Công văn số 4222/UBT của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 29/10/1998
gửi các Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học
công nghệ và Môi trường đề nghị giúp tỉnh tiến hành xây dựng dự án chống xói lở, ổn
định bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa.
2 - Tờ trình số 232/ VKHTLMN ngày 30/10/1998 của Viện khoa học Thủy lợi
miền Nam gửi Bộ Nông nghiệp & PTNT đề nghịxin được lập báo cáo nghiên cứu khả
thi dự án chống xói lở, ổn định bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa.
3 - Công văn số 2926/BKHCN MT-XH-TN củaBộ Khoa học công nghệ và Môi
trường gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 13/11/1998 nhất trí cần thiết xây dựng
và thực hiện dự án chống xói lở nhằm ổn định bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố
Biên Hòa.
4 - Công văn số 423/ UBT ngày 28/01/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
gửi Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Khoa học công nghệ & Môi trường giao
cho Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Nai chủ trì cùng với Sở Khoa học công nghệ &
Môi trường tổ chức thực hiện lập báo cáo chống xói lở nhằm ổn định bờ sông Đồng Nai
khu vực thành phố Biên Hòa.
5 - Công văn số 3377/UBT ngày 12/8/1999 củaỦy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
gửi Giám đốc: Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch Đầu tư, Địa chính, Sở Xây dựng,
Sở Tài chính Vật giá, Khoa học công nghệ & Môi trường, Cục Đầu tư phát triển giao
cho Ban Quản lý chuyên ngành Nông nghiệp & PTNT thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT
tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư công trình chống xói lở, ổn định bờ sông Đồng Nai khu vực
thành phố Biên Hòa.
82 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi để ổn định bờ lòng dẫn sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM
Chương trình bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP NHÀ NƯỚC – MÃ SỐ KC-08.29
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHCN ĐỂ ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN
HẠ DU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI - SÀI GÒN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
b¸o c¸o nghiªn cøu tiỊn kh¶ thi ®Ĩ ỉn
®Þnh bê lßng dÉn s«ng ®ång nai
khu vùc thµnh phè biªn hßa
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hoàng Văn Huân
Chủ nhiệm chuyên đề: ThS. Lê Văn Tuấn
Tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Thế Biên
ThS. Nguyễn Đức Vượng
ThS. Đặng Thanh Lâm
và các cán bộ Phòng NC động lực sông,
ven biển và công trình bảo vệ bờ
5982-12
21/8/2006
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU Trang
I. Các căn cứ lập báo cáo nghiên cứu khả thi 3
II. Các căn cứ khoa học công nghệ 3
III. Phương pháp nghiên cứu 5
IV. Các cơ quan tham gia lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi 5
CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
CHỐNG SẠT LỞ, ỔN ĐỊNH 2 BÊN BỜ SÔNG ĐỒNG NAI
KHU VỰC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI
I.1 - Tầm quan trọng của mục tiêu bảo vệ 6
I.2 - Quá trình sạt lở bờ sông, những thiệt hại do sạt lở
bờ sông gây ra và ảnh hưởng 6
I.3 - Tính cấp thiết và khả thi của dự án 10
I.4 - Nhiệm vụ của dự án 10
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
II.1 - Địa hình, địa mạo 12
II.2 - Đặc điểm địa chất 14
II.3 - Khí hậu, khí tượng khu vực thành phố Biên Hòa 20
II.4 - Chế độ thủy văn 20
CHƯƠNG III QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN LÒNG SÔNG VÀ CÁC ĐẶC
TRƯNG HÌNH THÁI SÔNG ĐỒNG NAI KHU VỰC THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA
III.1 - Phân tích hình thái lòng sông Đồng Nai đoạn
chảy qua thành phố Biên Hòa 27
III.2 - Quá trình lòng sông và những yếu tố ảnh hưởng 34
III.3 - Dự báo xu thế sạt lở bờ sông Đồng Nai đoạn chảy
