Báo cáo Phân tích các hoạt động kinh doanh - Đánh giá ưu nhược điểm và một số định hướng của Tổng công ty xăng dầu (2000-2001)

Trải qua 40 năm xây dựng và chiến đấu, ngành xăng dầu đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong kháng chiến cứu nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Đất nước Việt Nam sau hơn 10 năm đổi mới, ngành xăng dầu đã phát huy tinh thần chủ động, sớm chuyển sang cơ chế mới đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người Việt Nam đã ngày càng nâng cao; các phương tiện giao thông, các nhà máy hiện đại ngày càng nhiều. Tổng Công ty Xăng dầu - PETROLIMEX - thấy rõ được vai trò chủ đạo, để đóng góp vào công cuộc đổi mới hiện đại hoá - công nghiệp hoá. Quyết tâm ổn định thị trường, giá cả, mở mang mạng lưới cung ứng xăng dầu cũng như các sản phẩm từ xăng dầu nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của đồng bào cả nước vươn tới tận các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Tổng Công ty Xăng dầu đang nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để trở thành Tổng công ty mạnh của quốc gia, tham gia tích cực công cuộc đổi mới của đất nước nhưng vẫn giữ được nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của con người Việt Nam. Báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi gồm các phần chính sau đây: - Phần I: Giới thiệu khái quát về ngành xăng dầu Việt Nam qua những chặng đường xây dựng và phát triển - Phần II: Phân tích các hoạt động kinh doanh - Đánh giá ưu nhược điểm và một số định hướng của Tổng công ty xăng dầu (2000-2001) - Phần III: Phân tích và đánh giá công tác quản trị của doanh nghiệp - Kết luận.

doc30 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích các hoạt động kinh doanh - Đánh giá ưu nhược điểm và một số định hướng của Tổng công ty xăng dầu (2000-2001), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trải qua 40 năm xây dựng và chiến đấu, ngành xăng dầu đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong kháng chiến cứu nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Đất nước Việt Nam sau hơn 10 năm đổi mới, ngành xăng dầu đã phát huy tinh thần chủ động, sớm chuyển sang cơ chế mới đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người Việt Nam đã ngày càng nâng cao; các phương tiện giao thông, các nhà máy hiện đại ngày càng nhiều. Tổng Công ty Xăng dầu - PETROLIMEX - thấy rõ được vai trò chủ đạo, để đóng góp vào công cuộc đổi mới hiện đại hoá - công nghiệp hoá. Quyết tâm ổn định thị trường, giá cả, mở mang mạng lưới cung ứng xăng dầu cũng như các sản phẩm từ xăng dầu nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của đồng bào cả nước vươn tới tận các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Tổng Công ty Xăng dầu đang nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để trở thành Tổng công ty mạnh của quốc gia, tham gia tích cực công cuộc đổi mới của đất nước nhưng vẫn giữ được nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của con người Việt Nam. Báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi gồm các phần chính sau đây: - Phần I: Giới