Ngành Lâm nghiệp Việt Nam bước vào năm 2013 tiếp tục bị ảnh hưởng
bởi kinh thế thế giới trên đà phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế của các nước
thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên
đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Mặc dù có một vài dấu
hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái
nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với
các nền kinh tế phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế
giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, kinh tế - xã
hội đã chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn nhiều gây áp lực
lớn cho sản xuất kinh doanh: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu
ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng
hoạt động hoặc giải thể.
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, ngay
từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị
quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và
Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Mục tiêu tổng quát của phát
triển kinh tế - xã hội năm 2013 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát
thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến
lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm
an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội
nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị -xã
hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.
50 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ĐỐI TÁC HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP
BÁO CÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
NĂM 2013
Phục vụ Hội nghị thường niên FSSP ngày 21/1/2014
Hà Nội, tháng 1 năm 2014
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 2 | P a g e
NỘI DUNG
1 BỐI CẢNH .............................................................................................................. 5
2 KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 2013 ..................... 6
2.1 Thực hiện thành công kế hoạch của ngành ..............................................6
2.2 Thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2011 - 2020 ....................7
2.3 Quản lý và Phát triển rừng bền vững .......................................................8
2.3.1 Đề án Tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn
2013-2020 ......................................................................................8
2.3.2 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ................................. 10
2.3.3 Quy hoạch rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ................. 11
2.3.4 Tổng điều tra, kiểm kê rừng ........................................................ 13
2.3.5 Tiếp tục đổi mới Công ty lâm nghiệp/Lâm trường quốc doanh .. 13
2.3.6 Lâm nghiệp cộng đồng và đồng quản lý rừng ............................ 16
2.4 Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi
trường .................................................................................................... 19
2.4.1 Bảo vệ rừng ................................................................................. 19
2.4.2 Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học .................................... 21
2.4.3 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường ....................................... 23
2.5 Khai thác, chế biến và thương mại lâm sản .......................................... 23
2.5.1 Khai thác lâm sản ....................................................................... 24
2.5.2 Chế biến và xuất nhập khẩu lâm sản .......................................... 24
2.6 Hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế ......................................... 25
2.6.1 Các hoạt động hợp tác quốc tế ................................................... 25
2.6.2 Hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................. 27
2.7 Rừng và Biến đổi khí hậu ...................................................................... 30
2.7.1 Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+ .......... 30
2.7.2 Rừng phòng hộ ven biển và rừng ngập mặn ............................... 32
2.8 Thể chế, tổ chức và tài chính ngành lâm nghiệp ................................... 32
2.8.1 Thể chế, tổ chức ngành ............................................................... 32
2.8.2 Tài chính ngành lâm nghiệp ....................................................... 33
2.8.3 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và các quỹ khác ngành ............ 34
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 3 | P a g e
2.9 Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp ................................................................ 35
3 NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ...................................... 36
3.1 Tồn tại hạn chế ...................................................................................... 36
3.2 Nguyên nhân .......................................................................................... 37
3.2.1 Nguyên nhân khách quan ............................................................ 37
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan ................................................................ 37
4 ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2014 ............................................................................... 38
4.1 Bối cảnh và dự báo năm 2014 ............................................................... 38
4.1.1 Tình hình thế giới ........................................................................ 38
4.1.2 Tình hình trong nước .................................................................. 38
4.2 Mục tiêu năm 2014 ................................................................................ 39
4.3 Nhiệm vụ ............................................................................................... 39
4.3.1 Triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng .......................... 39
4.3.2 Rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật .................. 41
4.3.3 Tập trung triển khai đề án Tái cơ cấu ngành ............................. 41
4.3.4 Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng .............................................. 42
4.3.5 Về khai thác, chế biến lâm sản và quản lý rừng bền vững ......... 42
