Nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc(công ty TNHH một thành viên phân đạm và hoá chất Hà Bắc hiện nay) ,được nhà nước Việt Nam phê chuẩn và thiết kế xây dựng ngày 20/07/1959.
Quý 1/1960 bắt đầu khởi công xây dựng nhá máy phân đạm Hà Bắc.Ngày 18/2/1961 đổ mẻ bê tông đầu tiên xây dựng công trình.Trong quá trình xây dựng ngày 3/1/1963 đồng chí Phạm Văn Đồng nguyên thủ tướng chính phủ đã về thăm công trình xây dựng.
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nhà máy phân đạm và hoá chất hà bắc công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỤC ĐÍCH 2
B. NỘI DUNG 2
NHÀ MÁY PHÂN ĐẠM HÀ BẮC
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ HÌNH THÀNH 2
II.CÁC PHÒNG BAN TRỰC THUỘC CÔNG TY 3
III. SƠ LƯỢC DÂY TRUYỀN CÔNG NGHỆ 6
IV. XƯỞNG TẠO KHÍ - LƯU TRÌNH CÔNG NGHỆ CƯƠNG VỊ 651 8
V. CÁC HẠNG MỤC PHÂN TÍCH 12
NHÀ MÁY SẮT TRÁNG MEN - NHÔM HẢI PHÒNG
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ HÌNH THÀNH 13
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 17
III. CẢM TƯỞNG 25
IV. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 25
BÀI BÁO CÁO THĂM QUAN
NHÀ MÁY PHÂN ĐẠM VÀ HOÁ CHẤT HÀ BẮC
CÔNG TY CP SẮT TRÁNG MEN NHÔM HẢI PHÒNG
A. MỤC ĐÍCH.
Tham quan thực tế phục vụ cho nghiên cứu và học tập, đồng thời hiểu được quá trình ứng dụng từ lý thuyết đến thực tế sản xuất.
B. NỘI DUNG.
NHÀ MÁY PHÂN ĐẠM VÀ HOÁ CHẤT HÀ BẮC.
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ HÌNH THÀNH:
Nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc(công ty TNHH một thành viên phân đạm và hoá chất Hà Bắc hiện nay) ,được nhà nước Việt Nam phê chuẩn và thiết kế xây dựng ngày 20/07/1959.
Quý 1/1960 bắt đầu khởi công xây dựng nhá máy phân đạm Hà Bắc.Ngày 18/2/1961 đổ mẻ bê tông đầu tiên xây dựng công trình.Trong quá trình xây dựng ngày 3/1/1963 đồng chí Phạm Văn Đồng nguyên thủ tướng chính phủ đã về thăm công trình xây dựng.
Nhà máy phân đạm Hà Bắc được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng bằng sự viện trợ không hoàn lại.Toàn bộ máy móc, thiết bị đều được chế tạo từ Trung Quốc và được đưa sang Việt Nam.
Theo thiết kế ban đầu nhà máy gồm ba khu vực chính.
_ Xưởng tạo nhiệt:Công xuất thiết kế 12.000kw
_ Xưởng hoá: Công xuất thiết kế 100.000tấn ure/năm
_ Xưởng tạo khí: Công xuất thiết kế 6.000tấn /năm .
Ngoài ra còn một số phân xưởng phụ trợ khác song chủ đạo vẫn là sản xuất phân đạm.
Ngày 3/2/1965 khánh thành xưởng tạo khí đốt thử than thành công.
Ngày 1/6/1965 xưởng tạo khí đi vào sản xuất .Dự định này 2/9/1965 khánh thành nhà máy chuẩn bị đưa vào sản xuất. Nhưng do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 20/8/1965, chính phủ đã quyết định ngừng sản xuất ,chuyển xuống Nhiệt_Điện( nay trực thuộc sở điện lực Hà Bắc) kiên cường bám trụ phục vụ kinh tế quốc phòng.Thiết bị xưởng hoá được tháo dỡ và sơ tán sang Trung Quốc.
