Thời gian thực tập tốt nghiệp được thực hiện vào cuối năm thứ 5 của sinh viên Khoa kinh tế và Quản lý là rất bổ ích và thiết thực. Bởi đợt thực tập tốt nghiệp này không chỉ giúp cho sinh viên chúng em có cơ hội ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ những học phần đã học vào việc phân tích thực tế và nhận dạng những vấn đề của công ty mà em thực tập đang gặp phải.
60 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện- CPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M ỤC L ỤC
Nội dung
Trang
Lời mở đầu
2
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện………
3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty………………………
3
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty…………………………………….
4
1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu……..
5
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty…………
7
1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty…………………………………………..
8
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty ………………..
12
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing………..
12
2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương……………………………….
17
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định……………………
25
2.4. Phân tích chi phí và giá thành……………………………………….
30
2.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty…………………………….
37
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp……………..
47
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của Công ty…………………….
47
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp…………………………………………..
49
Các phụ lục……………………………………………………………….
50
Phụ lục số 1………………………………………………………………..
51
Phụ lục số 2……………………………………………………………….
53
Phụ lục số 3……………………………………………………………….
54
Phụ lục số 4……………………………………………………………….
57
Phụ lục số 5……………………………………………………………….
57
Tài liệu tham khảo………………………………………………………..
60
LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian thực tập tốt nghiệp được thực hiện vào cuối năm thứ 5 của sinh viên Khoa kinh tế và Quản lý là rất bổ ích và thiết thực. Bởi đợt thực tập tốt nghiệp này không chỉ giúp cho sinh viên chúng em có cơ hội ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ những học phần đã học vào việc phân tích thực tế và nhận dạng những vấn đề của công ty mà em thực tập đang gặp phải. Mặt khác, qua đợt thực tập này cũng là một bước tập duyệt giúp em phát triển kỹ năng lựa chọn và định hướng đề tài tốt nghiệp sắp tới, xác định được những nhu cầu về dữ liệu và nguồn dữ liệu phục vụ cho báo cáo của mình. Đồng thời cũng giúp em rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt với cơ sở kinh doanh để chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp này, em đã xin về thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện. Đây là một công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế và đã đạt được một số thành công nhất định trong quá trình phát triển của mình. Em nhận thấy rằng mình có khả năng thu thập được các số liệu cần thiết cho báo cáo của mình nên em đã mạnh dạn xin vào thực tập trong công ty.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này là một sự cố gắng nỗ lực của bản thân em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nhưng bên cạnh đó em hết sức hạnh phúc và tự hào bởi bên em luôn có được sự động viên, sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của gia đình, thầy cô hướng dẫn và công ty cổ phần xây lắp Bưu điện. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, thầy cô, đặc biệt là thầy Ngô Trần Ánh và Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện đã tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành báo cáo này.
Báo cáo thực tập kinh tế của em gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
Các phụ lục
Báo cáo được trình bày trong khổ giấy A4, đánh máy và đóng bìa.
Do thời gian thực tập và khả năng có hạn nên chắc rằng báo cáo thực tập tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
1.1.1. Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
a. Tên công ty: Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện
Tên giao dịch quốc tế: Post and telecommunication construction joint- stock company
Tên viết tắt: CPT
b. Địa chỉ trụ sở: chính: Số 199 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
c. Quy mô hiện tại:
Công ty cổ phần xây lắp bưu điện là một trong những đơn vị thi công xây lắp trong ngành bưu chính viễn thông, thời gian qua công ty đã giành được tín nhiệm của các đơn vị trong ngành. Từ phạm vi hoạt động và phạm vi khách hàng chủ yếu tại khu vực Hà nội, đến nay công ty đã vươn ra cung cấp dịch vụ cho các đơn vị tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Nhiều công trình được các nhà thầu đánh giá rất cao nhờ vào chất lượng, thời gian thi công và phương thức phục vụ khách hàng
Hiện nay, công ty có tổng vốn điều lệ là 6,2 tỷ đồng và tổng số 484 cán bộ công nhân viên. Do đó công ty doanh nghiệp có quy mô vừa.
