Báo cáo Nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường

Nghiên cứu này phân tích các yếu tố của hệ thống pháp luật kinh doanh Việt Nam nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về diễn tiến phát triển của hệ thống này; đánh giá các ưu điểm, tồn tại; từ đó đề xuất các vấn đề cần điều chỉnh để hệ thống pháp luật Việt Nam thực sự thuận lợi, phù hợp cho phát triển kinh tế thị trường. Một hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường được hiểu là tập hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, thương mại, được thiết kế theo hướng tạo thành khung khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường có thể tồn tại, vận hành thuận lợi và an toàn theo các quy luật thị trường.

pdf51 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm WTO Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 1 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 1 NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường Tóm tắt Nghiên cứu này phân tích các yếu tố của hệ thống pháp luật kinh doanh Việt Nam nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về diễn tiến phát triển của hệ thống này; đánh giá các ưu điểm, tồn tại; từ đó đề xuất các vấn đề cần điều chỉnh để hệ thống pháp luật Việt Nam thực sự thuận lợi, phù hợp cho phát triển kinh tế thị trường. Một hệ thống pháp luật kinh doanh khuyến khích phát triển kinh tế thị trường được hiểu là tập hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, thương mại, được thiết kế theo hướng tạo thành khung khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường có thể tồn tại, vận hành thuận lợi và an toàn theo các quy luật thị trường. Để đánh giá hệ thống pháp luật kinh doanh này, 02 nhóm tiêu chí cơ bản được sử dụng, bao gồm (i) Nhóm các tiêu chí về các điều kiện nền tảng cho kinh tế thị trường (KTTT) với 04 tiêu chí cụ thể về chế độ sở hữu, hệ thống tố tụng bảo vệ quyền sở hữu, chất lượng của hệ thống pháp luật; phối hợp công – tư trong pháp luật về kinh tế và (ii) Nhóm các tiêu chí về các chế định pháp luật cụ thể về các khía cạnh của kinh tế thị trường với 03 tiêu chí xem xét quyền tự do kinh doanh ở các khía cạnh gia nhập thị trường, hoạt động trên thị trường và rút khỏi thị trường. Trong tổng thể, kể từ mốc Đổi mới năm 1986, pháp luật kinh doanh ở Việt Nam đến nay đã trải qua 04 giai đoạn, với các dấu mốc là những lần sửa đổi Hiến pháp về thể chế kinh tế. Giai đoạn từ 1986 đến 1992 chứng kiến những văn bản đầu tiên ghi nhận về chủ thể kinh doanh tư nhân, đầu tư nước ngoài, hợp đồng kinh tế. Giai đoạn từ 1992-2001 được đánh dấu bằng một loạt các văn bản pháp luật hiện thực hóa thể chế kinh tế thị trường trong Hiến pháp 1992. Giai đoạn 2001-2013 được xem là giai đoạn chuyển mình của pháp luật về kinh doanh Việt Nam với việc thông qua, sửa đổi nhiều văn bản rường cột cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2001 và các chuẩn mực thương mại quốc tế theo các cam kết mà Việt Nam ký. Giai đoạn 2013-nay là giai đoạn tập trung sửa đổi nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm cụ thể hóa những nguyên tắc thị trường mới được ghi nhận trong Hiến pháp sửa đổi 2013. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 2 Theo các tiêu chí đánh giá được đặt ra thì về cơ bản pháp luật Việt Nam như sau đã đạt được những thành tựu quan trọng ở tất cả các khía cạnh. Pháp luật về sở hữu xây dựng và củng cố với việc ghi nhận đầy đủ hơn các hình thức sở hữu và các nội dung quyền sở hữu. Hệ thống tư pháp để bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc giải quyết các tranh chấp được thiết lập đầy đủ, phù hợp thông lệ quốc tế. Chất lượng các quy định đã được cải thiện, theo hướng minh bạch, hợp lý và thống nhất hơn. Sự phối hợp công tư trong hoạch định và thực thi chính sách đã được nhấn mạnh. Quyền tự do kinh doanh trong gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trường được hoàn thiện theo thời gian. Mặc dù vậy, cũng xét trên tất cả các khía cạnh này, vẫn còn những vướng mắc, bất cập cản trở sự vận hành bình thường, ổn định và an toàn của kinh tế thị trường đặc biệt từ góc độ thực thi. Tiếp tục hoàn thiện các chế định pháp luật, đặc biệt nhấn mạnh tính minh bạch, tính khả thi, tính thị trường trong nội dung các quy định cũng như tăng cường tính nghiêm minh, hiệu quả trong thi hành pháp luật là những vấn đề quan trọng nhất mà pháp luật về kinh doanh Việt Nam cần tập trung xử lý trong thời gian tới. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ tài chính của Dự án Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 3 1. Dẫn nhập Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, hệ thống pháp luật về kinh tế là yếu tố cơ bản, tạo nền tảng cho nền kinh tế. Một thể chế pháp luật phù hợp, với các chế định cho phép các khía cạnh, nhân tố của nền kinh tế được tồn tại, vận hành ổn định, an toàn và cạnh tranh lành mạnh là cơ sở không thể thiếu trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Hệ thống pháp luật của Việt Nam về kinh tế trong gần 30 năm qua kể từ thời điểm Đổi mới năm 1986 đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào chuyển đổi khung khổ nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hóa bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Các chế định pháp luật tạo nền tảng cho hoạt động kinh doanh cũng như các chế định điều chỉnh cụ thể từng khía cạnh, lĩnh vực của nền kinh tế đã được xây dựng, hoàn thiện dần. Phương pháp điều chỉnh cũng được chuyển đổi dần từ phương pháp hành chính sang các phương pháp thị trường. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam về kinh tế chưa thực sự đáp ứng được các đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, còn cản trở việc hình thành thực sự các thị trường hàng hóa, thương mại thực sự và vì vậy cần được tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. Nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố của hệ thống pháp luật Việt Nam từ các khía cạnh hướng tới kinh tế thị trường, hướng tới các mục tiêu (i) Đưa ra bức tranh toàn cảnh về diễn tiến phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về kinh tế; (ii) Đánh giá các ưu điểm, tồn tại hệ thống pháp luật Việt Nam về kinh tế thị trường ở từng khía cạnh; (iii) Đề xuất các vấn đề cần điều chỉnh/sửa đổi/bổ sung để hệ thống pháp luật VN về kinh tế thị trường thực sự phù hợp và hiệu quả. 2. Các tiêu chí đánh giá hệ thống pháp luật về thị trường 2.1. Các khái niệm BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 4 Hệ thống pháp luật về kinh tế là tập hợp các nguyên tắc, quy định, văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, thương mại ở các lĩnh vực, khía cạnh khác nhau (mỗi khía cạnh, lĩnh vực được xem là một chế định). Hệ thống pháp luật định hướng kinh tế thị trường được hiểu là một hệ thống pháp luật mà ở đó các chế định được thiết kế theo hướng tạo thành khung khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường có thể tồn tại, vận hành thuận lợi và an toàn theo các quy luật thị trường, với sự can thiệp hành chính tối thiểu từ Nhà nước. 2.2. Các tiêu chí đánh giá Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu phân tích pháp luật và các báo cáo đánh giá về thể chế pháp luật về kinh tế thị trường trên thế giới và ở Việt Nam, xuất phát từ mục tiêu và tính chất nghiên cứu, Nghiên cứu này này sử dụng 02 nhóm tiêu chí cơ bản để đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam về kinh tế theo định hướng thị trường. Cụ thể bao gồm: Nhóm tiêu chí thứ nhất - Nhóm các tiêu chí về các điều kiện nền tảng cho kinh tế thị trường (KTTT) Một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa cần được xây dựng trên nền tảng một chế độ sở hữu mạnh với hệ thống các quy định chặt chẽ về sở hữu và các cơ chế bảo vệ quyền sở hữu hiệu quả. Cùng với đó, hệ thống pháp luật về kinh tế minh bạch, thống nhất, có khả năng thúc đẩy các hoạt động kinh tế vận hành một cách an toàn, với sự tham gia hiệu quả và thực chất của khu vực tư nhân vào quá trình hoạch định và thực hiện các quy định này tạo thành môi trường không thể thiếu cho một nền kinh tế thị trường. Do đó, nhóm này được thiết kế với 04 tiêu chí xem xét về: - Chế định pháp luật về nội dung chế độ sở hữu - Hệ thống tố tụng bảo vệ quyền sở hữu - Chất lượng