Báo cáo Nhận diện một số nguyên nhân hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Quảng Ngãi

Kinh tế tư nhân có vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội của Việt Nam. Trong những năm qua, doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Quảng Ngãi tăng trưởng mạnh về số lượng, tuy nhiên chất lượng của doanh nghiệp rất thấp. Một trong những nguyên nhân lớn làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại đây là việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức gặp nhiều khó khăn. Sử dụng kết quả từ cuộc điều tra xác định chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index - 2008) do nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵng thực hiện, bài viết đi sâu nhận định các nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Quảng Ngãi và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

pdf10 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Nhận diện một số nguyên nhân hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 148 NHẬN DIỆN MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VIỆC TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI QUẢNG NGÃI IDENTIFYING SOME CAUSES OF THE LIMITATION FOR OFFICIAL CREDIT CAPITAL APPROACH OF PRIVATE BUSINESSES AT QUANG NGAI PROVINCE Nguyễn Trường Sơn Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Kinh tế tư nhân có vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội của Việt Nam. Trong những năm qua, doanh nghiệp kinh tế tư nhân tạ i Quảng Ngãi tăng trưởng mạnh về số lượng, tuy nhiên chất lượng của doanh nghiệp rất thấp. Một trong những nguyên nhân lớn làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại đây là việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức gặp nhiều khó khăn. Sử dụng kết quả từ cuộc điều tra xác định chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index - 2008) do nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Đà Nẵng thực hiện, bài viết đi sâu nhận định các nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Quảng Ngãi và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này. ABSTRACT Private economy plays an important role in impulsing the growth and transfering economic structure, which solves the employment and social issues in Vietnam. In the past years, although the number of private businesses at Quang Ngai is on the increase, their quality is still low. One of main reasons obstructing private businesses’s development is the difficulty in approaching official credit capital. From the consequence of survey about Provincial Competitiveness Index - 2008 conducted by a research group of the university of Danang, the artical identifies the causes which makes private businesses at Quang Ngai difficult in approaching official credit capital and proposes some solutions for this matter. 1. Đặt vấn đề Trong khoảng 5 năm trở lại đây, kinh tế tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2008, kinh tế tư nhân đã đóng góp 38,5% GDP của cả tỉnh, cao gấp 2,5 lần so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đạt xấp xỉ với tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước (39,22%). Kinh tế tư nhân đã giải quyết đến 88,8% số lao động có việc làm của tỉnh. Có thể nói, kinh tế tư nhân là nơi tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết thu nhập, việc làm và các vấn đề xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. Sau một quá trình phát triển dài, đến nay doanh nghiệp kinh tế tư nhân (KTTN) đã có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp còn TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 149 nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp, chưa có khả năng vươn ra tầm khu vực hoặc quốc tế. Sự phát triển của khu vực kinh tế này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó thiếu vốn và thiếu khả năng tiếp cận vốn thấp là vấn đề nghiêm trọng nhất. Với thực trạng hơn 97% các doanh nghiệp thuộc quy mô nhỏ và vừa, mức vốn điều lệ bình quân mỗi doanh nghiệp thấp (khoảng 1,4 tỷ đồng), việc phải huy động thêm vốn từ bên ngoài phục vụ hoạt động là điều tất nhiên. Kết quả điều tra cho thấy hơn 90% doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại đây đang có nhu cầu bổ sung vốn lưu động để duy trì hoạt động; hơn 75% các doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư mở rộng hoặc hiện đại hoá quá trình sản xuất. Về nguồn vốn: Khoảng 80% vốn của khu vực kinh tế tư nhân được huy động từ các tổ chức phi tài chính (thân nhân, bạn bè…), chỉ có khoảng 20% được huy động từ tín dụng ngân hàng và một tỷ lệ rất nhỏ từ nguồn vốn nhà nước và các nguồn khác. Việc huy động vốn từ các nguồn phi tài chính, bên cạnh chi phí cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu vốn lớn. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các doanh nghiệp KTTN tại Quảng Ngãi gặp rất nhiều khó khăn từ phía Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, từ phía doanh nghiệp và chính từ cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước. Trên cơ sở kết quả điều tra xác định chỉ số PCI (Provinciall Competitiveness Index) của tỉnh Quảng Ngãi do nhóm nghiên cứu của Đại học Đà Nẵng thực hiện, một số nguyên nhân hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Quảng Ngãi được xác định như dưới đây. 2. Các nguyên nhân hạn chế quá trình tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Quảng Ngãi 2.1. Những nguyên nhân từ phía các tổ chức tín dụng, ngân hàng Tại Quảng Ngãi tính chung trong hệ thống ngân hàng thương mại, dư nợ cho khu vực kinh tế nhà nước chiếm đến 65,6%, trong khi đó dư nợ trong khối các doanh nghiệp kinh tế tư nhân chỉ chiếm chưa đến 20%. Kết quả tìm hiểu cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại (Bảng 01) cho thấy, phần đông các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn dành ưu tiên lớn cho khối doan h nghiệp nhà nước, tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp kinh tế tư nhân có tăng dần trong các ngân hàng thương mại cổ phần, tuy nhiên các ngân hàng này có quy mô nhỏ, do vậy tỷ trọng tăng nhưng dư nợ đối với kinh tế tư nhân vẫn rất thấp. Bảng 1. Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại Quảng Ngãi STT Chi nhánh Ngân hàng Tỷ lệ DN Nhà nước DN kinh tế tư nhân DN FDI 1. Incom Bank 88% 12% - 2. Agri Bank 75% 25% - 3. Vietcom Bank 65% 15% 20% TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 150 4. NH Đầu tư 60% 40% - 5. Exim Bank 30% 49% 21% 6. Sacom Bank 30% 60% 10% 7. ACB 30% 60% 10% Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hoạt động của các Chi nhánh ngân hàng thương mại tại Quảng Ngãi – năm 2007, 2008. Kết quả điều tra cho thấy chỉ khoảng 15% số doanh nghiệp KTTN tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, 50% số doanh nghiệp có tiếp cận được nhưng rất khó, 35% số doanh nghiệp không thể tiếp cận được. Các nguyên nhân lớn dẫn đến việc doanh nghiệp khó tiếp cận vốn xuất phát từ ngân hàng có thể dẫn ra như sau: - Lãi suất vay vốn cao làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những biến động lớn, đầu năm là lạm phát bùng nổ với tốc độ cao, cuối năm là suy thoái kinh tế do chịu tác động của suy thoái toàn cầu. Cả hai đều có tác động rất tiêu cực đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Trong điều kiện lạm phát, Nhà nước bắt buộc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Lãi suất cho vay được Ngân hàng Nhà nước khống chế ở mức 21%/năm. Với mức lãi suất trần này, các doanh nghiệp KTTN không thể tiếp cận nổi do vượt quá khả năng trả nợ của họ. Trong điều kiện giảm phát và suy thoái những tháng cuối năm 2008, chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước được nới lỏng, gói kích cầu bằng việc bù 4% lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn (dưới một năm) được Nhà nước áp dụng. Điều này đã làm giảm gánh nặng lãi suất, tạo điều kiện cho việc vay vốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do tỷ suất lợi nhuận bình quân trong hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân tại đây quá thấp (phổ biến ở mức 2,5%) thì mặc dù được bù lãi suất nhưng dường như vẫn đang vượt ngưỡng chịu đựng. Bên cạnh đó, gói kích cầu của Chính phủ chỉ áp dụng cho việc vay vốn ngắn hạn, thời hạn vay ngắn, để vay được đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh rõ ràng… điều này phần đông các d