Khi chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân càng
tăng, thì nhu cầu về quần áo của ngƣời tiêu
dùng không chỉ là m ặc đủ, m ặc ấm, mà còn
phải m ặc đẹp, hợp thời trang và chất lƣợng tốt
hơn. Đó là mối quan tâm của hầu hết mọi
ngƣời tiêu dùng Việt Nam hiện nay, đặc biệt
là những ngƣời tiêu dùng trẻ.
Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm
kinh tế, văn hoá - xã hội và chính trị của vùng
Đông Bắc. Thành phố có hệ thống giáo dục
đứng thứ ba so với cả nƣớc, sau Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh, đứng thứ hai miền Bắc sau
Hà Nội. Với một số lƣợng lớn sinh viên các
trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp đóng trên địa bàn, thành phố là m ột thị
trƣờng hấp dẫn cho nhiều sản phẩm các loại,
đặc biệt là sản phẩm quần áo. Việc nghiên
cứu những yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định
mua sản phẩm của nhóm ngƣời này là một
việc cần thiết nhằm giúp cho những nhà sản
xuất- kinh doanh sản phẩm quần áo trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên có đƣợc những
kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn. Vì thế,
chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên
cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua
của người tiêu dùng ở độ tuổi 18 – 25 đối với
sản phẩm quần áo”
5 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua của người tiêu dùng ở độ tuổi 18-25 đối với sản phẩm quần áo tại thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 14 - 18
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG Ở ĐỘ TUỔI 18-25 ĐỐI VỚI SẢN PHẨM QUẦN ÁO
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Gấm*
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hiểu đƣợc tâm lý khách hàng, nắm bắt đƣợc nhƣ̃ng nhu cầu tiềm ẩn của họ là một trong những yếu
tố quan trọng giúp cho các công ty thành công . Nghiên cƣ́u hành vi ngƣời tiêu dùng sẽ giúp công
ty thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa nhanh và có hiệu qu ả hơn cho các ho ạt động sản xuất và
kinh doanh nói chung và sản phẩm quần áo ở thị trƣờng thành phố Thái Nguyên nói riêng. Kết quả
nghiên cứu ngƣời tiêu dùng ở độ tuổi thanh niên từ 18 -25 tại thành phố Thái Nguyên cho thấy các
nhân tố về kiểu dáng hợp thời trang, mầu sắc đa dạng, chất liệu vải tốt và giá cả phải chăng là
những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới quyết định mua của ngƣời tiêu dùng ở độ tuổi nghiên cứu.
Từ khoá: hành vi người tiêu dùng, quần áo, yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng, quá trình
quyết định mua, thành phố Thái Nguyên.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân càng
tăng, thì nhu cầu về quần áo của ngƣời tiêu
dùng không chỉ là mặc đủ, mặc ấm, mà còn
phải mặc đẹp, hợp thời trang và chất lƣợng tốt
hơn. Đó là mối quan tâm của hầu hết mọi
ngƣời tiêu dùng Việt Nam hiện nay, đặc biệt
là những ngƣời tiêu dùng trẻ.
Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm
kinh tế, văn hoá - xã hội và chính trị của vùng
Đông Bắc. Thành phố có hệ thống giáo dục
đứng thứ ba so với cả nƣớc, sau Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh, đứng thứ hai miền Bắc sau
Hà Nội. Với một số lƣợng lớn sinh viên các
trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp đóng trên địa bàn, thành phố là một thị
trƣờng hấp dẫn cho nhiều sản phẩm các loại,
đặc biệt là sản phẩm quần áo. Việc nghiên
cứu những yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định
mua sản phẩm của nhóm ngƣời này là một
việc cần thiết nhằm giúp cho những nhà sản
xuất- kinh doanh sản phẩm quần áo trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên có đƣợc những
kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn. Vì thế,
chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên
cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua
của người tiêu dùng ở độ tuổi 18 – 25 đối với
sản phẩm quần áo”
Tel: 0912805980, Email: ntgam@yahoo.com
MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
- Mục đích của đề tài là nghiên cứu những
yếu tố ảnh hƣởng tới hành vi mua quần áo của
ngƣời tiêu dùng trong độ tuổi từ 18-25 để từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
thị trƣờng quần áo cho nhóm đối tƣợng khách
hàng ở lứa tuổi này.
- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung
nghiên cứu một số yếu tố cá nhân ảnh hƣởng
tới hành vi mua sắm cuả khách hàng trong độ
tuổi từ 18 đến 25 trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên đối với sản phẩm quần áo.
- Phương pháp nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các tài liệu
đã công bố từ website và các tạp chí liên quan
tới hành vi tiêu dùng.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ điều tra
tháng 10 năm 2009, 200 ngƣời tiêu dùng
trong độ tuổi từ 18 – 25 đang sinh sống trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên đã đƣợc lựa
chọn ngẫu nhiên để phục vụ cho nghiên cứu.
Công cụ phân tích: phần mềm Excel đƣợc sử
dụng làm công cụ phân tích số liệu sơ cấp.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thị trường quần áo thành phố Thái Nguyên
Hiện nay tại thị thƣờng Thành Phố Thái
Nguyên có rất nhiều các cửa hàng quần áo và
các shop thời trang với đa dạng các chủng
loại về mầu sắc, mẫu mã và kiểu dáng…
Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 14 - 18
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
nhƣng quy mô các cửa hàng thƣờng không
lớn, chất liệu sản phẩm cũng chỉ ở mức bình
thƣờng hoặc khá, thƣơng hiệu sản phẩm chƣa
đƣợc quan tâm thật sự và chƣa làm nổi bật
tầm quan trọng của thƣơng hiệu đối với tâm
lý khách hàng. Các sản phẩm quần áo “made
in Vietnam” vẫn đƣợc nhiều ngƣời Việt tin
dùng và lựa chọn. Tuy nhiên, quần áo của
Trung Quốc đƣợc bày bán khá nhiều và cũng
không ít ngƣời mua với lý do giá rẻ, mẫu mã
hợp thời trang, phù hợp với túi tiền của nhiều
ngƣời có thu nhập thấp, đƣợc đông đảo ngƣời
tiêu dùng quan tâm, đặc biệt là những ngƣời
tiêu dùng ở độ tuổi thanh niên từ 18 – 25 tuổi.
Đặc điểm người tiêu dùng độ tuổi thanh niên
Theo Philip Kotler (2004), ngƣời tiêu dùng
trẻ ở độ tuổi thanh niên 18 – 25 tuổi đƣợc
chia thành 3 nhóm nhỏ: sinh viên đại học,
những ngƣời độc thân, cặp vợ chồng mới
cƣới. Ngƣời tiêu dùng ở độ tuổi này thƣờng
có tỷ lệ chi tiêu nhiều cho sách báo, đĩa hát,
dàn nhạc âm thanh nổi, máy ảnh, quần áo thời
trang, máy sấy tóc và các phƣơng tiện vệ sinh
cá nhân. Nét đặc trƣng đối với họ là ít cố định
theo nhãn hiệu hàng hoá và rất quan tâm đến
những mặt hàng mới. Những ngƣời trẻ ở độ
tuổi thanh niên là một thị trƣờng hấp dẫn vì
(1) họ nhạy cảm với ý tƣởng dùng thử hàng
hoá mới, (2) thích tiêu tiền hơn là tiết kiệm,
và (3) sẽ là ngƣời mua hàng lâu dài.
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là những ngƣời tiêu
dùng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, hiện
đang sống hay học tập tại thành phố Thái
Nguyên. Trong nghiên cứu này, do số mẫu
nghiên cứu không lớn nên chúng tôi không
phân nhỏ thành từng nhóm mà chỉ coi đối
tƣợng nghiên cứu thành một nhóm chung
“ngƣời tiêu dùng trẻ ở độ tuổi 18-25 tuổi”.
Trong đó, có 34% số ngƣời đƣợc hỏi là nam
giới và 66% là nữ giới; phần lớn là các sinh
viên ở các trƣờng đại học và cao đẳng, trung
cấp dạy nghề và một bộ phận công chức nhà
nƣớc. Họ thƣờng có thu nhập bình quân
khoảng 1 -2 triệu đồng/ tháng và cách chi tiêu
của họ bị hạn chế do còn sống phụ thuộc vào
gia đình hoặc thu nhập thấp; cụ thể là có 31% số
ngƣời có mức thu nhập bình quân hàng tháng
dƣới 1 triệu, 35% có mức thu nhập 1-2 triệu
đồng và thu nhập từ trên 2 triệu đồng có 34%.
