Máy móc và thiết bị nhà máy chủ yếu là do Tây Đức và Nhật Bản cung cấp.
Nhà máy chính thức hoạt động vào tháng 6/1973 với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất dầu thực vật, shortening và margarine.
Đến ngày 30 – 4 – 1975, nhà máy được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Dầu Tân Bình thuộc Công ty Dầu Thực Vật Miền Nam.
114 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo nhà máy dầu Tân Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các quý thầy cô trong trường Đại học Bách Khoa, và đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ thực phẩm.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Nguyên và thầy Nguyễn Xích Liên đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong thời gian làm luận văn vừa qua.
Cảm ơn Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tân Bình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2007
Sinh viên
Hồ Thanh Phương
MỤC lục
các từ viết tắt
Từ viết tắt
Tên đầy đủ
AV
Chỉ số acid
BBTP
Bao bì thành phẩm
BGN
Bộ gia nhiệt
BTDN
Bộ trao đổi nhiệt
CNSX
Công nhân sản xuất
FFA
Acid béo tự do
IV
Chỉ số iod
P.O
Palm olein
P.S
Palm stearine
PoV
Chỉ số peroxide
R
Đỏ
SV
Chỉ số xà phòng hóa
Y
Vàng
danh mục hình
Hình 11: Công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tân Bình 1
Hình 12: Sơ đồ mặt bằng công ty 2
Hình 13: Sơ đồ tổ chức 3
Hình 21: Hạt mè nguyên liệu 8
Hình 31: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dầu mè thô 15
Hình 32: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dầu mè rang 21
Hình 33: Máy ép EP (ép mè rang lần 1) 29
Hình 34: Nồi chưng sấy trên máy ép ETP IV 32
Hình 35: Máy lọc khung bản 33
Hình 41: Sơ đồ quá trình sản xuất dầu theo phương pháp tinh luyện hóa học 35
Hình 42: Sơ đồ quy trình trung hòa 36
Hình 43: Máy ly tâm tách bã 4291 41
Hình 44: Sơ đồ quy trình tẩy màu 43
Hình 45: Sơ đồ quy trình khử mùi 48
Hình 46: Sơ đồ quá trình sản xuất dầu theo phương pháp tinh luyện vật lý 55
Hình 47: Sơ đồ đóng dầu chai 60
Hình 48: Sơ đồ đóng dầu can, phuy 61
Hình 51: Sơ đồ 2 quy trình sản xuất shortening 70
Hình 71: Sản phẩm dầu cooking oil 82
Hình 72: Sản phẩm dầu Vị Gia 83
Hình 73: Sản phẩm dầu Hảo Vị 83
Hình 74: Sản phẩm dầu nành 84
Hình 75: Sản phẩm dầu hương mè 84
Hình 76: Sản phẩm dầu mè TL 85
Hình 77: Sản phẩm dầu mè rang 85
Hình 78: Sản phẩm shortening 86
danh mục bảng
Bảng 11: Cơ cấu tổ chức nhân sự 4
Bảng 21: Một số thành phần và tính chất của dầu cọï [2] 5
Bảng 22: Một số thành phần và tính chất của dầu P.O và P.S [2] 7
Bảng 23: Một số thành phần và tính chất của dầu nành [2] 9
Bảng 24: Một số thành phần và tính chất của dầu phộng [2] 11