ra khu vực thành phố Biên Hòa 38
CHƯƠNG IV NGHIÊN CỨU QUAI HOẠCH CHỈNH TRỊ SÔNG ĐỒNG
NAI KHU VỰC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
IV.1 - Yêu cầu của các ngành kinh tế, xã hội đối với
đoạn sông 39
IV.2 - Nghiên cứu xác định các tham số qui hoạch 40
IV.3 - Các phương án qui hoạch - Bố trí công trình 42
CHƯƠNG V THIẾT KẾ SƠ BỘ
V.1 - Công trình gia cố bờ 49
V.2 - Công trình hướng dòng, phân dòng 50
V.3 - Công trình bến 52
V.4 - Các giải pháp thi công 53
CHƯƠNG VI ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ CÁC NGÀNH KINH TẾ XÃ HỘI KHÁC CỦA
KHU VỰC
VI.1 - Môi trường không khí, môi trường nước, môi
trường đất, chất thải rắn và tiếng ồn 55
VI.2 - Hệ sinh thái cảnh quan 56
VI.3 - Cơ sở hạ tầng, giao thông 56
VI.4 - Sức khỏe cộng đồng 57
CHƯƠNG VII KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
VII.1 - Cơ sở về khối lượng 58
VII.2 - Biện pháp thi công 59
VII.3 - Cơ sở lập dự toán 59
VII.4 - Tổng hợp kinh phí các phương án 60
VII.5 - Tổng hợp kinh phí giai đoạn cấp bách 60
VII.6 - Tổng hợp kinh phí giai đoạn 1 60
CHƯƠNG VIII PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
VIII.1 - Cơ sở phân tích 61
VIII.2 - Phân tích các ưu, nhược điểm từng phương án 61
VIII.3 - Phân kỳ đầu tư 63
CHƯƠNG IX KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
I. CÁC CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI
1 - Công văn số 4222/UBT của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 29/10/1998
gửi các Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học
công nghệ và Môi trường đề nghị giúp tỉnh tiến hành xây dựng dự án chống xói lở, ổn
định bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa.
2 - Tờ trình số 232/ VKHTLMN ngày 30/10/1998 của Viện khoa học Thủy lợi
miền Nam gửi Bộ Nông nghiệp & PTNT đề nghị xin được lập báo cáo nghiên cứu khả
thi dự án chống xói lở, ổn định bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa.
3 - Công văn số 2926/BKHCN MT-XH-TN của Bộ Khoa học công nghệ và Môi
trường gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 13/11/1998 nhất trí cần thiết xây dựng
và thực hiện dự án chống xói lở nhằm ổn định bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố
Biên Hòa.
4 - Công văn số 423/ UBT ngày 28/01/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
gửi Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Khoa học công nghệ & Môi trường giao
cho Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Nai chủ trì cùng với Sở Khoa học công nghệ &
Môi trường tổ chức thực hiện lập báo cáo chống xói lở nhằm ổn định bờ sông Đồng Nai
khu vực thành phố Biên Hòa.
5 - Công văn số 3377/UBT ngày 12/8/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
gửi Giám đốc: Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch Đầu tư, Địa chính, Sở Xây dựng,
Sở Tài chính Vật giá, Khoa học công nghệ & Môi trường, Cục Đầu tư phát triển giao
cho Ban Quản lý chuyên ngành Nông nghiệp & PTNT thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT
tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư công trình chống xói lở, ổn định bờ sông Đồng Nai khu vực
thành phố Biên Hòa.
6 - Quyết định 5728/QĐ - CT.UBT của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
về phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí cho công tác khảo sát lập dự án tiền khả thi
chống xói lở, ổn định 2 bên bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa.
7 - Hợp đồng kinh tế số 117/1999/HĐKT ngày 20/10/1999 giữa Ban Quản lý dự
án chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT - Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Nai và
Viện khoa học Thủy lợi miền Nam về việc khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi dự án chống xói lở, ổn định 2 bên bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa.
