Báo cáo quá trình thực tập tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre

Sau khi có Nghị quyết 06 của Trung Ương và Nghị quyết 26 của Bộ Chính Trị, trước đòi hỏi bức xúc của tình hình chung, cuối tháng 04 năm 1980, Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương cho thành lập Ban Xuất Nhập Khẩu thuộc Liên Hiệp Xã TTCN Thành phố. Qua một năm làm thử nghiệm với một số thương vụ xuất nhập khẩu theo cung cách mới chứng tỏ có tác dụng tích cực và đem lại hiệu quả kinh tế tốt, thành phố ra Quyết định số 104/QĐ- UB ngày 30.05.1981 cho phép thành lập Công Ty Sài Gòn Direximco. Trong tình hình ngân sách Thành phố còn rất eo hẹp, theo tinh thần chỉ đạo của Thành Ủy và Thành phố, Direximco hoạt động tự lực cánh sinh với phương châm “hai được” (được phép huy động vốn trong dân và vốn nước ngoài; được phép đề xuất chính sách cụ thể, được xét duyệt ngay) và “hai không” (không lấy vốn ngân sách Nhà nước; không vay quỹ ngoại tệ xuất nhập khẩu). Đây là chủ trương đầy tính sáng tạo, dũng cảm trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

pdf82 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3529 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo quá trình thực tập tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.thietbihoachat.com Trang 1 PHẦN 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE www.thietbihoachat.com Trang 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE o Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE. o Tên giao dịch quốc tế: CAUTRE EXPORT GOODS PROCESSING JOINT STOCK COMPANY. o Tên viết tắt: C. T. E. J. S. CO. o Trụ sở chính: 125/208 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, TP. HCM. o Tel: (84- 4) 9612085- 96112542- 9612543- 9612544. o Fax: ( 84- 4) 9612057. o Email: telexcte@hcm.vnn.vn. o Website: www.cautre.com.vn. o C. T. E. J. S. CO là một công ty chuyên chế biến thủy hải sản, thực phẩm chế biến, trà và các loại nông sản khác. o Vốn điều lệ: 117.000 triệu đồng. o C. T. E. J. S. CO được xây dựng vào năm 1982 trên diện tích 80.000m2 giáp với 3 quận: quận 6, quận 11 và quận Tân Phú. Đây là nơi có nhiều trục đường giao thông lớn thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Trong công ty có 30.000m 2 là các xưởng sản xuất với nhiều trang thiết bị hiện đại được sản xuất từ Nhật Bản và các nước Châu Âu. www.thietbihoachat.com Trang 3 I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre tiền thân là Công ty xuất nhập khẩu trực dụng công nghiệp Saigon Direximco. 1. Sơ lƣợc về công ty Direximco Sau khi có Nghị quyết 06 của Trung Ương và Nghị quyết 26 của Bộ Chính Trị, trước đòi hỏi bức xúc của tình hình chung, cuối tháng 04 năm 1980, Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương cho thành lập Ban Xuất Nhập Khẩu thuộc Liên Hiệp Xã TTCN Thành phố. Qua một năm làm thử nghiệm với một số thương vụ xuất nhập khẩu theo cung cách mới chứng tỏ có tác dụng tích cực và đem lại hiệu quả kinh tế tốt, thành phố ra Quyết định số 104/QĐ- UB ngày 30.05.1981 cho phép thành lập Công Ty Sài Gòn Direximco. Trong tình hình ngân sách Thành phố còn rất eo hẹp, theo tinh thần chỉ đạo của Thành Ủy và Thành phố, Direximco hoạt động tự lực cánh sinh với phương châm “hai được” (được phép huy động vốn trong dân và vốn nước ngoài; được phép đề xuất chính sách cụ thể, được xét duyệt ngay) và “hai không” (không lấy vốn ngân sách Nhà nước; không vay quỹ ngoại tệ xuất nhập khẩu). Đây là chủ trương đầy tính sáng tạo, dũng cảm trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Với