Bảng 25: Các chỉ tiêu của hạt mè nguyên liệu 13
Bảng 26: Các chỉ tiêu của dầu nành thô 13
Bảng 31: Các chỉ tiêu chất lượng trong sản xuất dầu mè thô 19
Bảng 32: Một số kết quả phân tích trong quá trình sản xuất dầu mè thô 19
Bảng 33: Các chỉ tiêu chất lượng trong sản xuất dầu mè rang 22
Bảng 34: Một số kết quả phân tích trong quá trình sản xuất dầu mè rang 23
Bảng 35: Thông số kỹ thuật của các máy ép mè thô 27
Bảng 36: Thông số kỹ thuật của các máy ép EPø 31
Bảng 37: Thông số kỹ thuật của các máy ép ETP IV 32
Bảng 41: Một số kết quả phân tích chất lượng dầu trong khâu trung hòa 39
Bảng 42: FFA (%) của một số loại dầu thô không cần trung hòa 41
Bảng 43: Một số kết quả phân tích chất lượng dầu trong khâu tẩy màu 45
Bảng 44: Hướng dẫn sử dụng chất chống oxi hóa 51
Bảng 45: Một số kết quả phân tích chất lượng dầu sau khử mùi 51
Bảng 61: Hướng dẫn lấy mẫu ngành sơ chế 75
Bảng 62: Hướng dẫn lấy mẫu ngành tinh chế 76
Bảng 63: Hướng dẫn lấy mẫu trong quy trình sản xuất 77
Bảng 71: Tiêu chuẩn chất lượng của một số sản phẩm dầu lỏng 86
Bảng 72: Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm shortening 87
Bảng 73: Tiêu chuẩn chất lượng của một số sản phẩm 88
Bảng 74: Công thức phối chế dầu cooking thường 89
Bảng 75: Công thức phối chế dầu cooking cao cấp 89
Bảng 76: Công thức phối chế dầu hương mè 90
tổng quan nhà máy
Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy dầu Tân Bình được xây dựng vào tháng 07/1971, hoàn thành vào tháng 03/1973, lấy tên là NAKYDAKO.
Hình 11: Công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tân Bình
Máy móc và thiết bị nhà máy chủ yếu là do Tây Đức và Nhật Bản cung cấp.
Nhà máy chính thức hoạt động vào tháng 6/1973 với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất dầu thực vật, shortening và margarine.
Đến ngày 30 – 4 – 1975, nhà máy được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Dầu Tân Bình thuộc Công ty Dầu Thực Vật Miền Nam.
Từ 1980 ÷ 1984, nhà máy thuộc xí nghiệp Liên Hiệp Dầu Thực Vật Miền Nam. Vào năm 1981, do việc mở rộng giao thương với nước ngoài, nhà máy được sự phân công của Liên Hiệp Dầu tập trung sản xuất, xuất khẩu cho Liên Xô và Đông Âu. Nhà máy cũng đổi tên lại thành NAKYDACO để thuận tiện trong việc kinh doanh.
Từ năm 1992 đến 2004, nhà máy thuộc Công ty Dầu Thực Vật – Hương Liệu – Mỹ Phẩm Việt Nam (Vocarimex) thuộc Bộ Công Nghiệp.
Từ tháng 1 – 2005, nhà máy chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dầu Thực Vật Tân Bình, tên tiếng Anh là TANBINH VETGETABLE OIL JOINT STOCK COMPANY.
Địa chỉ – mặt bằng nhà máy
Địa chỉ: 889 Trường Chinh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 8513010 – 8153113 – Fax: 8153226.
