có các điều kiện đó? Từ đó xác định: sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư.
Để làm được điều này nghiên cứu cơ hội sẽ tiến hành khảo sát – điều tra kinh tế - xã hội, thăm dò thị trường, tìm ra các yếu tố cơ hội hoặc rủi ro khi thực hiện dự án. Cấp độ này chỉ nghiên cứu sơ bộ, chưa đi sâu vào chi tiết, các kết luận đưa ra mang tính khái quát là chủ yếu.
+ Nghiên cứu tiền khả thi & Nghiên cứu khả thi của dự án. Trong các bước nghiên cứu này, các khía cạnh vấn đề được phân tích, đánh giá một cách toàn diện, chi tiết và cụ thể. Kết quả của các nghiên cứu TKT và Khả thi: xác định được quy mô đầu tư dự án và tính hiệu quả của dự án.
+ Tiến hành thẩm định nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư: giai đoạn này rất quan trọng, mang tính nền móng và có ý nghĩa quyết định thành công hoặc thất bại của dự án. Vì đây là giai đoạn thành lập dự án, là giai đoạn khẳng định mục tiêu dự án & quy mô của đầu tư nguồn lực ( nhân – tài – vật lực) cho dự án.
Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Là giai đoạn chuyển tư duy đầu tư trên hồ sơ thành các kết quả đầu tư thực tế( chuyển kết quả nghiên cứu sang hoạt động xây dựng trên hiện trường dự án).
Là giai đoạn nguồn lực được huy động cao nhất( chiếm 90-95%) trong tổng chi phí.
Là giai đoạn với nhiều đối tác tham gia thực hiện: đấu thầu hợp đồng, khảo sát, thiết kế, thi công, xây lắp công trình. Yêu cầu quản lý trong giai đoạn này là đảm bảo đúng quy trình xây dựng & tiến độ, sử dụng hợp lý mọi nguồn lực, tiết kiệm nguồn lực một cách tối đa, hướng đến thực hiện đầu tư tối ưu và hiệu quả theo tiêu chí chất lượng
Chi phí – thời gian.
Giai đoạn vận hành – khai thác dự án:
Là giai đoạn dự án làm ra sản phẩm. Mục tiêu giai đoạn này là khai thác tối đa công suất của dự án trong từng thời kỳ nhất định, nhằm đạt hiệu quả khai thác tốt nhất.
Mọi cố gắn quản trị trong giai đoạn này là đưa khả năng sản xuất của doanh nghiệp đạt công suất thiết kế. Vì vậy: đòi hỏi người vận hành dự án phải hướng hoạt động làm tốt khai thác công suất: tạo sản phẩm tối đa.
Ở giai đoạn này nhà quản trị có cái nhìn xuyên suốt toàn diện, giám sát hoạt động sản xuất trong tất cả các khâu: từ nguyên liệu( đầu vào)®đến sản phẩm, lợi nhuận( đầu ra).
Phân loại dự án đầu tư:
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: là xem xét đến bản chất hoạt động tạo ra sản phẩm của dự án trong hệ thống kinh tế - xã hội nói chung, như:
Các DAĐT về Kinh tế - kỹ thuật nói chung: xây dựng các nhà máy, phát triển mạng lưới “siêu thị”, xây dựng các chợ đầu mối, dự án xây dựng hệ thống xử lý rác thải y tế và sinh hoạt….
Các DAĐT về phát triển cơ sở hạ tầng: nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 1A, cải tạo giao thông đô thị, chương trình môi trường đô thị, cảnh quan, phát triển mạng lưới điện 500kv Bắc – Nam…
Các DADT về phát triển lĩnh vự Quốc phòng, an ninh: xây dựng một cảng quân sự, các dự án trong chương trình “hệ thống phòng thủ quốc gia”, các dự án trong chiến lược hiện đại hóa quân đội…vv.
Các DADT về lĩnh vực văn hóa – xã hội: phát triển mạng lưới y tế cộng đồng; phát triển nghệ thuật chèo – cải lương; nhạc cụ nghiên cứu chữ viết dân tộc; bảo trì các di sản văn hóa….vv.
