Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trước đây có tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử.
Là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt Nam, Vietcombank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc gia. Ngoài vị thế vững mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn và bán lẻ, Vietcombank cũng đã và đang là một ngân hàng phục vụ tốt nhất các khách hàng là định chế tài chính.
Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đang là đầu mối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được triển khai thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng trong nước hiện nay, với khoảng 1.200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới.
Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng là định chế tài chính, như: dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại, bao thanh toán (factoring), và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trường tiền tệ, mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh, v.v.).
Về quy mô hoạt động thì sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có khoảng 11.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Ngân hàng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng hai (1993) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2003). Bên cạnh đó, 05 năm liên tiếp (2000-2004) Ngân hàng được tạp chí "The Banker" thuộc tập đoàn Financial Times bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”, được tạp chí EUROMONEY bình chọn là Ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam, và được tạp chí AsiaMoney bình chọn là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2006-2007.
Với năng lực và uy tín của mình, Vietcombank đã được Standard & Poor's xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Tương tự, các xếp hạng của FitchRatings đối với Vietcombank cũng là BB- và D. Đây là các định mức tín nhiệm cao nhất mà hai tổ chức xếp hạng quốc tế uy tín này từng trao cho một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
44 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích tài chính Vietcombank giai đoạn 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM
Khoa Ngân Hàng&
Bộ Môn: Quản Trị Ngân Hàng
Đề Tài: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VIETCOMBANK
GIAI ĐOẠN 2007-2010
Nhóm thực hiện: Ngân Hàng 789 - K34
GVHD : TS.Trương Quang Thông
Tp.HCM,Ngày 26/09/2011
Thành viên :
Lớp
STT
1
Đồng Sỹ Triết
Nh7
37
2
Phạm Thị Phương Anh
Nh7
01
3
Trần Hồng Diễm
Nh7
05
4
Ngô Thị Thuỳ Dung
Nh7
07
5
Hà Nhật Dương
Nh7
08
6
Lê Văn
Nh7
42
7
Lưu Hoàn Anh Tuấn
Nh7
38
8
Nguyễn Vũ Bảo
Nh7
03
9
Đỗ Thị Mây
Nh7
20
10
Nguyễn Văn Tùng
Nh7
41
11
Nguyễn Mạnh Toàn
Nh7
36
12
Trần Huy Phong
Nh8
27
13
Trần Thị Khương Dung
Nh9
07
14
Phan Thị Hường
Nh9
14
15
Nguyễn Thị Thuý
Nh9
34
Mục lục
Sơ lược về NHTMCP Vietcombank
Sơ lược về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trước đây có tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử.
Là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt Nam, Vietcombank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc gia. Ngoài vị thế vững mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn và bán lẻ, Vietcombank cũng đã và đang là một ngân hàng phục vụ tốt nhất các khách hàng là định chế tài chính.
Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đang là đầu mối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được triển khai thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng trong nước hiện nay, với khoảng 1.200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới.
Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng là định chế tài chính, như: dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại, bao thanh toán (factoring), và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trường tiền tệ, mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh, v.v...).
Về quy mô hoạt động thì sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có khoảng 11.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Ngân hàng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng hai (1993) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2003). Bên cạnh đó, 05 năm liên tiếp (2000-2004) Ngân hàng được tạp chí "The Banker" thuộc tập đoàn Financial Times bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”, được tạp chí EUROMONEY bình chọn là Ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam, và được tạp chí AsiaMoney bình chọn là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2006-2007.
Với năng lực và uy tín của mình, Vietcombank đã được Standard & Poor's xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Tương tự, các xếp hạng của FitchRatings đối với Vietcombank cũng là BB- và D. Đây là các định mức tín nhiệm cao nhất mà hai tổ chức xếp hạng quốc tế uy tín này từng trao cho một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Đánh giá khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn
Về tài sản
Năm 2008 tổng tài sản của Vietcombank đạt 222.089.520 triệu đồng tăng 24.681.484 triệu đồng so với năm 2007(197.408.036 triệu đồng),tương đương với mức tăng 12,5% . Con số này tiếp tục tăng lên mức 255.495.883 triệu đồng vào năm 2009 và 307.496.090 triệu đồng năm 2010, ứng với mức tăng 15% và 20,35%. Chỉ trong vòng 4 năm , tổng tài sản của Vietcombank đã tăng hơn 55.76% từ 197.408.036 triệu đồng (năm 2007) lên 307.496.090 triệu đồng ( năm 2010)
Biểu đồ: Tổng tài sản ngân hàng Vietcombank (2006-2010) Đv: triệu đồng
Năm 2008, khoản mục tăng mạnh nhất trong cơ cấu tài sản của VCB là TIỀN GỞI TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC với 27.077.366 triệu đồng (tăng 1,194% so với cùng kì năm ngoái) . Tuy nhiên sang năm 2009 và 2010 , mức tăng trưởng cao nhất lại thuộc về khoản mục CHO VAY KHÁCH HÀNG với mức tăng 28.828.161 triệu đồng (25,54%) và 35.192.780 (25%)
Có thể thấy , trong cơ cấu tổng tài sản của VCB thì khoản mục CHO VAY KHÁCH HÀNG luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ trọng này tăng dần qua các năm.Theo sau khoản mục này là TIỀN GỞI TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC và CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ.