Email: nakydaco@hcm.vnn.vn
Web: www.nakydaco.com.vn
Hình 12: Sơ đồ mặt bằng công ty
Sơ đồ tổ chức – bố trí nhân sự
Sơ đồ tổ chức
Giám
Đốc
Tài
Chính
Tổng Giám Đốc
Kế
Toán
Trưởng
Phó
Tổng
Giám
Đốc
Trưởng
Ngành
Cơ Nhiệt
Điện
Tổ
Trưởng
Dầu
Xá
Giám
Đốc
Sản
Xuất
Giám
Đốc
Bán
Hàng
Giám
Đốc
Chất
Lượng
Giám
Đốc
Kỹ
Thuật
Giám
Đốc
Nhân
Sự
Tổ
Trưởng
Dầu
Chai
Trưởng
Ngành
BBTP
Trưởng
Ngành
Tinh
Chế
Trưởng
Ngành
Sơ
Chế
Tổ
Trưởng
Tổ
Điện
Tổ
Trưởng
Lò
Hơi
Tổ
Trưởng
Bảo
Trì
Hình 13: Sơ đồ tổ chức
Bố trí nhân sự
Bảng 11: Cơ cấu tổ chức nhân sự
STT
Đơn vị
Số lao động
Ghi chú
1
Ban Tổng giám đốc
2
2
Bộ phận nhân sự
10
3
Bộ phận tài chính kế toán
6
4
Bộ phận bán hàng
120
Tiếp thị & bán hàng
5
Bộ phận kỹ thuật
7
6
Bộ phận sản xuất
10
7
Bộ phận chất lượng
15
8
Đội bảo vệ
20
9
Tổ kho
7
10
Tổ y tế
3
11
Tổ VSCN
8
12
Tổ tài xế
6
13
Tổ bốc xếp
30
14
Ngành cơ-điện-nhiệt
17
Tổ bảo trì, lò hơi, điện
15
Ngành sơ chế
30
16
Ngành tinh chế
27
Tinh luyện và phối chế
17
Ngành bao bì thành phẩm
130
Tổng cộng
448
nguyên liệu sản xuất
Đối với các loại hạt có dầu, công ty chỉ thu mua hạt mè nguyên liệu (trong nước), hạt mè nguyên liệu này sẽ được dùng để sản xuất dầu mè tinh luyện hoặc dầu mè rang. Các loại dầu thô (như dầu nành, dầu palm olein, dầu palm stearine…) được nhập từ nước ngoài về để tinh chế lại.
Cọ dầu
Cọ dầu phát triển tốt ở vùng nóng ẩm, giàu ánh sáng, nhiệt độ trung bình trên 22, lượng mưa từ 1500÷3000 mm và phân bố đều trong năm. Malaysia là nước dẫn đầu và chiếm 70% tổng số dầu cọ xuất khẩu trên thế giới.
Quả cọ nặng từ 5.5÷10.2 g. Quả này tập trung trên những cuống hoa có từ 1300 ÷ 2300 quả. Quả cọ dầu được bao bọc bởi lớp vỏ sợi, dưới lớp này là phần thịt có dầu, bên trong là hạt cọ (nhân) cũng chứa dầu. Dầu được ép ra từ quả cọ và nhân cọ có thành phần hoá học khác nhau (trong bài này không nói đến dầu nhân cọ do nó không được sử dụng trong nhà máy). Dầu quả màu từ vàng đến đỏ do có nhiều b-carotene, phân làm 2 lớp : lớp lỏng ở trên (palm olein) còn lớp đặc ở dưới (palm stearine). Dầu nhân màu trắng và đặc ở nhiệt độ 25.
Một số thành phần và tính chất của dầu cọ:
Bảng 21: Một số thành phần và tính chất của dầu cọï [2]
TÍNH CHẤT
Các chỉ số
Giá trị thường gặp
Khoảng thường gặp
IV
53
46 ÷ 56
SV
196
190 ÷ 202
Tỉ khối, 50
__
0.888 ÷ 0.889
Chỉ số khúc xạ, 50
__
1.455 ÷ 1.456
Nhiệt độ nóng chảy ()
37.5
35.5 ÷ 45.0
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Hàm lượng chất béo trong cọ (%)