II. CÁC CĂN CỨ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
II.1 - Các tiêu chuẩn tính toán - Thiết kế:
• TCVN 4116.85: Kết cấu BT & BTCT thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế.
• TCVN 1771.75: Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dày trong xây dựng.
• TCVN 2737.78: Tải trọng và tác dụng.
3
• TCVN 4253.86: Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế.
• TCVN 3993.85: Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu BT và BTCT.
Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
• TCXD 57.73: Tường chắn các công trình thủy công.
• 14TCN 84.91: Công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ.
• TCVN 5060.90: Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu để thiết kế.
II.2 - Tài liệu - Số liệu xuất phát:
II.2.1 - Tài liệu địa hình:
- Tài liệu bình đồ lòng sông tỷ lệ 1/2.000 đo năm 1993.
- Bình đồ lòng sông từ cù lao Rùa đến cù lao Ba Xang tỷ lệ 1/2.000 khu vực
thành phố Biên Hòa.
- Các mặt cắt ngang tỷ lệ 1/200 tại những khu vực xung yếu.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 đo năm 1967.
- Bản đồ không ảnh tỷ lệ 1/10.000 năm 1991 - 1993.
- Bản đồ không ảnh tỷ lệ 1/5.000.
II.2.2 - Tài liệu địa chất:
- Bản đồ địa mạo tân kiến tạo vùng Đông Nam bộ.
- Tài liệu 6 hố khoan địa chất năm 1993, từ cuối cù lao Rùa đến đầu cù lao Phố.
- Tài liệu 15 hố khoan địa chất dọc 2 bên bờ sông đoạn từ cầu Gềnh đến cù lao
Ba Sang tháng 12/1999.
- Tài liệu địa chất thu thập từ các công trình xây dựng 2 bên bờ sông Đồng Nai
khu vực thành phố Biên Hòa.
II.2.3 - Tài liệu thủy văn, bùn cát:
- Tài liệu của trạm thủy văn Biên Hòa, Nhà Bè, Phước Hòa (chủ yếu tài liệu
mực nước): tài liệu về lưu lượng, lưu tốc chỉ có một số năm hầu hết tập trung vào mùa
lũ.
- Tài liệu đo mới cục bộ: đợt đo tháng 6/1993 và tháng 11/1999 với các thủy trực
tại vị trí xung yếu và phân bố lưu tốc theo các mặt cắt.
- Tài liệu bùn cát nói chung là ít, không đồng bộ. Ở đây tài liệu đo mới là các
đợt đo vào tháng 6/1993 và tháng 11/1999.
II.2.4 - Tài liệu về kinh tế - xã hội:
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa đến năm 2020.
4
II.2.5 - Các tài liệu & kết quả nghiên cứu khoa học:
- Dự án Quy hoạch chỉnh trị sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa
(đoạn từ cù lao Rùa đến cầu Gềnh) do Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Nam bộ
thực hiện tháng 2/1994.
- Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ảnh hưởng công trình thượng nguồn (Trị An,
Thác Mơ, Phước Hòa, Dầu Tiếng …) đến hạ du sông sài Gòn” tháng 10/1995 (PGS. Lê
Ngọc Bích và nnk).
- Dự án điều tra biến đổi lòng dẫn hệ thống sông Cửu Long hạ du sông Đồng Nai
- Sài Gòn và định hướng các giải pháp kỹ thuật phòng chống xói lở giảm nhẹ thiên tai
(Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện tháng 12/1998).
- Quy hoạch Thủy lợi các tỉnh Đông Nam bộ do Phân viện Khảo sát Quy hoạch
Thủy lợi Nam bộ thực hiện.
- Sổ tay Kỹ thuật thủy lợi tập I, II, III - Nhà xuất bản Nông nghiệp 1984.
- Giáo trình Động lực học dòng sông - Nhà xuất bản Xây dựng 1995.