thiệu khái quát về ngành xăng dầu Việt Nam qua những chặng đường xây dựng và phát triển - Phần II: Phân tích các hoạt động kinh doanh - Đánh giá ưu nhược điểm và một số định hướng của Tổng công ty xăng dầu (2000-2001) - Phần III: Phân tích và đánh giá công tác quản trị của doanh nghiệp - Kết luận. Phần I Giới thiệu khái quát về ngành xăng dầu Việt Nam qua những chặng đường xây dựng và phát triển I. Khái quát tình hình thành lập Tổng công ty xăng dầu mỡ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp đình Giơnevơ được ký kết (7/1955) miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Đứng trước tình hình khan hiếm xăng dầu TW Đảng và Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Thương nghiệp, trực tiếp là Tổng công ty Bách hoá, khẩn trương tiếp quản, khôi phục các cơ sở xăng dầu cũ do các nhà tư bản Pháp để lại, nhanh chóng tạo nguồn xăng dầu mới phục vụ cho công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước ổn định đời sống nhân dân miền Bắc. Trên tinh thần đó ngày 12 tháng giêng năm 1956 đồng chí Thứ trưởng Bộ Thương nghiệp Đặng Viết Châu đã ký Quyết định số 09/BTN thành lập Tổng công ty Xăng dầu mỡ và cử đồng chí Phạm Văn Đạt nguyên trưởng phòng tổ chức hành chính Tổng công ty Bách hoá giữ chức quyền giám đốc Tổng công ty, đặt trụ sở đầu tiên tại số 5 Nam Bộ (nay là cửa hàng Bách hoá số 5 Nam Bộ) đường Lê Duẩn. Qua nhiều lần chuyển đổi trụ sở đến năm 1961 mới về cố định tại số 1 Khâm Thiên. Ngày 17 tháng 4 năm 1995 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - PETROLIMEX được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có quá trình hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành rất đáng tự hào với nhiều thành tích qua các giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên: (từ 1956 - 1964). Đây là giai đoạn đầy khó khăn khi cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nhân còn non kém, phải xây dựng khôi phục lại các kho xăng như Thượng Lý, Đức Giang, Bến Thuỷ, Việt Trì, Nam Định và Bắc Giang. Tổng công ty Xăng dầu mỡ có trách nhiệm quản lý và cung ứng xăng dầu phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân miền Bắc, nhiệm vụ chính là tiếp nhận, bảo quản, trung chuyển cung ứng và bán lẻ xăng dầu phục vụ các ngành, các địa phương. Cùng với nhiệm vụ chính đó Tổng công ty Xăng dầu mỡ còn có nhiệm vụ kiện toàn tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960), Tổng công ty Xăng dầu mỡ đã ổn định tổ chức, văn phòng cố định tại số 1 Khâm Thiên đã có đầy đủ phòng ban các bộ phận, mỗi phòng ban, bộ phận đều có chức danh và nhiệm vụ cụ thể, phát động các phong trào thi đua "Ba nhất" ; "Ba tốt". ở giai đoạn đầu tiên này Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tích, ghi nhận nỗ lực vượt bậc của những người cán bộ, công nhân xăng dầu non trẻ. Thành tích về việc kinh doanh có thể thấy qua một bảng thống kê báo cáo việc xuất, nhập xăng dầu trong 10 năm sau đây: Năm Nhập (tấn) Xuất (tấn) 1955 0 9.933 1956 59.072 32.883 1957 53.014 35.165 1958 28.641 34.680 1959 66.300 56.230 1960 84.732 73.101 1961 71.633 77.293 1962 95.000 91.690 1963 