Báo cáo Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền tự động xử lý lông vũ và sản xuất đạm hấp thu từ lông vũ phế thải

Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền tự động xử lý lông vũ và sản xuất đạm hấp thu từ lông vũ phế thải” mã số KC.03.15 có các mục tiêu sau: • Thiết kế chế tạo dây chuyền tự động để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất. • Hệ thống thiết bị xử lý cho phép tạo nguồn đạmchăn nuôi từ lông vũ phế thải với giá thành rẻ, chất lượng cao để thay thế nguồn đạm bột cá không ổn định về số lượng và chất lượng, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi và mở rộng sản phẩm đạm cho các lĩnh vực khác. Hệ thống SX không có phế thải, góp phần xử lý rác thải môi trường, làm sạch môi trường. Đề tài đã thực hiện cácnội dung đăng ký và thu được các kết quả sau: • Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị xử lý lông vũ phế thải – đã đăng ký bằng sáng chế. • Nghiên cứu thiết kế chế tạo và đưa vào vận hành lần đầu tiên ở Việt nam một dây chuyền tự động hoá sản xuất đạm hấp thu từ lông vũ phế thải: - Dây chuyền tự động có các vòng điều khiển xử lý sơ bộ, vòng điều khiển chính, điều khiển trung hoà, điều khiển cô đặc và các phần điều khiển liên quan, được thiết kế trên cơ sở công nghệ xử lý lông vũ. - Thiết bị điều khiển xây dựng trên cơ sở các PLC, nối mạng với máy tính, cho phép điều khiển theo chương trình quá trình xử lý theo hàmxử lý công nghệ, cho phép xử lý lông vũ phế thải với hiệu suất 100%, không có phế thải, không gây ô nhiễm môi trường, giá thành sản phẩm rẻ so với sản phẩm đạm tương đương (bột cá). • Hệ thống đã được đưa vào SX thử nghiệm. Cácsản phẩm đạm hấp thu đã được kiểm định không có độc tố, đạt yêu cầu sử dụng cho chăn nuôi. Hệ thống thiết bị xử lý cho phép tạo nguồn đạm chăn nuôi từ lông vũ phế thải với giá thành rẻ, chất lượng cao để thay thế nguồn đạm bột cá không ổn định về số lượng và chất lượng, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi và mở rộng sản phẩm đạm cho các lĩnh vực khác. Hệ thống SX không có phế thải, góp phần xử lý rác thải môi trường, làm sạch môi trường. • Dây chuyền công nghệ đã được kiểm tra về an toàn, không gây ô nhiễm môi trường, không có phế thải. • Xúc tiến bước đầu chuyển giao cho các cơ sở sản xuất

pdf129 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền tự động xử lý lông vũ và sản xuất đạm hấp thu từ lông vũ phế thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HOÁ KC.03 VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ – TIN HỌC – TỰ ĐỘNG HOÁ PHÂN VIỆN TP.HCM Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO DÂY CHUYỀN TỰ ĐỘNG XỬ LÝ LÔNG VŨ VÀ SẢN XUẤT ĐẠM HẤP THU TỪ LÔNG VŨ PHẾ THẢI Mã số KC.03.15 Chủ nhiệm đề tài : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lâm 6175 10/11/2006 Tp.HCM tháng 05-2005 BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HOÁ KC.03 VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ – TIN HỌC – TỰ ĐỘNG HOÁ PHÂN VIỆN TP.HCM Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO DÂY CHUYỀN TỰ ĐỘNG XỬ LÝ LÔNG VŨ VÀ SẢN XUẤT ĐẠM HẤP THU TỪ LÔNG VŨ PHẾ THẢI Mã số KC.03.15 Chủ nhiệm đề tài : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lâm Bản thảo viết xong ngày 30-05-2005 Tài liệu này được chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện đề tài cấp nhà nước mã số KC-03-15 Tp.HCM tháng 