Ngày 1/3/1973 Thủ tướng chính phủ quyết định khởi công khôi phục nhà máy trước đây sản xuất NH4 NO3 amon nitrat nay chuyển sang sản xuất ure (NH2)2CO có chứa 46,6% nitơ với công xuất từ 6 -6,5 vạn tấn NH3 / năm ,10_17 vạn tấn ure / năm.
Ngày 1/5/1975 chính phủ hợp nhất nhà máy nhiệt điện ,nhà máy cơ khí xưởng hoá thành nhà máy phân đạm hoá chất Hà Bắc ( trực thuộc cục hoá chất ).
Tháng 6/1975 việc xây dựng và lắp máy cơ bản hoàn thành ,bắt đầu tiến hành thử máy đơn động , liên động và thử máy hoá công .
Ngày 28/11/1975 sản xuất thành công NH3 lỏng .
Ngày 12/12/1975 sản xuất ra bao đạm đầu tiên .
Ngày 30/10/1977 đồng chí Đỗ Mười nguyên phó thủ tướng chính phủ cắt băng khánh thành nhà máy .
Năm 1977 chuyên gia Trung Quốc về nước và công nhân kĩ sư của ta phải tự chạy máy và kiểm tra máy .
Tháng 10/1988 nhà máy được đổi tên thành xí nghiệp phân đạm và hoá chất Hà Bắc theo quyết định số 445HB_TCCBTLDT .
Trong những năm 1977_1990 sản lượng ure thấp ,sản lượng năm thấp nhất là 9890 tấn ure /năm 1981.
Từ năm 1991 đến nay cùng với việc tăng cường quản lí xí nghiệp đã nối lại quan hệ với Trung Quốc , cải tạo thiết bị công nghệ làm sản lượng ure tăng rõ hơn .
Năm 1993 để phù hợp với quá trình đổi mới đất nước theo thời kì kinh tế thị trường .Ngày 13/2/1993 xí nghiệp phân đạm và hoá chất Hà Bắc quyết định đổi tên thành công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc theo quyết định số 73CNNG-TCT , công ty trực thuộc tổng công ty phân bón và hoá chất cơ bản( nay là tổng công ty hoá chất Việt Nam ).
Từ năm 1993 đến nay sản lượng ure tăng liên tục vượt công suất thiết kế ban đầu .
Sản lượng ure của các năm .
Năm 1991: 44.891 tấn/ năm
Năm 1992: 82.633 tấn / năm
Năm 1993: 100.093 tấn / năm
Năm 1994: 103.223 tấn /năm
Năm 1995: 111.026 tấn / năm
Năm 1996:120.690 tấn / năm
Năm 1997:130.281 tấn /năm
Năm 1998:64.170 tấn / năm
Năm 1999:49.670tấn /năm
Năm 2000:76.170 tấn / năm
Năm 2001:98.970 tấn / năm
Năm 2002:107.147 tấn / năm
Năm 2003:148.196 tấn /năm
Năm 2004: 162.268 tấn / năm
Năm 2005: 161.795 tấn /năm
Năm 2006: 1 73.553 tấn / năm
Năm 2007: 183.618 tấn / năm
Từ 2002 chinh phủ Việt Nam- Trung Quốc đã ký hợp đòng sản xuất điên đạm,nâng công xuất lên 3000kw/h sản lượng NH3 là 9 vạn tấn /năm,sản xuất ure là 15 vạn tấn /năm với tông đầu tư là 35 triệu USD với các hạng mục chính như: cải tạo lò khí , cải tạo khu vực tinh chế, lắp thêm một máy nén 667,đưa hệ thống điều khiển tự động DCS........Qua đó sản xuất của công ty ngáy càng phát chiển sản lượng năm 2007 đã đạt 18 vạn tấn ure.
Trong quá trình phát triển của công ty , cơ cấu tổ chức quản lý luôn được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của tổ chức sản xuất theo từng giai đoạn phát triển chung của đất nước. Hiện nay cơ cấu quản lý của công ty được tổ chứa theo mô hình trực tuyến, chức năng với cấp quản lý cao nhất là giám đốc.