Biểu đồ: Tiền gửi tại các TCTD khác, Cho vay khách hàng và Chứng khoán đầu tư (2007-2010) (đv: triệu đồng )
Năm 2007 số tiền VCB cho khách hàng vay 95.492.695 triệu đồng chiếm tỉ trọng 48,3% .Qua đến năm 2008 , số tiền này tăng lên 108.617.623 triệu đồng nâng tỉ trọng lên 48,97% và đạt 5,62% năm 2009 với 136.996.006 triệu đồng và 55,65% năm 2010 với 171.124.824 .Tăng trưởng tín dụng của VCB đạt 61,11% chỉ qua sau 3 năm
Năm 2007, số tiền gởi các TCTD khác của VCB chỉ đạt 2.267.931 triệu đồng chiếm tỉ trọng chứa tới 1,15% tổng tài sản . Tuy nhiên , bước sang năm 2008 , số tiền gởi TCTD khác đã tăng 27.077.366 triệu đồng nâng tổng số tiền gởi lên 29.345.297 triệu đồng đạt mức 13,21% .Trong 2 năm tiếp theo , tỷ trọng của tiển gởi TCTD khác dần tăng lên mức 18,19% năm 2009 và 25,85% năm 2010 , khi mà số dư tiền gởi TCTD khác đạt mức 799.499.786 triệu đồng .Dễ dàng nhận thấy được, số tiền gởi TCTD khác của VCB đã tăng 3.405,38% từ năm 2007 tới 2010.
Đầu tư chứng khoán, chiếm tỉ trọng lớn thứ 3 trong cơ cấu tài sản của VCB, tuy nhiên, khác với khoản mục CHO VAY và TIỀN GỞI TCTD KHÁC, thì tỷ trọng ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN của VCB thể hiện xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007, số tiền VCB đầu tư vào chứng khoán là 37.715.965 tr đồng chiếm tỉ trọng 19,1% .Tỷ trọng này giảm nhẹ xuống 18,71% trước khi tuột mạnh xuống chỉ còn 12,77% vào năm 2009 với 32.634.887.Năm 2010 , số tiền đầu tư vào chứng khoán của VCB vào chứng khoán là 32.811.215 ,chiếm tỉ trọng chỉ còn 10,67%.
Các khoản mục “góp vốn, đầu tư dài hạn”, “ TSCĐ”, “ TS có khác” đều tăng dần qua các năm.
Năm 2008, “góp vốn, đầu tư dài hạn” của ngân hàng là 3.048.870 triệu đồng tăng 82,8% so với năm 2007. Tới năm 2010 con số này tăng thêm 906.130 tr đồng, tương ứng với 29,7% so với 2008.
Biểu đồ: thể hiện các khoản mục “TSCĐ”, “TS có khác” và “Góp vốn, đầu tư dài hạn” của VCB (giai đoạn 2007-2010) (đv: triệu đồng)
“TSCĐ” của ngân hàng khá ổn định qua các năm. Năm 2010, TSCĐ của ngân hàng là 1.586.004 tr đồng, tăng 536.847 tr đồng tương ứng mức tăng 51,2% so với năm 2007.
Trong 3 khoản mục trên, “ TS có khác” có mức tăng nhiều nhất. Năm 2010 tăng thêm 2.591.750 tr đồng, tương đương tăng 114,7% so với năm 2007.