05-2005 i DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN TT Họ và tên Chức danh Cơ quan – đơn vị 1 Nguyễn Ngọc Lâm PGs.Ts., CNĐT Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 2 Lê Quốc Hà Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 3 Đỗ Quang Minh Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 4 Trần Khánh Ninh Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 5 Vũ Thanh Tùng Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 6 Phan Hữu Hải Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 7 Nguyễn Quang Long Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 8 Phùng văn Xiêm KTV Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 9 Phan Mạnh Hùng KTV Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 10 Nguyễn Văn Chiến Thắng KTV Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 11 Trương Cao Ngộ Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 12 Ngô Văn Thành Ts Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 13 Văn Đình Phúc Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 14 Nguyễn Quốc Hà Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 15 Hồ Đắc Bằng Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 16 Nguyễn Chí Lâm Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 17 Trần Viết Tâm Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 18 Nguyễn Văn Bình Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 19 Nguyễn Trọng liêm KTV Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 20 Trần Vũ Dương KTV Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 21 Đặng Việt Tiến Ks Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 22 Lê Thị Thanh Tân KT Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 23 Lê Thị Thanh Tâm KT Phân Viện NC ĐT-TH-TĐH Tp.HCM 24 Văn Thị Hạnh Ts Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Tp.HCM 25 Nguyễn Thị Thu Hằng Ks Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Tp.HCM 26 Nguyễn Thị Hồng Vân Ks Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Tp.HCM 27 Đặng Hữu Dũng PCN Khoa CK Đại Học Nông Lâm Tp.HCM 28 Trà Nhu Giang GĐ Công ty Công ty TNHH Sơn Hoàng ii PHẦN MỞ ĐẦU BÁO CÁO TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền tự động xử lý lông vũ và sản xuất đạm hấp thu từ lông vũ phế thải” mã số KC.03.15 có các mục tiêu sau: • Thiết kế chế tạo dây chuyền tự động để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất. • Hệ thống thiết bị xử lý cho phép tạo nguồn đạm chăn nuôi từ lông vũ phế thải với giá thành rẻ, chất lượng cao để thay thế nguồn đạm bột cá không ổn định về số lượng và chất lượng, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi và mở rộng sản phẩm đạm cho các lĩnh vực khác. Hệ thống SX không có phế thải, góp phần xử lý rác thải môi trường, làm sạch môi trường. Đề tài đã thực hiện các nội dung đăng ký và thu được các kết quả sau: • Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị xử lý lông vũ phế thải – đã đăng ký bằng sáng chế. • Nghiên cứu thiết kế chế tạo và đưa vào vận hành lần đầu tiên ở Việt nam một dây chuyền tự động hoá sản xuất đạm hấp thu từ lông vũ phế thải: - Dây chuyền tự động có các vòng điều khiển xử lý sơ bộ, vòng điều khiển chính, điều khiển trung hoà, điều khiển cô đặc và các phần điều khiển liên quan, được thiết kế trên cơ sở công nghệ xử lý lông vũ. - Thiết bị điều khiển xây dựng trên cơ sở các PLC, nối