Bảng 1.1. Danh sách cổ đông sách lập
STT
Tên cổ đông
Số cổ phần
1
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện
1.000
2
Phí Văn Ngoạn
165
3
Đỗ Văn Lục
165
4
Trần Bảo Luân
165
5
Lý Thi Phương
165
6
Nguyễn Thị Hồng Nhung
165
7
Nguyễn Thúy Hồng
165
8
Nguyễn Đình Hùng
165
9
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Viêt Nam
2.000
Nguồn: Phòng Tổng hợp
1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện được thành lập theo quyết định số 3483/GP-UB ngày 16/4/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và do Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam, nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, và Công ty tư vấn xây dựng và phát triển Bưu điện là thành viên sáng lập chính.
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện được thành lập trên cơ sở kế thừa toàn bộ cán bộ kỹ thuật, máy móc thiệt bị, nhà xưởng, thị trường của Xí nghiệp Xây lắp và trang trí Nội ngoại thất thuộc Công ty Xây dựng và Phát triển Bưu điện (Sau khi có thỏa thuận của lãnh đạo Tổng cục và Lãnh đạo Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam).
Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055068 ngày 27/4/1998 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 55419 ngày 6/7/2004 do Cục sở hữu trí tuệ cấp, Chứng chỉ ISO 9001:2000 số 24801/2005 cấp ngày 18/5/2005.
Năm 2003, Công ty được nhận cờ “ Đơn vị thi đua xuất sắc” của Tổng công ty.
Năm 2005, nhận bằng khen của Tổng công ty “ Đã có thành tích hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2004”.
Năm 2005, nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 của tổ chức AFAQ của Pháp.
Năm 2006, nhận bằng khen của Tổng công ty “Đã có thành tích hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2005”.
Năm 2007, nhận bằng khen của Tổng công ty “Đã có thành tích hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2006”.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
Công ty cổ phần xây lắp bưu điện có 3 chức năng chính là: xây lắp- xây dựng, sản xuất- thương mại và cung cấp dịch vụ. Trong đó:
Chức năng xây lắp bao gồm:
Xây lắp các công trình bưu chính viễn thông theo quy định hiện hành của Nhà nước
Xây lắp các công trình điện đến 35KV
Xây dựng dân dụng
Xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng
Chức năng sản xuất- thương mại bao gồm:
Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng
Buôn bán vật tư, máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông
Kinh doanh bến bãi
Sản xuất phần mềm tin học
Buôn bán hàng điện tử, tin học, điện, điện lạnh, tự động hóa, viễn thông, đồ dùng cá nhân và gia đình, lương thực, thực phẩm, hàng nông lâm, thủy, hải sản, thủ công mỹ nghệ, nội ngoại thất
Chức năng cung cấp dịch vụ bao gồm:
Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì các sản phẩm mà công ty kinh doanh
Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông
Thiết kế kết cấu các công trình xây dựng móng cột điện, cột điện và vỏ trạm biến áp đến 35KV
Thiết kế kết cấu các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nột ngoại thất các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng bưu chính viễn thông
Thiết kế hữu tuyến điện ( hệ thống cáp, hệ thống anten, hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch) đối với các công trình bưu chính viễn thông
Dịch vụ thương mại
Khảo sát dịa chất, địa hình công trình xây dựng
Tư vấn đầu tư
Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, siêu thị
Trang trí nội ngoại thất công trình
1.2.2. Các hàng hoá hiện tại mà Công ty cổ phần xây lắp bưu điện đang sản xuất và kinh doanh
Công trình viễn thông xây lắp mạng ngoại vi
Công trình viễn thông xây lắp cáp sợi quang
Công trình lắp đặt tổng đài điện thoại cố định
Công trình xây lắp các trạm thu phát sóng (BTS) mạng thông tin di động
Công trình viễn thông xây lắp cột cao
Công trình kiến trúc nhà, trạm Bưu điện
Công trình thi công về cầu đường
Công trình tư vấn thiết kế viễn thông
Công trình tư vấn thiết kế kiến trúc
1.3. Công nghệ sản xuất của các công trình xây lắp
Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ
Công tác chuẩn bị
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật
Lập hồ sơ hoàn công, đối chiếu số liệu
Nghiệm thu bàn giao tổng thể
Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng kinh tế
1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ trên:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Để đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ và có chất lượng cao, công tác chuẩn bị trước khi thi công là rất quan trọng.
