Trong cơ chế thị trường hiện nay, nghành kinh doanh ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng và cần thiết.Song song đó những năm trở lại đây, nền kinh tế của Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng và đạt nhiều thành công: năm 2006 gia nhập WTO, nơi diễn ra nhiều hội nghị kinh tế quan trọng như APEC ,được xếp thứ bảy trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trên thế giới và được thế giới đánh giá cao.Điều này mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nước ta, đặc biệt là trong hoạt động XNK.Kim ngạch XNK của Việt Nam trong những năm qua gia tăng không ngừng, góp phần gia tăng tốc độ phát triển kinh tế.Hoạt động XNK không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nữa mag mở rộng ra thế giới.Tất yếu sẽ làm cho hoạt động TTQT của các ngân hàng phát triển theo,đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi vì an toàn và có sự cam kết thanh toán của bên thứ 3 là ngân hàng.Đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.Tuy loại hình này có khá mới mẻ với các ngân hàng Việt Nam, nhưng bước đầu các ngân hàng sử dụng tốt LC tuy còn nhiều khó khăn và vướng mắc.Trước thực tế đó e đã quyết định chọn đề tài “Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng Sacombank-CNTB” làm báo cáo tốt nghiệp của mình.Vì nó rất hay và e muốn tìm hiểu sâu và có cơ hội so sánh giữa lý thuyết đã học và thực tế giúp em học hỏi nhiều hơn.Trong quá trình làm bài e có nhiều hạn chế và thiếu sót rất mong sự góp ý và hướng dẫn tận tình của các anh(chị) nhân viên Sacombank-CNTB, quý Thầy Cô,đặc biệt là cô giáo hướng dẫn của em.
54 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng Sacombank-chi nhánh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Phần mở đầu 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CNTB 3
1.1 Qúa trình hình thành phát triển 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Sacombank 5
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Sacombank-CNTB 5
1.2 Cơ cấu tổ chức Sacombank-CNTB 5
1.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Sacombank-CNTB 7
1.3.1 Khách hàng cá nhân 7
1.3.2 Khách hàng doanh nghiệp 7
1.3.3 Thị trường tiêu thụ 8
1.4 Thành tích đạt được 9
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm vừa qua 9
1.6 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB 12
CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK-CNTB 14
2.1 Phát hành L/C 14
2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ từ nhà nhập khẩu. 16
2.1.2 Kiểm tra hồ sơ, soạn thảo L/C bản thảo, duyệt hồ sơ 18
2.1.3 Hạch toán ký quỹ và thu phí, chuyển điện về P.TTQT 20
2.1.4 Chuyển L/C đến ngân hàng thông báo 20
2.1.5 Nhập ngoại cảnh, trình ký phát 20
2.1.6 Giao L/C gốc cho nhà nhập khẩu, lưu hồ sơ 21
2.2 Nhận và xử lý bộ chứng từ 21
2.3 Thanh toán bộ chứng từ và giao chứng từ gốc cho khách hàng 25
2.4 Các nghiệp vụ khác: 27
2.4.1 Tu chỉnh L/C 27
2.4.2 Hủy L/C. 29
2.4.2.1 Bên đề nghị mở L/C yêu cầu 29
2.4.2.2 Bên thụ hưởng L/C yêu cầu 31
2.4.3 Ký hậu L/C, phát hành bảo lãnh nhận hàng-ủy quyền nhận hàng 33
2.4.3.1 Ký hậu B/L 33
2.4.3.2 Phát hành bảo lãnh nhận hàng-ủy quyền nhận hàng 34
2.4.4 Hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài 37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK-CNTB 41
3.1 Nhận xét về quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB 40
3.1.1 Ưu điểm 40
3.1.2 Nhược điểm 40
3.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ tại Sacombnk-CNTB 40
3.3 Thực trạng quy trình thực hiện tín dụng chứng từ xuất khẩu tại Sacombank-CNTB và các kết quả đạt được 42
3.4 Các hạn chế chủ yếu khi thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB 44
3.5 Giải pháp hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB 45
3.5.1 Phát triển tổ chức nhân sự đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động 45
3.5.2 Cải tiến kỹ thuật công nghệ 45
3.5.3 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng marketing vào hoạt động thanh toán quốc tế 46
3.5.4 Tăng cường tiếp thị, quảng bá nhãn hiệu Sacombank-CNTB 47
3.6 Một số kiến nghị nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng 47
3.6.1 Đối với ngân hàng Sacombank 47
3.6.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 48
4. Nhận xét chung 49
Phần kết luận