Sự lựa chọn sản phẩm và mức giá của
sản phẩm
Ngƣời tiêu dùng trẻ ở độ thanh niên xu hƣớng
quan tâm nhiều tới thời trang. Chúng tôi
muốn tìm hiểu những sản phẩm quần áo mà
ngƣời tiêu dùng trẻ ở độ tuổi này lựa chọn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có
tới 40% số ngƣời đƣợc hỏi thƣờng mua áo sơ
mi, 28% quần jeans, 21% thời trang công sở
và 11% lựa chọn các sản phẩm khác. Điều đó
cho thấy sự năng động của tuổi trẻ cả trong
phong cách ăn mặc, những chiếc quần jeans
kết hợp với áo sơ mi, áo phông là thời trang
mà đƣợc đông đảo ngƣời tiêu dùng trẻ trong
độ tuổi 18 – 25 ƣa thích. Nó mang đến cho
họ một phong cách mạnh mẽ, khoẻ khoắn và
đầy tự tin trong học tập cũng nhƣ công việc.
Khách hàng của thời trang công sở là những
ngƣời tiêu dùng trẻ đã đi làm, trong độ tuổi
từ 22- 25 với thu nhập trung bình trên 2 triệu
một tháng. Những ngƣời mua quần jeans và
áo phông chủ yếu là những sinh viên có khoản
thu nhập hàng tháng trong khoảng 1-2 triệu.
Trong khi số ngƣời mua áo sơ mi thì lại không
có sự phân biệt về thu nhập hàng tháng.
Do ngƣời tiêu dùng ở độ tuổi này phần lớn
còn phụ thuộc vào các khoản trợ cấp của gia
đình (sinh viên) và một số mới bắt đầu cuộc
đời sự nghiệp nên số tiền dành cho việc mua
sắm quần áo ở chừng mực nào đó còn bị hạn
chế. Tâm lý chung vẫn là mua sắm hàng hoá
rẻ đƣợc thể hiện rõ trong việc lựa chọn những
sản phẩm. Kết quả điều tra của chúng tôi cho
thấy có tới 52% số ngƣời đƣợc phỏng vấn
thƣờng mua sản phẩm có mức giá từ
100.000đ tới 200.000đ, 23% khách hàng mua
sản phẩm có giá từ 200.000đ- 300.000đ, 17 %
lựa chọn mức giá dƣới 100.000đ/ sản phẩm
và số ít còn lại lựa chọn sản phẩm có giá trên
300.000đ/ sản phẩm. Chính vì vậy, giá của
sản phẩm là một yếu tố quan trọng đối với các
nhà sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
quần áo nếu nhƣ thị trƣờng mục tiêu của họ là
đối tƣợng khách hàng này.
Địa điểm mua quần áo
Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 14 - 18
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Có tới 35% khách hàng trong nghiên cứu của
chúng tôi có nhu cầu và thƣờng mua sắm
quần áo tại các shop thời trang, 30% mua ở
các chợ truyền thống, 16% lựa chọn ở siêu
thị, 10% mua tại lề đƣờng và 9% thƣờng sử
dụng quần áo may đo. Xu hƣớng chọn quần
áo tại những địa điểm nhƣ chợ hay tới hiệu
may, những nơi mà vẫn đƣợc coi là địa điểm
truyền thống của nhiều ngƣời tiêu dùng thì
nay những địa điểm mua sắm này đã đƣợc
chuyển dần đến những nơi có uy tín, chất
lƣợng và tên tuổi hơn nhƣ các shop thời
trang. Theo tâm lý chung, mọi ngƣời thƣờng
xem các shop có tiêu chuẩn chất lƣợng và
đem lại mức độ hài lòng cao hơn cho khách
hàng. Bên cạnh đó không gian và cách bố trí,
trƣng bầy sản phẩm và thái độ của nhân viên
phục vụ cũng ảnh hƣởng không nhỏ. Cách
trang trí của hàng đẹp mắt và hợp lý sẽ kích
thích mạnh tới tâm lý tiêu dùng, giúp khách
hàng cảm thấy thoải mái và lƣu lại lâu hơn ở
cửa hàng, có thời gian để xem xét sản phẩm
nhiều hơn và kết quả là nhiều nhu cầu có thể
nẩy sinh trong quá trình tìm kiếm.