Công tác chuẩn bị về thi công:
Ngay sau khi nhận được thông báo trúng thầu và ký hợp đồng thi công công trình, công ty cho tiến hành ngay các công việc sau:
Thành lập Ban chỉ huy công trình gồm có các cán bộ lãnh đạo của công ty và các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành BCVT dày dạn kinh nghiệm và có tay nghề cao. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy và trách nhiệm của từng thành viên sẽ được quy định cụ thể bằng Quyết định của Giám đốc công ty.
Trụ sở của Ban chỉ huy sẽ đặt tịa Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện để tiện cho việc chỉ huy, điều hành thi công tại các trạm khác nhau.
Lập giấy xin cấp vật tư và chuẩn bị phương tiện để vận chuyển thiết bị.
Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương, nơi bố trí nhà trạm để tổ chức nhận hàng không làm ảnh hưởng đến nhà dân trong quá trình vận chuyển thiết bị đến từng trạm.
Chuẩn bị phương tiện thông tin, phương tiện vận chuyển, phương tiện đi lại của cán bộ, công nhân.
Cùng với Bên chủ đầu tư nhanh chóng hoàn tất thủ tục ra vào các trạm thi công cho các cán bộ của công ty trong thời gian thi công.
Tập kết, tổ chức bộ máy thi công, biên chế đội lao động để quán triệt và phổ biến các yêu cầu nội dung công việc và nội quy an toàn lao động.
Tập kết công cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác thi công.
Căn cứ địa điểm của các nhà trạm mà tổ chức thi công trước, sau, nhiều, ít cho phù hợp để tránh lãng phí nhân công mà vẫn đảm bảo tiến độ. Tại các nhà trạm thi công phải được vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi thi công.
Công tác chuẩn bị về kỹ thuật:
Nghiên cứu kỹ thiết kế kỹ thuật, tiên lượng trong hồ sơ mời thầu.
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật TCN, TCVN
Tổ chức tiếp nhận, bảo quản vật tưu do Bên chủ đầu tư cấp. Trước khi nhập hoặc xuất kho đều có phiếu xuất nhập kho và kiểm tra chất lượng, ghi nhật ký công trình
Bước 2: Tổ chức thi công
Kiểm tra, chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công
Thi công lắp đặt thiết bị
Trong quá trình thi công phải nghiêm chỉnh chấp hành quy trình quy pham thi công của ngành và Nhà nước ban hành, tuân thủ theo đúng thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán. Mọi thay đổi phải được các đơn vị có liên quan chấp hành bằng văn bản trước khi thi công.
Bước 3: Nghiệm thu kỹ thuật
Sau khi hoàn thành xong từng phần công việc, Bên nhà thầu thông báo cho Bên chủ đầu tư để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu từng phần về mặt kỹ thuật.
Bước 4: Lập hồ sơ hoàn công, đối chiếu số liệu
Sau khi thi công xong công trình, Bên nhà thầu lập sơ đồ hoàn công bằng máy sạch sẽ, rõ ràng, phản ánh đúng thực tế.