cách làm linh hoạt, đi từ nhỏ đến lớn, lấy ngắn nuôi dài, Direximco đã có những bước phát triển nhảy vọt về kim ngạch xuất nhập khẩu: STT Năm Kim ngạch xuất khẩu (USD) Kim ngạch nhập khẩu (USD) 1 1980 (7 tháng cuối năm) 302.000 963.000 2 1981 10.696.000 11.612.000 3 1982 25.016.000 26.039.000 4 1983 6.786.000 5.086.000 Đồng thời, Direximco đã tạo được khoản lãi và chênh lệch giá 1,6 tỉ đồng. Vào thời điểm đầu thập kỷ 80 đây là một khoản tiền rất lớn. Trong thời kỳ hoạt động của Direximco, mặc dù kinh doanh là chủ yếu, nhưng Ban lãnh đạo công ty nhận thức phải tổ chức cho được một số cơ sở sản xuất cho chính mình để chủ động nguồn hàng xuất ổn định lâu dài. Do đó vào tháng 03 năm 1982, Direximco khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản và chế biến vịt lạp tại địa www.thietbihoachat.com Trang 4 điểm 125/208 Hương lộ 14, phường 20, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh (nay là 125/208 Lương Thế Vinh, quận Tân Phú). Sau 95 ngày đêm khẩn trương xây dựng với sự dồn sức lớn, ngày 05 tháng 05 năm 1982 nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động. Về quy mô mặt bằng, diện tích ban đầu toàn khu sản xuất là 3,5 hecta trong đó có các công trình kiến trúc như: Nhà máy chế biến hải sản đông lạnh 2.700m2 Kho A, 5.000 tấn ( xây dựng trong 75 ngày) 1.950m 2 Kho B, 3.000 tấn ( xây dựng trong 60 ngày) 1.300m 2 Nhà sơ chế tôm 650m2 Phòng trữ lạnh 600m2 Khu máy phát điện 110m2 Hai giếng nước 100m3/giờ Khu chế biến vịt lạp đông ( xây dựng trong 15 ngày) 1.800m 2 Các trang thiết bị chủ yếu gồm một số tủ cấp đông tiếp xúc ( contact freezer), máy nén, vv…6 tháng cuối năm 1982, nhà máy đã chế biến 376 tấn tôm đông lạnh, 172 tấn vịt lạp, tạo kim ngạch hơn 1,7 triệu USD. 2. Chuyển thể từ Direximco sang xí nghiệp Cầu Tre Sau khi có Nghị quyết 01/NQ- TW ngày 14 tháng 09 năm 1982 của Bộ Chính Trị, căn cứ vào Nghị quyết hội nghị Ban Thường Vụ Thành Ủy bàn về công tác xuất nhập khẩu ( Thông báo số 12/TB-TU ngày 28 tháng 04 năm 1983), Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố đã ra Quyết định số 73/QĐ- UB ngày 01 tháng 06 năm 1983 chuyển Công ty xuất nhập khẩu trực dụng Công nghiệp Saigon Direximco thành Xí nghiệp Quốc Doanh Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre ( Xí nghiệp Cầu Tre), trực thuộc Sở Ngoại Thương Thành Phố. Xí nghiệp lần lượt trực thuộc: Tổng Công Ty Xuất nhập khẩu thành phố ( IMEXCO), Ban Kinh tế Đối Ngoại, Sở Kinh tế Đối Ngoại, Sở Thương Mại và nay thuộc Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn. www.thietbihoachat.com Trang 5 3. Xí nghiệp là thành viên của Satra Ngày 15 tháng 01 năm 1993 Xí nghiệp Quốc Doanh Chế biến hàng xuất khẩu được chuyển thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi là Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre theo quyết định số 16/QĐ- UB. Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995, Xí nghiệp là thành viên của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn ( Satra). 