106.639 102.975 1964 165.498 130.750 Những thành tích và kinh nghiệm có được trong những bước đi đầu tiên của ngành xăng dầu đã góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng miền Bắc những năm 60, tạo tiền đề vững chắc để ngành xăng dầu bước vào một thời kỳ mới, đầy thử thách, hy sinh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, giành thống nhất toàn vẹn tổ quốc Việt Nam. - Giai đoạn 2: (1964 - 1975) Giữa những năm 1960, đế quốc Mỹ leo thang, thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, mục tiêu hàng đầu của bọn giặc Mỹ là xăng dầu. Vì vậy ngành xăng dầu đã phải chịu rất nhiều trận đánh phá từ Bến Thuỷ (Nghệ An 5/8/1964) đến kho xăng Nam Định, Đức Giang, Thượng Lý (29/6/1966); Bắc Giang (30/6/1966). Có thể nói giặc Mỹ muốn phá huỷ hoàn toàn các tổng kho xăng dầu trên miền Bắc, xoá sổ hệ thống dự trữ và cung ứng xăng dầu cho mặt trận miền Nam. Nhưng nguồn xăng dầu vẫn luôn luôn chảy tới các chiến trường "B - C" qua các đoàn xe chuyên dụng như đoàn 195 - 164 và qua các đường ống dẫn như B12, T72, T70,... - Giai đoạn 3: (1976 - 1985) Tổng công ty trong giai đoạn này thực hiện khôi phục và xây dựng lại các cơ sở xăng dầu bị chiến tranh tàn phá và tiếp quản cơ sở xăng dầu ở miền Nam, tổ chức lại mạng lưới cung ứng khắp cả nước. Tại thời điểm này khối lượng công nhân viên lên đến 6.613 người và nhiều công ty xăng dầu trực thuộc: - Công ty xăng dầu Hà Nội - Công ty xăng dầu Hải Phòng - Công ty xăng dầu Bắc Thái - Công ty xăng dầu Quảng Ninh - Công ty xăng dầu Vĩnh Phú - Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh - Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh - Công ty xăng dầu Đà Nẵng - Công ty xăng dầu miền Nam Sau một thời gian, Tổng công ty tổ chức lại hệ thống các công ty thành viên, từ các công ty nhỏ hoạt động trong tỉnh, thành phố được tổ chức lại thành các khu vực sau: - Công ty xăng dầu khu vực I : Hà Nội - Công ty xăng dầu khu vực II : TP. Hồ Chí Minh - Công ty xăng dầu khu vực III : TP. Hải Phòng - Công ty xăng dầu khu vực IV : TP. Hà Bắc - Công ty xăng dầu khu vực V : TP. Đà Nẵng - Với cơ cấu tổ chức hợp lý và đổi mới này, Tổng công ty đã trực tiếp cung ứng đến khắp các tỉnh thành trong cả nước thoả mãn nhu cầu của mọi người dân. - Củng cố lại cơ cấu tổ chức tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật lượng xăng dầu nhập khẩu và cung ứng đã tăng thêm nhiều, có thể xem qua biểu thống kê sau: Năm Nhập (tấn) Xuất (tấn) 1976 898.319 1.251.426 1980 1.617.392 1.715.681 Năm 1975 toàn Tổng công ty chỉ có 43 cán bộ đại học, năm 1985 đã lên tới 500 cán bộ trong đó có 2 Phó tiến sỹ. Sau hơn 10 năm ngày đất nước giải phóng và kết thúc 30 năm xây dựng và trưởng thành ngành xăng dầu đã được Nhà nước tặng 12 bằng khen của HĐBT, 8 huân chương lao động cho 8 xí nghiệp và huân chương độc lập hạng nhì cho toàn ngành. - Giai đoạn 4: (1986 - 1995) Tổng công ty đã chọn việc mở rộng diện tích cung ứng sau điểm chiết khấu làm khâu đầu tiên trong quá trình chuyển hướng kinh tế, cụ thể nội dung như sau: 1. Tình hình nhập xăng: mua thẳng trực tiếp với chủ hàng nước ngoài. a. Nguồn