45 ÷ 50
Hàm lượng carotene (mg/kg)
500 ÷ 700
Hàm lượng phosphatide (%)
0.0750.025
Hàm lượng sterol (ppm)
2250250
Hàm lượng cholesterol (ppm)
163
Hàm lượng phytosterol (mg/100g)
419
Hàm lượng tocotrienol (ppm)
560140
Hàm lượng tocopherol (ppm): 24060
Loại tocopherol
Giá trị thường gặp
Khoảng thường gặp
- Tocopherol
172
129 ÷ 215
- Tocopherol
30
22 ÷ 37
- Tocopherol
26
19 ÷ 32
- Tocopherol
13
10 ÷ 16
Thành phần acid béo (%)
Loại acid béo
Giá trị thường gặp
Khoảng thường gặp
Lauric (C12:0)
0.2
0.1 ÷ 1.0
Myristic (C14:0)
1.1
0.9 ÷ 1.5
Palmitic (C16:0)
44
41.8 ÷ 46.8
Palmitoleic (C16:1)
0.12
0.1 ÷ 0.3
Stearic (C18:0)
4.5
4.5 ÷ 5.1
Oleic (C18:1)
39.2
37.3 ÷ 40.8
Linoleic (C18:2)
10.1
9.1 ÷ 11
Linolenic (C18:3)
0.4
0.4 ÷ 0.6
Arachidic (C20:0)
0.4
0.2 ÷ 0.7
Thành phần triglyceride (%)
Loại triglyceride
Thành phần
Trisaturated (GS3)
10.2
4.0 ÷ 10.5
Disaturated (GS2U)
48.0
41.0 ÷ 59.0
Monosaturated (GSU2)
34.6
32.0 ÷ 54.0
Triunsaturated (GU3)
6.8
3.0 ÷ 12.0
Bảng 22: Một số thành phần và tính chất của dầu P.O và P.S [2]
TÍNH CHẤT
Các chỉ số
Dầu palm olein
Dầu palm stearine
IV
51.0 ÷ 61.0
22.0 ÷ 49.0
SV
194 ÷ 202
193 ÷ 206
Nhiệt độ nóng chảy ()
19.0 ÷ 24.0
44.0 ÷ 56.0
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thành phần acid béo (%)
Loại acid béo
Dầu palm olein
Dầu palm stearine
Myristic (C14:0)
1.0 ÷ 1.5
1.0 ÷ 2.0
Palmitic (C16:0)
38.0 ÷ 42.0
47.0 ÷ 74.0
Stearic (C18:0)
4.0 ÷ 5.0
4.0 ÷ 6.0
Oleic (C18:1)
40.0 ÷ 44.0
16.0 ÷ 37.0
Linoleic (C18:2)
10.0 ÷ 13.0
3.0 ÷ 10.0
Mè
Mè được trồng phổ biến ở nước ta và một số nước khác trên thế giới nhất là Ấn Độ. Hạt mè chứa khoảng 42 ÷ 55% dầu. Có nhiều loại mè: mè đen, mè vàng, mè một vỏ và mè hai vỏ. Dầu ép ra từ hạt có màu vàng nhạt đến vàng (đối với mè vàng), có mùi thơm đặc trưng của mè. Hiện nay trong nhà máy chỉ sản xuất loại dầu ép từ hạt mè vàng.
Hình 21: Hạt mè nguyên liệu
Các chỉ số của dầu:
SV 187 ÷ 194
IV 103 ÷ 116
Tỉ trọng ở 20 0.917 ÷ 0.922
Thành phần phytosterols (mg/100g): 221. [2]
Thành phần acid béo (%): [3]
Acid palmitic 8 ÷ 10
Acid stearic 5 ÷ 6
Acid oleic 36 ÷ 42
Acid linoleic 41 ÷ 48
Acid linolenic <1
Đậu nành
Hạt đậu hình oval, có vỏ bao bọc, vỏ chiếm khoảng 5% khối lượng hạt. Hàm lượng dầu trong hạt từ 12 ÷ 22%. Khối lượng 1000 hạt khô khoảng 140 ÷ 200 gram. Dung trọng của hạt khoảng 600 ÷ 780 kg/m3.
Dầu nành ép ra từ hạt đậu nành có màu từ vàng nhạt đến vàng, có mùi đặc trưng của đậu nành.