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong cơ chế thị trường hiện nay, nghành kinh doanh ngân hàng là một trong những dịch vụ quan trọng và cần thiết.Song song đó những năm trở lại đây, nền kinh tế của Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng và đạt nhiều thành công: năm 2006 gia nhập WTO, nơi diễn ra nhiều hội nghị kinh tế quan trọng như APEC…,được xếp thứ bảy trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trên thế giới và được thế giới đánh giá cao.Điều này mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nước ta, đặc biệt là trong hoạt động XNK.Kim ngạch XNK của Việt Nam trong những năm qua gia tăng không ngừng, góp phần gia tăng tốc độ phát triển kinh tế.Hoạt động XNK không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nữa mag mở rộng ra thế giới.Tất yếu sẽ làm cho hoạt động TTQT của các ngân hàng phát triển theo,đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi vì an toàn và có sự cam kết thanh toán của bên thứ 3 là ngân hàng.Đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.Tuy loại hình này có khá mới mẻ với các ngân hàng Việt Nam, nhưng bước đầu các ngân hàng sử dụng tốt LC tuy còn nhiều khó khăn và vướng mắc.Trước thực tế đó e đã quyết định chọn đề tài “Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng Sacombank-CNTB” làm báo cáo tốt nghiệp của mình.Vì nó rất hay và e muốn tìm hiểu sâu và có cơ hội so sánh giữa lý thuyết đã học và thực tế giúp em học hỏi nhiều hơn.Trong quá trình làm bài e có nhiều hạn chế và thiếu sót rất mong sự góp ý và hướng dẫn tận tình của các anh(chị) nhân viên Sacombank-CNTB, quý Thầy Cô,đặc biệt là cô giáo hướng dẫn của em.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài của em nghiên cứu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng Saombank-CNTB.Qua đó giúp em có cái được tầm nhìn thực tế về phương thúc này tại ngân hàng.Đồng thời từ đó đánh giá thế mạnh cũng như những hạn chế, vướng mắc mà ngân hàng còn gặp phải khi thực hiên phương thức thanh toán và đưa ra một số giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế vướng mắc đó.
Phạm vi, đối tượng, nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là ngân hàng riêng lẻ trong hệ thống ngân hàng. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank-CNTB và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích các số liệu tài liệu liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ mà ngân hàng đã công bố.Bên cạnh đó kết hợp quan sát thực tiễn.Đề tàu còn tiến hành phân tích các vấn đề còn hạn chế từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc phục.
Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo..phần nội dung đề tài được trình bày chi tiết làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín-CNTB
Chương 2: Nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB
Chương 3: Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TÂN BÌNH
Quá trình hình thành và phát triển
Sacombank- ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.
Cùng với thành tích đạt được, Sacombank hướng đến mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng – hiện đại – tốt nhất Việt Nam và có quy mô trung bình tiên tiến trong khu vực
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Sacombank
Tên của ngân hàng là : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
viết tắt là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
Tên đầy đủ Tiếng Anh là: Sài Gòn Thương Tín Commercial Join Stock Bank
viết tắt là SACOMBANK
Logo:
Trụ sở chính: 266-268 Nam kỳ Khởi Nghĩa – Quận 3 – TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 39320392 – (84-8) 39320420
Fax: (84-8)39320392 – (84-8)39320424
Telex: 813603 SGDTTVH
Email: scbank@hcm.vnn.vn
Website: www.Sacombank.com
SWIFT: SGTTVNVX
Mã chứng khoán: cổ phiếu STB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập theo quyết định số 05/GP-UB ngày 3/1/1992 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo quyết định số 0006/NH-GP ngày 5/12/1991 của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sát nhập 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia. Được ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng chủ yếu hoạt động tại vùng ven biển thành phố Hồ Chí Minh.
Sacombank đã không ngừng phát triển, tính đến nay có thể chia thành bốn giai đoạn
như sau:
Giai đoạn 1991 – 1995 : hợp nhất để thoát hiểm
Tuy khởi đầu rất khó khăn vì vốn ít, phạm vi kinh doanh hẹp, đơn điệu nhưng Sacombank đã tạo dấu ấn đáng ghi nhận qua những quyết sách, chủ trương như tập trung xử lý các khoản nợ khó đòi, mở rộng mạng lưới, phát hành kỳ phiếu,...