Phân loại theo chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật của dự án thuộc ngành kinh tế kỹ thuật cụ thể
Dự án thuộc ngành nông nghiệp: xây dựng hệ thống đê bao, cống ngăn mặn…
Ngành giao thông: xây dựng đường hầm Thủ Thiêm, xây dựng hệ thống bãi đậu xe, xe buýt ở TP.HCM, dự án xây cầu Cần Thơ,..vv;
Thương mại: cải tạo mạng lưới chợ nội thành, chợ đầu mối, siêu thị…vv;
Ngành giáo dục đào tạo, văn hóa: chương trình đổi mới sách giáo khoa, mở mới các trường nghề..vv;
Các dự án về kiến trúc đô thị, điện lực, công nghệ thông tin, du lịch…vv.
Tổng mức đầu tư = Tổng CPXDDA + Vốn sản xuất ban đầu
Phân loại theo cấp độ nghiên cứu: xem xét dự án đó có tổng mức vốn đầu tư là lớn hay nhỏ.
1.5.4. Phân loại theo cấp độ nghiên cứu: xét đến phạm vi và chiều sâu nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ hội: là những nghiên cứu sơ bộ, bước đầu nhằm tìm ra những điều kiện, những cơ hội( hoặc rủi ro) cho việc đầu tư dự án. Từ kết quả của nghiên cứu quyết định có tiếp tục nghiên cứu tiếp theo hay không( nghiên cứu tiền khả thi và khả thi).
Nghiên cứu Tiền khả thi: là bước nghiên cứu kinh tế - kỹ thuật ở mức độ khởi đầu, chưa đòi hỏi đi sâu vào chi tiết cụ thể. Mọi khía cạnh được xem xét ở trạng thái tĩnh, số tình huống so sánh ở diện hẹp và kết quả lựa chọn bị hạn chế nhất định.
Nghiên cứu khả thi: là bước nghiên cứu toàn diện. Bản chất của nghiên cứu khả thi là đi sâu vào mọi khía cạnh của vấn đề. Tại đây mọi vấn đề được xem xét ở trạng thái động, xem xét toàn diện và giải quyết triệt để.
Nghiên cứu dự án khả thi:
Để thực hiện một dự án đầu tư, nhà quản trị phải đề cập đến hang loạt các công việc: xem xét tính pháp lý của việc đầu tư; xác định mục tiêu và qui mô của dự án; phân tích các yếu tố thị trường sản phẩm của dự án; tính toán và đánh giá khả năng cung ứng nguồn lực đầu vào; xác định tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư.
Thực chất tiến hành hoạt động đầu tư là một quá trình sử dụng nguồn lực cho mục đích đầu tư. Và để đạt mục đích đầu tư, nhà quản trị dự án phải tiến hành các hoạt động phân tích – tính toán – đánh giá – so sánh và lựa chọn cho tất cả các yếu tố nguồn lực tham gia váo dự án đó.
Nội dung cần có của một NCKT bao gồm nhiều vấn đề nhưng quy tụ vào 4 nội dung cơ bản sau đây:
Lập luận về sự cần thiết phải đầu tư & mục tiêu đầu tư dự án:
. Khái niệm: Một dự án được gọi là Khả thi khi dự án đó đảm bảo tính khả thi những yếu tố cơ bản sau đây:
Khả thi về mục tiêu, về quy mô của dự án;
Khả thi về sự huy động nguồn lực thực hiện dự án( kỹ thuật, công nghệ-lao động-tài chánh & quỹ thời gian);
Và khả thi về tính hiệu quả mà dự án đạt được
. Mục đích: Nghiên cứu dự án khả thi nhằm 2 mục đích chủ yếu:
Hình thành một tài liệu có hệ thống, có căn cư khoa học và tính pháp lý để đệ trình tới các cơ quan trong việc thẩm định DA và ra quyết định đầu tư cho DA;
NCKT tạo ra một hồ sơ gốc để tiến hành công việc trong Giai đoạn 2 của chu trình DAĐT đó là gia đoạn “ Thực hiện Dự án”.
. Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư:
Đây là nội dung đầu tiên mà khi bắt tay làm DAĐT đòi hỏi người xây dựng DA phải thể hiện. Nhà quản trị phải nêu được lý do và sự cần thiết đầu tư để làm gì? Việc đầu tư sẽ giải quyết vấn đề gì cho kinh tế - xã hội? Cho ngành hoặc địa phương, mang đến lợi ích gì hoặc cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp, cho xã hội & cộng đồng( nếu có)?