từ Hiệp định (chỉ tiêu Nhà nước). b. Nguồn từ nhập thông qua liên doanh liên kết. 2. Cách thức phân phối: a. Nhà nước phân phối xăng dầu đến địa chỉ cụ thể cho các công trình từ nguồn vốn đầu tư của TW, giao chỉ tiêu pháp lệnh cho cơ quan cung ứng và có dự phòng cụ thể. b. Các sản phẩm khác như: dầu nhờn, xăng công nghiệp, xăng pha sơn, thực hiện phương thức bán tự do với giá cả sát với giá thị trường với hai cấp định giá là cấp Nhà nước và cấp Tổng công ty. 3. Về tổ chức: hình thành tổ chức cung ứng xăng dầu theo hai cấp: cấp Tổng công ty và cấp công ty hoặc liên tỉnh. Với cơ chế thị trường hiện tại Tổng công ty cần giữ vững vai trò chủ đạo trong lĩnh vực lưu thông phân phối xăng dầu. Tổng công ty đã ban hành một bản hướng dẫn "Định hình các hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu" với các nội dung cụ thể về việc kinh doanh và bán lẻ xăng dầu. Ta có thể thấy rõ điều này qua thành tựu về xuất, nhập xăng dầu trong bảng thống kê báo cáo dưới đây: Năm Nhập (tấn) Xuất (tấn) 1986 2.137.183 1.775.000 1987 2.492.822 1.960.000 1988 2.778.000 2.100.000 1989 2.741.811 2.200.000 1990 2.773.124 2.517.495 Tổng công ty có sự thăng tiến mạnh trong những năm đầu thập kỷ 90, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện, vững vàng trong cơ chế thị trường Tổng công ty đã thực hiện hoạt động theo mô hình một hãng xăng dầu quốc gia, một doanh nghiệp mạnh và năng động. Có thể thấy rõ thành tựu qua bảng thống kê sau: Năm Nhập (Tấn) Xuất (Tấn) Doanh số (Tỷ đồng) Lợi nhuận Nộp ngân sách 1990 2.643.124 2.517.495 2.445 32 238 1992 3.195.529 2.850.000 4.130 91 502 1994 2.825.537 2.765.167 7.530 500 1.872 II. Về cơ cấu tổ chức và đặc điểm hoạt động kinh doanh. Tổng công ty đã có một hệ thống tổ chức chặt chẽ và hợp lý. Hiện tại cơ cấu hành chính của Tổng công ty được xây lắp theo sơ đồ (trang sau) Sơ đồ tổ chức hành chính Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Phòng TC-CB Phòng LĐ-TL Văn Phòng Phòng PC-TT Phòng CN - PT Phòng XD-CB Phòng KT AT&MT Phòng KT XD Phòng XNK Phòng T.T&HT KT Phòng K.doanh Ban Tổng giám đốc điều hành Hội Đồng quản trị Phòng tài chính Phòng kế toán Khối tài chính Khối nhân sự Khối kỹ thuật Khối kinh doanh - Qua sơ đồ ta thấy bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công ty có dạng kết cấu trực tuyến đa năng. 1. Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên. Chủ tịch có trách nhiệm cùng với các uỷ viên thường trực, ban kiểm soát HĐQT hướng dẫn các phòng ban chức năng thực hiện các công việc tác nghiệp, chức năng cụ thể của mình. 2. Ban Tổng giám đốc điều hành: nhận chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch HĐQT và xử lý những quyết định trong lĩnh vực được phân công chịu trách nhiệm trước HĐQT. Các Phó giám đốc còn có nhiệm vụ hướng dẫn thi hành quyết định của Tổng giám đốc và nhận phản hồi những thông tin từ các phòng ban nghiệp vụ trình lên Tổng giám đốc để bàn phương hướng giải quyết. 