II. CÁC PHÒNG BAN TRỰC THUỘC CÔNG TY.
1. Khối phòng ban kỹ thuật:
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng điều độ sản xuất
Phòng cơ khí
Phòng kỹ thuật an toàn
Phòng đo lường tự động hoá
Phòng KCS
Phòng thường trực dự án
2. Khối nghiệp vụ:
Phòng kế hoạch
Phòng KT-TK-TC
Phòng tổ chức nhân sự
Phòng thị trường
Phòng vật tư - vận tải
Phòng bảo vệ quân sự
Phòng đời sống
Văn phòng công ty
3.Các đơn vị trực thuộc công ty:
Xưởng nước, than nhiệt, tạo khí, amoniac, tổng hợp ure, điện , đo lường - tự động hoá, sửa chữa,NPK.
III. SƠ LƯỢC DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Nguyên liệu để sản xuất NH3 là than cục ,antraxit Hòn Gai ,không khí và H2O hơi . Sản xuất NH3 và ure được tiến hành trên dây chuyền sản xuất liên tục .Vì vậy trong quá trình sản xuất phải tiến hành đúng các quy trình ,thao tác ,quy trình an toàn ,tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu công nghệ , khống chế các thông số kĩ thuật trong giới hạn cho phép .
Điều kiện sản xuất ở nhiều công đoạn bộ phận có áp suất ,nhiệt độ cao , có môi trường độc hại dễ cháy nổ yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn ,phòng chống cháy nổ .
MỘT SỐ PHẢN ỨNG CHÍNH XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT :
1. Công đoạn khí hoá than :
Phản ứng chính : 3C + O2 = CO + CO2 + Q
3C + H2O = CO + CO2 + H2 + Q
Phản ứng phụ : C + 2 H2 = CH4
S + H2 = H2S
Công đoạn được tiến hành trong lò tầng cố định U.G.I sản phẩm thu được có thành phần như sau :
CO2
O2
CO
H2
N2
CH4
H2S
7
0.5
31,5
41
19
1
≤1500mg/m3
2. Công đoạn khử lưu huỳnh thấp áp.
Để hấp thụ H2S trong khí than ẩm. Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp ướt với thành phần dung dịch gồm tananh,muối Na2CO3 vanadat natri (NaVO3).
Các phản ứng chính xẩy ra.
Na2CO3 + H2S = NaHS + NaHCO3
2 NaHS + NaVO3 + H2O = Na2V4O3 + 4NaOH +2S↓
3. Công đoạn biến đổi CO.
CO + H2Oh = CO2 + H2 + Q
Sử dụng hơi nước để chuyển hoá CO. Phản ứng trên cần phải có điều kiện là nhiệt độ và chất xúc tác.
4. Công đoạn khử CO2:
Băng chuyền sau cải tạo kỹ thuật đã sử dụng công nghệ ( kiềm kali nóng cải tiến) để hấp thụ CO2 trong khí sau chuyển hoá thành CO.Khí sau khử thành CO2 goi là tinh chế sau khi hấp thụ xong dung dịch được đưa đi tái sinh bằng cách giảm áp suất, tăng nhiệt độ để khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch, nguồn lực hấp thụ của dung dịch được khôi phục. Khí CO2 sau khi tái sinh được đưa đi sản xuất ure và CO2 lỏng.
5. Công đoạn rửa đóng.
Nhằm bảo vệ xúc tác, tổng hợp amoniac, các khí CO, CO2, O2, H2S còn sót lại trong khi tinh chế được dung dịch axatat- amoniac đồng hấp thụ làm sạch triệt để tới hàm lượng CO +CO2 ≤ 20 ppm, sau khi hấp thụ xong dung dịch được đưa đi tái sinh bằng cách giảm áp xuất, tăng nhiệt độ, để các khí bị hấp thụ thoát ra khởi dung dịch, nguồn hấp thụ khỏi dung dịch được khôi phục, khí được thu hồi về đáy chuyển khí than làm nguyên liệu sản xuất.
Phản ứng xẩy ra:
Cu(NH3)2Ac + NH3 + CO = Cu(NH3)3AcCO + Q
2 NH4OH + CO2 = (NH4)2CO3 + H2O + Q
Trong đó Ac là gốc CH3COO –
6. Tổng hợp Amoniac.
N2 + 3H2 = 2NH3
Phản ứng xẩy ra trong tháp tổng hợp NH3 ở P ≤ 32 MPa.