Một số thành phần trong dầu nành:
Bảng 23: Một số thành phần và tính chất của dầu nành [2]
TÍNH CHẤT
Các chỉ số
Giá trị thường gặp
Khoảng thường gặp
IV
131
123 ÷ 139
SV
192
189 ÷ 195
Tỉ khối, 25
0.9175
0.917 ÷ 0.921
Chỉ số khúc xạ, 25
1.4728
1.470 ÷ 1.476
Nhiệt độ nóng chảy ()
-22
-20.0 ÷ -23.0
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Hàm lượng phosphatide (%)
2.21.0
Hàm lượng sterol (ppm)
29651125
Hàm lượng cholesterol (ppm)
287
Hàm lượng tocotrienol (ppm)
8686
Hàm lượng phytosterol (mg/100g): 419
Hàm lượng tocopherol (ppm): 1293300
Loại tocopherol
Trung bình
Khoảng thường gặp
- Tocopherol
100
56 ÷ 165
- Tocopherol
23
16 ÷ 33
- Tocopherol
842
593 ÷ 983
- Tocopherol
363
328 ÷ 411
Thành phần acid béo (%)
Loại acid béo
Trung bình
Khoảng thường gặp
Myristic (C14:0)
0.1
<0.2
Palmitic (C16:0)
10.6
8.0 ÷ 13.3
Palmitoleic (C16:1)
0.1
<0.2
Margaric (C17:0)
0.1
__
Stearic (C18:0)
4.0
2.4 ÷ 5.4
Oleic (C18:1)
23.3
17.7 ÷ 26.1
Linoleic (C18:2)
53.7
49.8 ÷ 57.1
Linolenic (C18:3)
7.6
5.5 ÷ 9.5
Arachidic (C20:0)
0.3
0.1 ÷ 0.6
Gadoleic (C20:1)
__
<0.3
Behenic (C22:0)
0.3
0.3 ÷ 0.7
Erucic (C22:1)
—
<0.3
Lignoceric (C24:0)
—
<0.4
Thành phần triglyceride (%)
Loại triglyceride
Thành phần
Trisaturated (GS3)
0.1
Disaturated (GS2U)
5.6
Monosaturated (GSU2)
35.7
Triunsaturated (GU3)
58.4
Đậu phộng
Nhân chiếm khoảng 70% khối lượng hạt.
Thành phần hóa học của hạt đậu phộng, tính theo % chất khô:
Lipid: 40.2 ÷ 50
Protein: 20 ÷ 35
Cellulose: 1.2 ÷ 4.9
Tro: 1.8 ÷ 4.6
Dầu phộng được ép từ đậu phộng nhân có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng của đậu phộng.
Một số thành phần trong dầu phộng:
Bảng 24: Một số thành phần và tính chất của dầu phộng [2]
TÍNH CHẤT
Các chỉ số
Giá trị thường gặp
Khoảng thường gặp
IV
95.0
84.0 ÷ 100.0
SV
189
188 ÷ 195
Tỉ khối, 25
__
0.910 ÷ 0.915
Chỉ số khúc xạ, 25
__
1.467 ÷ 1.470
Nhiệt độ nóng chảy ()
-2
__
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Hàm lượng phosphatide (%)
0.350.05
Hàm lượng sterol (ppm)
1878978
Hàm lượng cholesterol (ppm)
5454
Hàm lượng tocotrienol (ppm)
256218
Hàm lượng phytosterol (mg/100g): 419
Hàm lượng tocopherol (ppm): 482345
Loại tocopherol
Trung bình
Khoảng thường gặp
- Tocopherol
211
49 ÷ 373
- Tocopherol
20
0 ÷ 41
- Tocopherol
239
88 ÷ 390
- Tocopherol
11
0 ÷ 22
Thành phần acid béo (%)
Loại acid béo
Trung bình
Khoảng thường gặp
Myristic (C14:0)
0.1
<0.1
Palmitic (C16:0)
11.1
8.3 ÷ 14.0
Margaric (C17:0)
0.1
__
Margaroleic (C17:1)
0.1
__
Stearic (C18:0)
2.4
1.9 ÷ 4.4
Oleic (C18:1)
46.7
36.4 ÷ 67.1
Linoleic (C18:2)
32.0
14.0 ÷ 43.0
Linolenic (C18:3)
—
<0.1