Giai đoạn 1996 – 2000 : củng cố để phát triển
Tập trung cho nhiệm vụ hoạch định và phát triển song song với việc tiếp tục củng cố và chấn chỉnh. Với việc phát hành cổ phiếu đại chúng vốn điều lệ Sacombank tăng từ 23 tỷ đồng lên 190 tỷ đồng(vào năm 2000), xây dựng hội sở khang trang hiện đại, đồng loạt nâng cấp trụ sở các chi nhánh trực thuộc, mở rộng mạng lưới,xác lập mối quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hang nước ngoài trên khắp thế giới.
Giai đoạn 2000 – 2005: tiếp tục củng cố phát triển
Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế và mục tiêu phát triển đề ra cho thời kỳ kế hoạch 2 năm (từ năm 2001).Tiếp cận với công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản trị điều hành hiên đại chuẩn bị cho quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế của ba cổ đông nước ngoài là các tổ chức tài chính – ngân hàng mạnh trên thế giới và khu vực
Giai đoạn 2005 – 2009: hội nhập để phát triển nhanh và bền vững
Ngày 12/07/2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM. Sacombank đã tiến hành thành lập và khai trương một số công ty trực thuộc như công ty kiều hối Sài Gòn Thương Tín (Sacomrex) công ty cho thuê tài chính ngân hang Sài Gòn Thương Tín (SacomLeasing) trong năm 2006.Ngày 20/10/2007 khai trương công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) là công ty có vốn điều lệ lớn thứ 2 tại thời điểm thành lập.
Năm 2008, Hội sở chính và Sở giao dịch được chuyển từ tòa nhà Sacombank số 278 sang số 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Vào ngày 8/1/2008 , Sacombank trở thành Ngân hàng TMCP khai trương văn phòng đầu tiên tại Trung Quốc.Vào ngày 16/05/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử hình thành và phát triền Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank. Ngày 12/12/2008 Sacombank đã chính thức khai trương chi nhánh tại Lào.
Sau 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
6.700 tỷ đồng vốn điều lệ 9.498 tỷ đồng vốn tự có, 98.474 tỷ đồng tổng tài sản,
Gần 330 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia,
6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vung lãnh thổ trên thế giới,
Hơn 7.400 cán bộ công nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo,
Hơn 81.000 cổ đông đại chúng.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank chi nhánh Tân Bình:
Chi nhánh Tân Bình trực thuộc Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập theo quyết định số 08/NHTP ngày 21/02/1992. Ban đầu chi nhánh Tân Bình có trụ sở tại 125 Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình, Tp.HCM.Hiện nay để phù hợp với quy mô hoạt động,chi nhánh dời trụ sở đến 224 Lê Văn Sỹ,quận Tân Bình.
Khi mới thành lập chi nhánh Tân Bình là một chi nhánh nhỏ, hoạt động chủ
yếu là huy động vốn và cho vay nhỏ lẻ. Sau hơn 18 năm hoạt động và trưởng thành
cùng sự phát triển chung của Sacombank thì Sacombank chi nhánh Tân Bình cũng
đã khẳng định được mình với sự đóng góp về số lượng khách hàng đông đảo cũng
như lợi nhuận thu về luôn chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống Sacombank và ngày
càng thực hiện nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn, gần như tất cả các sản phẩm
dịch vụ của Sacombank thì tại chi nhánh Tân Bình đều được thực hiện.
Và sự phát triển ngày càng nhanh chóng của hệ thống Sacombank chi nhánh
Tân Bình từ 3 lên 8 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Bà Quẹo, phòng giao dịch Lữ
Gia, phòng giao dịch Cộng Hòa, phòng giao dịch Ông Tạ, phòng giao dịch E-Town,
phòng giao dịch Lăng Cha Cả. Với đội ngũ nhân viên trẻ, đầy năng động sáng tạo với
bầu nhiệt huyết tràn trề, Sacombank chi nhánh Tân Bình luôn cố gắng phấn đấu
không ngừng nhằm đáp ứng được tất cả các nhu cầu và giúp khách hàng hài lòng về
từng sản phẩm dịch vụ của Sacombank cung cấp.