T0 = 450 ÷ 530oC.
Xúc tác: α. Fe
7. Tổng hợp ure.
Phản ứng xẩy ra trong tháp tổng hợp với .
P ≤ 20 M.Pa
T0 = 1800 ± 20 C Theo hai giai đoạn
Giai đoạn 1: 2 NH3 + CO2 = NH4O-CO-NH2
Giai đoạn 2: NH4O-CO-NH2 → (NH2)2CO + H2O
IV . XƯỞNG TẠO KHÍ – LƯU TRÌNH CÔNG NGHỆ CƯƠNG VỊ 651:
1. Nhiệm vụ xưởng tạo khí
Cấp khí nhiên liệu cho quá trình tổng hợp NH3 phân xưởng bao gồm các cương vị chính sau :
- Cương vị băng tải
- Cương vị bơm quạt và nước cao áp 651A
- Cương vị 651
- Cương vị lọc bụi điện
- Cương vị bơm nước tuần hoàn
- Cương vị thu hồi khí thổi gió
2 . Lưu trình công nghệ cương vị 651
Nhiệm vụ : sản xuất khí than ẩm với nguyên liệu đi từ than Antraxit và hỗn hợp không khí + hơi nước
a. Nguyên lí quá trình khí hoá than ẩm:
Sản xuất khí hoá than ẩm tại cương vị 651 là quá trình khí hoá theo phương pháp gián đoạn lò tầng cố định . Nguyên liệu là than cục được đưa vào từ đỉnh lò Chất khí hoá là không khí và hơi nước được đi qua tầng nhiên liệu để tiến hành khí hoá . Tro,xỉ được thải ra ở cửa đáy lò . Trong lò khí hoá khi đưa chất khí hoá đi qua tầng nhiên liệu - để tiến hành phản ứng thì có sự phân tầng . Từ trên xuống tầng nhiên liệu được phân tầng như sau : tầng sấy , tầng chưng , tầng khí hoá ( bao gồm tầng khử và tầng oxy hoá ), tầng xỉ .
Các phản ửng xảy ra chủ yếu ở tầng khí hoá :
2C + O2 = 2CO + Q
C + O2 = CO2 + Q
2CO + O2 = 2CO2 + Q
C + H2O = CO + H2 + Q
C + CO2 = 2 CO - Q
C + 2 H2O = CO - Q
Ngoài ra còn các phản ứng phụ sau :
C + H2 = CH4 + Q
CO + 3H2 = CH4 + H2O + Q
CO2 + 4H2 = CH4 + 2H2O + Q
S + H2 = H2S
Trong đó thành phần khí than ẩm như sau :
CO2
O2
CO
H2
N2
CH4
7
0,5
1,5
41
19
1
Chế khí than ẩm theo phương pháp gián đoạn bao gồm 2 giai đoạn chính đó là: giai đoạn thổi gió và giai đoạn chế khí .
Ở giai đoạn đầu dùng không khí thổi vào đáy lò , khí thu được giải phóng ra ngoài . Nhiệt độ tăng đến mức độ nhất định thì ngừng thổi gió . Bắt đầu đưa hỗn hợp khí và hơi nước vào để chế khí than ẩm . Trong khoảng bắt đầu từ thổi gió lần trước đến thổi gió lần sau được gọi là tuần hoàn làm việc . Để đảm bảo an toàn và nâng cao sản lượng và chất lượng khí than 1 tuần hoàn làm việc bao gồm 5 giai đoạn :
- Giai đoạn thổi gió
- Giai đoạn thổi lên lần 1
- Giai đoạn thổi xuống
- Giai đoạn thổi lên lần 2
- Giai đoạn thổi sạch
Một tuần hoàn làm việc kéo dài 175 giây (100%) . Thông thường phân phối thời gian 1 tuần hoàn làm việc như sau :
Giai đoạn
thổi gió
thổi lên lần 1
thổi xuống
thổi lên lần2
thổi sạch
%
22÷26
24÷28
38÷42
6÷9
3÷4
b. Sơ lược lưu trình công nghệ
b1 : lược lưu trình công nghệ
b2.Thuyết minh lưu trình
Than cục được đưa lên bunke bắt đầu vào quá trình tạo khí .