Bước 5: Nghiệm thu bàn giao tổng thể
Bên nhà thầu bàn giao toàn bộ công trình hoàn thành cho Bên chủ đầu tư và yêu cầu Bên chủ đầu tư thanh toán công trình theo điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
Hình thức tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện với lĩnh vực sản xuất- kinh doanh chính là thực hiện các dự án thi công công trình Bưu chính viễn thông với 8 năm kinh nghiệm. Mỗi dự án mà công ty thực hiện là một công trình hoàn toàn mới, không có tính chất lặp lại.
Do công trình thi công được thực hiện theo đúng thiết kế của chủ đầu tư nên hình thức tổ chức sản xuất của công ty là:
Chuyên môn hoá theo sản phẩm.
Sản xuất đơn chiếc, không có tính chất lặp lại.
Quy trình sản xuất phức tạp với nhiều hạng mục con.
Chu kỳ sản xuất thường dài. Độ dài của chu kỳ sản xuất phụ thuộc vào khối lượng công việc của dự án.
Kết cấu sản xuất của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
Hình 1.2 Sơ đồ kết cấu thi công xây lắp công trình viễn thông
Đội lắp đặt
Đội đo thử, kiểm tra, hiệu chỉnh
Đội kéo cáp
Đội đấu nối
Đội quản lý kỹ thuật
Đội giám sát kỹ thuật
Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng kinh tế
- Bộ phận sản xuất chính: Đội lắp đặt; Đội đo thử, kiểm tra, hiệu chỉnh; Đội kéo cáp; Đội đấu nối.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Đội quản lý kỹ thuật; Đội giám sát kỹ thuật .
Mối liên hệ giữa các bộ phận :
Bộ phận quản lý kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên giám sát, theo dõi công việc trên công trình và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc.
Bộ phận giám sát gồm bên chủ đầu tư và bên thiết kế sẽ có nhiệm vụ thường xuyêm giám sát quá trình thi công, nhằm đảm bảo công trình được hoàn thành theo đúng thiết kế ban đầu và có thể điều chỉnh lại thiết kế cho phù hợp với thực tế nếu thấy cần thiết.
Bộ phận sản xuất chính: Bộ phận trực tiếp thi công bao gồm lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn của công ty và lực lượng lao động phổ thông. Hai lực lượng lao động này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp, thi công công trình tại hiện trường
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện được tổ chức theo sơ đồ trực tuyến với 2 cấp quản lý. Đó là cấp công ty và cấp xí nghiệp.
Cấp công ty bao gồm 2 phòng là: Phòng tổng hợp và phòng kinh tế
Cấp xí nghiệp bao gồm các xí nghiệp lắp số I, II, III, IV, V, VI
Bộ máy quản lý được xây dựng theo kiểu sơ đồ kiểu trực tuyến là một bộ máy với các tuyến quyền lực trong công ty là các đường thẳng. Mỗi cấp dưới chỉ chịu sự quản lý trực tiếp và nhận mệnh lệnh từ một cấp trên.
Ưu điểm: Đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh.
Nhược điểm: Tập trung gánh nặng vào quản lý cấp cao, đòi hỏi người quản lý cấp cao phải có hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Đồng thời nếu quy mô công ty tăng lên thì số lượng các bộ phận trực thuộc nhiều làm cho người quản lý cấp cao khó kiểm soát công việc.
Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PGĐ KỸ THUẬT NỘI CHÍNH
PGĐ KINH TẾ
PGĐ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG KINH TẾ
CÁC XÍ NGHIỆP XÂY LẮP
XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 2
XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 1
XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 5
XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 3
XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 4
XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 6
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
a. Giám đốc công ty:
Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Bổ nhiệm, miện nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Quyết định lương và phụ cấp ( nếu có) đối với lao động trong công ty kể các người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc.
Tuyển dụng lao động.
Kiển nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ của công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này và gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
b. Phó giám đốc Kinh tế:
Phụ trách về các vấn đề liên quan đến tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị: báo cáo quyết toán, báo cáo thuế,…
Giúp việc cho giám đốc trong hoạt động kinh doanh tài chính của công ty.
