Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng với hai chức năng cơ bản nhất là huy động vốn và sử dụng vốn, là cầu nối hút vốn từ nơi nhàn rỗi, bơm vào nơi khan thiếu vốn. Do đó, vai trò của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại rất quan trọng.
Đối với Việt Nam, đất nước có dân số 84 triệu người đã có những đổi mới toàn diện trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính trên con đường hội nhập. Từ một hệ thống đơn cấp, ngành ngân hàng của Việt Nam đã chuyển mình và thay đổi theo hệ thống đa cấp. Một số lớn những ngân hàng thương mại cổ phần đã được thành lập và sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh đã làm bức tranh ngân hàng của Việt Nam thêm phần đa dạng. Có thể thấy rằng ngành ngân hàng Việt Nam đang chuyển dần tới một hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng quốc doanh lớn, luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Quá trình cổ phần hóa với thành công của đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2007 đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
Xuất phát từ những kiến thức đã học và tìm hiểu, sau quá trình thực tập tổng hợp tại Phòng Khách hàng – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của TS. Lương Hương Giang, cùng các cán bộ hướng dẫn thực tập tại Chi nhánh Bắc Ninh, tôi đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp.
36 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo quá trình thực tập tại phòng khách hàng – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng với hai chức năng cơ bản nhất là huy động vốn và sử dụng vốn, là cầu nối hút vốn từ nơi nhàn rỗi, bơm vào nơi khan thiếu vốn. Do đó, vai trò của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại rất quan trọng.
Đối với Việt Nam, đất nước có dân số 84 triệu người đã có những đổi mới toàn diện trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính trên con đường hội nhập. Từ một hệ thống đơn cấp, ngành ngân hàng của Việt Nam đã chuyển mình và thay đổi theo hệ thống đa cấp. Một số lớn những ngân hàng thương mại cổ phần đã được thành lập và sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh đã làm bức tranh ngân hàng của Việt Nam thêm phần đa dạng. Có thể thấy rằng ngành ngân hàng Việt Nam đang chuyển dần tới một hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng quốc doanh lớn, luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Quá trình cổ phần hóa với thành công của đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2007 đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
Xuất phát từ những kiến thức đã học và tìm hiểu, sau quá trình thực tập tổng hợp tại Phòng Khách hàng – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của TS. Lương Hương Giang, cùng các cán bộ hướng dẫn thực tập tại Chi nhánh Bắc Ninh, tôi đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.
Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK - CHI NHÁNH BẮC NINH
Hoạt động huy động vốn
Hoạt động tín dụng
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:
Công tác thanh toán xuất nhập khẩu
Hoạt động đầu tư phát triển trong Ngân hàng:
Một số hoạt động khác:
Công tác thẩm định các dự án vay vốn:
Công tác đánh giá và quản lý rủi ro các dự án vay vốn
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư
Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch của năm 2010
Định hướng đề tài và lý do chọn đề tài
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.
Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh (Vietcombank Bắc Ninh)
Trụ sở: Số 2 Nguyễn Đặng Đạo- TP Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 02413.811848
Fax: 02413.811844
Người đại diện: Lê Nho Ích
Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh
Ngày 28/6/2009, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập.
Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản hiện tại đạt 1.135 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 20 tỷ đồng; phát hành 16.693 thẻ với 15 máy ATM; Chi nhánh đã xây dựng 01 nhà tình nghĩa tặng mẹ Liệt sỹ trị giá 20 triệu đồng; đóng góp xây 01 nhà mẫu giáo cho các cháu tại xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trị giá 50 triệu đồng.
Vietcombank Bắc Ninh đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” năm 2008.
Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh:
- Huy động vốn dưới các hình thức nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác.
- Hoạt động tín dụng:
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
+ Bảo lãnh.
+ Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
- Thanh toán XNK và kinh doanh vốn
+ Thanh toán xuất nhập khẩu và L/C.