oanh nghiệp không đáp ứng được. Số lượng doanh nghiệp KTTN tại Quảng Ngãi tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này rất nhỏ. Một số lượng khá lớn các doanh nghiệp vay được đều sử dụng cho mục đích đáo hạn các khoản vay cũ, do vậy hiệu quả của việc kích cầu không đạt được như kỳ vọng. Suy thoái kinh tế cũng đặt ra yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Điều này hướng các ngân hàng thương mại tập trung nhiều hơn vào các khách hàng lâu năm, đã thiết lập được quan hệ và uy tín tín dụng. Tại Quảng Ngãi, tính đến thời điểm hiện tại, hơn 50% doanh nghiệp KTTN mới được thành lập sau thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực. Hầu hết các doanh nghiệp này chưa thiết lập quan hệ với ngân hàng, do vậy việc tiếp cận vốn lại càng khó khăn. Tại các ngân hàng thương mại cổ phần, nơi dành phần lớn dư nợ cho kinh tế tư nhân, hầu hết đã "chạm" hạn mức tăng TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 151 trưởng tín dụng và buộc phải cơ cấu lại hoạt động tín dụng, mặc dù xem kinh tế tư nhân là đối tượng khách hàng chính song với tình hình hiện tại, các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn rất khó mở rộng đối tượng vay. - Chất lượng tín dụng thấp, việc tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng làm cho các doanh nghiệp kinh tế tư nhân càng khó tiếp cận vốn. Kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Quảng Ngãi thời gian qua mặc dù có tăng trưởng song thiếu bền vững. Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng khá cao. Tình trạng này đã buộc ngân hàng cẩn trọng hơn khi xem xét hồ sơ cho vay. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp KTTN các báo cáo tài chính của họ thiếu tính minh bạch, hoạt động kế toán không đạt chuẩn. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn nếu họ cung ứng vốn cho các doanh nghiệp này. Sự hiểu biết giữa của doanh nghiệp đối với các quy định của ngân hàng thường rất hạn chế, hồ sơ và dự án vay thường không đầy đủ, các ngân hàng rất khó và rất tốn kém để nhận ra các rủi ro từ các dự án của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Để đảm bảo an toàn, tối thiểu hóa rủi ro, các ngân hàng thường hướng hoạt động cho vay vào những khách hàng được bảo lãnh bởi Chính phủ và các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Điều đó đã tạo nên một rào cản lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân. - Chiến lược và chính sách hoạt động của các tổ chức tín dụng chưa thực sự hướng vào các doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Cho đến nay mặc dù tư duy hoạt động của các ngân hàng đã cởi mở hơn đối với khu vực kinh tế tư nhân, tuy nhiên chính sách hoạt động cụ thể lại chưa có sự điều chỉnh đáng kể. Phần đông các tổ chức tín dụng mới chỉ xem doanh nghiệp kinh tế tư nhân là khách hàng tiềm năng chứ chưa phải là khách hàng mục tiêu, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước có tiềm lực mạnh. Kết quả điều tra cho thấy chưa có một chi nhánh ngân hàng thương mại nào của Quảng Ngãi tiến hành các hoạt động điều tra tìm hiểu về các doanh nghiệp KTTN. Với đặc điểm là quy mô quá nhỏ, ngành nghề kinh doanh phân tán, trình độ của doanh nhân còn hạn chế, tổ chức quản lý doanh nghiệp còn mang nặng tính chất gia đình... hầu hết các doanh nghiệp KTTN tại Quảng Ngãi đều nằm ngoài hệ thống xếp loại khách hàng của ngân hàng; các chính sách về lãi suất, thời hạn vay, quy mô món vay… của ngân hàng chủ yếu vẫn đang dành cho doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, chưa phù hợp với các doanh nghiệp siêu nhỏ như ở Quảng Ngãi. Các chi nhánh ngân hàng nào tại Quả ng Ngãi hầu hết đều chưa có cơ sở dữ liệu về khu vực KTTN, việc tiếp cận nắm bắt thông tin, phân tích hoạt động của các doanh nghiệp chưa thể tiến hành được. Trong điều kiện đó, việc ra các quyết định cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn, hoặc mất nhiều thời gian. Chính sách sản phẩm, chính sách lãi suất của ngân hàng chưa phù hợp với đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ . Bên cạnh đó, với hệ thống công nghệ lạc hậu, phân tán, các ngân hàng chưa thể tạo ra sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp với tính đa dạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 152 - Sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp KTTN của ngân hàng còn khá lớn. Một hạn chế khá lớn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Quảng Ngãi là: rất ít hiểu doanh nghiệp, niềm tin vào hoạt động của doanh nghiệp chưa được thiết lập…Điều này dẫn tới các quyết định cho vay của ngân hàng chủ yếu phải dựa vào tài sản đảm bảo và các quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng. Do phần đông mới được lập, các doanh nghiệp KTTN chưa có điều kiện để “thân thiết” với ngân hàng như các doanh nghiệp Nhà nước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá giá trị của tài sản đảm bảo và mức cho vay theo giá trị tài sản đảm bảo giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân (Bảng 02). Bảng 02. Hạn mức cho vay theo % giá trị tài sản đảm bảo của các ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp tại Quảng Ngãi Loại hình DN 20 - 30% 31 - 40% 41 - 50% 51 - 75% >75% DN Nhà nước 0 0 0 40% 60% Công ty TNHH 0 20% 30% 50% 0 Doanh nghiệp tư nhân 40% 10% 20% 30% 0 Công ty cổ phần 0 20% 30% 50% 0 Doanh nghiệp FDI 0 0 0 40% 60% Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát các doanh nghiệp tại Quảng Ngãi năm 2008 Theo kết quả này, trong khi doanh nghiệp nhà nước được vay chủ yếu trên mức 75% giá trị tài sản đảm bảo t hì doanh nghiệp KTTN chỉ dừng lại ở mức khoảng 50%. Như vậy, mặc dù các chính sách đều khẳng định sự không phân biệt, tuy nhiên trong ứng xử thực tế, các ngân hàng đều chưa thoát ra khỏi định kiến về các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế. Bên cạnh nguyê n nhân nói trên, tình trạng ủy quyền quá lớn cho cán bộ tín dụng trong việc đánh giá giá trị tài sản đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng, bắt buộc doanh nghiệp phải chi các khoản “lót tay” khi thẩm định vay, điều này gây rất nhiều phiền phức và tốn kém cho doanh nghiệp KTTN trong quá trình vay vốn. 2.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức khó khăn còn xuất phát từ những nguyên nhân bên trong của các doanh nghiệp KTTN. Các nguyên nhân chính được nhận diện như sau: - Giá thành sản phẩm cao và tỷ suất lợi nhuận thấp làm cho doanh nghiệp KTTN khó vượt qua rào cản lãi suất. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của khối doanh nghiệp KTTN của Quảng Ngãi rất thấp (Bảng 3).Trong năm 2008, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp KTTN phổ biến chỉ ở mức 2,5%, rất ít doanh nghiệp đạt mức trên 10%. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 153 Những tháng đầu năm 2008, chi phí vay vốn của các ngân hàng mặc dù bị khống chế ở mức 21% nhưng chi phí huy động vốn thực tại Quảng Ngãi phải lên vượt quá con số này. Việc phải chịu lãi suất cao đã góp phần làm tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, khiến sản xuất kinh doanh cầm chừng, làm giả m đầu tư tư nhân và giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cuối năm 2008, lãi suất vay vốn giảm nhiều do chính sách kích cầu của Chính phủ, tuy nhiên do kinh tế trong nước suy thoái, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Lãi suất vay mặc dù đã giảm song vẫn vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Bảng 03. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp KTTN tại Quảng Ngãi năm 2008 TT Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Tỷ lệ % 1 Thua lỗ lớn 0.4 2 Thua lỗ nhưng không đáng kể 1.1 3 Hòa vốn 9.7 4 Lợi nhuận 2,5% 39.4 5 Lợi nhuận 2,65 - 5% 28.3 6 Lợi nhuận 5,1% - 10% 18.2 7 Lợi nhuận từ 10 đến 20% 2.6 8 Lợi nhuận trên 20% 0.3 9 Tổng cộng 100 Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát các doanh nghiệp tại Quảng Ngãi năm 2008 - Nguyên nhân từ việc không có hoặc thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn từ ngân hàng. Đối với ngân hàng, trong hoạt động tài sản đảm bảo là một yếu tố quan trọng khi quyết định cho vay đối với doanh nghiệp KTTN. Trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp tại Quảng Ngãi là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, không có tài sản thế chấp, do vậy không có cách nào để tiếp cận khoản tín dụng trung và dài hạn. Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy, các ngân hàng thường không xem xét nghiêm túc báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nếu k hông có tài sản đảm bảo, sự tín chấp rất hạn chế trong các quyết định cho vay. Bên cạnh hạn chế nêu trên, tại Quảng Ngãi một thực trạng chung là các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên các tổ chức tín dụng rất khó thẩm tra, đánh giá đúng về năng lực của các doanh nghiệp. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 154 - Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu thông tin và không minh bạch của hệ thống sổ sách kế toán Hầu hết các doanh nghiệp KTTN tại Quảng Ngãi hiện nay đều chưa hoàn thiện về hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán thường không đầy đủ, thiếu chính xác và thiếu minh bạch. Đa số các doanh nghiệp thường không đủ điều kiện để vay vốn tín chấp của ngân hàng như: chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, hiệu quả kinh doanh kém, không rõ ràng về mặt sổ sách… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với các cơ quan thuế; báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế, nên không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Môt nguyên nhân nữa, các doanh nghiệp KTTN thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng, nên ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. - Trình độ và khả năng lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh xin cấp vốn thấp Theo đánh giá chung của ngân hàng, trình độ lập các dự án đầu tư, phương án kinh doanh xin vay vốn của các doanh nghiệp KTTN tại Quảng Ngãi còn mang nặng tính chủ quan , hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý, thiếu căn cứ khoa học . Nội dung dự án được thiết lập sơ sài, khó thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay. Năng lực nội tại của doanh nghiệp yếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, không xác định được rõ ràng dòng tiền luân chuyển, bởi vậy không tính toán được đúng khả năng trả nợ trong tương lai. Với yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng, các ngân hàng buộc phải từ chối cho vay các dự án này. - Khả năng thuyết phục tổ chức tín dụng của doanh nghiệp KTTN thấp Kết quả điều tra cũng cho thấy chỉ khoảng 20% doanh nghiệp KTTN tại Quảng Ngãi có sự hiểu biết về cơ chế tín dụng của ngân hàng thương mại. Số còn lại hoặc không biết rõ hoặc ít hiểu biết. Các doanh nghiệp thường có định kiến về tính chất phức tạp của thủ tục vay, ít chịu tìm hiểu và thường rất e ngại khi phải thực hiện các thủ tục vay vốn. Trong khi đó, mặc dù có nhiều điểm cần trao đổi song trên thực tế , các thủ tục vay vốn của ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều. Các doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong việc quan hệ với ngân hàng, bố trí cán bộ quan hệ giao dịch không hợp lý, ít am hiểu về dự án đầu tư, phần lớn thiếu tự tin, khả năng thuyết trình, đàm phán với ngân hàng còn yếu... Những điểm hạn chế này làm giảm khả năng thuyết phục của doanh nghiệp trước Ngân hàng. 2.3. Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của tỉnh Trong khi nhiều địa phương khác hoạt động trợ giúp các doanh nghiệp KTTN diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, thì ở Quảng Ngãi các hoạt động hỗ trợ rất ít. Ngoài các chính sách chung về phát triển doanh nghiệp của Chính phủ, chính quyền tỉnh hầu như chưa có chương trình hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp . Các hiệp hội doanh nghiệp tại Quảng Ngãi hoạt động còn mang tính hình thức, ít tham gia vào việc khai TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 155 thác các nguồn vốn trong và ngoài nước theo cơ chế tín chấp hoặc ít tham gia vào các dự án quốc tế hoặc chương trình hỗ trợ quốc gia có vốn tín chấp… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn khởi sự và phát triển. Tại Quảng Ngãi đã xúc tiến một số chương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp KTTN rất khó tiếp cận các chương trình này. Các nguyên nhân chính có thể xác định như sau: Tiêu chuẩn ưu đãi chưa được công khai và minh bạch, nhiều doanh nghi
Tài liệu liên quan