Thổi gió : nguồn không khí cung cấp cho qua trình thổi gió để tăng nhiệt độ cho lò khí hóa . Không khí được quạt gió đưa vào đường ống chung với áp suất 2800-3200 mmHg được đưa qua tầng than nóng đỏ xảy ra phản ứng cháy của C với O2 của không khí . Nhiệt tích lại của tầng than trong lò. Sau khi đi ra khỏi lò đốt khí thổi gió được đi vào lò nhiệt theo hướng từ trên xuống rồi qua van ống khói phóng không hoặc đưa tới cương vị thu hồi khí thổi gió qua van thu hồi .
Thổi lên lần 1 : hỗn hợp hơi nước và không khí qua tầng than nón đỏ , chế tạo được khí than ẩm qua lò đốt . Qua lò hơi nhiệt thừa về van ba ngả đến túi rửa rồi vào đường ống chung khí than qua tháp rửa , khí than đi từ dưới lên nước tuần hoàn dội xuống lam lạnh và lam sạch tiếp khí than ẩm và đi vào két khí .
Thổi xuống : sau giai đoạn chế khí thổi lên , để tránh tầng lửa dịch lên gây két tảng , bám vào vách lò người ta cho hơi nước đi vào từ đỉnh lò đốt và đưa vào đỉnh lò phát sinh . Hơi nước thổi từ trên xuống đi qua tầng than . Khí than hình thành sau khi đi qua tảng xỉ , mũ gió qua van ba ngả vao túi rửa , ra dường ống chung khí than .
Thổi lên lần 2 : sau khi thổi xuống khí than còn lưu lai ở đáy lò , đường ống phía đáy lò , người ta dùng hỗn hợp không khí và hơi nước thổi lên để đảm bảo an toàn trước khi vào giai đoạn thổi gió . Lưu trình như thổi lên lần 1 nhưng thời gian ngắn hơn .
Thổi sạch : để thu hồi lượng khí than ẩm còn lưu lại trong thiết bị người ta dùng không khí để thổi sạch với lưu trình như thổi gió nhưng van ống khói đóng để thu hồi khí than về đường ống chung.
V. CÁC HẠNG MỤC PHÂN TÍCH TRONG CƯƠNG VỊ 651 CHỈ TIÊU KĨ THUẬT CẦN KHỐNG CHẾ :
1.Các hạng mục cần phân tích trong cương vị 651 :
a.Xác định hàm lượng khí CO2 , O2 ,CO, H2,N2 trong khí than
b.Xác định hàm lượng khí CO2 , O2 ,CO trong khí thổi gió
c.Xác định hiệu suất phân giải hơi nước của lò tạo khí .
d.Các hạng mục phân tích khi mở may, ngừng máy và an toàn của xưởng .
d1 : Phân tích khí nghèo
d2 : Phân tích khí ở những khu vực cần đốt lửa có CO và H2 .
d3 : Phân tích khí ở những khu vực có NH3 .