+ Kinh doanh thẻ tín dụng nội địa và quốc tế các loại.
+ Kinh doanh ngoại tệ.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh
Tổng số nhân viên của Chi nhánh là 104 người, độ tuổi trung bình là 24,8 tuổi, có 3 thạc sĩ chiếm tỉ lệ là 2.88%, 11 trung cấp là 10,58%, 79 người trình độ đại học cao đẳng chiếm 75,96% còn lại là lái xe và tạp vụ chưa qua đào tạo chiếm 10,58%
Sơ đồ bộ máy tổ chức Vietcombank Bắc Ninh
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Phòng
Khách hàng
Phòng Kinh doanh Dịch vụ
Phòng Kế toán
Tổ Tin học
Bộ phận Thanh toán thẻ
Phòng Hành chính Nhân sự
Bộ phận Ngân quỹ
Bộ phận
Thể nhân
BAN GIÁM ĐỐC
Tổ
Tổng hợp
PGD Từ Sơn
PGD Quế Võ
PGD Bắc Giang
PGD Yên Phong
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng khách hàng
* Chức năng:
Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh.
Phân tích rủi ro và thẩm định các nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và hạn chế tối đa rủi ro đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
* Nhiệm vụ cụ thể:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh:
Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng:
Triển khai các biện pháp Marketing tới khách hàng:
Thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với khách hàng: Căn cứ trên nhu cầu tín dụng của khách hàng, đặc điểm kinh doanh của khách hàng, ngành hàng và khả năng đáp ứng của Chi nhánh đề xuất các sản phẩm tín dụng phù hợp. Ở nhiệm vụ này trên thực tế cần phát huy hơn nữa.
Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lý các khoản tín dụng theo quy định hiện hành.
Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục đầu tư tại chi nhánh:
Cung cấp thông tin về khách hàng cho phòng QLN để thực hiện báo các và tờ trình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
Chịu trách nhiệm về lợi nhuận và chất lượng tín dụng của khách hàng trong phạm vi quản lý được giao
Thực hiện các nhiệm vụ khách do cấp trên phân công.
Tổ quản lý nợ
* Chức năng:
Quản lý trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/ hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Lưu và quản lý hồ so tín dụng đầy đủ và an toàn. Quản lý rủi ro tách nghiệp trong hoạt động tín dụng.
* Nhiệm vụ:
Kiểm soát tính tuân thủ
Nhập dữ liệu vào hệ thống
Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng
Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn
Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay
Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Phòng kế toán
* Chức năng:
Tổ chức hạch toán, kế toán các hoạt động kinh doanh và quản lý tài sản của toàn Chi nhánh theo đúng chế độ quy định. Hướng dẫn các phòng nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hạch toán theo dõi đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ phát sinh theo đúng chế độ quy định
Phụ trách bộ phận Quản lý nợ
Phụ trách bộ phận công nghệ thông tin của Chi nhánh.
* Nhiệm vụ:
Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng như các tổ chức tín dụng khác
Theo dõi và quản lý tài khoản tiền vay của khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ kế toán tiền vay cho khách hàng.
Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản và mua sắm các tài sản cố định, công cụ lao động.
Tính toán, hạch toán thu, nộp các khoản thuế của Chi nhánh theo luật định. Lập các loại báo cáo kế toán theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng nhà nước theo đúng chế độ
Quản lý và chịu trách nhiệm về ký hiệu mật kế toán của Chi nhánh.
Thực hiện các nhiệm vụ công việc phía sau của chương trình Ngân hàng bán lẻ. Tính lãi và thu lãi các loại tiền gửi.
Thực hiện công tác kế toán tài vụ của Chi nhánh theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Tham gia Ban quản lý kho tiền của Chi nhánh.
Quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của Chi nhánh nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kỹ thuật tin học.
Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành thiết bị tin học nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kỹ thuật tin học.
Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng
Quản trị mạng cua toàn bộ hệ thống mạng
Thu thập và lưu giữ các văn bản hiện hành của Nhà nước, ngành Ngân hàng và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Phòng
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao
Phòng thanh toán quốc tế và Kinh doanh dịch vụ
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của khách hàng bao gồm các nghiệp vụ về thư tín dụng, chuyển tiền đi, đến, các loại nhờ thu kèm chứng từ.
Phát hành thư bảo lãnh đối với nước ngoài kể cả việc mở và thanh toán thư tín dụng với mức ký quỹ 100%, mở và thanh toán L/C trả chậm (ký quỹ 100%) và giải quyết các hồ sơ bảo lãnh của phòng QHKH thẩm định chuyển đến.
Thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý, quan hệ mã khoá điện.
Tiếp nhận, mở tài khoản và quản lý hồ sơ của khách hàng và giải quyết các yêu cầu thay đổi thông tin khách hàng như: chủ tài khoản, địa chỉ, kế toán trưởng, mẫu dấu, chữ ký.
Tiếp nhận và trả lời các thông tin về tài khoản khách hàng: Số dư tài khoản, sao kê chi tiết các khoản Nợ, Có trên tài khoản thông tin qua nhiều hình thức bao gồm cả giao dịch trực tiếp và qua các phương tiện thông tin liên lạc theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở an toàn, bảo mật, nhanh chóng chính xác.
Tập hợp chấm và trả sao kê, sổ phụ, bảng kê, phiếu tính lãi.
Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn khách hàng thủ tục mở tài khoản, thanh toán và giao dịch các nghiệp vụ.
Thực hiện toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền và bằng mọi hình thức: Tiền mặt, chuyển khoản, séc, thẻ…
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ của người cư trú và người không cư trú.
Xử lý các nghiệp vụ về thẻ ATM Conect 24, các loại thẻ tín dụng: Amex, Visa, Master… bao gồm phát hành, thanh toán, thông tin sao kê thẻ, phân biệt thẻ thật, thẻ giả…
Tham gia ban quản lý ATM (quản lý, tiếp quỹ, theo dõi hoạt động, thông tin, bảo trì máy ATM theo quy định)
Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Việt Nam.
Tiếp và chi trả kiều hối bằng tiến mặt, chuyển khoản theo yêu cầu của khách hàng
Tham mưu cho Ban giám đốc về việc ký hợp đồng và mở các bản thu đổi ngoại tệ, các đại lý phát hành
Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ nhờ thu trong nước, ngoài nước và séc đính danh.
Trực tiếp thu, chi tiền mặt Việt Nam và ngoại tệ, séc du lịch liên quan đến các nghiệp vụ theo hạn mức do giám đốc giao.
Các công việc giao dịch cua Teller ngoài quầy thực hiện trên nguyên tắc độc lập, thu chi tiền mặt, thu tiền giả VNĐ và ngoại tệ.
Thực hiện lưu giữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, công văn tài liệu có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng
Thực hiện một số nhiệm vụ khách do Giám đốc chi nhánh giáo
Phòng Hành chính – Nhân sự
* Công tác tổ chức cán bộ:
Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí, điều động bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện quản lý của Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo dõi triển khai thực hiện kế hoạch đó.
Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch nhân sự, tiền lương của Chi nhánh, xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo của Chi nhánh theo quy định của NHNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Bắc Ninh và Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
Hàng năm nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ theo quy định của Ngân hàng.
Thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, trợ cấp, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên trong Chi nhánh
Lưu giữ quản lý hồ sơ cán bộ theo chế độ quy định
Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác quân sự của cơ quan.
* Công tác Hành chính quản trị:
Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, công cụ, vật liệu, thực hiện về điện, nước, điện thoại, sửa chữa và xây dựng nhỏ của Chi nhánh
Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan.