- Giáo trình Trị sông (dịch từ sách Trung Quốc) - NXB Khoa học & Kỹ thuật.
- Công trình bảo vệ bờ - Vụ Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều - Bộ Thủy
lợi - 1991.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn. chụp ảnh.
• Chỉnh lý, phân tích số liệu thực đo nhiều năm.
• Ứng dụng kỹ thuật giải đoán ảnh viễn thám.
• Ứng dụng các tiến bộ mới về vật liệu xây dựng, công nghệ thi công tiên tiến
trong thiết kế công trình bảo vệ bờ.
IV. CÁC CƠ QUAN THAM GIA LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI
- Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
- Cơ quan chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án C.N Nông nghiệp và PTNT
Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Nai
- Cơ quan thực hiện: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
Với sự phối hợp của: + Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Đồng Nai.
+ Sở Xây dựng Đồng Nai
+ Sở Giao thông công chính Đồng Nai
+ Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa
+ Phân viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ
5
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
CHỐNG SẠT LỞ, ỔN ĐỊNH 2 BÊN BỜ SÔNG ĐỒNG NAI
KHU VỰC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI
I.1 - TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỤC TIÊU BẢO VỆ
Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa với chiều dài 21km giữ vai trò cực
kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của thành phố Biên Hòa, của tỉnh Đồng Nai nói
riêng và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Qua sông là tuyến đường sắt
Bắc Nam (qua cầu Gềnh - cầu Rạch Cát), Quốc lộ 1A (qua cầu Đồng Nai), cầu Hóa An.
Dọc theo hai bên bờ sông là cơ quan Tỉnh, khu dân cư, khu thương mại, các nhà máy, xí
nghiệp, khu công nghiệp, cầu cảng, bến bãi … các trạm lấy nước cho sinh hoạt và nông
nghiệp của Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, việc khai thác hạ du sông Đồng Nai đã phát triển trên quy mô lớn với
diện tích rộng nhưng còn thiếu kế hoạch, quy hoạch và chưa đồng bộ đã và đang làm
cho quá trình quá trình xói bồi, biến hình lòng sông và sạt lở mái bờ sông theo chiều
hướng ngày càng xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân ven sông và phát triển
kinh tế xã hội.
Kết quả của hiện tượng sạt lở bờ sông Đồng Nai đã ảnh hưởng trực tiếp đến ổn
định khu dân cư, đến cơ sở hạ tầng, đến quy hoạch phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội,
tài nguyên, môi trường bền vững của thành phố Biên Hòa.
Để sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác dòng
sông Đồng Nai đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao của thành phố Biên Hòa cần
có một sự nghiên cứu toàn diện về các quy luật vận động của đoạn sông Đồng Nai, dự
báo những xu thế diễn biến, tình hình sạt lở để phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ
tính mạng và tài sản cho Nhà nước và nhân dân là vô cùng quan trọng. Đồng thời việc
lập qui hoạch chỉnh trị sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển thành phố, yêu cầu của các ngành kinh tế, ổn định đường bờ, tạo cơ sở
phát triển bền vững cho Thành phố Biên Hòa là thực sự cần thiết và cấp bách. Vì vậy
việc nghiên cứu lập dự án chống sạt lở, chỉnh trị ổn định sông Đồng Nai khu vực thành
phố Biên Hòa là đáp ứng những yêu cầu thực tế đặt ra không thể chậm trễ được.
I.2 - QUÁ TRÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG, NHỮNG THIỆT HẠI DO SẠT LỞ BỜ
SÔNG GÂY RA VÀ ẢNH HƯỞNG
I.2.1 - Hiện trạng và tình hình sạt lở:
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa từ cù lao Rùa (thuộc huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đến các cù lao Ba Xê (thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng
Nai) và cù lao Ba Sang (thuộc thành phố Hồ chí Minh) với chiều dài khoảng 21km có
6
địa hình khá phức tạp với nhiều nhánh sông, kênh, rạch đổ vào, cũng như nhiều cù lao
lớn, nhỏ chia cắt thành nhiều khúc sông.