4.3.6 Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng .............. 43
4.3.7 Về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng ........ 43
4.3.8 Về sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp nhà nước ..................... 43
4.4 Một số giải pháp thực hiện .................................................................... 43
4.4.1 Quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp ........................................ 43
4.4.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ................................................ 43
4.4.3 Khoa học, công nghệ và khuyến lâm .......................................... 44
4.4.4 Về bảo vệ rừng ............................................................................ 44
4.4.5 Huy động vốn .............................................................................. 44
4.4.6 Giao, cho thuê rừng: ................................................................... 44
4.4.7 Hợp tác quốc tế: .......................................................................... 44
4.4.8 Thị trường ................................................................................... 45
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 4 | P a g e
BẢNG
Bảng 1. Kết quả thực hiện mục tiêu tổng quát ........................................................... 7
Bảng 2. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013................. 8
Bảng 3. Đầu tư ngành lâm nghiệp năm 2013 ............................................................ 33
Bảng 4. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành năm 2014 ............................................ 39
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh mục các văn bản qui phạm pháp luật và một số văn bản quan
trọng ban hành năm 2013 .......................................................................................... 46
Phụ lục 2. Danh mục các dự án ODA và INGO về lâm nghiệp được Bộ Nông
nghiệp và PTNT phê duyệt năm 2013 ...................................................................... 49
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 5 | P a g e
1 BỐI CẢNH
Ngành Lâm nghiệp Việt Nam bước vào năm 2013 tiếp tục bị ảnh hưởng
bởi kinh thế thế giới trên đà phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế của các nước
thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên
đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Mặc dù có một vài dấu
hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái
nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với
các nền kinh tế phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế
giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, kinh tế - xã
hội đã chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn nhiều gây áp lực
lớn cho sản xuất kinh doanh: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu
ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng
hoạt động hoặc giải thể...
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, ngay
từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị
quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và
Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Mục tiêu tổng quát của phát
triển kinh tế - xã hội năm 2013 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát
thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến
lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm
an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội
nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị-xã
hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.
Những quyết sách kịp thời này đã thể hiện rõ bước tiến mới trong tư duy
phát triển và khả năng phản ứng chính sách Chính phủ. Nhờ đó, năm 2013 Việt
Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng và khả quan hơn năm 2012. Tổng
sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, xấp xỉ mục
tiêu đề ra và có tín hiệu phục hồi. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,67%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43% và khu vực dịch
vụ tăng 6,56%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 tăng
2,95% so với năm 2012, bao gồm: nông nghiệp tăng 2,47%; lâm nghiệp tăng
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 6 | P a g e
6,04%; thuỷ sản tăng 4,22%1, một lần nữa lại thể hiện rõ tính trụ đỡ của khu vực
sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong bối cảnh kinh tế cả nước khó khăn.
Năm 2013, sản xuất lâm nghiệp trong năm gặp một số khó khăn do điều
kiện thời tiết không thuận lợi đặc biệt các cơn bão Hayan, cơn bão số 11 và 12
dồn dập và lũ lụt sau bão đã ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án trồng rừng
đặc biệt đối với rừng trồng phòng hộ và đặc dụng. Bên cạnh đó vốn đầu tư ngân
sách, vốn tín dụng hạn hẹp, giá vật tư đầu vào cao, các thị trường xuất khẩu
chính như Hoa Kỳ tiếp tục áp đặt Luật Lacey, EU áp đặt Qui chế 995/2010 về
trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp từ ngày 3/3/2013 đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động chế biến và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
2 KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 2013
2.1 Thực hiện thành công kế hoạch của ngành
Đây là năm thứ hai Lâm nghiệp thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển
rừng giai đoạn 2011-2020. Năm 2013 cũng là năm ghi dấu ấn khi ngành lâm
nghiệp triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP tiếp tục được thực hiện trên qui
mô cả nước và bước đầu có hiệu quả tích cực đến công tác bảo vệ rừng. Ngành
lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tài chính to lớn từ cộng đồng
quốc tế đặc biệt cho việc thực hiện sáng kiến REDD+ và FLEGT.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định, tăng 6,04% so
với năm 2012. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2013 ước đạt 5,5 tỷ
USD, tăng 25,1 % so với kế hoạch, tăng 15,24 % so với cùng kỳ năm 2012.
Công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các
mặt: bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; mua bán, vận chuyển và chế
biến lâm sản; quản lý động vật hoang dã; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Số
vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại đều giảm so với năm 2012.
Kết quả trên đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều
kiện sống của cư dân nông thôn, nhất là những người làm nghề rừng.