mạng với máy tính, cho phép điều khiển theo chương trình quá trình xử lý theo hàm xử lý công nghệ, cho phép xử lý lông vũ phế thải với hiệu suất 100%, không có phế thải, không gây ô nhiễm môi trường, giá thành sản phẩm rẻ so với sản phẩm đạm tương đương (bột cá). • Hệ thống đã được đưa vào SX thử nghiệm. Các sản phẩm đạm hấp thu đã được kiểm định không có độc tố, đạt yêu cầu sử dụng cho chăn nuôi. Hệ thống thiết bị xử lý cho phép tạo nguồn đạm chăn nuôi từ lông vũ phế thải với giá thành rẻ, chất lượng cao để thay thế nguồn đạm bột cá không ổn định về số lượng và chất lượng, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi và mở rộng sản phẩm đạm cho các lĩnh vực khác. Hệ thống SX không có phế thải, góp phần xử lý rác thải môi trường, làm sạch môi trường. • Dây chuyền công nghệ đã được kiểm tra về an toàn, không gây ô nhiễm môi trường, không có phế thải. • Xúc tiến bước đầu chuyển giao cho các cơ sở sản xuất. iii MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG CHÍNH BÁO CÁO Trang Mở đầu 1 Chương 1 Phần lý thuyết 3 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 3 1.2 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu 4 1.2.1 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu 4 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật đã sử dụng 5 1.2.3 Tính mới, tính sáng tạo và những nét độc đáo của đề tài 5 Chương 2 Thiết kế mô hình 6 2.1 Xây dựng mô hình hệ thống 6 2.1.1 Mô hình hoá quy trình công nghệ xử lý, xác định những vòng điều khiển tự động chủ yếu 6 2.1.1.1 Quy trình công nghệ xử lý lông vũ phế thải 6 2.1.1.2 Xác định những vòng điều khiển tự động chủ yếu 9 2.1.2 Xây dựng mô hình thiết bị tự động để xử lý lông vũ phế thải 10 2.2 Thiết kế hệ thống thiết bị dây chuyền và hệ điều khiển tự động 12 2.2.1 Tính toán công suất sản xuất và lựa chọn cấu hình thiết bị 12 2.2.2 Thiết kế hệ thống điều khiển 15 2.2.2.1 Xây dựng cấu hình điều khiển 15 2.2.2.2 Vòng điều khiển xử lý sơ bộ 16 2.2.2.3 Vòng điều khiển chính 19 2.2.2.4 Vòng điều khiển trung hoà 23 2.2.2.5 Vòng điều khiển cô đặc dịch đạm 26 2.2.2.6 Các thiết bị khác 29 Chương 3 Kết quả nghiên cứu – thiết kế 30 3.1 Nhà xưởng 30 3.2 Hệ thống xử lý lối vào 33 3.3 Hệ thống xử lý chính 42 3.4 Hệ thống trung hoà 48 3.5 Hệ thống cô đặc dịch đạm 51 3.6 Kết quả thực nghiệm và ứng dụng 53 3.7 Kết quả lựa chọn tối ưu công nghệ sản xuất 63 3.7 Các kết quả nghiên cứu phục vụ triển khai ứng dụng 72 Kết luận và kiến nghị 79 Phụ lục hồ sơ Phụ lục 1HS Hồ sơ xin cấp bằng sáng chế iv Phụ lục 2HS Hồ sơ kết quả phân tích - kiểm định sản phẩm Phụ lục 3HS Hồ sơ kiểm tra an toàn – độc hại Phụ lục kỹ thuật Phụ lục 1KT Thiết bị thí nghiệm xác định vai trò các vòng điều khiển Phụ lục 2KT Tài liệu thiết kế hệ thống lối vào Phụ lục 3KT Tài liệu thiết kế hệ thống xử lý chính Phụ lục 4KT Tài liệu thiết kế hệ thống trung hoà Phụ lục 5KT Tài liệu thiết kế hệ thống cô đặc Phụ lục 6KT Tài liệu phần mềm điều khiển v BẢNG CHÚ GIẢI (Viết tắt, ký hiệu,…) Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt AC Alter. Current Xoay chiều Box Tủ điều khiển DC Dirrect Current Một chiều ĐK Điều khiển KHKT Khoa học kỹ thuật MAN Manual Bằng tay P Pressure Aùp suất PLC Programmable Logic Controller Bộ điều khiển logic khả trình PC Personal Computer Máy tính cá nhân PPI Point to Point Interconnection Kết nối điểm – điểm PROG Programmable Tự động