Quản lý trực tiếp phòng Kinh tế.
c. Phó giám đốc Kỹ thuật nội chính:
Phụ trách về mảng thiết bị công nghệ mới ừng dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Quản lý trực tiếp phòng Tổng hợp
d. Phó giám đốc Nghiên cứu phát triển:
Hoạch định chương trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công tác thị trường:
- Mở rộng và giữ vững thị trường truyền thống của công ty.
- Tìm kiếm các dự án xây dựng cơ bản phù hợp với ngành nghề mà công ty đang kinh doanh.
e. Phòng tổng hợp:
Thực hiện các công tác tổ chức nhân sự, hành chính quản trị:
Thực hiện mọi công tác hành chính.
Quản lý hồ sơ lý lịch của toàn thể cán bộ công nhận viên.
Thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ, công nhân viên.
Nghiên cứu, đề xuất, quản lý thực hiện các phương án về tổ chức cán bộ của công ty.
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của công ty.
f. Phòng kinh tế
Thực hiện công tác kế toán, tài chính, quản lý tài sản, vật tư của công ty:
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.
Dự thảo hợp đồng kinh tế trình lãnh đạo công ty phê duyệt.
Quản lý vật tư, sản phẩm và các công trình
Xây dựng và theo dõi kế hoạch tài chính, lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
Tổ chức thực hiện ghi chép, hoạch toán các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cty theo đúng chế độ.
Tổ chức và giám sát kỹ thuật thi công, hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện đúng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.
Lập hồ sơ và bảo vệ quyết toán công trình
Thanh toán tiền lương và thu nhập cho cán bộ, công nhân viên của công ty.
Thực hiện nghiêm túc việc nộp thuế và nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước.
g. Các xí nghiệp xây lắp:
Thực hiện các công trình của công ty
Buôn bán các vật tư như: cáp quang, cáp đồng, các thiết bị đấu nối và phụ kiện
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thị sản phẩm của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện
Doanh thu về xây lắp công trình viễn thông của Công ty trong năm 2005 là 103.045.100.200 đồng và năm 2006 là 110.877.240.308 đồng.
Bảng 2.1 Doanh thu năm 2005 và 2006 được phân theo nhóm sản phẩm
Đơn vị tính: Đồng
STT
Tên nhóm sản phẩm
Doanh thu
Tăng/Giảm
(%)
Năm 2005
Năm 2006
1
Công trình viễn thông xây lắp mạng ngoại vi
19.275.410.460
22.095.329.262
14,63
2
Công trình viễn thông xây lắp cáp sợi quang
14.325.612.609
11.247.151.738
-21,49
3
Công trình viễn thông xây lắp cột cao
20.524.404.300
17.063.875.000
-16,86
4
Công trình kiến trúc nhà trạm bưu điện
10.476.579.000
12.463.600.172
18,97
5
Công trình lắp đặt tổng đài
15.813.850.050
7.000.021.605
-55,73
6
Công trình xây lắp trạm BTS cho mạng TTDĐ
24.803.744.832
21.543.640.760
-13,14
Tổng doanh thu
103.045.100.200
110.877.240.308
Nguồn: Phòng kinh tế
Trong năm 2006, tổng doanh thu của Công ty trong lĩnh vực xây lắp tăng 7,6 % so với doanh thu của năm 2005. Tổng doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu của các công trình xây lắp mạng ngoại vi và công trình kiến trúc nhà trạm bưu điện tăng. Ngoài ra, doanh thu của các công trình khác đều giảm so với năm 2005. Trong đó doanh thu của công trình lắp đặt tổng đài giảm mạnh nhất là 55,73%.
2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường
Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm chủ yếu của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện là các công trình viễn thông, bao gồm các nhóm sản phẩm chính như: công trình xây lắp mạng ngoại vi, công trình xây lắp cột c