4. Xí nghiệp tiến hành Cổ phần hóa Ngày 14/04/2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 1817/QĐ- UBND của UBND TP.HCM về việc “Phê duyệt phương án và chuyển Xí nghiệp Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre thành Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre”. Ngày 21/12/2006 Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005762 cho công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre. Từ ngày 01/01/2007, Cầu Tre chính thức hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần. 5. Các giai đọan phát triển 1983- 1989: Giai đọan xuất khẩu kết hợp kinh doanh, xuất nhập khẩu là một vòng khép kín. Nét nổi bật của giai đọan này là kết hợp sản xuất hàng xuất khẩu với kinh doanh hàng nhập khẩu dưới hình thức chủ yếu dùng hàng nhập để đối lưu huy động hàng xuất, đồng thời dùng lãi và chênh lệch giá trong kinh doanh huy nhập để hỗ trợ hàng xuất. 1990- 1998: Giai đọan đi vào sản xuất tinh chế, chấm dứt nhập khẩu hàng để kinh doanh. Sau thời gian áp dụng mô hình quản lý tập trung một đầu mối IMEXCO, do nhận thấy không phù hợp, Xí nghiệp chủ trương phải có sự sắp xếp lại. Tháng 01/ 1998, Xí nghiệp được Bộ Ngoại Thương chuẩn y và sau đó Ủy Ban Nhân Dân Thành phố chính thức cho phép thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp( theo Quyết định số 142/QĐ-UB ngày 12 tháng 09 năm 1998). 1998- 1999: Xí nghiệp tập trung vào tinh chế hàng xuất khẩu, không huy động hàng xuất thô. Nhanh chóng giảm và chấm dứt nhập hàng để kinh doanh. Từ 2000- 2005: Giai đọan tập trung vào xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nội địa, đồng thời đưa mục tiêu cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường hàng đầu. www.thietbihoachat.com Trang 6 Từ 14/04/2006 đến 10/11/2006: Xí nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa. Mục đích của cổ phần hóa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy nội lực sáng tạo của cán bộ công nhân viên, huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển doanh nghiệp. Đồng thời phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động và các cổ đông. Từ ngày 01/01/2007: Cầu Tre chính thức hoạt động theo mô hình Công Ty Cổ Phần. 6. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty 6.1. Chức năng Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng chế biến sẵn như: thủy hải sản, thực phẩm chế biến, trà và các loại nông sản khác ra thị trường nước ngoài. 6.2. Nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty Công ty được thành lập và hoạt động trong các ngành, nghề phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các quy định của pháp luật nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, phát triển hoạt động kinh doanh, đem lại lợi ích cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế từ các hoạt động kinh doanh, đồng thời đem lại việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Phạm vi hoạt động: Công ty hoạt động kinh doanh trên tòan lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài nơi có nhu cầu hoạt động phù hợp với điều lệ và các quy định có liên quan của pháp luật. Ngành nghề kinh doanh của công ty: trồng và chế biến chè (trà); sản xuất, chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; sản xuất các loại bột bánh; sản xuất các sản phẩm ăn liền; mua bán nông lâm sản nguyên liệu; động vật sống ; lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá sản xuất trong nước; thuộc, sơ chế da; các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. www.thietbihoachat.com Trang 7 Giới thiệu một số sản phẩm của công ty: Tôm viên: . Chả giò rế: Chả giò chay: Chạo tôm www.thietbihoachat.com Trang 8 Trà Ôlong: Trà sen: Trà khổ qua: Trà xanh: www.thietbihoachat.com Trang 9 II. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CẦU TRE 1. Sơ đồ tổ chức Xưởng Hải Sản Xưởng Thực Phẩm Chế Biến BGĐ Dân Quân Tự Vệ BGĐ ATVSTP BCDDHBHLD-TL-TC Hội đồng thi đua khen thưởng BGĐ PCCC - PCLB HĐ Thanh Lý Tài Sản BCĐ TH D.A Đầu Tư Tổ Pháp Chế Tổ Kiểm Tra Nội Bộ Ban kiểm soát Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban Tổng Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị Ban ISO Đội HACCP Tổ Trợ Lý Phòng Xuất Nhập Khẩu Phòng Kinh Doanh Nội Địa Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng QLCL & CNCB Phòng Kỹ Thuật Cơ Điện Phòng Cung Ứng Phòng Kế Hoạch Đầu Tư C.N Nông Trường Bảo Lâm Xưởng Thực Phẩm Nội Tiêu Xưởng Phục Vụ Cấp Đông Xưởng CHM Xưởng Sơ Chế Nông Sản Xưởng Trà Xưởng 7 (Da và Bánh Tráng) Xưởng Cơ Điện www.thietbihoachat.com Trang 10 2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty Công ty có bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, tham mưu và giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc. Nguyên tắc quản lý là: Ban Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo trưởng phòng, trưởng xưởng. Các trưởng phòng ( trưởng xưởng) chỉ đạo trực tiếp với các phó phòng ( phó xưởng) phụ trách các công việc chuyên môn. Các phó phòng ( phó xưởng) chỉ đạo nhân viên thực hiện. Ban Tổng giám đốc không chỉ đạo trực tiếp nhân viên. 2.1. Tổng giám đốc  Chức năng  Có quyền quyết định và điều hành mọi chiến lược của công ty theo chính sách, pháp luật của Nhà nước và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Nhiệm vụ  Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và hợp đồng với khách hàng.  Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, xưởng hoạt động theo kế hoạch đã định.  Quyết định bổ nhiệm các chức vụ các cấp: trưởng phó phòng ban đơn vị thuộc công ty và tuyển dụng các công nhân viên.  Chuyên sâu các lĩnh vực Tổ chức, phát triển nguồn nhân lực; chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, hợp tác; kế hoạch tài chính; chiến lược, quy trình, công nghệ; nghiên cứu và phát triển đối ngoại, xuất nhập khẩu. 2.2. Phó Tổng giám đốc tài chính  Chức năng Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý và tham mưu cho Tổng giám đốc trong các chiến lược kinh doanh.  Nhiệm vụ  Thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc phân công  Giải quyết các công việc trong phạm vi được ủy quyền. www.thietbihoachat.com Trang 11  Chuyên sâu các lĩnh vực Tài chính- kế tóan; kinh doanh nội địa và phát triển thị trường nội địa; hoạt động của chi nhánh của nông trường Bảo Lâm; lao động tiền lương; hành chánh, quản trị; pháp chế ( chỉ đạo công tác xây dựng các quy chế, quy định…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chứng khóan; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2.3. Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất  Chức năng Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý và tham mưu cho Tổng giám đốc trong điều hành quản lý sản xuất.  Nhiệm vụ  Thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc phân công.  Giải quyết các công việc trong phạm vi được ủy quyền.  Chuyên sâu các lĩnh vực Các hoạt động sản xuẩt; huy động nguyên liệu, vật tư, bao bì… phục vụ sản xuất; hoạt động và phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu; giá thành kế hoạch sản xuất; giá bán sản phẩm; kỹ thuật- cơ điện phục vụ sản xuất; bảo hộ lao động; môi trường. 2.4. Phòng tổ chức hành chính  Chức năng Tham mưu cho BTGĐ về các vấn đề:  Tổ chức, quản lý lao động tiền lương.  Thay mặt BTGĐ giải quyết các khiếu nại về lao động.  Các công tác văn thư hành chính lưu trữ.  Quản lý phương tiện vận chuyển, vệ sinh cây xanh, môi trường.  Bảo vệ công ty.  Nhiệm vụ  Xây dựng kế hoạch và định biên lao động.  