3. Phòng Xuất nhập khẩu: các nhân viên mỗi người chịu trách nhiệm về một mặt hàng riêng biệt theo từng chủng loại xăng dầu hoặc chịu trách nhiệm từng vùng, tỉnh, điều vận các phương tiện, giải quyết mọi thủ tục pháp lý xuất nhập khẩu theo hiến pháp Nhà nước. 4. Phòng thị trường và hợp tác kinh tế: có nhiệm vụ mở rộng duy trì các mối quan hệ bạn hàng, môi trường kinh doanh nhất là các đối tác nước ngoài, các bạn hàng "nguồn bán xăng dầu cho Tổng công ty". 5. Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ thống kê kế hoạch báo cáo kết quả bán xăng dầu trong kỳ, tập trung lại để lên kế hoạch mua hàng cho kỳ sau; điều động vận chuyển hàng hoá đến các cửa hàng đảm bảo đúng thời gian và số lượng hàng hoá. 6. Phòng công nghệ phát triển: có nhiệm vụ kiểm tra nghiên cứu phát triển công nghệ trong lĩnh vực bán hàng, kỹ thuật tinh chế dầu. 7. Phòng xây dựng cơ bản: đây là phòng có nhiệm vụ thiết kế các công trình xây dựng kho, bãi, bể chứa, đường ống, cửa hàng, đại lý bán lẻ,... 8. Phòng kỹ thuật xăng dầu: chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy móc, trang thiết bị cho sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm tra chất lượng kho, bể. 9. Phòng an toàn, môi trường: nhiệm vụ kiểm tra chất lượng kho, bể cửa hàng bán lẻ xăng dầu, khắc phục, phát hiện rò rỉ, gây ô nhiễm môi trường tìm các biện pháp phòng chống kịp thời khi có sự cố xảy ra. 10. Phòng tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo trong công tác tổ chức nhân sự, tuyển chọn cán bộ kịp thời vào những khâu thiết hụt nhân sự ổn định tổ chức. 11. Phòng lao động tiền lương: theo dõi, chấm công lao động, thanh toán định mức lao động, tiếp nhận và thực hiện các quyết định về lương thưởng phạt của cán bộ công nhân viên, thực hiện qui ước lao động. 12. Văn phòng: gồm các ông chánh, phó văn phòng và nhân viên phụ trách các bộ phận liên quan phục vụ cho hoạt động, tiếp đãi của Tổng công ty. 13. Phòng pháp chế thanh tra: có nhiệm vụ theo dõi giám sát các cửa hàng, xí nghiệp, phòng ban kinh doanh trực thuộc; ngăn chặn, uốn nắn kịp thời những sai phạm để phù hợp với qui chế, qui ước kinh doanh của Tổng công ty. 14. Phòng tài chính: chịu trách nhiệm nguồn vốn, cân đối thu chi, tài sản lưu động, tài sản cố định của Tổng công ty. 15. Phòng kế toán tổng hợp: tổng hợp sổ sách thu chi trong kỳ, phát sinh trong kỳ, kịp thời điều chỉnh chỉ tiêu tới từng bộ phận kinh doanh. 16. Ngoài ra còn có các công ty khu vực trực thuộc từng vùng trên khắp đất nước. Phần II phân tích các hoạt động kinh doanh - đánh giá ưu nhược điểm và một số định hướng của tổng công ty xăng dầu (2000-2001) I. Tình hình nhập khẩu xăng dầu Với bảng nhập khẩu xăng dầu qua các năm 1997-1999 cho thấy khối lượng nhập khẩu là tăng lên. Năm 98 khối lượng tăng 242.439 (tăng 6,7%). Đến năm 99 tăng nhẹ 59.141 tấn (tăng 1,5%) so với năm 98. Biểu số 01: Tình hình nhập khẩu xăng dầu qua các năm 1997 - 1999 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam TT Diễn giải ĐVT Khối lượng và trị giá So sánh 1997 1998 1999 98/97 99/98 Số TĐ Tỷ lệ Số TĐ Tỷ lệ I Tổng kim ngạch USD 636.070.877 455.938.477 558.922.638 -180.132.400 -28,3% 102.984.161 22,6% II Khối lượng NK Tấn 3.611.227 3.853.666 3.912.807 242.439 6,7% 59.141 1,5% 1 Xăng ôtô 869.151 887.139 832.283 