Chỉ ra mục tiêu của việc đầu tư dự án: đầu tư để phát triển tiềm lực sản xuất, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp? cho sự đổi mới kỹ thuật công nghệ? đầu tư cho mục tiêu tạo việc làm cộng đồng hay tạo một năng lực mới trong cạnh tranh?...vv.
Xác định quy mô đầu tư & giải pháp thực hiện:
Đây là một việc cực kỳ quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng DAĐT. Vì tại đây sẽ hoạch định toàn bộ nội dung việc sử dụng nguồn lực đầu vào cho thực hiện DA. Lúc này, nhà đầu tư phải tính toán & xác định toàn bộ các việc “ chi”, việc “ bỏ ra” cho các nguồn lực đó. Quy mô của dự án phải thể hiện bằng các chỉ số về Lượng hoặc Giá trị, bao gồm:
Xác định khả năng cung ứng về kỹ thuật & công nghệ: cung ứng về trang thiết bị, máy móc, mặt bằng, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng..;
Xác định khả năng cung ứng về lao động: số lượng, loại hình lao động, giới tính, nghề & trình độ tay nghề; có thuê chuyên gia nước ngoài? Lao động tại chỗ hay từ các địa phương khác?...vv.
Xác định khả năng cung ứng nguyên liệu vật tư cho sản xuất của dự án: thị trường cung cấp nguyên liệu: là tại chỗ hay gián tiếp? năng lực cung ứng? tính ổn định đều hay thời vụ? phương thức vận tải được sử dụng? điều kiện tiếp nhận, giá cả mua bán; có phải nhập khẩu của nước ngoài?
Xác định nhu cầu tài chính cho DAĐT; Tổng mức đầu tư: các nguồn tài chính huy động? các tỷ lệ về năng lực tài chính của chủ đầu tư, vv..
Xác định nhu cầu quỹ thời gian thực hiện dự án đầu tư. Quỹ thời gian được lập trên cơ sở xây dựng lịch trình và tiến độ thực hiện của tất cả các nội dung công việc chủ yếu của dự án.
Tính toán và xác định các chỉ tiêu hiệu qủa đầu tư dự án:
Đây là bước sử dụng các tính toán tài chính – kinh tế để đánh giá tính hiệu quả trong đầu tư nói chung. Để làm được khâu này, người quản trị cần có kiến thức về tài chính, thống kê và phân tích kinh tế nói chung. Các thông số cần được xác định là: chi phí vốn đầu tư, các chi phí sản xuất; các nguồn thu nhập từ sản phẩm; lợi nhuận thu được từ dự án.
. Các tính toán về nguồn vốn đầu tư dự án:
Xác định tổng vốn đầu tư dự án:
Vốn cố định (đầu tư cơ bản): đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng: điện, nước, thông tin, mạng lưới giao thông…vv
Vốn lưu động: vốn sản xuất (nguyên vật liệu, tiền lương công nhân, chi phí điện-nước-thông tin, nhiên liệu..vv), vốn lưu thông (sản phẩm SX dở dang, sản phẩm tồn kho, hang hoá bán chịu..vv)
Vốn dự phòng: phát sinh lạm phát khu vực (quốc tế), khắc phục thiên tai lũ lụt..vv
Các nguồn vốn huy động:
Vốn tự có của DN, vốn góp ( XNLD, công ty cổ phần), vốn nhà nước cấp ( ngân sách), các vốn vay: dài hạn, trung- ngắn hạn; vay trong nước hoặc nước ngoài.
Các hình thức góp vốn:
Theo luật đầu tư, luật công ty: có thể bằng tiền Việt Nam(VND) hoặc ngoại tệ, bằng hiện vật, bằng tài sản: vùng đất, vùng nước, kỹ thuật – công nghệ, vv…
. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án:
Yêu cầu quan trọng và có tính bắt buộc là phải tính toán & đánh giá mức độ hiệu quả DAĐT thông qua hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả về kinh tế - tài chính của dự án, bao gồm:
Tổng hiện giá lợi nhuận(hiện giá thuần): NPV
Trong đó: NPV: giá trị tương lai
Bi-Ci: Hiệu số của dòng tiền tệ dự án( thu nhập – chi phí)
Tỷ lệ thu hồi nội bộ(hệ số nội hoàn): IRR
Trong đó: IRR < r: dự án bị thâm hụt, thua lỗ.