Về nguồn vốn
Nhìn chung, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của VCB tăng qua các năm từ 2006-2010:
Biểu đồ: Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của VCB (2006-2010) (đv: triệu đồng)
Tổng nguồn vốn năm 2010 là 307.496.090 triệu đồng tăng 110.088.054 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 55,8%. Điều này cho thấy tính hiệu quả của VCB trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Trong cơ cấu nguồn vốn của VCB thì “ tiền gửi khách hàng” chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Biểu đồ: thể hiện “Tiền gửi khách hàng” và “Tiền gửi tại các TCTD khác” (2006-2010) (đv:triệu đồng)
“Tiền gửi khách hàng” tăng dần theo từng năm. Năm 2007, “ tiền gửi khách hàng” chiếm gần 71,7% trong nguồn vốn thì tới năm 2010 “ tiền gửi khách hàng” đã tăng thêm 92.839.612 triệu đồng tương đương với tăng 82,9% .
Giống như “tiền gửi khách hàng” thì mục “ tiền gửi của các TCTD khác” cũng tăng dần theo từng năm. Từ 2007 tới 2010 tăng thêm 47.100.536 triệu đồng. Hai khoản mục này tăng lên làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên liên tục biểu hiện vị trí vững vàng, uy tín của VCB trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
Biểu đồ: Vay các TCTD khác; Các khoản nợ khác (2007-2010) (đv: triệu đồng)
Mục “ Vay các TCTD khác” và “ các khoản nợ khác” tăng giảm không liên tục qua các năm. “Vay các TCTD khác” tăng cao nhất vào năm 2007 là 11.089.652 triệu đồng nhưng đã giảm xuống còn 5.584.940 triệu đồng vào năm 2010 tương ứng với mức giảm sút là 49,6%
“ Các khoản nợ khác” ở năm 2010 là 8.774.055 triệu đồng giảm 23,9% so với mức cao nhất vào năm 2008.
Khoản mục cuối cùng trong tổng nguồn vốn ngân hàng là vốn và các quỹ. Đây là phần vốn duy nhất thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng không quá lớn nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thực tiễn hoạt động của bất cứ ngân hàng nào.
Biểu đồ: Vốn điều lệ; Vốn khác (2007-2010) (đv: triệu đồng)
Vốn điều lệ của VCB đã tăng lên rất mạnh từ 2007-2010: cụ thể, năm 2007 Vốn điều lệ của ngân hàng là 4.429.337 triệu đồng (chiếm 2,2% trong tổng nguồn vốn) tới năm 2010 vốn điều lệ của VCB đã tăng thêm 8.794.378 triệu đồng, tương đương tăng 198,5% (chiếm 4,3% tổng nguồn vốn)
Ngược lại, “ Vốn khác” lại sụt giảm: năm 2007, khoản mục này đạt 1.258.266 triệu đồng, tới năm 2010 giảm đi 1.213.106 triệu đồng tương ứng với 96,4%.
Việc tăng, giảm nhanh chóng của 2 khoản mục trên là do VCB tiến hàng cổ phần hóa vào khoảng giữa năm 2008.
Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng
Khi phân tích nguồn vốn các nhà quản trị VCB quan tâm phân tích 2 khoản mục: vốn tự có và vốn huy động.
Phân tích vốn tự có và các quỹ của ngân hàng
Bằng phương pháp phân tích biểu đồ cột nhà phân tích có thể thấy sự biến động của khoản vốn tự có qua các năm như biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn và các quỹ qua các năm (đơn vị: triệu đồng)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng ổn định của vốn và các quỹ qua các năm. Cụ thể, năm 2006,vốn và các quỹ của VCB là 11.228.106 triệu VND chiếm 6,718% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007, vốn và các quỹ tăng thêm 2.323.440 triệu lên 13.551.546 triệu, chiếm 6,865% tổng nguồn vốn. Năm 2008 tăng chậm hơn, chỉ tăng thêm 394.283 triệu, chiếm 6,28% tổng nguồn vốn. Năm 2009, vốn tự có tiếp tục tăng mạnh, lên tới 16.710.333 triệu chiếm 6,54%. Năm 2010 là năm mà vốn tự có tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2006-2010, tăng thêm tới 3.959.146 triệu để có 20.669.479 triệu vốn và các quỹ, chiếm 6,721%.
So sánh mức vốn năm nay so với năm trước, so sánh từng khoản mục trong vốn và các quỹ của ngân hàng thông qua bảng 2 nhà quản trị có thể đánh giá tình hình vốn tự có và sự biến động trong cơ cấu vốn và các quỹ của ngân hàng, cụ thể như sau:
Biểu đồ đánh giá vốn và các quỹ của VCB (đv:triệu đồng)
(Nguồn:báo cáo tài chính của VCB qua các năm)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy vốn và các quỹ tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của vốn điều lệ và vốn của các tổ chức tín dụng hay nói cách khác chính là sự gia tăng của vốn tự có.