2 . Chỉ tiêu kĩ thuật cần khống chế
SST
Tên công trình
Nơi lấy mẫu
Tên mẫu
hạng mục phân tích
chỉ tiêu không chế
1
Lò
tạo
khí
Ra lò đốt (A3)
Khí thổi gió
CO2
14÷16%
O2
≤ 0,5%
CO
≤10%
Vào túi rửa van 3 ngả (A5)
Khí thổi lên và thổi xống
O2 thổi lên
≤ 0,5%
CO2 thổi lên
6,5÷8,5%
CO2 thổi xuống
4 ÷ 6%
O2 thổi xuống
≤ 0,5%
Ra tháp rửa chung (A3)
Khí than ẩm
CO2
7 ÷ 8%
O2
< 0.5%
H2 + CO
≥ 68%
Ra lò đốt (A3)
Hiệu xuất phân giải hơi nước giai đoạn khí thổi lên
H2
hiệu suất
Ra đáy lò phát sinh (A4)
Hiệu xuất phân giải nước giai đoạn khí thổi xuống
H2
hiệu suất
2
Công trình thu hơi nhiệt, khí thổi gió
Vào xilon
Khí thổi gió
CO2,O2,H2,CO,CH4
Ra quạt khí khói
Khí than ẩm
H2 + CO
≤ 0,5%
3
Lọc bụi đi
Vào tháp lọc
Khí than ẩm
CO2
7 ÷ 8%
CO
≤ 0,5%
H2 + CO
≥ 68%
4
xưởng tạo khí
chạy máy trao đổi TB đường ống
Khí nghèo
O2
H2 + CO
≤ 1%
≤ 10%
Phục vụ sửa chữa
Khí dùng lửa
H2 + CO
≤ 0,5%
***************************************************************
NHÀ MÁY SẮT TRÁNG MEN- NHÔM HẢI PHÒNG
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty cổ phần sắt tráng men- nhôm HP được thành lập từ 1 doang nhiệp nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế :Hải Phòng enamel iron and aluminium wares joint stock company.
Tên viết tắt :HALECO
Trụ sở của công ty đặt tại: số 136 đường Ngô Quyền -phường Ngô Quyền – thành phố HP.
Công ty có nhiệm vụ chủ yếu sau đây :
-Tổ chức sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các lại sản phẩm sắt tráng men , nhôm , thép không rỉ , các loại kim khí khác vật liệu chịu lửa và hoá chất chế tạo men , kinh doanh nhà ở và văn phòng cho thuê .
- Công ty được huy động vốn của các tổ chức kinh tế , các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất –kinh doanh theo quy định của pháp luật .
-thực hiện đầy đủ nhiệm vụ ,nghĩa vụ và chính sách của nhà nước .
-Thực hiện phân phối theo kết quả lao động , chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc , đời sống vật chất , tinh thần , bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá , khoa học kỹ thuật , chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên .
-Bảo vệ doanh nghiệp , bảo vệ sản xuất , bảo vệ môi trường , giữ gìn an ninh trật tự , an toàn xã hội , làm tròn nghĩa vụ quốc phòng
-Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1955-1960) của Nước Việt nam dan chủ cộng hoà, năm 1958 chính phủ va nhân dân Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng một số nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, trong đó có nhà máy sắt tráng men- nhôm HP là tiền thân của công ty cổ phần sắt tráng men- nhôm HP ngày nay . trải qua mấy chục năm xây dựng và phát triển công ty đã qua nhiều giai đoạn thăng trầm , tập thể cán bộ công nhân viên công ty luôn khắc phục khó khăn hoàn thanh nhiêm vụ chính trị của dơn vị giao cho từng giai đoạn :
1.Giai đoạn vừa sản xuất vừa xây dựng (1960-1966)
Nhà máy sắt tráng men – nhôm HP được xây dựng vào cuối năm 1958 trên nền nhà may Bát của pháp để lại từ trước năm 1930 , đến cuối năm 1938 nhà máy xây dựng xong. Đây là công trình do Trung Quốc viện trợ với nhiệm vụ cơ bản là sản xuất hàng tiêu dùng dân dụng . Ngày 17/5/1960 nhà máy chính thức được thành lập và đi vào hoạt động, với công xuất ban đầu là 3000 sản phẩm nhôm và 1,5 triệu sản phẩm sắt tráng men 1 năm. Đây là giai đoạn nhà máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất phục vụ hai chiến lược của cách mạng Việt Nam: Cung cấp sản phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu sang một số nước XHCN như Liên Xô cũ, Cuba.........
2.Giai đoạn vừa sản xuất vừa chiến đấu (1967-1975):
Đây là giai đoạn khó khăn nhất, vì đất nước đang có chiíen tranh. Nhà máy phải sơ tán tai hai địa điểm Hải Dương và Hà Bắc.Chỉ đẻ lại một bộ phận nhỏ vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ nhà máy.Ngày 20/4/1967 nhà máy bị nén bom phá huỷ hai xưởng sản xuất, có 8 cán bộ công nhân đã hy sinh và 50 thiết bị máy móc bị phá huỷ ở 2/4 xưởng sản xuất.