Cơ cấu tổ chức Sacombank chi nhánh Tân Bình:
Công văn số 276/CV-BTCT của Sacombank theo yêu cầu ban hành quy chế về tổ chức hoạt động của Sở giao dịch thì ban tái cấu trúc xác định mô hình hoạt động của Chi nhánh đã được hội đồng quản trị thông qua như sau:
Giám Đốc
Chi Nhánh
Phó Giám Đốc Chi Nhánh
Phòng
Hành Chánh
Phòng
Doanh Nghiệp
Bộ phận thẩm định DN
Bộ phận
Tiếp thị DN
Phòng
Cá Nhân
Bộ phận
Thẩm định CN
Bộ phận
Tiếp thị CN
Phòng
Hổ Trợ
Bộ phận
Quản lý tín dụng
Bộ phận
Thanh toán quốc tế
Bộ phận
Xử lý giao dịch
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận quỹ
Phòng Kế Toán và Quỹ
Bộ phận Hỗ trợ
Phó Phòng Giao Dịch
Bộ phận
Dịch vụ khách hàng
Trưởng Phòng
Giao Dịch
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh/Sở giao dịch
(Nguồn: Quy chế về hoạt động của Chi nhánh, Sở Giao Dịch và các đơn vị trực thuộc của Sacombank)
Với sơ đồ tái cơ cấu tổ chức như trên ta thấy được sự phân chia công việc, nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban từng bộ phận rất rõ ràng nên dễ dàng trong việc kiểm soát công việc, báo cáo và xử lý, cung cấp các số liệu cần thiết một cách nhanh chóng khi có yêu cầu về số liệu từ các cấp lãnh đạo chi nhánh. Ngoài ra với sơ đồ tổ chức từ trên xuống cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa các lệnh, chỉ thị, thông báo nhanh chóng đến các phòng chức năng và nhân viên cũng như nhận phản hồi thông tin nhanh chóng từ cấp dưới lên lãnh đạo.
Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Sacombank chi nhánh Tân Bình:
Sản phẩm và dịch vụ của Sacombank chi nhánh Tân Bình rất đa dạng và phân chia rõ rệt cho khách hàng cá nhân với khách hàng doanh nghiệp.
1.3.1 Khách hàng cá nhân:
- Sản phẩm thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Credit, thẻ thanh toán
SacomPassport, Ladies First, thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit
- Sản phẩm tiền gửi: Tiền bậc thang, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiền gửi tuần
năng động, chứng chỉ huy động Vàng và VNĐ bảo đảm giá trị theo Vàng.
- Sản phẩm tiền vay: Cho vay vàng nguyên liệu, liên kết cho vay ứng trước, cho vay
trả góp sinh hoạt tiêu dùng, cho vay mua xe ô tô, cho vay xây dựng sửa chữa nhà,
cho vay cầm cố thẻ tiền gửi, cho vay chuyển nhượng bất động sản, cho vay du học,
cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ đời sống, cho vay liên kết mua nhà,
sửa chữa nhà, cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo, cho vay tiêu
dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, cho vay cầm cố chứng từ có giá, vàng ngoại tệ
- Dịch vụ chuyển tiền: Chuyển tiền nhanh tận nhà, chuyển tiền từ Việt Nam ra nước
ngoài , chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, chuyển tiền bằng Bankdraft
- Dịch vụ khác: Dịch vụ thu chi hộ, dịch vụ thanh toán cước điện thoại, Séc du lịch
dịch vụ chuyển đồi ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, dịch vụ SMA Sacombank
dịch vụ chi trả kiều hối Xoom và Western Union, dịch vụ hỗ trợ du học, dịch vụ
phone banking Sacombank, dịch vụ giữ hộ tài liệu quan trọng, E-Sacombank,
Mobile-Sacomabank
1.3.2 Khách hàng doanh nghiệp
- Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi bậc thang, tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ doanh
nghiệp.
- Sản phẩm tiền vay: Cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay sản xuất kinh doanh mở
rộng tỷ lệ đảm bảo, cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, cho
vay bằng nguồn vốn RDF II, cho vay bằng nguồn vốn SMEDF, cho vay kinh
doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có
giá, cho vay dự án đầu tư
- Sản phẩm tiền tệ: Tư vấn và bảo lãnh phát hành các loại chứng khoán nợ, chiết
khấu các loại chứng khoán nợ.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Phát hành tín dụng chứng từ, thông báo tín dụng thư,
nhờ thu, chuyển tiền thanh toán bằng điện.
- Dịch vụ khác: Dịch vụ thu chi hộ, bao thanh toán nội địa, dịch vụ thấu chi tài khoản
dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ
1.3.3 Thị trường tiêu thụ:
Thị trường hoạt động của chi nhánh Tân Bình chủ yếu đánh vào các khách hàng
(bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp) sống quanh khu vực
quận Tân Bình và một số khách hàng vãng lai khi đi công tác, du lịch…
Với thị trường rộng lớn từ ngày mới thành lập do khu vực này chưa có một ngân
hàng nào khác nên sau hơn chục năm hoạt động Sacombank chi nhánh Tân Bình
hiện nay đã có một lượng khách hàng ổn định và trung thành.
