Báo cáo quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội( bản đầy đủ)

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì số lượng và chất lượng NVL trong Công ty cổ phần Pin Hà Nội đã được quan tâm đầu tư rất nhiều, nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh cảu công ty, và tạo ra những sản phẩm mà thị trường cần. Do đó, việc quản lý, sử dung và hạch toán NVL trong Công ty cũng đặt ra những yêu cầu mới. Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác hạch toán phần hành này, các cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng cố gắng, nỗ lực xây dựng hệ thống kế toán hoàn chỉnh hơn, phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty. Qua 12 tuần thực tập tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Giảng viên - Thạc sĩ Trịnh Thị Thu Nguyệt cùng các thầy cô trong nhà trường và các cô chú trong Công ty. Đặc biệt là các cô chú trong Phòng kế toán đã tận tình chỉ bảo em hoàn thành tốt bản báo cáo này. Qua đây, em đã nhận thức được nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán, từ đó thấy rõ được phương châm của Đảng ta là " Học đi đôi với hành", " Lý thuyết gắn liền với thực tế", điều đó không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên khi ra trường. Khi ngồi trên ghế nhà trường, được nghe các thầy cô giảng dạy về mặt lý thuyết em vẫn chưa hình dung công việc của một kế toán viên như thế nào. Nhưng qua 3 tháng thực tập tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội em đã nhận thức điều đó và thấy rõ rằng giữa lý thuyết và thực hành luôn có sự gắn kết lại với nhau. Trong lần đi thực tập này được sự hướng dẫn của cô Trịnh Thị Thu Nguyệt và các cô chú trong Phòng kế toán của Công ty me đã hiểu sâu hơn về nghiệp vụ kế toán của mình, giúp cho trình độ nhận thức của em được nâng cao hơn. Tuy nhiên do thời gian thực tập tại Công ty có hạn, và những hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót.

doc73 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội( bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã có nhiều biện pháp chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường mở ra như một luồng gió mới làm thức tỉnh các doanh nghiệp sau bao nhiêu năm ngủ say. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Mở ra một thời kỳ mới tạo ra nhiều việc làm cho người lao động góp phần tích cực phát triển nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trong nền kinh tế hiện nay, làm thế nào để tồn tại là một vấn đề thời sự và nóng bỏng của tất cả các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trong quy luật cạnh tranh khắc nghiệt thì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phải mang lại lợi nhuận và tích lũy. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần phải quan tâm và tích lũy nhiều vấn đề trong sản xuất cũng như việc tiêu thụ sản phẩm. Mà một doanh nghiệp muốn quản lý tốt thì cần có công tác kế toán. Kế toán là việc thu thập xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Để giúp các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đề ra được quyết định phương pháp sản xuất kinh doanh tối ưu góp phần đưa nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển. Là một sinh viên của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội, trong 3 năm học cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy các cô, em đã trang bị cho mình vốn kiến thức về ngành kế toán. Để có thể làm cho vốn kiến thức đã học ở trường thêm phong phú và mở rộng, đồng thời thực hiện phương châm học đi đôi với hành, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em xuống cơ sở thực tập nhằm giúp cho chúng em biết thêm nhiều điều bổ ích và biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tế. Tuy thời gian thực tập có hạn nhưng em cảm thấy nhiều mặt lý thuyết được sáng tỏ. Cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành bài báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Pin Hà Nội Chương 2: Thực trạng công tác kế toán của Công ty trong phạm vi nghiên cứu: Kế toán nhập xuất vật liệu trong Công ty Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện những vấn đề tồn tại trong công ty thuộc phạm vi nghiên cứu. Làm báo cáo thực tập tốt nghiệp với mong muốn nâng cao nhận thức, dù có nhiều cố gắng trong công việc nhưng thời gian có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho em được phát triển và hoàn thiện hơn trong công tác quản lý của mình sau này. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Pin Hà Nội (trước đây là nhà máy Pin Văn Điển) trực thuộc công ty hóa chất Việt Nam - Bộ công nghiệp. Công ty được xây dựng từ năm 1958 đến tháng 1/ 1960 trên diện tích đất rộng 3ha tại thị trấn Văn Điển- huyện Thanh Trì - Hà Nội. Toàn bộ máy móc thiết bị công nghệ ban đầu do Trung Quốc giúp đỡ, sản lượng thiết kế ban đầu là 5.000.000 chiếc pin/ năm với khoảng 200 lao động và các dây chuyền sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu. Sản phẩm là các loại pin thuộc thế hệ MnO2/ NH4Cl/ Zn.Chủng loại pin gồm các pin thông dụng như R20, R40 và các loại pin Tổ hợp phục vụ quốc phòng vào hoạt động chính thức toàn bộ đầu vào, đầu ra đều do Nhà nước cung cấp trong sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nhà máy tích cực thay thế nhiều loại nguyên vật liệu ngoại nhập bằng nguyên vật liệu trong nước. Năm 1962, được Nhà nước cho phép, Nhà máy đã mở mỏ khai thác quặng, mangan thiên nhiên tại Hà Tuyên. Cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã đặt nhà máy vào một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong thời gian từ 1965 - 1973 nhà máy đã phải hai lần sơ tán, ba lần bị địch đánh phá ác liệt. Trong hoàn cảnh đó nhà máy vẫn đảm bảo sản xuất Pin " Con thỏ" cung cấp đầy đủ cho bộ đội đánh Mỹ. Năm 1983 Tổng cục hóa chất Việt Nam quyết định sát nhập nhà máy pin Xuân Hòa với nhà máy pin Hà Nội. Tháng 7/1996 nhà máy được đổi tên thành Công ty cổ phần Pin Hà Nội. Trong những năm gần đây công ty rất chú trọng về việc đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân lao động. Tính đến tháng 10 năm 2002 toàn bộ dây chuyền sản xuất Pin hóa hồ được thay thế bằng thiết bị sản xuất Pin tẩm hồ. Điều kiện này đã tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện, việc làm và môi trường cho người lao động. Những năm trước đây, công ty có tới 1200 lao động nhưng sản phẩm chỉ đạt 5.000.000 chiếc/năm. Năm 2003 với hơn 600 cán bộ công nhân viên đã sản xuất và tiêu thụ được 100.000.000 chiếc/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao. Tháng 5 năm 2001 Công ty được nhận danh hiệu " Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Năm 2002 sản phẩm của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO-9001. Công ty cổ phần Pin Hà Nội được thành lập theo quyết định số 207/2003/QĐ- BCN ngày 03/12/2003 của Bộ Công nghiệp và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Tên gọi: Công ty cổ phần Pin Hà Nội Tên viết tắt: Habaco Địa chỉ: Đường quốc lộ 70 - Thị trấn Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh chính của Công ty Pin Hà Nội 1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Công ty Pin Hà Nội đã xây dựng và lớn lên 49 năm. Trong 49 năm đó công ty đã có nhiều thay đổi, kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt yêu cầu công ty cần phải làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không đơn thuần là một nhà máy như trước. Bởi vậy, công ty Pin Hà Nội phải có một bộ máy quản lý hoạt động năng động, sáng tạo và có hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy quản lý doanh nghiệp, hiện nay công ty Pin Hà Nội đã có bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng. Với hình thức này các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc đề xuất lên cấp trên, báo cáo lên hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất kinh doạnh. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI: Hội đồng quản trị Giám đốc Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ kỹ thuật Phòng kt công nghệ môi trường và KCS Phòng TC hành chính- nhân sự Phòng kế hoạch vật tư Phòng thị trường và tiêu thụ sản phẩm Phòng kỹ tuật cơ điện Phòng tài chính - kế toán Phân xưởng Phụ kiện Phân xưởng Pin số 2 Phân xưởng Pin số 1 Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Ban quản lý công ty gồm: + Hội đồng quản trị + Giám đốc + 2 Phó giám đốc: -Phó giám đốc kinh doanh - Phó giám đốc kỹ thuật Các phòng ban: + Phòng tài chính - kế toán + Phòng thị trường và tiêu thụ sản phẩm + Phòng TC hành chính - nhân sự + Phòng kỹ thuật công nghệ môi trường và KCS + Phòng kỹ thuật cơ điện + Phòng kế