Điều tra thực tế cho thấy một trong những
tiêu chí lựa chọn sản phẩm của ngƣời tiêu
dùng ở độ tuổi này đó là chủng loại sản phẩm
tại các shop thời trang phong phú có ảnh
hƣởng rất quan trọng tới các quyết định mua
của họ (chiếm 60%). Bên cạnh đó, thái độ
phục vụ nhiệt tình, vui vẻ, có trình độ chuyên
môn, am hiểu về tâm lý khách hàng của nhân
viên bán hàng có tác động tƣơng đối quan
trọng tới các quyết định mua sắm của ngƣời
tiêu dùng trẻ thành niên (chiếm 52% số mẫu
nghiên cứu).
Ảnh hưởng của những người xung quanh
tới quyết định mua quần áo
Bạn bè là những ngƣời có ảnh hƣởng nhất tới
quyết định mua của các cá nhân (Shifman,
2003), đặc biệt là ngƣời tiêu dùng trẻ, sống tự
lập và ít chịu ảnh hƣởng của gia đình hơn.
Quan sát trong quá trình mua hàng và điều tra
thực tế cho thấy ngƣời ảnh hƣởng lớn tới
quyết định mua hàng của đối tƣợng nghiên
cứu là nhóm bạn bè (chiếm 40% ), 30% chịu
ảnh hƣởng của gia đình, có khoảng 20% cho
rằng là tự mình quyết định, 8% do ngƣời bán
và chỉ có 2% cho rằng chịu ảnh hƣởng của
những khách hàng cùng mua khác. Kết quả
nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với thực tế của
đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn
là sinh viên của các trƣờng đại học và cao
đẳng, sống xa gia đình. Đặc biệt, ngƣời tiêu
dùng ở độ tuổi này rất quan tâm tới việc bạn
bè nhìn nhận trang phục của mình ra sao. Họ
thích mình ngày một mới lạ và đẹp lên trong
mắt ngƣời xung quanh. Đó chính là lý do tại
sao khi mua quần áo, họ thƣờng có bạn bè đi
cùng để tƣ vấn.
Nguồn thông tin về sản phẩm
Biểu đồ 1. Hình thức tìm kiếm thông tin
về sản phẩm
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra tháng 10/2009
Chúng tôi quan tâm tới việc đối tƣợng nghiên
cứu tìm kiếm thông tin về sản phẩm từ đâu.
Có tới 30% khách hàng biết tới nhãn hiệu
quần áo thông qua bạn bè, qua truyền hình
23%, qua báo chí 13%, pano quảng cáo 14%,
hội chợ 11% và 9% các nguồn khác. Kết quả
nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với kết luận ở
trên và với thực tế của đối tƣợng nghiên cứu
đó là phần lớn đối tƣợng nghiên cứu hiện đang
sống tập trung và chịu ảnh hƣởng của môi
trƣờng tập thể, nên thông tin từ ngƣời quen và
bạn bè là nguồn thông tin chính về sản phẩm.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
quần áo của người tiêu dùng trẻ
Số liệu điều tra trong nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy các yếu tố nhƣ chất liệu, kiểu
dáng và giá cả có ảnh hƣởng rất quan trọng
tới ngƣời tiêu dùng trong việc quyết định mua
sản phẩm quần áo. Về chất liệu, có tới 38%
khách hàng cho rằng chúng có ảnh hƣởng rất
lớn tới việc lựa chọn và quyết định mua của
họ, quan trọng là 34%, bình thƣờng 20% và
không quan trọng chỉ chiếm có 8%. Về kiểu
dáng, có 33% khách hàng nghĩ là rất quan
trọng, có tới 43% cho là quan trọng, bình
Báo chí
13%
Hội trợ
11%
Bạn bè
30%
Truyền hình
23%
Pa o quảng
cáo
14%
Khác
9%
Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 14 - 18
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
thƣờng 20% và không quan trọng 4%. Về giá,
rất quan trọng chiếm 30%, quan trọng là 34%,
bình thƣờng 30%, không quan trọng là 6%.
Khi xem xét từ khía cạnh hành vi, chúng tôi
không tìm thấy sự khác nhau về độ tuổi, cũng
nhƣ thu nhập đối với các yếu tố ảnh hƣởng tới
quyết định mua. Điều này có thể do nhóm
nghiên cứu của chúng tôi có đặc điểm tƣơng
đối đồng nhất về độ tuổi cũng nhƣ thu nhập.