theo chương trình SX Sản xuất SX-KD Sản xuất kinh doanh T Temperature Nhiệt độ TĐH Tự động hoá SW Switch Chuyển mạch 1 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH BÁO CÁO MỞ ĐẦU Đề tài được đặt ra nhằm các mục tiêu sau: • Thiết kế chế tạo dây chuyền tự động để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất. • Hệ thống thiết bị xử lý cho phép tạo nguồn đạm chăn nuôi từ lông vũ phế thải với giá thành rẻ, chất lượng cao để thay thế nguồn đạm bột cá không ổn định về số lượng và chất lượng, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi và mở rộng sản phẩm đạm cho các lĩnh vực khác. Hệ thống SX không có phế thải, góp phần xử lý rác thải môi trường, làm sạch môi trường. Mục đích và đối tượng sử dụng: sử dụng cho các cơ sở SX đạm cho chăn nuôi. Các nội dung nghiên cứu cơ bản 1. Mô hình hoá quy trình công nghệ xử lý, xác định những vòng điều khiển tự động chủ yếu: - Vòng điều khiển xử lý sơ bộ. - Vòng điều khiển chính. Xác định hàm điều khiển động. - Các phần điều khiển liên đới: phục vụ tiết kiệm năng lượng, kiểm soát chất lượng sản phẩm, chống ô nhiễm môi trường. 2. Xây dựng mô hình thiết bị tự động để xử lý lông vũ phế thải: Lông vũ phế thải được xay nghiền nhỏ để có thể bơm chuyển trong dây chuyền tự động hoá. Lông vũ được xử lý sơ bộ và được trung tâm điều khiển tự động kiểm soát liều lượng hoá chất pha trộn và điều khiển khuấy. Sau đó lông vũ được đun sôi và đưa vào bồn xử lý chính với hệ thống điều khiển tự động. Các thông số xử lý gồm áp suất, nhiệt độ cần được điều khiển theo một hàm ứng với quy trình công nghệ trong suốt thời gian xử lý. Hệ điều khiển tự động luôn theo dõi các thông số này thông qua các cảm biến và bộ kiểm tra trạng thái để điều khiển hệ xử lý. Khi công đoạn xử lý đã hoàn tất, thành phẩm dạng lỏng lối ra sẽ được hệ thống điều khiển kiểm soát độ pH để điều khiển quá trình trung hoà. Sản phẩm dịch trung tính được bơm chuyển hệ thống cô đặc. Các công đoạn tiếp theo sau cô đặc là phối trộn phụ gia (đảm bảo hàm lượng đạm 50%, cao hơn tỷ lệ đạm trong bột cá), sấy, nghiền, kiểm tra chất lượng và đóng bao. 3. Nghiên cứu thiết kế hệ thống thiết bị tự động hoàn chỉnh, tối ưu để tạo sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, không phế thải, sản xuất không gây ô nhiễm môi trường. - Vòng điều khiển xử lý sơ bộ : điều khiển định lượng nồng độ pha chế và điều khiển khuấy định thời. Xây dựng trên 1 cụm với hệ ĐK logic khả trình (PLC). - Vòng điều khiển chính điều khiển các thông số mức, áp suất, nhiệt độ theo chương trình. Xây dựng trên 1 cụm với hệ ĐK logic khả trình (PLC). - Vòng điều khiển trung hoà: thực hiện đo kiểm độ pH và điều khiển bơm acid để trung hoà dịch ra từ bồn xử lý chính. Xây dựng trên 1 cụm với hệ ĐK logic khả trình (PLC). 2 - Vòng điều khiển cô đặc: điều khiển hệ thống sấy – bay hơi và cô đặc. Xây dựng trên 1 cụm với hệ ĐK logic khả trình (PLC). 4. Trên cơ sở hệ thống tự động, tiến hành nghiên cứu hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ để đạt hiệu suất xử lý 100%. Bằng cách lập trình trên hệ thống điều khiển, tiến hành thay đổi các thông số công nghệ (áp suất, nhiệt độ, pH, … điều khiển thay đổi thông số động học trong thời gian xử lý), từ đó xác định quy trình xử lý tối ưu. Bổ sung các phần tử công nghệ cần thiết để đạt hiệu suất 100%. 