hoạch vật tư Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận: * Ban quản lý: Đây là ban lãnh đạo cao nhất chịu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước công nhân viên và các tổ chức kinh doanh. Đồng thời đây là bộ phận tiến hành thu mua vật tư dây chuyền sản xuất thiết bị sản xuất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đề ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động và nắm bắt thị trường kinh doanh. * Các phòng ban: + Phòng kế hoạch vật tư: Có nghĩa vụ cung cấp vật tư, bán thành phẩm,bảo hộ lao động để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thu mua vật tư ngắn hạn, dài hạn nhằm tiết kiệm tối đa NVL, góp phần làm hạ giá thành sản phẩm. +Phòng tài chính - kế toán: Để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phòng tài chính kế toán có chức năng ghi chép, phân loại và tổng hợp các hoạt động của công ty quản lý các nguồn vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn và các hoạt động khác. Trình bày kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin đã kiểm tra về tài chính cho bộ phận quản lý. Từ những hoạt động kế toán có nhiệm vụ lập chứng từ, phân loại và tập hợp chứng từ theo từng nghiệp vụ, lập báo cáo tài chính khi cuối kỳ kế toán và lập kế hoạch tài chính cho kỳ tiếp. + Phòng thị trường và tiêu thụ sản phẩm: Có chức năng tiêu thụ sản phẩm, bao gồm các nhiệm vụ như Marketing, tiếp thị sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ, đưa ra các chính sách khuyến mại hợp lý,... để có thể tiêu thụ được nhanh và nhiều sản phẩm tăng vòng quay vốn nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Phòng kỹ thuật công nghệ môi trường và KCS: Có nhiệm vụ quản lý công nghệ sản xuất pin cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, cho sản phẩm ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm sạch chất thải ra ngoài môi trường với chi phí thấp nhất, góp phần bảo vệ môi trường chung. Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng NVL đưa vào sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra trước khi nhập kho. + Phòng kỹ thuật cơ điện: Quản lý về công nghệ máy móc sản xuất pin để luôn đảm bảo máy móc duy trì trạng thái tốt nhất, tìm tòi cải tiến máy móc sao cho phục vụ công tác sản xuất chất lượng hiệu quả. + Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm quản lý lưu trữ hồ sơ của cán bộ CNV trong công ty, tham mưu cho giám đốc bố trí sử dụng lao động, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. * Ngoài các phòng trên, công ty còn có bốn phân xưởng sản xuất gồm ba phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ. - Phân xưởng sản xuất chính gồm: + Phân xưởng sản xuất Pin số 1: Chuyên sản xuất các loại Pin tiểu như: Pin R6P, RC3, R14 + Phân xưởng sản xuất Pin số 2: Chuyên sản xuất các loại Pin đại như: Pin R2C, R40, PO2. - Phân xưởng sản xuất phụ: + Phân xưởng phụ kiện: Sản xuất ra ống kẽm ... để phục vụ và hỗ trợ cho 2 phân xưởng sản xuất Pin chính. - Phân xưởng sản xuất phụ gồm: - Tổ cơ khí: Làm nhiệm vụ sửa chữa thiết bị và chế tạo phụ tùng khuôn mẫu cho các phân xưởng chính. - Tổ điện, hơi nước: Làm nhiệm vụ sửa chữa đường điện, lắp đặt, sửa chữa các công tơ, theo dõi việc sử dụng điện của toàn công ty và điện sinh hoạt của khu nhà ở, của cán bộ công nhân viên trong khu tập thể của công ty. Cung cấp hơi nước cho phục vụ sản xuất và sinh hoạt. - Nhà ăn tập thể: Phục vụ cơm giữa ca và bồi dưỡng độc hại, nước uống cho cán bộ công nhân viên. 1.2.2. Tình hình phân bổ lao động trong Công ty cổ phần Pin Hà Nội Trước khi tìm hiểu chung tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Pin Hà Nội thì vấn đề ta quan tâm đến đầu tiên là cơ cấu lao động hiện tại của công ty. Sở dĩ như vậy vì trong tất cả các lĩnh vực từ những công việc đơn giản và thủ công nhất, đến những công việc đòi hỏi trình độ tinh vi phức tạp nhất đều cần phải có bàn tay lao động và trí óc của con người. Nhận thức được tầm quan trọng trong tiến trình sản xuất kinh doanh công ty đã có những phân bổ lao động tương đối phù hợp với đặc điểm của Công ty. Nguồn lao động trực tiếp chiếm từ 85% - 90% tổng số lao động, trong đó chủ yếu là lực lượng lao động trực tiếp đứng máy sản xuất và lực lượng công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao. Số lượng lao động