Biểu đồ 2. Yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định mua sắm
(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra tháng 10/2009)
Đối với ngƣời tiêu dùng ở lứa tuổi nghiên
cứu, thu nhập của họ chƣa cao nhƣ ở một số
trung tâm thành phố lớn khác trong nƣớc,
cho nên nhân tố giá có ảnh hƣởng lớn trong
quyết định mua sắm sản phẩm. Sự biến
động nhỏ về giá cũng ảnh hƣởng lớn tới
quyết định mua của họ.
Ngƣời mua thƣờng không có nhiều thông
tin về sản phẩm nên việc xem xét giá cả đối
với họ là vấn đề đáng lƣu tâm. Khách hàng
sẽ tìm kiếm những hàng hoá cùng mẫu
giống nhau, so sánh giá bán giữa các cửa
hàng và quyết định mua tại nơi có giá thấp
nhất hoặc là cửa hàng cuối cùng có giá bằng
hoặc chênh lệch chút ít.
Thƣơng hiệu có mức ảnh hƣởng không lớn tới
ngƣời tiêu dùng ở độ tuổi này và đa số họ cho
rằng mức ảnh hƣởng là bình thƣờng chiếm
42%, không quan trọng là 14% và rất quan
trọng chỉ có 8%. Điều đáng ngạc nhiên là có
tới 46% số khách hàng trong nghiên cứu của
chúng tôi coi việc khuyến mại là vấn đề bình
thƣờng đối với các quyết định mua của họ và
chỉ có 28 % coi là quan trọng. Điều này có
thể thấy xu hƣớng thay đổi trong cách tiêu
dùng của khách hàng ở độ tuổi này. Họ
không chú trọng nhiều tới những sản phẩm
khuyến mại hay hạ giá khi sản phẩm đã
không còn hợp thời trang.
Tâm lý của khách hàng khi đi mua tại các
shop thời trang thì sản phẩm quần áo thƣờng
đƣợc đảm bảo chất lƣợng hơn so với việc
mua hàng ngoài chợ và hàng bán lẻ ngoài lề
đƣờng. Khi lựa chọn các sản phẩm khác nhau
ngƣời mua cũng có thái độ khác nhau, đặc
biệt đối tƣợng nghiên cứu là những ngƣời đã
đi làm, khi mua những bộ công sở khác hàng
lựa chọn rất kỹ và bỏ rất nhiều công sức, thời
gian để tìm kiếm chúng. Theo họ, chỉ có chọn
hàng ở các shop danh tiếng và lớn thì mới
đảm bảo và mang cho họ sự an toàn, thể hiện
đƣợc phong cách riêng của bản thân và giúp
họ thấy tự tin hơn.
Khi đƣợc hỏi nếu có thêm thu nhập, khoản
tiền đó để đƣợc làm gì? Câu trả lời là mua
sắm quần áo chiếm tới 40% số mẫu nghiên
cứu, 30% dành cho đi du lịch và 11% dùng
để tiết kiệm và 19% dùng cho các mục đích
khác. Điều này cho thấy (1) thời trang là mối
quan tâm lớn của ngƣời tiêu dùng trẻ ở độ
tuổi này và (2) thu nhập đóng vai trò tƣơng
đối quan trọng trong các quyết định mua sắm
quần áo, số lƣợng sản phẩm và chất lƣợng sản
phẩm cần mua. Đây là vấn đề hỏi các nhà
quản trị cần phải chú ý và quan tâm đặc biệt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố
nhƣ kiểu dáng hợp thời trang, mầu sắc sản
phẩm đa dạng, chất liệu vải tốt và giá cả phải
chăng ảnh hƣởng tới quyết định mua của
ngƣời tiêu dùng ở độ tuổi nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thành phố Thái Nguyên là một trong những
trung tâm văn hoá lớn của khu vực phía Bắc,
nơi tập trung rất nhiều trƣờng đại học, cao
đẳng, và trung cấp dạy nghề, các công ty sản
xuất và thƣơng mại… điều đó đồng nghĩa là
nơi đây tập trung một lƣợng lớn khách hàng
tƣơng đối trẻ trung, năng động. Sự lựa chọn
đối với quần áo của giới trẻ từ 18-25 tuổi tập
trung vào áo sơ mi và quần bò, những sản
phẩm mang cho họ phong cách khoẻ, trẻ và
rất phù hợp với tính chất công việc: học tập,
làm việc và giao tiếp xã hội. Khi lựa chọn sản
phẩm, ngƣời tiêu dùng độ tuổi thanh niên từ
18 - 25 quan tâm nhiều tới chất liệu, giá cả,
kiểu dáng và màu sắc của sản phẩm trong các
quyết định mua của họ.