5. Tổ chức SX tạo sản phẩm trên dây chuyền. Cung cấp sản phẩm đạm hấp thu cho các cơ sở chăn nuôi thử nghiệm để khẳng định tính hiệu quả và ổn định của hệ thống. Tổ chức sản xuất 100kg/ngày trong những tháng đầu, sau đó tăng tới 1 tấn/ngày trong 6 tháng tiếp theo. 6. Trên cơ sở hệ thống hoạt động ổn định, triển khai từng bước các hoạt động chuyển giao hệ thống thiết bị và công nghệ cho các cơ sở sản xuất. Tổ chức cho một số đơn vị đã có quan tâm, hoặc đã sản xuất thử song chưa thành công đến hội thảo, tham quan. Tiến tới ký kết hợp đồng chuyển giao hệ thống thiết bị và công nghệ. 7. Tạo tiền đề để mở rộng sản phẩm. Tiến tới xây dựng những hệ thống thiết bị tự động hoá để từ đạm hấp thu có thể tiến tới SX những sản phẩm có giá trị cao hơn (như các axit amin chứa nhiều trong lông vũ). 3 CHƯƠNG 1. PHẦN LÝ THUYẾT 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Tính cấp thiết của đề tài Trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, thành phần đạm hiện nay sử dụng bột cá biển (chiếm 10-30% thành phần dinh dưỡng). Do vậy, việc chăn nuôi bị phụ thuộc mạnh vào mùa đánh bắt cá hoặc đòi hỏi phải tích trữ đạm và bảo quản công phu nhằm tránh hư hỏng, nấm, mốc và sinh độc tố. Khi thiếu đạm còn phải nhập ngoại. Điều này gây khó khăn nghề chăn nuôi và ảnh hưởng không ít đến giá thành sản phẩm. Việc tạo nguồn đạm tại chỗ, chất lượng cao, thay cho bột đạm cá biển là hết sức cần thiết. Các phế thải dạng móng, lông, tóc,… của động vật ở các cơ sở SX thực phẩm ở Tp.HCM hiện nay khoảng 250 tấn/ngày. Riêng lông vũ, theo báo cáo của XN Lông vũ Xuất khẩu TP.HCM, khu vực Tp.HCM và các tỉnh phía Nam hàng năm loại ra hàng nghìn tấn lông vũ phế thải. Các phế thải nói trên tuy thực chất là nguồn đạm to lớn, song không thể dùng trực tiếp cho bất cứ việc gì, kể cả làm phân bón. Đó là vì chúng rất khó phân huỷ và có thể tồn tại trong thực tế ở dạng tích tụ, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường và ngày càng ảnh hưởng đến quá trình SX và đời sống. Lông vũ phế thải có chứa hàm lượng protein tổng số rất cao (70-80%) /1/ song tồn tại ở dạng keratine rất bền vững và không tan trong nước, vì vậy không thể sử dụng chúng trực tiếp như nguồn đạm hấp thu. Việc nghiên cứu và đưa ra mô hình thiết bị tự động sản xuất nhằm biến lông vũ phế thải thành nguồn đạm hấp thu có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn. Việc xử lý thành công lông vũ sẽ tận dụng nguồn phế thải, tạo nguồn đạm cho chăn nuôi, làm sạch môi trường. Ngoài ra, trong đạm từ lông vũ có chứa hàm lượng đáng kể của nhiều loại axit amin mà hiện nay vẫn phải nhập ngoại. Nếu tiếp tục phát triển công trình này có thể đem lại hiệu quả kinh tế to lớn. Ngoài nước: Ở nhiều nước trên thế giới, việc đẩy mạnh xử lý phế thải để tạo nguồn nguyên liệu cho SX và đời sống rất được chú trọng. Đối với những phế thải dạng tích tụ như lông vũ, xử lý chúng còn là yêu cầu cấp thiết để làm sạch môi trường. Tuy nhiên công nghệ xử lý thường không được phổ biến. Nhiều nước phải tốn kinh phí đem chôn các phế thải này. Keratin có thể thuỷ phân bằng enzyme đặc hiệu sau khi làm nhạy hoá bằng dimethyl formamide cho hiệu suất ~ 38% /2/. Các phương pháp xử lý bằng phương tiện vật lýù như chiếu xạ gamma làm đứt gẫy liên kết của keratine có thể đạt hiệu suất cao (~90% ở liều chiếu 50Mrad) /3-4/ . Tuy nhiên giá thành các sản phẩm của các công nghệ này cao, không thích hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Ở