cụ thể của công ty trong những năm vừa qua là: - Năm 2006 có 401 công nhân viên trong đó nhân viên quản lý 38 nhân viên - Năm 2007 có 395 công nhân viên trong đó nhân viên quản lý 36 nhân viên - Năm 2008 có 390 công nhân viên trong đó nhân viên quản lý 35 nhân viên. Với mức lương trung bình của 1 công nhân viên là 2.500.000 VND/tháng. Như vậy, cơ cấu tổ chức lao động của công ty tương đối tinh giản và linh hoạt. Cơ cấu này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và bắt kịp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Ngoài ra với việc phân bổ lao động như trên sẽ giúp cho các nhà quản lý dễ dàng trong việc kiểm tra giám sát và phân công lao động cho từng người, tạo động lực cho công nhân viên hoàn thành công việc được giao. Với số lượng nhân viên như thế giúp cho kế toán lương, bảo hiểm có thể theo dõi chi tiết và chính xác hơn rất nhiều so với trước. 1.2.3. Môi trường kinh doanh của công ty Những năm gần đây tình hình tài chính của Công ty cổ phần Pin Hà Nội có những chuyển biến tích cực và được thể hiện qua bảng số liệu: Năm Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Lợi nhuận gộp Lợi nhuận khác 2006 120.221.347.696 3.335.313.500 3.335.313.500 10.243.768.807 525.603.120 2007 136.948.106.277 4.296.442.036 3.098.340.038 8.028.587.044 797.607.935 2008 165.032.046.588 4.635.313.000 4.035.313.500 9.243.768.807 825.603.120 1.2.4. Các mặt hàng kinh doanh của công ty Công ty cổ phần Pin Hà Nội luôn chú trọng đến việc tạo ra những sản phẩm phù hợp với người Việt Nam về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả thấp, vì vậy công ty đã tạo được một thương hiệu vững chắc trên thị trường. Trong tương lai gần công ty đặt ra một số định hướng nhằm tạo ra những bước chuyển biến mới như: thực hiện đầu tư trang thiết bị hiện đại, xúc tiến đa dạng hóa sản phẩm, nhìn rõ xu hướng và yêu cầu của thị trường sản xuất ra những sản phẩm phù hợp. Những sản phẩm chính trong năm 2008 được thể hiện ở bảng sau: Tên sản phẩm Số lượng KH TH Pin R6p 101.840.000 101.842.051 Pin R6c 620.000 622.808 Pin R03 11.650 11.780 Pin PLR6 12.000 11.902 Pin R14 216.950 216.970 Pin R20 106.139.200 106.139.328 Pin R40 270.000 277.226 Pin BT045 6.800 6.829 Pin 02 2.050 2.060 Tổng 209.140.000 209.130.954 1.2.5. Quy trình sản xuất kinh doanh: Tùy theo từng doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm khác nhau nên có những đặc điểm khác nhau, chẳng hạn về quy trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Đối với công ty Pin Hà Nội, công ty sản xuất những sản phẩm như pin Con Thỏ, pin R6c, pin R6p,... Mỗi sản phẩm gắn liền với một quy trình sản xuất khác nhau. Do đặc điểm kỹ thuật của mỗi thành phần nên nó cũng đòi hỏi trình độ, các bước công nghệ khác nhau. Ngoài ra, mỗi phụ kiện hình thành nên mỗi chiếc pin đều phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Sau khi hoàn tất quá trình sản xuất ra các phụ kiện ở phân xưởng phụ kiện sẽ được chuyển sang giai đoạn lắp ráp, ở giai đoạn này tùy thuộc vào mỗi công nghệ mà cho ra những sản phẩm và kích thước khác nhau. Ngày nay, với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến ngày càng phát triển, pin được sản xuất trên một dây chuyền khép kín. Công ty cổ phần pin Hà Nội cũng bắt đầu quá trình đổi mới công nghệ. Đầu tiên là dây chuyền sản xuất pin R20S với công nghệ hồ điện, công nghệ sản xuất pin tiểu P6P với công nghệ tẩm hồ, pin kiềm RL6. Ngoài ra, công ty còn đầu tư một số thiết bị quan trọng khác làm tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và môi trường sản xuất như thiết bị đột cực dương, điều khiển bằng chương trình số rất hiện đại các máy dập ống kẽm có tốc độ 85 cái/ phút... Quá trình sản xuất pin ở Công ty pin Hà Nội được mô phỏng qua sơ đồ sau đây: Gia công ống Zn Xi sáp cọc than Hồ điện dịch MnO2 bột đen Dây chuyền sản phẩm pin hồ điện Bán TP gia công Trộn bột bao than Dây chuyên sản xuất pin tẩm hồ Kho thành phẩm Sản xuất giấy tẩm hồ Bán thành phẩm gia công 1.3.Công tác tổ chức kế toán ở Công ty 1.3.1. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng * Các chính sách kế toán của công ty: Niên độ kế toán trong kỳ của công ty và đơn vị tiền tệ ghi sổ. - Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01/năm và kết thúc ngày 31/12/năm. - Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán công ty sử dụng là Việt Nam Đồng với ký hiệu là "đ", ký hiệu quốc tế là VND. - Chữ viết sử dụng trong kế toán là Tiếng việt. Trong một số trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính thì công ty sử dụng đồng thời Tiếng việt và tiếng nước ngoài. - Chữ số mà công ty sử dụng trong kế toán là chữ số Ả rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. - Nguyên tắc chuyển đổi đồng tiền khác: trong trường hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh là ngoại tệ kế toán ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm quy đổi. - Hình thức kế toán áp dụng: Hiện nay có 4 hình thức kế toán hiện hành nhưng do đặc điểm tổ chức của công ty và cơ cấu ngành nghề, công ty sử dụng hình thức kế toán là hình thức Nhật ký chứng từ (NKCT) SƠ ĐỒ SỔ SÁCH KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Mỗi công ty có một bộ máy kế toán khác nhau sao cho phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mình. Đối với công ty Pin được tổ chức theo hình thức tập trung. * Cơ cấu bộ máy kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính nên phòng kế toán được bố trí gọn gàng, đơn giản, sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán được biểu diễn như sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng (KT tổng hợp) Kế toán tiền mặt và ngân hàng Kế toán nguyên vật liệu Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán giá thành Kế toán TSCĐ * Chức năng, nhiệm vụ: - Dựa trên chức vụ kế toán hiện hành mỗi cán bộ có nhiệm vụ riêng: + Kế toán trưởng: Nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động tài chính kế toán, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành, lập các báo cáo tài chính, kế toán, tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận lập các quỹ,... + Kế toán thanh toán: Nhiệm vụ kế toán viên như kế toán vật tư, kế toán TSCĐ, kế toán NVL - CCDC... tiến hành định khoản lập chứng từ và vào sổ kế toán tăng giảm trong kỳ. + Kế toán lương: Có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương và kế toán tiêu thụ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI TRONG PHẠM VI NGHIÊN CỨU: KẾ TOÁN NHẬP, XUẤT VẬT LIỆU TRONG CÔNG TY 2.1: Tình hình tổ chức quản lý vật liệu tại công ty cổ phần pin Hà Nội 2.1.1: Tình hình tổ chức quản lý vật liệu tại công ty * Khái niệm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hóa, là một trong những yếu tố cần thiết theo yêu cầu và mục đích đã định. * Vai trò, đặc điểm của nguyên vật liệu - Vai trò: Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty cổ phần pin Hà Nội nói riêng, nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù máy móc thiết bị lao động đầy đủ, nhưng nếu thiếu vật liệu thì quá trình sản xuất kinh doanh cũng không thể tiến hành được, đó là vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh. - Đặc điểm: Nguyên vật liệu có đặc điểm là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, và khi tham gia vào sản xuất thì giá trị chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn hay nói cách khác về mặt hình thái vật chất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong công ty cổ phần pin Hà Nội, chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm. Vì vậy, công ty đã tập trung quản lý chặt chẽ vật liệu ở khâu thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong quá trình sản xuất, có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm. * Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Kế toán phải ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực và chính xác số lượng, chất lượng và giá trị thực tế từng thứ, từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất và tồn kho. - Thông qua việc ghi chép, tính toán, kế toán kiểm tra giám sát tình hình thu mua, dự trữ vật liệu, mức tiêu hao vật liệu. Qua đó phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu thừa hoặc thiếu, kém phẩm chất, ngăn ngừa tình trạng sử dụng lãng phí vật liệu. - Kế toán phái tính toán phản ánh chính xác việc lập, xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho từng thứ và từng loại vật liệu. - Tham gia kiểm kê, đánh giá vật liệu theo chế độ quy định, lập báo cáo về vật liệu, tham gia phân tích tình hình thu mua, dự trữ bảo quản và sử dụng vật liệu. * Những vậ
Tài liệu liên quan