IRR = r:dự án có lãi nhưng chỉ vừa đủ trả lãi vay
IRR > r: dự án không chỉ trả hết lãi vay mà còn có lợi nhuận
Thời hạn hoàn trả vốn đầu tư(có tính đến chiết khấu r): Thv
Khi đánh giá dự án, ngoài các chỉ tiêu chính trên, trong một số trường hợp cụ thể, người ta còn sử dụng them một vài tỷ số so sánh hiện giá, như:
Lợi ích của dự án/ chi phí dự án: PV[B/C]
Trong đó: PV(B/C): Hiện giá hệ số sinh lời của dự án
Bt-Ct: Lợi ích và chi phí hàng năm của dự án.
At = 1/(1+r)t: Hệ số chiết khấu của dự án
r: Tỷ suất chiết khấu tính toán của dự án đầu tư
t: Thứ tự năm (t) trong thời gian thực hiện dự án
Lợi ích dự án/ vốn đầu tư: PV[B/K]
Ngoài ra, tuỳ theo nội dung và hoàn cảnh của từng dự án cụ thể mà có thể tính thêm các chỉ tiêu so sánh bổ trợ khác, như các tỷ lệ về vốn:
Lợi nhuận dự án trên vốn đầu tư cho dự án: [LN/K]
Tỷ lệ vốn riêng(tự có) trên tổng vốn đầu tư: [Vtc/K] hoặc
Vốn riêng trên tổng vốn vay: [Vtc/Vv]
. Xem xét tính toán các chỉ tiêu xã hội & cộng đồng:
Cùng với các chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế - tài chính, hiệu quả DA còn được đánh giá về mặt kinh tế - xã hội và cộng đồng; như tạo việc làm mới, giảm thất nghiệp; chỉ tiêu gia tăng thu nhập dân cư, nâng cao mức sống cộng đồng; đào tạo tay nghề mới, nâng cao học vấn dân trí; cải thiện sinh thái – môi trường…
Xác định độ an toàn và tính khả thi của dự án:
. Độ an toàn của dự án:
Khái niệm độ an toàn của dự án:
Độ an toàn của DA được hiểu là khoảng cách đảm bảo cho DA đứng vững và ổn định trong những điều kiện bất lợi hoặc rủi ro xảy ra.
Đánh giá độ an toàn:
Độ an toàn của dự án có thể là: an toàn về kỹ thuật – công nghệ, về cung ứng đầu vào, về tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Song, một yêu cầu an toàn được nhà quản trị dành quan tâm lớn là sự an toàn về tài chính và được xét trên 3 mặt chủ yếu:
An toàn về huy động vốn thực hiện dự án.
An toàn về thanh toán trả nợ vay dùng trong dự án.
An toàn ở sự đứng vững của các chỉ tiêu hiệu quả trong các điều kiện “ nhạy cảm”
Đối với 2 vấn đề an toàn trong huy động vốn và an toàn về khả năng trả vay được xử lý bằng việc xem xét & đánh giá các chỉ tiêu đặc trưng: tỷ lệ vốn riêng/ vốn đầu tư và vốn riêng/vốn vay.
Đối với độ an toàn trong các điều kiện “ nhạy cảm’ thì người ta phải “ thử độ nhạy” của chúng để đánh giá.
. Phân tích độ nhạy để xác định độ an toàn của dự án:
Thử độ nhạy để tìm “độ an toàn” trong tình huống rủi ro: khi chi phí sản xuất tăng dự án không có lời.
Thử độ nhạy để tìm “độ an toàn lạc quan”: để đạt được hiệu quả sản xuất, biện pháp quan trọng trong quản lý là tiết kiệm chi phí sản xuất, thử độ nhạy ở đây là tìm một lượng chi phí tiết kiệm để DA có lợi nhuận gia tăng theo mong muốn. Tức là tạo nên một mức độ an toàn lạc quan về lợi nhuận.
Tiết kiệm nguyên vật liệu. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của sản xuất. Nhà quản lý sẽ phải quan tâm: tuân thủ quy trình, quy phạm trong sản xuất, nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, làm chủ máy móc thiế