Với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên nhà máy, đã khawc phục khó khăn xây dựng nhà xưởng tiếp tục chiến đấu bảo vệ nhà máy vừa sản xuất ra sản phẩm phục vụ kinh tế quốc dân vừa phục vụ quốc phòng. Hiệp định Pari được ký kết hoà bình được lặp lại ở miền bắc Việt Nam, nhà máy coa điều kiện khôi phục và mở rộng sản xuất.
3.Giai đoạn mở rộng sản xuất (1976-1978):
Được chính phủ Trunh Quốc giúp đỡ về thiết bị và công nghệ. Nhà máy mở rộng sản xuất, các xưởng mới được xây dựng cùng hàng loạt thiết bị mới được trang bị. Đến cuối năm 1978 sản lượng sản xuất của nhà máy đạt công xuất 700 tấn nhôm và 5 triệu sản phẩm sắt tráng men 1 năm. Diện tích mặt bằng của nhà máy được mở rộng lên 6,2 ha và 7 xưởng sản xuất chính.
4.Giai đoạn từ 1978-1986:
Do bất đồng quan điển giữa Việt Nam và Trung Quốc đến cuối năm 1978 Trung Quốc đã cắt bỏ toàn bộ viện trợ mở rộng sản xuất giai đoạn hai.Được sự quan tâm của chính phủ cung sự cố gắng và sáng kiến của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy đã đứng vững duy trì sản xuất khi không có sự trợ giúp của Trung Quốc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó: 6 triệu sản phẩm sắt tráng men, 2,5 triệu sản phẩm nhôm.
5.Giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lí (1987-2004)
Sau khi có quyết địn chuyển của chính phủ về chuyển đổi kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa , để tồn tại và đứng vững nhà máy phải tự tổ trức sản xuất và kinh doanh : nhiều thiết bị đã dược đầu tư mới sản xuất sản phẩm đa dạng công tác quản lí được tăng cường đã làm giảm chi phí sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ vì vậy hiệu quả kinh tế ngày càng cao đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được ổn định và cải thiện . Vốn công ty tại tháng 12/1989 :159 triệu đông tốc độ tăng trưởng ổn định từ 10-15% .
Để phù hợp với cơ chế mới nhà máy đã được thành lập lại theo quyết định số 453/CNN-TCCB-7/5/1993 của bộ công nghiệp nhẹ đăng kí kinh doanh số 108140 ngày 28/5/1993 của trọng tài kinh tế nhà nước thành phố HP . Theo quyết định số 1012QD/BCN-TCCB ngày 28/7/1995 của bộ công nghiệp nhà máy sắt tráng men- nhôm HP đổi tên thành công ty sắt tráng men- nhôm HP đăng kí kinh doanh số 105639 5/9/1995 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố HP .
Giai đoạn này công ty đầu tư thiết bị nhà máy dập thuỷ lực 120-500 tấn , đầu tư hệ thống máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm inox . Đồng thời bằng nguồn vốn ODA công ty đầu tư hệ thống nấu cán nóng nhôm liên tục với giá trị 6 triệu NDT công suất thiết kế 24 tấn / ngày .Đầu tư hệ thống cầu trục cho xưởng cán đúc , đầu tư xe nâng hàng để vân chuyển hàng hoá trong công ty thay thế sức người nâng cao năng suất lao động .
6.Giai đoạn từ 2005 – nay :
Thực hiên chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp của đảng và nhà nước tháng 10/2004 công ty bắt đầu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước : 70% vốn công ty do cổ đông đón góp nhà nước chỉ đóng góp 30% vốn công ty theo quyết định số 108/2004QD-BCN 12/10/2004 của bộ công nghiệp . Đăng kí kinh doanh lần đầu số 0203001233 -14/1/2005 của sở kế hoạch đầu tư của thành phố HP .
Giai đoạn này công ty đã đầu tư lò ủ nhôm bằng điên trở với công suất thiết kế 7 tấn / ngày . Sau hơn 1 năm vận hành theo mô hình quản lí mới ngay 14/8/2006 được sự đồng ý của cơ quan q