1 Thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê ngày 23/1/2013 về công bố số liệu thống
kê kinh tế - xã hội năm 2013
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 7 | P a g e
Độ che phủ của rừng năm 2013 dự kiến đạt 41,1% (tăng 0,5% so năm
2012).
Bảng 1. Kết quả thực hiện mục tiêu tổng quát
Chỉ số mục tiêu
tổng quát
Đơn vị
tính
Thực hiện
năm 2012
Ƣớc thực
hiện 2013
I. Chỉ số cấp ngành
1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp
% 5,5 6,04
2. Tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp
trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản
% 2,7 2,9
3. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản
(kể cả lâm sản ngoài gỗ)
tỷ USD 5,0 5,5
4. Tỷ lệ che phủ rừng % 40,7 41,1
2.2 Thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2011 - 2020
Năm 2013 là năm thứ hai ngành lâm nghiệp đồng bộ triển khai thực hiện
Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) giai đoạn 2011-2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 trên
phạm vi toàn quốc. Đến nay đã có 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành
lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; công tác chỉ đạo điều hành ở cấp địa phương được tăng
cường.
Về cơ bản, các văn bản hướng dẫn thực hiện Kế hoạch đã được ban hành
để các địa phương, đơn vị chủ động hơn trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện. Công tác hướng dẫn, chuẩn bị, giao kế hoạch năm 2013 cho các
Bộ, ngành, địa phương thực hiện sớm hơn 4 tháng so với năm trước, tạo điều
kiện chủ động các hoạt động chỉ đạo xây dựng kế hoạch, bố trí các nguồn lực,
chuẩn bị các điều kiện tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm.
Công tác kiểm tra, giám sát đã được chú trọng với phương pháp tiếp cận
đa ngành gồm có Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính để kịp thời kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện Kế hoạch BV&PTR năm
2013 tại một số địa phương. Đây là điểm tiến bộ nổi bật so với việc tổ chức thực
hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trước đây.
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 8 | P a g e
Bảng 2. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013
TTT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Kế hoạch
năm 2013
Kết quả thực hiện
Ƣớc thực
hiện 2013
% so với
kế hoạch
A B C 1 2 3=2/1%
1 Diện tích trồng rừng ha 255.000 223.567 88
Rừng PH, ĐD ha 30.000 15.080 50
Rừng sản xuất ha 225.000 208.486 93
2 Trồng cây phân tán
nghìn
cây
50.000 66.117 132
3 Khoán bảo vệ rừng ha 2.433.700 4.219.273 173
4 Diện tích KN tái sinh ha 334.000 372.028 111
5 Diện tích chăm sóc rừng ha 280.000 325.426 116
6 Cải tạo rừng ha 5.000 2.792 56
Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp năm 2013
Nhìn chung, công tác phát triển rừng đã được các địa phương tập trung
triển khai thực hiện, đặc biệt là trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh và chăm sóc rừng trồng. Bên cạnh đó, do một số nguyên nhân về nguồn vốn
thiếu, định mức đầu tư thấp nên việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều
khó khăn và không đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.
Cũng trong năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ
đạo quyết liệt các địa phương thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích
sử dụng sang mục đích khác, đã có văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch trồng lại rừng
18.834ha, trong đó năm 2014 là 11.212ha và năm 2015 là 7.622ha. Các địa
phương đến năm 2013 đã thực hiện trồng bù được 972ha.
2.3 Quản lý và Phát triển rừng bền vững
2.3.1 Đề án Tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn
2013-2020
Hiện nay cả nước có 10.423.844 ha là rừng tự nhiên trong đó rừng tự
nhiên là rừng sản xuất là 4.415.855ha2. Những năm trước đây do kế hoạch sản
lượng khai thác lớn nên rừng tự nhiên đã bị khai thác quá mức, khai thác càn đi
2
Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 về việc công bố hiện trạng
rừng năm 2012.