17.988 2,1% -54.856 -6,2% 2 Diesel 1.781.368 1.968.964 1.900.869 187.596 10,5% -68.095 -3,5% 3 Mazut 758.213 827.450 1.031.129 69.237 9,1% 203.679 24,6% 4 D.Hoả, Zet 202.495 170.113 148.526 -32.382 -16,0% -21.587 -12,7% Về chi tiết từng mặt hàng thì thấy 3 mặt hàng xăng ô tô, diesel và mazut đều tăng so với năm 97 trong đó diesel tăng cao nhất 10,5% tiếp đến là mazut tăng 9,1% và xăng tăng 2,1%. Đến năm 1999 thì khối lượng nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu đều giảm là do biến động tăng giảm sản lượng xăng dầu bán ra của Tổng công ty cộng với giá dầu trên thế giới giữ ở mức cao nên tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu cũng ở mức cao 636.070.877. Đến năm 1998 giá dầu thế giới được khối OPEC tăng sản lượng khai thác dầu thô do đó đã giảm, cộng với mức nhập khẩu của Tổng công ty giảm do đó đã tiết kiệm được 180.132.140 USD. Đến năm 1999 tổng kim ngạch tăng 102.984.161 USD. II. Tình hình bán xăng dầu Biểu số 02 Tình hình xuất bán xăng dầu qua các năm 1997 - 1999 (theo mặt hàng) Tổng công ty xăng dầu Việt Nam TT Diễn giải ĐVT Sản lượng và doanh thu So sánh 1997 1998 1999 98/97 99/98 Số TĐ Tỷ lệ Số TĐ Tỷ lệ I Tổng doanh thu 1.000đ 12.483.955.268 12.284.387.972 12.155.420.751 -199.567.296 -1,6% -128.967.221 -1,0% II Sản lượng X.Bán m3 4.294.762 4.506.387 4.641.224 211.625 4,9% 134.837 3,0% 1 Xăng ô tô 1.168.476 1.186.281 1.105.377 17.805 1,5% -80.904 -6,8% 2 Diesel 2.109.660 2.282.837 2.306.794 173.177 8,2% 23.957 1,0% 3 Mazut 777.582 824.851 1.030.448 47.269 6,1% 205.597 24,9% 4 D.hoả, Zet 239.044 212.418 198.605 -26.626 -11,15% -13.813 -6,5% Với tình hình bán xăng dầu qua các năm 97-99 ta thấy năm 98 tổng sản lượng xăng dầu xuất bán đạt 4.506.387m3 tăng 4,9% so với năm 97, nhìn chung các mặt hàng đều tăng từ 1-8% chỉ riêng mặt hàng dầu hoả và ZetA1 giảm mạnh ở mức 26.626m3 (-11,1%) là do bắt đầu từ năm 98 cục xăng dầu quân đội không mua nhiên liệu bay từ tổng công ty nữa mà chuyển sang mua hàng của công ty xăng dầu quân đội. Do vậy thị phần của mặt hàng này giảm mạnh. Đến năm 99 sản lượng xăng dầu bán của Tổng công ty tăng nhẹ ở 134.837m3 (3%) so với năm 98. Đối với mặt hàng xăng ôtô giảm mạnh 80.904m3 (giảm 6,8%) nếu tính đến yếu tố tăng trưởng hàng năm thì thị phần năm 99 giảm cho dù mặt hàng mazút tăng đến (24,9%). Ngoài ra các công ty thành viên được khai thác tiềm năng ở các hộ công nghiệp trong năm 99. III. Phương thức bán hàng Về phương thức bán hàng Tổng công ty thực hiện bán hàng qua 3 phương thức đó là: bán buôn, bán lẻ và tái xuất. Biểu số 03 Tình hình xuất bán xăng dầu qua các năm 1997 - 1999 (theo phương thức) Tổng công ty xăng dầu Việt Nam STT Diễn giải ĐVT Sản lượng xuất bán So sánh 1997 1998 1999 98/97 99/98 Số TĐ Tỷ lệ Số TĐ Tỷ lệ Tổng cộng m3 4.294.762 4.506.387 4.641.224 211.625 4,9% 134.837 3,0% 1 Bán buôn 2.888.084 2.968.130 2.944.136 80.046 2,8% -23.994 -0,8% 2 Bán lẻ 946.804 979.164 994.022 32.360 3,4% 14.858 1,5% 3 Tái xuất 459.874 559.093 703.066 99.219 21,6% 143.973 25,8% Đối với bán buôn: đối với các mặt hàng xăng dầu và bán cho cả các hộ tiêu dùng công nghiệp, các