Xác định nhu cầu lao động hàng năm để lập kế hoạch tuyển dụng. www.thietbihoachat.com Trang 12  Thực hiện chế độ bảo hộ lao động, xây dựng thời gian làm việc theo luật định.  Thực hiện và đề nghị chế độ thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, bồi thường vật chất theo luật lao động.  Tham mưu giải quyết những vấn đề lao động.  Quản lý và xây dựng hệ thống lương cho tòan công ty.  Quản lý bảo hiểm xã hội và y tế.  Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.  Thực hiện trợ cấp cho chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn và bệnh nghề nghiệp.  Tiếp nhận và trình BTGĐ các công văn đi và đến, phân phối các công văn đó.  Truyền đạt các chỉ thị của BTGĐ đến các phòng ban, xưởng đồng thời theo dõi việc thực hiện các chỉ thị của cấp trên.  Quản lý phòng họp, nhà ăn tập thể.  Tổ chức điều động xe đi công tác. 2.5. Phòng xuất nhập khẩu  Chức năng  Tham mưu và thực hiện công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của toàn công ty.  Thực hiện ký kết hợp đồng và theo dõi đơn hàng.  Chịu trách nhiệm mua bán nguyên phụ liệu, bao bì, vật tư thiết bị và sửa chữa bảo trì.  Nhiệm vụ  Sọan thảo hợp đồng kinh doanh trình Ban Tổng Giám Đốc phê duyệt và theo dõi thực hiện hợp đồng.  Theo dõi thường xuyên giá nguyên phụ liệu.  Thực hiện công tác xúc tiến, tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu thụ.  Đề nghị với Phòng quản lý chất lượng và công nghệ chế biến ( Phòng QLCL & CNCB ), các xưởng sản xuất nghiên cứu sản phẩm mới. www.thietbihoachat.com Trang 13  Tham mưu cho BTGĐ cho việc mời gọi khách hàng cả trong và ngoài nước. 2.6. Phòng kinh doanh nội địa  Chức năng  Tham mưu và thực hiện công tác kinh doanh tại thị trường nội địa.  Thực hiện ký kết hợp đồng và theo dõi đơn hàng nội địa.  Nhiệm vụ  Sọan thảo hợp đồng kinh doanh nội địa trình BTGĐ phê duyệt và theo dõi thực hiện hợp đồng.  Thực hiện công tác xúc tiến tìm kiếm khách hàng nội địa và xây dựng mạng lưới tiêu thụ tại thị trường nội địa.  Đề nghị với phòng QLCL & CNCB, các xưởng nghiên cứu sản phẩm mới cho thị trường nội địa. 2.7. Phòng kế hoạch đầu tƣ  Chức năng  Tham mưu và thực hiện công tác đầu tư.  Quản lý kiến trúc nhà xưởng, phòng ban, sân bãi.  Nhiệm vụ:  Theo dõi và thực hiện các dự án đầu tư.  Thực hiện các công trình xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, kho bãi, đường xá trong công ty… 2.8. Phòng Tài chính kế toán  Chức năng  Theo dõi và phản ánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch theo kinh tế tài chính, dự đóan chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.  Thực hiện và chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế tài chính, thúc đẩy việc củng cố chế độc hoạch tóan kinh tế.  Kiểm tra việc bảo vệ an tòan tài sản công ty.  Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. www.thietbihoachat.com Trang 14  Lập bảng tổng kết tài sản và báo cáo tài chính định kỳ tháng cho BTGĐ.  Nhiệm vụ  Tính tóan ghi chép, thể hiện tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian trong đơn vị bằng giá tiền tệ một cách đầy đủ, chính xác trung thực, kịp thời và có hệ thống.  Qua việc tính tóan phản ánh tình hình sử dụng vốn vào trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình biến động về lao động, vật tư và tiền vốn.  Tính tóan đúng đắn các chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, hàng hóa… xác định chính xác các kết quả sản xuất kinh doanh.  Phân phối thu nhập một cách công bằng hợp lý theo đúng chế độ nhà nước, nộp các khỏan thuế cho ngân sách nhà nước.  