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 9 | P a g e
quét lại làm cho chất lượng rừng bị suy thoái. Hiện nay chất lượng rừng sản xuất
là rừng tự nhiên rất thấp, diện tích rừng giàu và trung bình chỉ chiếm khoảng
8%, trong khi đó trạng thái rừng phục hồi, rừng chưa có trữ lượng chiếm khoảng
61% diện tích có rừng tự nhiên của cả nước. Trong khi đó, nhu cầu của người
dân địa phương đặc biệt là người dân miền núi về gỗ từ rừng tự nhiên để làm
nhà, đồ mộc dân dụng rất lớn, do vậy hiện nay người dân vẫn khai thác gỗ rừng
tự nhiên để sử dụng, nhưng Nhà nước không kiểm soát được. Đa số các chủ
rừng nhà nước được giao kế hoạch khai thác rừng không có sự phối kết hợp với
chính quyền địa phương trong việc kiểm tra giám sát. Bên cạnh đó việc thiếu các
biện pháp đồng bộ, phú hợp, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà
nước để ngăn chặn, kiểm soát gỗ và sản phẩm gỗ từ khi khai thác đến chế biến
và tiêu thụ cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tự
nhiên trong những năm qua.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xây dựng "Đề án Tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai
đoạn 2013-2020" với mục đích xác định được hệ thống giải pháp quản lý phù
hợp trong khai thác rừng tự nhiên nhằm tiếp tục quản lý chặt chẽ khai thác rừng
tự nhiên, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có và nâng cao chất lượng rừng
tự nhiên.
Sau thời gian nghiên cứu kỹ lượng về hiện trạng, nhu cầu và kinh nghiệm
quản lý rừng tự nhiên của các nước trên thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã hoàn thành Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ với 2 phương án
khai thác gỗ rừng tự nhiên là rừng sản xuất.
- Phƣơng án 1: Dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm cả
nước; trừ trường hợp khai thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất đã được
Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.
- Phƣơng án 2: Dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, trừ một số khu
vực có điều kiện, đặc thù và khai thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất được
Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, cụ thể: chỉ khai
thác hạn chế ở trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình là rừng sản xuất, nhưng
phải có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và không để xẩy ra
tình trạng phá rừng hoặc những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, bảo vệ
rừng và kinh doanh lâm sản.
Ngày 25/12/2013 Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 456/TB-VPCP
kết luận của Thủ tướng Chính phủ về "Đề án Tăng cường quản lý khai thác gỗ
rừng tự nhiên giai đoạn 2013-2020". Theo đó, thường trực Chính phủ thống
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 10 | P a g e
nhất lựa chọn phương án: dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả
nước; trừ 02 khu vực đã được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và
cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững; và việc khai thác tận
dụng trên diện tích rừng sản xuất đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng dân cư.
2.3.2 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Mục tiêu chính của Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là nâng cao năng
lực và hiệu quả quản lý của chủ rừng đối với từng khu rừng cụ thể, sử dụng tối
đa các lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và lợi ích xã hội của rừng, nhưng phải
ổn định và bền vững lâu dài. Khi Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam
đang được xây dựng thì các chủ rừng có xu hướng phấn đấu để đạt chứng chỉ do
các tổ chức quốc tế cấp (chủ yếu của FSC) nhằm nâng cao giá trị của gỗ và dễ
dàng tiếp cận với các thị trường có yêu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp như EU
và Mỹ.
Việt Nam là một trong các quốc gia đang từng bước tiếp cận và thực hiện
quản lý, bảo vệ rừng theo phương án QLRBV hướng tới việc cấp chứng chỉ
rừng của các tổ chức quốc tế. Năm 2013 Tổng cục Lâm nghiệp đã tham mưu đề
xuất lãnh đạo Bộ thành lập lại Tổ công tác quốc gia về QLRBV nhằm hỗ trợ Bộ
xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV cho rừng tự nhiên và rừng trồng.
Cùng với hoạt động của Tổ công tác và hỗ trợ của dự án do TFF tài trợ Tổng cục
đã hoàn thành việc hài hòa hóa 5 Bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững đang
được sử dụng ở Việt Nam và Bộ tiêu chuẩn FSC quốc tế với 10 nguyên tắc và
56 tiêu chí. Trên cơ sở đó đã hoàn thành Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý
rừng bền vững và trình Bộ phê duyệt.
Bên cạnh đó Tổng cục đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các công ty lâm
nghiệp thực hiện Mô hình thí điểm về quản lý rừng bền vững theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 455/TTg-NN ngày 20/04/2005. Theo báo cáo
của tổ FSC quốc tế, tính đến 12/2013 Việt Nam có 87.000 ha rừng đạt chứng chỉ
FSC về quản lý rừng bền vững3. Ước tính