Do địa hình sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa bị tác động bởi các
công trình nhân tạo như cầu Hóa An, cầu Gềnh, cầu Rạch Cát, cầu Đồng Nai, các công
trình bảo vệ bờ cục bộ thiếu qui hoạch, các cụm dân cư lấn chiếm cả lòng sông, việc
khai thác cát thiếu qui hoạch, nạn đổ đất đá xây kè lấn chiếm đất để xây dựng các khu
nghỉ mát, nhà hàng, quán càphê, các bãi khai thác và vật liệu xây dựng, các nhà nổi
nuôi cá bè trên sông … đã làm thay đổi kết cấu dòng chảy, gây nên sạt lở hai bên bờ
sông Đồng Nai đoạn chạy qua thành phố Biên Hòa.
1. Trên dòng chính sông Đồng Nai:
(a). Đoạn từ cù lao Rùa đến cầu Hóa An:
Đoạn thượng lưu cầu Hóa An dài khoảng 4,2km, bên bờ hữu (đối diện với trường
Đại học dân lập Lạc Hồng) trên địa bàn xã Tân Hạnh và xã Hóa An có khoảng 1.200m
đường bờ bị sạt lở nhẹ. Cách rạch ông Tiếp khoảng 300m về phía hạ lưu tồn tại một hố
xói sâu tới cao trình -13m, cách bờ hữu khoảng 15m, có kích thước từ 20-30m, và cách
hố xói này khoảng 300m về phía hạ lưu cũng tồn tại một hố xói khác có qui mô lớn hơn,
cách bờ hữu 50m với kích thước khoảng 60m và tới cao trình -20m. Do có rất nhiều sà
lan khai thác cát hoạt động liên tục đã làm mất đi một khối lượng cát khá lớn dưới đáy
sông, thậm chí có những sà lan khai thác cát ngay sát mép bờ, đã tạo ra những hố xói
khá lớn trong khu vực này.
Ngoài ra cũng trên đoạn sông này có nhiều hộ dân cư đã xây nhà tạm lấn sông
đã làm cản trở và tác động vào dòng chảy tự nhiên nên cũng đã góp phần gây sạt lở
nhanh đoạn sông này. Có một đoạn khoảng 50m đường bờ bị sạt lở nhưng mức độ nhẹ.
(b). Đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Gềnh:
Phía bờ hữu trên địa bàn xã Hóa An và phường Bửu Hòa có khoảng 900m đường
bờ bị sạt lở. Bên bờ tả thuộc phường Hòa Bình và Quyết Thắng có khoảng 400m đường
bờ bị sạt lở đều ở mức độ nhẹ, từ 0,5÷3,0m/năm. Trên đoạn này những khu dân cư đông
đúc của thành phố Biên Hòa, có khoảng hơn 1km bờ kè tạm và nhà cửa lấn sông được
xây dựng san sát nhau lấn ra sông gây cản trở đối với dòng chảy tự nhiên nên cũng đã
gián tiếp gây nên sạt lở bờ.