Có kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng chức năng và khả năng, dự đóan được các chi phí và kết quả sản xuất, thực hiện việc tìm kiếm tối đa, đề ra các biện pháp sử dụng vốn với thời gian ngắn nhất và hiệu quả cao nhất.  Bảo đảm việc sử dụng hợp lý tiền vốn, thu chi thanh tóan đúng chế độ; việc mua bán thực hiện đúng chính sách, đúng đối tượng; sử dụng vật tư, lao động đúng định mức; sử dụng tư liệu lao động đúng năng suất; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định tài chính.  Bảo vệ tài sản công ty, giải quyết xử lý các nghiệp vụ phát sinh một cách linh họat, sáng tạo, đổi mới.  Cung cấp kịp thời và đầy đủ các số liệu, tài liệu trong việc điều hành sản xuất kinh doanh trong đơn vị. Lập và gửi lên cấp trên các cơ quan tài chính, thuế vụ theo thời hạn, các báo cáo thường xuyên và định kỳ để các cơ quan chức năng có số liệu quản lý chính xác.  Bảo quản và lưu trữ tài liệu kế tóan và các tài liệu khác có liên quan đến công tác kế toán. www.thietbihoachat.com Trang 15 2.9. Phòng quản lý chất lƣợng và công nghệ chế biến  Chức năng  Quản lý và kiểm sóat, giám sát hoạt động hệ thống quản lý chất lượng của các xưởng chế biến.  Nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ chế biến mới.  Thiết lập và theo dõi các quy trình chế biến.  Nhiệm vụ  Cập nhật các thông tin khoa học kỹ thuật, các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn, đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm.  Tổ chức thiết lập kế hoạch kiểm soát chất lượng và quy trình sản phẩm.  Giám sát việc kiểm sóat chất lượng.  Phát hiện, xử lý các vấn đề chất lượng sản phẩm hoặc trình xin ý kiến các vấn đề đó cho BTGĐ khi vượt quá thẩm quyền của phòng.  Đánh giá và quyết định về chất lượng sản phẩm, nguyên phụ liệu.  Tổ chức hoặc tham gia các chương trình đào tạo về chất lượng, an toàn thực phẩm.  Có trách nhiệm duy trì, giám sát sự hoạt động của hệ thống chất lượng theo ISO hoặc HACCP.  Nghiên cứu và đề ra các biện pháp cải tiến chất lượng sản phẩm hiện tại và mới.  Công bố chất lượng sản phẩm, đề ra các phương án kỹ thuật chế biến.  Giải quyết các khiếu nại của khách hàng.  Đưa ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa cho từng loại sản phẩm. 3. Phòng kỹ thuật- cơ điện  Chức năng  Tham mưu cho BTGĐ về khoa học kỹ thuật; công nghệ, thiết bị máy móc; hệ thống thông tin điện tử; quản lý mạng.  Tư vấn cho các xưởng về cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. www.thietbihoachat.com Trang 16  Ứng dụng công nghệ thông tin và tin học vào quản lý sản xuất kinh doanh, các biện pháp về sở hữu công nghiệp.  Theo dõi, kiểm tra tính hiệu lực của các thiết bị đo lường.  Quản lý mọi hoạt động của tòan bộ thiết bị máy móc trong tòan công ty.  Quản lý các nguồn năng lượng của công ty.  Quản lý và theo dõi hệ thống cung cấp điện nước tòan công ty.  Nhiệm vụ  Cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, tra cứu và giải quyết các yêu cầu cải tiến.  Phát triển và duy trì các biện pháp sản xuất sạch hơn trong công ty.  Quản lý hệ thống nước thải; kiểm tra, giám sát môi trường làm việc của công ty.  Quản lý mạng vi tính và xây dựng các phần mềm cho công tác quản lý, điều khiển quá trình sản xuất.  Tổ chức và thực hiện các thử nghiệm hóa lý, vi sinh có tác động đến đặc tính sản phẩm.  Hỗ trợ các hoạt động lao động khoa học kỹ thuật. Đề xuất các phương án kỹ thuật, cải tiến đổi mới thiết bị, công cụ lao động.  Phân tích kiểm nghiệm mẫu cho tất cả sản phẩm, báo cáo nhanh kết quả không đạt cho BTGĐ để chỉ đạo chấn
Tài liệu liên quan