Năm 2007 vốn điều lệ của VCB chỉ là 4.429.337 nhưng chỉ 1 năm sau vào năm 2008 vốn điều lệ của VCB đã tăng vọt lên con số 12.100.860, tăng tới 7.671.523 triệu đồng tương đương tăng lên 172%. Đây là 1 con số tăng ấn tượng chỉ sau 1 năm. Sự tăng trưởng đột biến này có lẽ cũng là dễ hiểu bởi năm 2008 là năm đầu tiên mà VCB hoạt động với tư cách là ngân hàng thương mại cổ phần. Trong số vốn điều lệ này thì số cổ phần của nhà nước (do Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đại diện) là 1.097.800.600 triệu đồng (mệnh giá 10.000/1 cổ phiếu) chiếm 90,72%, số còn lại 112.285.426 triệu đồng, tương đương 9,28% là số cổ phần sở hữu khác. Năm 2009 vốn điều lệ không có sự thay đổi. Năm 2010 vốn điều lệ tăng lên 14.225.875 triệu VND, tăng thêm 2.125.015 triệu tương đương tăng 17,56%. Đây chính là kết quả thu được từ phương án tăng vốn điều lệ lên 9,8%, nhưng phương án này đã thu được kết quả ngoài mong đợi khi mà ngay tháng 8/2010 VBC đã đạt được mốc đó và tiếp tục tăng lên vào quý cuối năm.
Góp phần vào sự gia tăng của nguồn vốn và các quỹ là sự gia tăng vốn của các tổ chức tín dụng.Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy có sự sụt giảm mạnh vào năm 2008.Qũy của các tổ chức tín dụng hay còn gọi là quỹ dự trữ bao gồm 4 khoản mục là quỹ bổ sung vốn điều lệ,quỹ dự phòng tài chính,quỹ phát đầu tư và phát triển và quỹ khen thưởng và phúc lợi.Đặc điểm của khoản mục này là nếu những năm kinh doanh mà ngân hàng gặp quá nhiều rủi ro làm lợi nhuận ngân hàng giảm thấp thì quỹ dự trữ trích ra cũng sẽ rất thấp.Năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính toàn cầu ,khiến cho rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn,rủi ro cao do vậy mà các khoản trích dự phòng cũng theo đó bị giảm xuống rất nhiều.Qua năm 2009,2010 thì khoản mục này đã tăng trở lại,tuy nhiên chưa thể phục hồi để đạt mức cao như năm 2007.
Tuy có sự gia tăng trong hầu hết các khoản mục trong cơ cấu vốn và các quỹ nhưng khoản mục vốn khác lại có sự sụt giảm qua các năm, tuy nhiên do khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ nên không tác động nhiều tới tình hình chung của vốn và các quỹ.
Để đánh giá về nguồn vốn tự có của ngân hàng thì người ta thường quan tâm tới hệ số an toàn vốn, trong giai đoạn vừa qua thì hệ số an toàn vốn của VCB luôn duy trì ở mức cao. Cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ so sánh hệ số an toàn vốn của VCB
Theo quy định của Thông tư số 13/TT-NHNN về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng: từ 1/10/2010 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng được nâng từ 8% lên 9%. vì vậy, để nâng tỷ lệ an toàn vốn, VCB đã có các đợt tăng vốn điều lệ, bán một lượng lớn cổ phiếu của các ngân hàng khác để tăng vốn tự có. qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ an toàn vốn của VCB giảm dần trong gia đoạn 2007-2009. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ này là 8.37%, sau khi tiến hành phân phối lợi nhuận 2010 và tăng vốn điều lệ đợt 2 (tăng 33%) thì tỷ lệ này mới đạt xấp xỉ 9%.
Khi phân tích về vốn tự có một chỉ tiêu nữa mà các nhà quản trị quan tâm đó là Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có, tỷ lệ này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Tỷ số vốn tự có/tổng tài sản có (hệ số đòn bẩy) là hệ được đưa ra để giúp đánh giá mức độ rùi ro của tổng tài sản có của 1 ngân hàng.
Qua biểu đồ chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hệ số tỷ lệ đòn bẩy này của VCB khá ổn định và ở mức an toàn (trên 5% thì được đánh giá an toàn theo quyết định 107/QĐ/NH5). Điều này thể hiện được mức độ an toàn của tổng tài sản có của VCB, nhờ chỉ số này nên các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào VCB.