Arachidic (C20:0)
1.3
1.1 ÷ 1.7
Gadoleic (C20:1)
1.6
0.7 ÷ 1.7
Behenic (C22:0)
2.9
2.1 ÷ 4.4
Erucic (C22:1)
—
<0.3
Lignoceric (C24:0)
1.5
1.1 ÷ 2.2
Nervonic (C24:1)
—
<0.3
Thành phần triglyceride (%)
Loại triglyceride
Thành phần
Trisaturated (GS3)
0
Disaturated (GS2U)
3.6
Monosaturated (GSU2)
35.0
Triunsaturated (GU3)
59.0
Các chỉ tiêu của nguyên liệu
Trong thực tế, nhà máy không đặt ra 1 yêu cầu cụ thể đối với các loại nguyên liệu. Khi nguyên liệu có sự thay đổi về chất lượng thì sẽ có sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, đồng thời 1 số thông số công nghệ sẽ được điều chỉnh phù hợp. Về cơ bản, những chỉ tiêu nêu ra dưới đây chỉ có tính tham khảo. Ví dụ, theo Bảng 26 thì dầu mè thô cần có FFA<3%, nhưng trên thực tế khi sản xuất thì dầu mè thô có thể vượt ngưỡng này.
Do hiện nay nhà máy chỉ thu mua hạt mè nguyên liệu mà không thu mua các loại hạt có dầu khác nên trong bài này chỉ trình bày về chỉ tiêu của hạt mè nguyên liệu.
Bảng 25: Các chỉ tiêu của hạt mè nguyên liệu
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Hạt mè
1
Cảm quan
Không có lẫn sạn, đá, cát, sâu mọt; không vón cục
2
Ẩm, tối đa
%
8
3
Tạp chất, tối đa
%
3
4
Hàm lượng dầu, tối thiểu
%
44
5
FFA (theo oleic), tối đa
%
3
Bảng 26: Các chỉ tiêu của dầu nành thô
Tên chỉ tiêu chất lượng
Đơn vị tính
Dầu nành
Cảm quan
Có mùi thơm đặc trưng của dầu, không có mùi ôi, chua, mùi lạ.
FFA (theo oleic), tối đa
%
3
Ẩm độ, tối đa
%
0.5
Tạp chất, tối đa
%
0.5
Chỉ số iod (Wijs)
mg I2/g
110÷143
Chỉ số xà phòng
mg KOH/g
189÷197
Chỉ số khúc xạ, 30
1.465÷1.471
Tỷ khối, 30
g/ml
0.914÷0.921
Hàm lượng chất không xà phòng hóa, tối đa
%
1.5
quy trình sản xuất dầu mè thô và dầu mè rang
Quy trình sản xuất dầu mè thô
Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 31: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dầu mè thô
Giải thích quy trình công nghệ
Làm sạch
Mục đích: loại tạp chất, hạt lép, đất, đá, kim loại.
Hướng dẫn vận hành: sử dụng máy sàng, trước khi cho máy sàng hoạt động, kiểm tra lại mặt lưới sàng có bị thủng lỗ không.
Nghiền cán
Mục đích
Phá vỡ cấu trúc tế bào nguyên liệu chứa dầu để dầu dễ thoát ra khi ép
Tạo cho bột có kích thước thích hợp cho quá trình chế biến tiếp theo như chưng sấy, ép, giúp lấy dầu ra khỏi nguyên liệu dễ dàng và triệt để.
Thông số công nghệ
Bột sau nghiền, cán phải đạt tiêu chuẩn sau:
Độ ẩm: tối đa 8.5%
Tơi xốp
Nếu bột nghiền cán quá mịn không đảm bảo độ tơi xốp, khi chưng sấy thì nước và nhiệt khó tiếp xúc, bột dễ bị vón cục lại, hiệu quả gia nhiệt, gia ẩm kém, chất lượng bột chưng sấy không đều làm giảm hiệu quả ép.