Một số kiến nghị
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Giá Kiểu
dá g
Thương
hiệu
Quà
khuyến
mãi
Chất liệu
Yếu tố ả h hưởng
%
n
gư
ờ
i l
ự
a
ch
ọn
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 14 - 18
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời tiêu dùng trong việc lƣ̣a chọn và mua sắm quần áo ở thành phố Thái
Nguyên thì việc phát triển mô hình siêu thị và shop thời trang chuyên nghiệp là rất cần thiết và đáp ứng
xu hƣớng tiêu dùng hiện nay.
Do đặc điểm của đoạn thị trƣờng là thích sự đa dạng và giá cả phải chăng, việc sản xuất và kinh doanh
sản phẩm phục vụ cho đối tƣợng này nên tập trung chú ý đến việc thiết kế sản phẩm và giá phù hợp với
khả năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng ở độ tuổi này.
Ảnh hƣởng của nhóm bạn bè tới quyết định mua của ngƣời tiêu dùng là tƣơng đối lớn, việc tạo ra lời nói
truyền miệng từ bạn bè là một yếu tố quan trọng quyết định hành vi mua của ngƣời tiêu dùng trẻ. Thái độ
phục vụ của nhân viên bán hàng và bầu không khí của cửa hàng đóng vai trò quan trọng trong quyết định
mua sắm của đối tƣợng nghiên cứu. Việc đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm,
cách trƣng bày sản phẩm và tạo bầu không khí thoải mái của cửa hàng là một vấn đề mà các nhà kinh
doanh sản phẩm quần áo cho ngƣời tiêu dùng trẻ độ tuổi thành niên cần quan tâm.
Để kích thích tiêu dùng nội địa có hiệu quả, các doanh nghiệp thƣơng mại cần đảm bảo hàng hóa phong
phú, sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đảm bảo chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, lòng tin
của ngƣời tiêu dùng. Để thực hiện mục tiêu trên, các doanh nghiệp cần tập trung vào một số giải pháp cơ
bản: Tổ chức lực lƣợng chuyên trách nắm bắt thƣờng xuyên thông tin về nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng
về sản phẩm. Từ đó, xây dựng các chƣơng trình marketing thích hợp nhằm tạo ra những sản phẩm có khả
năng cạnh tranh và phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trƣờng hiện tại, đƣa ra các sản phẩm dịch vụ mới
đáp ứng thị hiếu và thu hút sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Minh Đạo (2006). Marketing căn bản. Nxb Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân.
[2]. Philip Kotler (2003). Marketing căn bản. Nxb Thống kê. Tài liệu dịch.
[3]. Shifman, Leon và cộng sự (2003). Hành vi ngƣời tiêu dùng. Nxb Prentice Hall.
[4]. http.www.nguoitieudungthongminh.vn.index.php
http.www.nguoitieudung.com.vn/index.php
SUMMARY
STUDY ON FACTORS INFLUENCING PURCHASING BEHAVIOR OF YOUNG CONSUMERS AT
AGES OF 18 – 25 TO CLOTHING PRODUCTS IN THAI NGUYEN CITY
Nguyen Thi Gam
School College of Economics and Business Administration - , Thai Nguyen UniversityTNU
Understanding customer psychology and predicting their potential needs are one of the important factors for success.
Study on consumer behavior helps companies to produce and sell products more quicky and effectively, particularly for
clothing products in Thai Nguyen. Our research findings showed that factors such as fashionable design, diversified
color, good meterials and reasonable price are important factors influencing buying decision of the young consumers at
ages of 18 - 25
Key words: Consumer behavior, clothing, factors influencing consumer behaviour, buying decision process, Thai
Nguyen City.
Tel: 0912805980, Email: ntgam@yahoo.com