của hệ thống pháp luật về kinh tế - Phương thức Phối hợp công – tư trong pháp luật về kinh tế Nhóm tiêu chí thứ hai - Nhóm các tiêu chí về các chế định pháp luật cụ thể về các khía cạnh của kinh tế thị trường Từ góc độ ”quy luật thị trường”, quyền tự do kinh doanh được xem là chỉ số cốt lõi, yếu tố quyết định cả về nội dung và phương pháp điều chỉnh của hệ thống pháp luật về kinh tế trong một nền kinh tế thị trường. Theo nghĩa này, hệ thống pháp luật trong nền BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 5 kinh tế thị trường đóng vai trò như là khung khổ để quyền tự do kinh doanh để cụ thể hóa, được bảo vệ và được giới hạn trong những trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, phù hợp với các lợi ích công cộng và giảm thiểu ảnh hưởng tới các quyền tự do kinh doanh của các chủ thể khác. Do đó, nhóm này được thiết kế xoay quanh 03 tiêu chí liên quan tới pháp luật về quyền tự do kinh doanh trong từng giai đoạn của quá trình kinh doanh, bao gồm: - Chế định pháp luật về gia nhập thị trường - Chế định pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh cụ thể trên thị trường - Chế định pháp luật về rút khỏi thị trường Mỗi tiêu chí được đo lường bằng các chỉ số thành phần cụ thể, với các phương pháp đo lường và ý nghĩa như nêu trong Bảng kèm theo: Tiêu chí Chỉ số đo lường/đánh giá Ý nghĩa Nguồn số liệu I. Nhóm các tiêu chí về điều kiện pháp luật nền tảng cho kinh tế thị trường 1. Chế độ sở hữu Đánh giá hệ thống quy định pháp luật về chế độ sở hữu theo các chỉ số: Đầy đủ, Minh bạch, Hợp lý Các quy định về sở hữu đối với tài sản đưa vào kinh doanh hoặc thu được từ hoạt động kinh doanh càng được ghi nhận đầy đủ, rõ ràng và hợp lý thì quyền sở hữu càng đảm bảo an toàn và được tôn trọng Hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan tới sở hữu (đặc biệt là Hiến pháp, Bộ luật dân sự) 2. Hệ thống tố tụng bảo vệ quyền sở hữu Đánh giá hệ thống quy định pháp luật và thực tiễn về tố tụng bảo vệ quyền sở hữu theo các chỉ số: Đầy đủ, Hiệu quả Cơ chế pháp luật về tố tụng càng đầy đủ và việc thực thi các cơ chế này càng hiệu quả thì quyền sở hữu càng được bảo vệ - Hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan tới các cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại (đặc biệt là Bộ luật tố tụng BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 6 dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Trọng tài thương mại) - Các Báo cáo tổng kết thi hành các Luật này 3. Chất lượng của các quy định pháp luật về kinh tế Đánh giá chất lượng các quy định pháp luật về kinh doanh theo các chỉ số: Thống nhất, Minh bạch, Hợp lý Các quy định pháp luật càng thống nhất, minh bạch, hợp lý thì hệ thống pháp luật càng hiệu quả hơn trong điều chỉnh các hoạt động kinh tế Hệ thống pháp luật về các khía cạnh của hoạt động kinh tế (pháp luật chung, pháp luật chuyên ngành) Chỉ số hiệu quả thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ (MEI – VCCI) 4. Phương thức phối hợp công – tư trong hoạch định và thi hành pháp luật về kinh doanh Đánh giá mức độ hiệu quả của việc phối hợp giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong soạn thảo và thực hiện các văn bản pháp luật về kinh doanh qua các chỉ số: Thực chất, Hiệu quả Việc phối hợp công – tư trong soạn thảo và thực thi pháp luật về kinh doanh càng thực chất và hiệu quả thì hệ thống pháp luật càng sát thực tiễn, khả thi và khả năng tuân thủ cao Pháp luật về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đặc biệt là Luật Ban hành VBQPPL) Chỉ số hiệu quả thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ (MEI – VCCI) II. Nhóm các tiêu chí về pháp luật trong các khía cạnh cụ thể của kinh tế thị trường 5. Pháp luật về gia nhập thị trường Đánh giá mức độ thuận lợi của việc gia nhập thị trường của chủ thể kinh doanh/nhà đầu tư thông qua Chỉ số: Mức độ tự do của việc gia Việc thành lập doanh nghiệp hay đăng ký kinh doanh của các chủ thể khác như hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, thương nhân càng đơn giản, minh Pháp luật về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh (đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã, Luật Thương mại) BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 7 nhập thị trường bạch, ít hạn chế thì quyền tự do gia nhập thị trường càng lớn. Doing Business WB 6. Pháp luật về hoạt động trên thị trường Đánh giá quyền tự chủ của các chủ thể kinh doanh trong các hoạt động và tính an toàn của môi trường kinh doanh qua các Chỉ số: Tự chủ, Bình đẳng, Tự do cạnh tranh Hoạt động kinh doanh của các chủ thể trên thị trường càng tự chủ, bình đẳng và trong môi trường cạnh tranh càng lành mạnh thì các hoạt động này càng phản ánh đúng quy luật KTTT Pháp luật chuyên ngành về hoạt động kinh doanh Pháp luật về cạnh tranh (đặc biệt là Luật cạnh tranh) Chỉ số hiệu quả thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ (MEI – VCCI) 7. Pháp luật về rút khỏi thị trường Đánh giá quyền tự do, an toàn của các chủ thể trong việc rút khỏi thị trường qua các Chỉ số: Mức độ thuận lợi, an toàn của việc giải thể, phá sản Cơ chế để chủ thể kinh doanh rút khỏi thị trường khi gặp thất bại thị trường hoặc các lý do khác càng hợp lý, thuận lợi, an toàn thì môi trường kinh doanh càng phù hợp Pháp luật về giải thể và phá sản Báo cáo tổng kết thi hành Luật phá sản Số liệu doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động 3. Diễn tiến hệ thống pháp luật định hướng KTTT ở Việt Nam Với tính chất là tập hợp các nguyên tắc, quy định, văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, thương mại ở các lĩnh vực, khía cạnh khác nhau (mỗi khía cạnh, lĩnh vực được xem là một chế định), hệ thống pháp luật về kinh tế của mỗi quốc gia đóng vai trò như xương sống cho sự vận hành của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật định hướng kinh tế thị trường được hiểu là một hệ thống pháp luật mà ở đó các chế định được thiết kế theo hướng tạo thành khung khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường có thể tồn tại, vận hành thuận lợi và an toàn theo các quy luật thị trường, với sự can thiệp hành chính tối thiểu từ Nhà nước. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 8 Trong tổng thể, nếu lấy mốc từ năm 1986, thời điểm Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có thể thấy hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường ở Việt Nam đến nay đã trải qua 04 giai đoạn, với các dấu mốc là những lần sửa đổi Hiến pháp quan trọng về thể chế kinh tế. 3.1. Giai đoạn từ 1986-1992 Trong lịch sử nền kinh tế cũng như thể chế pháp luật về kinh tế Việt Nam, năm 1986 là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp sang nền kinh tế với các nhân tố đầu tiên kinh tế thị trường. Cụ thể, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đã đưa ra chính sách Đổi mới trong nhiều lĩnh vực. Đổi mới về kinh tế bao gồm việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đặt nền móng cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Giai đoạn từ 1986 đến 1992, pháp luật kinh tế Việt Nam đã hiện thực hóa chính sách Đổi mới với những thay đổi có tính bước ngoặt với những nhân tố đầu tiên, quan trọng cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường, góp phần giải phóng sức lao động và khơi nguồn cho tư tưởng kinh doanh và các quy luật kinh tế thị trường. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 là một trong những đạo luật đầu tiên đóng vai trò đột phá trong việc ấn định và thực hiện các quy định phù hợp với cơ chế thị trường, quy định chế độ cấp giấy phép, các hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động, các hình thức ưu đãi đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 lần đầu tiên thể chế hóa các hình thức doanh nghiệp và chủ thể kinh tế đồng thời tạo ra khung khổ cơ bản về hợp đồng cho các giao dịch thương mại. Tuy vậy thể chế pháp luật về kinh tế trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế. Các hình thức sở hữu và chủ thể sở hữu vẫn bị bó hẹp trong khung khổ Hiến pháp 1980 với “chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất” và “một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể” (Điều 18 Hiến pháp 1980). Với khung khổ này, dù các chủ thể kinh doanh tư nhân đầu tiên đã được thừa nhận (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty, doanh nghiệp tư nhân) nhưng vị trí của họ trong nền kinh tế còn rất hạn chế, pháp luật mới chỉ cho họ những quyền kinh doanh hạn chế, bị BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 9 bó buộc bởi các yêu cầu bắt buộc mang tính can thiệp của Nhà nước trong thủ tục thành lập, xác định vốn tối thiểu, chỉ định vị trí lãnh đạo, ra quyết định kinh doanh, ký kết hợp đồng giao dịch, phân bổ và sử dụng lợi nhuận. Thông qua các quy định này, pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh tế thể hiện rõ tính hành chính (với sự can thiệp khá sâu của Nhà nước vào những hoạt động kinh tế và sử dụng nhiều biện pháp quản lý hành chính). 3.2. Giai đoạn từ 1992-2001 Hiến pháp 1992 được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 11/1992, sửa đổi căn bản chế định về kinh tế so với Hiến pháp 1980. Bản Hiến pháp này chính thức hiến định thể chế kinh tế thị trường. Các văn bản pháp luật quan trọng, làm trụ cột cho nền kinh tế thị trường cũng lần lượt được xây dựng trong thời gian này, đặc biệt phải kể đến Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994, Bộ luật dân sự 1995, Luật thương mại 1995. Trong các văn bản này, các quy định được thiết kế theo hướng thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng nền kinh tế với sự tham gia của các chủ thể kinh doanh tư nhân (thương nhân, doanh nghiệp), giảm dần vai trò tuyệt đối của khu vực quốc doanh, tạo khung khổ linh hoạt, tăng quyền thỏa thuận trong các giao dịch kinh doanh. Điều này đã tác dụng rất lớn đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Luật doanh nghiệp 1999 có thể được xem là một thành tựu nổi bật của hệ thống pháp luật kinh tế Việt Nam giai đoạn này với việc thiết lập một khung pháp lý an toàn, tổng thể và hiện đại về các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong đó các hình thức doanh nghiệp chính yếu đã được ghi nhận, thủ tục thành lập doanh nghiệp được thiết kế thuận lợi hơn, các vấn đề về quản trị và vận hành doanh nghiệp được xây dựng gần hơn với thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế. Đây là giai đoạn mà pháp luật về kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cổ vũ bởi những thành công của phát triển kinh tế thị trường giai đoạn đầu và dưới những đòi hỏi cấp thiết của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với việc Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1997 và ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ (BTA) năm 2001. So với giai đoạn trước đó, thể chế pháp luật về kinh tế thị trường Việt Nam đã có những bước chuyển biến cơ bản, tính “thị trường” được chú trọng hơn, trên cơ sở đó các thị trường vốn, lao động và các thị trường chuyên ngành được hình thành và phát BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 10 triển. Mặc dù vậy, quyền sử dụng và chuyển giao các tư liệu sản xuất quan trọng (ví dụ đất đai, tài nguyên nước) vẫn bị giới hạn đáng kể, quản trị doanh nghiệp bị ràng buộc bởi những yêu cầu thiếu linh hoạt và phi thị trường (ví dụ về vốn điều lệ tối thiểu, về nhiều loại giấy phép kinh doanh phải có, về vị trí lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), các giao dịch thương mại chưa thực sự tôn trọng quyền tự do thỏa thuận (ví dụ các hợp đồng thương mại phải tuân thủ các nội dung bắt buộc). 3.3. Giai đoạn từ 2001-2013 Năm 2001, Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, trong đó có các điều chỉnh về chế độ kinh tế. Lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh được thừa nhận, dù vẫn bị ràng buộc bởi giới hạn “theo quy định của pháp luật”. Năm 2001 cũng là năm Việt Nam phê chuẩn Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, mở đầu cho giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hội nhập cũng chính là nét đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này, với những dấu ấn đặc biệt trong thể chế pháp luật về kinh tế Việt Nam. Một loạt các văn bản pháp luật có ý nghĩa rường cột cho nền kinh tế như Luật Đất đai 2003, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Doanh nghiệp 2005,
Tài liệu liên quan