Phân tích vốn huy động :
Dưới đây là biểu đồ cơ cấu vốn huy động của VCB trong giai đoạn 2007-2010
2007
2008
2009
2010
Các khoản nợ CP và NHNN
12,685,256
9,515,633
22,578,400
10,076,936
Tiền gởi và vay các tổ chức tín dụng khác
17,939,810
23,900,514
38,835,516
59,535,634
Tiền gởi của khách hàng
141,589,093
157,067,019
169,071,562
204,755,949
Phát hành giấy tờ có giá
3,221,058
2,922,015
386,058
3,563,985
175,435,217
193,405,181
230,871,536
277,932,504
Qua biểu đồ , dễ dàng nhận thấy rằng , TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu huy động vốn của VCB với tỷ lệ luôn trên 70% , theo sau là TIỀN GỞI VÀ VAY CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC và CÁC KHOẢN NỢ CHÍNH PHỦ VÀ NHNN.PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ , khoảng 2%,trong cơ cấu huy động vốn của VCB .Tổng số vốn huy động cúa VCB tăng dần qua các năm , đặc biệt là từ sau năm 2008 , sau khi VCB tiến hành cổ phần hoá , mức tăng trưởng huy động vốn đạt khoảng 20% mỗi năm trong khi đó , giai đoạn 2007-2008 mức tăng trưởng này chỉ là 10%
Năm 2007 , tổng số vốn ngân hàng VCB huy động được là 175.435.217 triệu đồng trong đó TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG chiếm 81% (141.589.093 triệu đồng) ,TIỀN GỞI VÀ VAY CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC chiếm 10% ( 17.939.810 triệu đồng) ,CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN chiếm 7% (12.685.256 triệu đông) và 2% còn lại thuộc về PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Sang năm 2008 , tổng số vốn huy động tăng 10% đạt mức 193.405.181 .Cơ cấu huy động như năm 2008 , tuy nhiên có sự dịch chuyển nhẹ 2% từ CÁC KHOẢN NỢ CP VÀ NHNN sang TIỀN GỞI VÀ VAY CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC
Năm 2009 , tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh với mức tăng 37.466.355 triệu đồng , tăng gần 20% so với năm trước . Tuy nhiên , trong cơ cấu huy động vốn tỷ trọng TIỀN GỞI CÚA KHÁCH HÀNG và PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ giảm mạnh .So với năm 2008 , số tiền huy động từ TIỀN GỞI KHÁCH HÀNG vần tăng với mức 12.004.543 triệu đồng , tuy nhiên tốc độ tăng không nhanh như tổng số vốn huy động nên tỷ trọng TIỀN GỞI CÚA KHÁCH HÀNG giảm xuống còn 73% . Tuy nhiên , số tiền thu được từ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ giảm mạnh xuống chỉ còn 386.058 triệu đồng từ mức 2.922.015 triệu đồng năm 2008 .
Năm 2010 , tổng số tiền huy động được là 277.932.504 triệu đồng , trong đó TIỀN GỞI CỦA KHÁCH HÀNG là 204.755.949 triệu đồng (tăng 21,1% so với cùng kì năm ngoái) chiếm tỷ trọng 74% , theo sau là TIỀN GỞI VÀ VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG với mức tăng 20.700.118 triệu đồng ,mức tăng đáng chú ý với hơn 53% so với năm 2009.Cũng trong năn nay , số tiền huy động được từ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ tăng mạnh trở lại với 3.563.985 triệu đồng , tuy nhiên , vẫn chỉ chiếm 1% trong tổng cơ cấu huy động vốn của VCB.
Nhận xét :
-Thực tế cho thấy , sau khi thực hiện cổ phần hoá , các doang nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn hẳn và VCB cũng không phải là một ngoại lệ. Năm 2008, khả năng huy động vốn của VCB đã tăng lên 20%/năm so với trước đó chỉ là 10%.
- Qua bảng số liệu, ta có thể thấy, VCB đã huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá. Năm 2007 là năm thành công với nhiều dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của VCB mà một trong số đó là phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 26/12/2007
-Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2007 ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn của VCB. Thứ nhất, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt với việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng lãi suất huy động, triển khai hàng loạt sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi rầm rộ để thu hút khách hàng. Thứ hai, hoạt động huy động USD gặp nhiều khó khăn, nhất là từ dân cu do lãi suất USD có xu hướng giảm vì Cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất trong khi tỷ giá bất lợi cho người giữ tiền vì USD mất giá.
- Kết thúc năm 2007, VCB đã huy động được 175.435.217 triệu đồng, trong đó vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 144.810.151 triệu đồng, chiếm 82,5% tổng số vốn huy động.
-Trong năm 2008, tình hình thế giới có nhiều yếu tố không thuận lợi, khủng hoảng tài chính tại nhiều nước trên thế giới với việc s