Và nhận thấy được tiềm năng phát triển của ngân hàng tại khu vực này nên
Sacombank đã mở thêm các phòng giao dịch tại quận Tân Bình nhằm nâng cao khả
năng đáp ứng tốt nhất và nhanh nhất cho khách hàng (cũng như sự tách ra của chi
nhánh Tân Phú từ khi quận Tân Phú tách ra khỏi quận Tân Bình).
Không chỉ có Sacombank mới thấy được tiềm năng phát triển tại khu vực này
mà hiện nay đã xuất hiện thêm vài ngân hang như ngân hang Đông Á, ngân hàng
ACB (nằm rất gần Sacombank chi nhánh Tân Bình) điều này làm cho sự cạnh tranh
trở nên gay gắt hơn nhưng với tâm huyết của mình giành cho khách hàng cũng như
kinh nghiệm dày dặn của Sacombank chi nhánh Tân Bình và lượng khách hàng
trung thành của mình Sacombank luôn tin tưởng và tiếp tục thực hiện sứ mạng phát
triển mạnh mẽ và mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.
Thành tích đạt được:
Bên cạnh những huy chương, chứng chỉ và những danh hiệu mà ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã đạt được trong 18 năm hoạt động của mình thì Sacombank chi nhánh Tân Bình cũng là một trong số những chi nhánh phòng giao dịch góp công sức rất lớn vào sự thành công chung của toàn hệ thống Sacombank.
Sacombank chi nhánh Tân Binh nhiều năm liền luôn đạt và vượt chỉ tiêu định ra của Hội Sở.
Nhiều năm liền được bằng khen về chi nhánh xuất sắc trong sự nghiệp phát triển chung hệ thống ngân hàng Sacombank và luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Theo các số liệu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và các hoạt động của ngân hang Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình chúng ta có các số liệu về tình hình doanh thu chi phí và lợi nhuận của ba năm gần nhất là những năm 2007, năm 2008, năm 2009 như sau:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank
Giai đoạn 2007-2009
ĐVT: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Tổng tài sản
63.364
67.469
98.474
6,48%
45,95%
Vốn chủ sỡ hữu
7.181
7.638
10.289
6,36%
34,71%
Tổng vốn điều lệ
4.449
5.116
6.700
14,99%
30,96%
Tổng vốn huy động
54.791
58.635
86.335
7,02%
47,24%
Tổng dư nợ cho vay
34.317
33.708
55.497
-1,77%
64,64%
Lợi nhuận trước thuế
1.452
1.091
1.901
-24,86%
74,24%
Lợi nhuận sau thuế
1.280
973
1.484
-23,98%
52,52%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của Sacombank)
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Sacombank đã đạt được những kết quả khá khiêm tốn. Đến cuối năm 2008, tổng tài sản của Sacombank đạt 67.469 tỷ đồng, tăng 6,48% so với năm 2007. Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, Sacombank đã linh hoạt điều chỉnh mục tiêu, đặt “An toàn” lên trên “ Hiệu quả”, chủ động điều chỉnh lại phương hướng kinh doanh của mình. Vì vậy trong năm, nguồn vốn huy động đạt 58,635 tỷ đồng tăng 7,02% so với năm 2007. Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ thiếu hụt thanh khoản dẫn đến cạnh tranh lãi suất và đầu cơ lãi suất huy động trên thị trường thì Sacombank thực hiện chủ trương tăng tổng tài sản, thông qua tăng trưởng nguồn vốn huy độn ở mức hợp lý và không chạy đua lãi suất nhằm góp phần cùng chính phủ ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tổng dư nợ cho vay đạt 33.708 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm bởi nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, do tình hình kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và lãi suất cho vay thị trường khá cao đã làm giảm đáng kể nhu cầu tín dụng. Về chủ quan, nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho ngân hàng trong bối cảnh huy động với lãi suất khá cao và hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
Vốn điều lệ gia tăng qua các năm được sử dụng chủ yếu cho công tác đầu tư phát triển, nhằm tạo đà bức phá cho các năm tiếp theo của ngân hàng, tập trung vòa lĩnh vực hiện đại hóa công nghệ và xây dựng trụ sở các chi nhánh.
Kết quả lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 chỉ đạt được 1.091 tỷ đồng, tuy giảm so với năm 2007 nhưng là một nỗ lực rất lớn đối với ngân hàng.
Tuy nhiên, bước sang năm 2009 thì tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank được cải thiện hơn. Tổng vốn huy động tăng 47,24% và tổng dư nợ cho vay tăng đến 64,64% so với thời điểm đ