(c). Đoạn từ cầu Gềnh đến cầu Đồng Nai:
Đoạn này dài khoảng 3,8km, có đoạn đường bờ dài hơn 700m nằm trên cù lao
Phố thuộc xã Hiệp Hòa về phía hạ lưu cầu Gềnh đã bị sạt lở nghiêm trọng. Phân tích
những tài liệu địa hình và thủy văn thực đo cho thấy có nhiều nguyên nhân gây nên tình
trạng sạt lở mạnh và nhanh tại đoạn sông này. Về mặt địa hình, do chiều rộng sông phía
hạ lưu cầu Gềnh rất hẹp (khoảng 250m) và cách cầu khoảng 600m về phía hạ lưu tồn
tại một bãi đá ngầm khá lớn có chiều rộng khoảng 100m và có cao trình + 0,30m. Về
mặt thủy văn, lưu lượng dòng chảy qua đoạn này rất lớn từ 1.600 đến 2.100m3/s khi
triều lên và khi triều rút, vì vậy dòng chảy qua đoạn sông hẹp này cũng có vận tốc rất
lớn (1,6m/s) lại bị bãi đá ngầm cản trở tác động nên dòng chảy chuyển thẳng hướng vào
bờ khu vực ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa. Tại đây, một phần dòng chảy xói sâu vào bờ moi
7
đất từ trong bờ ra làm cho đường bờ bị sạt lở tiếp, còn một phần khác chảy vòng ngược
lại hình thành dòng chảy xoáy cách bờ khoảng từ 20 đến 40m. Hiện đoạn đường bờ này
bị lõm vào rất sâu. Ngay cả khi triều lên, những quan trắc lưu hướng trong đoạn này
cũng cho thấy tồn tại một dòng chảy xoáy mạnh nhưng theo chiều ngược lại (ngược
chiều kim đồng hồ). Các số liệu quan trắc cho thấy, cách bờ sông khoảng 20m tồn tại
một hố xói sâu đến 13m. Trong đoạn đường bờ này nhiều hộ dân cư đã xây dựng kè để
bảo vệ bờ kể cả những bờ kè bằng bê tông, đá khá kiên cố, nhưng chỉ sau một thời gian
ngắn các bờ kè này đã bị phá hủy và hiện nay đường bờ vẫn có xu thế tiếp tục dịch
chuyển sâu vào trong. Đặc biệt, cũng trong đoạn này có hai trụ điện cao thế thuộc hệ
thống đường dây 220KV đang bị đe dọa rất nghiêm trọng nếu như không có biện pháp
công trình kịp thời thì trong tương lai không xa các trụ điện này sẽ bị sụp đổ xuống
sông, thiệt hại kinh tế sẽ vô cùng lớn. Bên phía bờ hữu thuộc các phường Bửu Hòa và
Tân Vạn có khoảng hơn 300m đường bờ bị sạt lở. Tại khu vực này tập trung một số xí
nghiệp gốm, sứ. Do hiện tượng đổ bừa bãi những mảnh vụn phế thải gốm sứ ra sông
làm cản trở dòng chảy tự nhiên khiến cho kết cấu và hướng dòng chảy thay đổi.
(d). Đoạn từ cầu Đồng Nai đến các cù lao Ba Xê, Ba Sang:
Đoạn này dài khoảng 2,9km tương đối thẳng và có chiều rộng lòng sông khá lớn.
Rộng nhất trong đoạn này là từ rạch Đồng Tài (phía bờ hữu) đến rạch Bến cũ (phía bờ
tả) rộng khoảng 1,5km. Đoạn này có hai cù lao lớn là Ba Xê và Ba Sang chia cắt dòng
sông thành 3 nhánh lớn. Phía bờ tả có khoảng 600m đường bờ bị sạt lở thuộc địa bàn
phường Long Bình Tân và phía bờ hữu có khoảng 350m bờ lở. Đoạn này mức độ sạt lở
đường bờ tương đối ít hơn các đoạn khác là do dòng sông rộng, thẳng, dòng chảy phân
bố tương đối đều. Tuy phía đầu các cù lao Ba Xê và Ba Sang hàng năm cũng bị sạt lở
nhẹ (1÷3m/năm).
Hai bên bờ sông trong khu vực từ cù lao Rùa đến các cù lao Ba Xê, Ba Sang trừ
những đoạn xây dựng các bãi bốc xếp và khai thác cát, sỏi những đoạn còn lại là ruộng,
vườn cây ăn trái. Ngoài ra dọc theo hai bên bờ sông có rất nhiều nhà ở của nhân dân đã
được xây dựng lấn ra sông. Để khắc phục tình trạng sạt lở người dân đã x