tổng đại lý, đây là phương thức bán hàng chủ yếu khoảng 63-67% sản lượng, năm 98 bán buôn tăng 2,8% nhưng đến năm 99 lại giảm ở mức 0,8% Bán lẻ: là toàn bộ lượng hàng bán qua các cột bơm tại các cửa hàng bán lẻ sản lượng đạt khoảng 21-23% năm 98 bán lẻ tăng 3,4% nhưng đến năm 99 chỉ tăng 1,5% so với thực hiện năm 98. Tái xuất: là lượng hàng tạm nhập khẩu để bán sang các nước khác như Lào, Campuchia, Trung Quốc,... sản lượng đạt khoảng 10-13% với phương thức này sản lượng tăng đều qua các năm 98 tăng 21,6% đến 99 tăng 25,8% so với năm 98. Nhìn chung tính đến năm 99 sản lượng vẫn tăng 134.837m3 so với năm 98. IV. Phân bổ nguồn hàng theo khu vực Biểu số 04 Tình hình xuất bán xăng dầu qua các năm 1997 - 1999 (theo khu vực) Tổng công ty xăng dầu Việt Nam STT Diễn giải ĐVT Sản lượng xuất bán So sánh 1997 1998 1999 98/97 99/98 Số TĐ Tỷ lệ Số TĐ Tỷ lệ Tổng cộng m3 4.294.762 4.506.387 4.641.224 211.624 4,9% 134.837 3,0% 1 Miền Bắc 1.644.402 1.420.019 1.638.404 -224.383 -13,6% 218.385 15,4% 2 Miền Trung 687.496 714.918 737.235 27.422 4,0% 22.317 3,1% 3 Miền Nam 1.962.865 2.371.450 2.265.585 408.585 20,8% -105.865 -4,5% Nhìn vào Biểu số 04 ta có thể thấy tình hình bán xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu trên toàn quốc qua các khu vực: - Miền Bắc năm 98 có giảm sút nhưng đến năm 99 sản lượng bán hàng tăng 218.385m3 tăng 15,4% so với năm 97 thì gần bằng. - Miền Trung: tỉ lệ tăng đều qua các năm, năm 98 tăng 27.422m3 đến năm 99 tăng 22.317m3 so với thực hiện năm 98. - Miền Nam: tính đến năm 98 sản lượng tăng cao ở mức 408.585m3 tăng 20,8% nhưng năm 99 lại bị giảm ở mức 105.865m3 giảm 4,5%. V. Kết quả kinh doanh và các khoản mục chi phí Doanh thu kinh doanh xăng dầu ở các năm 98, 99 đều giảm so với năm 97. Sự giảm sút này do ảnh hưởng của giá cả xăng dầu nhập khẩu và riêng năm 99 khi áp dụng Luật thuế GTGT toàn bộ thuế doanh thu trước đây được hạch toán vào doanh số thì đến năm 99 thuế GTGT loại trừ ra khỏi doanh số. Biểu số 05 Kết quả kinh doanh xăng dầu qua các năm 1997 - 1999 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam TT Diễn giải ĐVT Sản lượng xuất bán So sánh 1997 1998 1999 98/97 99/98 Số TĐ Tỷ lệ Số TĐ Tỷ lệ I Tổng doanh thu 1.000đ 12.483.955.268 12.284.387.972 12.155.420.751 -199.567.296 -1,6% -128.967.221 -1,0% II Tổng giá vốn 1.000đ 10.849.573.569 10.707.677.115 10.798.653.762 -141.896.454 -1,3% 90.976.647 0,8% III Lãi gộp 1.000đ 1.634.381.699 1.576.710.857 1.356.766.989 -57.670.842 -3,5% -219.943.868 -13,9% Tỷ suất lãi gộp %/DT 13,1% 12,8% 11,2% IV Chi phí KD 1.000đ 1.008.225.165 1.024.360.779 1.108.473.542 16.135.615 1,6% 84.112.763 8,2% Tỷ suất chi phí %/DT 8,1% 8,3% 9,1% V Lợi nhuận XD 1.000đ 626.156.534 552.350.078 248.293.447 -73.806.457 -11,8% -304.056.630 -55,0% Tỷ suất lợi nhuận %/DT 5,0% 4,5% 2,0% VI Nộp ngân sách 1.000đ 4.771.162.368 6.320.876.360 5.285.392.253 1.549.713.993 32,5% -1.035.484.107 -16,4% Tính đến chỉ tiêu tỷ suất lãi gộp thấy rằng bị giảm qua các năm 97 là (-13,1%) trên doanh số, 98 giảm (-12,8%) và năm 99 con số là (-11,2%). Điều này phản ánh thực tr
Tài liệu liên quan