Nhật Bản, người ta sử dụng công nghệ xử lý giá thành cao để tạo ra sản phẩm cao cấp là các axit amin. Công nghệ này đã được bán cho Ấn Độ thông qua xây dựng nhà máy SX 2000 tấn/năm. Trong nước: 4 Vấn đề xử lý các phế thải môi trường thành nguyên liệu tái sử dụng đã được các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, SX và môi trường trong nước quan tâm. Đối với vấn đề xử lý lông vũ phế thải cho đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu nào được đưa vào áp dụng. Việc xây dựng một công nghệ xử lý các lông vũ phế thải thành nguồn nguyên liệu đạm chăn nuôi giá rẻ, chất lượng tốt có ý nghĩa thực tiễn to lớn, làm tăng của cải xã hội đồng thời góp phần cải thiện môi trường. Từ trước 1975, tại Xý nghiệp Xuất Khẩu Lông Vũ Q.8 Tp.HCM đã lắp đặt 1 dây chuyền của Mỹ để xay nghiền có xử lý nhiệt, đóng bao bột lông vũ phế thải. Các sản phẩm này đã được thử nghiệm làm phân bón và pha trộn thức ăn gia súc, song không thu được kết quả thực tế vì sản phẩm chưa xử lý, còn ở dạng không tan, không hấp thu ở dạng thức ăn hoặc phân bón. Số bột lông vũ do vậy tồn đọng trong quá trình SX ngày càng tăng. Năm 1997 đã được xuất thành dạng nguyên liệu sang Nhật. Năm 1993, UB KHKT Tp.HCM cũng tổ chức triển khai 1 đề tài xử lý lông vũ thành đạm hấp thu (do GS.TS Nguyễn Văn Huyên chủ nhiệm). Đề tài này đã được nghiệm thu với kết quả âm – cho kết luận không thể xử lý lông vũ thành dạng hấp thu, vì sản phẩm cô đặc có dạng keo nhựa đường không hoà tan do kết quả của quá trình polimer hoá ngược. Từ năm 1991 một số nhà nghiên cứu sinh học đã tiến hành xử lý lông vũ, trong đó thực hiện công nghệ chiếu xạ gamma kết hợp với thuỷ phân trên các thiết bị thủ công hiệu suất chỉ đạt 30-40% /5/ . Tuy nhiên, việc ứng dụng nguồn Gamma có tại Trung tâm Chiếu Xạ Tp.HCM hiện nay để chiếu xạ phải chịu giá thành cao (~700.000 Đ/ m3 chiếu xạ) nên không thể triển khai thực tế được. Các nghiên cứu tiếp theo tiến hành theo phương án thuỷ phân đặc biệt kết hợp xử lý bằng các phương tiện vật lý. 1.2. LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU • Xử lý lông vũ các loại (đạm không tan) thành đạm hấp thu. • Sử dụng quy trình thuỷ phân đặc biệt Quy trình công nghệ xử lý lông vũ trên nguyên tắc thuỷ phân đã được Nhóm công nghệ sinh học nghiên cứu với kết quả như sau: - Xử lý sơ bộ lông vũ bằng cách ngâm với xút loãng trong thời gian 48 giờ, có khuấy đảo. Tỷ lệ 1kg lông vũ – 7 kg nước. - Xử lý chính bằng áp suất trong khoảng 2-3 at và nhiệt độ theo một quy trình có điều chỉnh trong 4 giờ nhằm cắt mạch keratin và chống polimer hoá ngược. Trong công đoạn này, đạm không tan trong lông vũ chuyển thành đạm hấp thu. - Trung hoà dịch lối ra từ xử lý chính bằng acid. - Tách phần nước trong dịch bằng sấy cô. - Để có thể sử dụng trực tiếp cho chăn nuôi - tương đương bột cá (40-50% đạm), sản phẩm được bổ sung phụ gia để đạt hàm lượng đạm 50%. Theo khuyến cáo của các nhà chăn nuôi thì cao lanh là tốt nhất, giúp cho hệ tiêu hoá, chống bệnh tiêu chảy của gia súc gia cầm. 5 • Xây dựng dây chuyền công nghệ xử lý dạng SX công nghiệp Các kết quả thí nghiệm cho thấy để có thể xử lý tối ưu cần phải tự động hoá các công đoạn xử lý. Việc sử dụng ban đầu một số thiết bị tự động với sự tham gia của Viện Điện tử – Tin học – Tự động hoá cho thấy hiệu suất xử lý đạt đến 70%. Các sản phẩm đạm hấp thu từ các nghiê
Tài liệu liên quan