Nguyên liệu đã qua máy cán, bề mặt tự do tăng lên rất nhanh làm cho nguyên liệu dễ bị oxi hóa nên phải được đưa ngay vào sản xuất, không được để tồn trữ lâu.
Thiết bị
Nguyên liệu sau sàng loại tạp chất được đưa qua máy nghiền cán 1, 2 nhờ hệ thống gàu (G1) và vít (V6, 7-1, 8, 9).
Máy nghiền là 1 hệ rulo gồm: 4 rulo khớp với nhau theo từng cặp, cặp trên có rãnh khía có tác dụng ma sát và cắt nhỏ nguyên liệu, cặp dưới nhẵn có tác dụng cán mỏng nguyên liệu ra.
Phễu nạp liệu hứng lấy nguyên liệu từ vít tải (V3) chuyển tới và phân phối vào máy cán, phểu có bộ điều chỉnh nguyên liệu vào máy cho phù hợp với công suất, đảm bảo nguyên liệu vào trục cán liên tục và đều đặn.
Chưng sấy – ép
Mục đích
Tạo điều kiện cho bột nghiền có sự thay đổi về tính chất lý học, thay đổi cấu trúc nguyên liệu (từ bột nghiền trở thành bột chưng sấy) làm giảm mối liên kết của các phân tử trong tế bào, đẩy dầu ra ngoài bột nghiền.
Mặt khác, dầu trong bột phân bố ở dạng màng mỏng trên các hạt bột nghiền cán và bám giữ bằng liên kết bề mặt có trị số lớn hơn nhiều so với áp lực mà các máy ép hiện đại có thể tạo ra. Gia nhiệt ẩm làm giảm hoặc mất đi mối liên kết trên, việc ép dầu sẽ đạt hiệu quả.
Khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của dầu giảm, dầu sẽ linh động hơn và dễ thoát ra khi ép.
Nguyên liệu sau chưng sấy được chuyển xuống lòng ép nhằm tách dầu ra khỏi bã.
Các chế độ chưng sấy
Chưng sấy khô
Là quá trình chưng sấy mà không đưa nước vào làm ẩm bổ sung cho bột ở giai đoạn đầu của chưng sấy.
Được áp dụng cho bột nghiền có độ ẩm cao. Thực hiện chưng sấy bằng cách nâng nhiệt độ bột trong nồi chưng sấy lên mức nhiệt độ quy định bằng nhiệt sấy gián tiếp.
Chưng sấy ẩm
Làm ẩm nguyên liệu bằng phun hơi nước rồi sấy bột, thông thường 2 việc này thực hiện đồng thời bằng hơi nước. Nâng độ ẩm của bột ở giai đoạn đầu của quá trình chưng sấy đến độ ẩm nhất định.
Tùy từng loại nguyên liệu ta có nhiệt độ sấy khác nhau. Từ đây quá trình chưng sấy diễn ra giống như chưng sấy khô.
Cùng với sự trương nở của bột, phần dầu cũng dần có sự biến đổi. Dầu trong ống mao quản được thoát ra, tích tụ trên bề mặt bột, những giọt dầu nhỏ liên kết với nhau tạo những giọt dầu lớn hơn và dần tạo thành các màng dầu.
Trong quá trình làm ẩm, nếu lượng nước đưa vào lớn thì dầu thoát ra nhiều, tuy nhiên nếu quá nhiều sẽ làm cho bột bị nhão.
Mặt khác, do sự trương nở của bột, ống mao quản của bột thu hẹp lại tạo ra áp suất đẩy dầu ra. Những phân tử dầu trên bề mặt bột bị giữ chặt do lực liên kết, tạo thành lớp dầu không linh động, đến giai đoạn sấy lực liên kết giữa các phân