Quản lý, ghi chép theo dõi và bảo quản hiện vật toàn bộ các loại tài sản, công cụ vật liệu của Chi nhánh theo đúng chế độ quy định
Thực hiện công tác lễ tân khánh tiết và các khoản chi tiêu nội bộ phục vụ các hoạt động của Chi nhánh
Quản lý, thực hiện công tác bảo vệ an toàn tài sản cơ quan, kho tiền và bảo vệ áp tải hàng đặc biệt (có phối hợp với các phòng liên quan và cơ quan liên quan đến công tác bảo vệ)
Hỗ trợ các phòng ban chuẩn bị các điều kiện làm việc về cơ sở vật chất, in ấn tài liệu, ấn chỉ nghiệp vụ và công tác khách hàng
Quản lý, điều hành xe ô tô đảm bảo yêu cầu công tác và theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành. Ký giấy giới thiệu công tác cho cán bộ nhân viên Chi nhánh.
Thu thập và lưu giữ các văn bản hiên hành của Nhà nước, nganh Ngân hàng có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng.
Thực hiện một số nhiệm vụ khách hàng do Giám đốc Chi nhánh giao.
Phòng ngân quỹ
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiền mặt đảm bảo sẵn sàng các loại tiền mặt đề thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ khách hàng và nội bộ ngân hàng.
Thực hiện ghi chép, quản lý sổ sách theo dõi đầy đủ các hoạt động nghiệo vụ quản lý ngân quỹ, giấy tờ có giá theo đúng chế độ quy định. Đối chiếu tồn quỹ thực tế với các khoản tiền mặt tại quỹ. Thực hiện và phối hợp với các phòng nghiệp vụ tìm nguyên nhân nếu có chênh lệch giữua tồn quỹ thực tế với số dư của các khoản tiền mặt tại quỹ để xử lý kịp thời.
Đầu mỗi tiếp nhận và lưu trữ các tài liệu về kho quỹ, thông tin về tiền thật, tiền giả, tiền bị mất cắp…và séc thật, séc giả, séc mất cắp…có trách nhiệm xử lý thông tin, lưu giữ và cung cấp thông tin đã nhận được phát hiện được cho tất cả các phòng, ban có liên quan biết và phối hợp thực hiện phòng ngừa rủi ro nhưng phải đảm bảo đúng chế độ quy định.
Thực hiện thu chi tiền mặt, séc du lịch bằng đồng Việt Nam và các ngoại tệ tự do chuyển đổi mà Ngân hàng ngoại thương Việt Nam quy định mua trong từng thời kỳ. Giám định tiền mặt, tiền giả.
Tổ chức huớng dẫn nghiệp vụ ngân quỹ cho cán bộ mới của chi nhánh và các nhân viên các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ của Chi nhánh.
Thực hiện lệnh chuyển hàng đặc biệt (tiền mặt, séc du lịch và giấy tờ có giá) đi nộp hoặc đi nhận tiếp quỹ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.hoặc nộp vào, lĩnh ra từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh đối với tiền mặt đồng Việt Nam. Nhận hoặc tiếp quỹ cho máy ATM.
Trực tiếp quản lý kho (quản lý 01 chìa khóa cửa trong kho và 01 chìa khóa ngoài kho, giữ chìa khóa két, hòm trong kho), quỹ nghiệp vụ, chứng từ có giá đảm bảo an toàn cho quỹ.
Thực hiện giao dịch nhận tiền mặt (till - in, till – out, move – in, move – out) từ các teller, thủ quỹ các phòng nghiệp vụ trong chương trình Ngân hàng bán lẻ Silverlake.
Thực hiện chế độ báo cáo về các hoạt động ngân quỹ (thu chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và séc)..
Đảm bảo mức tồn quỹ tiền mặt đồng Việt Nam, ngoại tệ phục vụ hoạt động của chi nhánh có hiệu quả.
Xử lý các loại tiền mặt đã hết hạn lưu hành hoặc không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo chế độ quy định.
Thu thập và lưu giữ các văn bản hiện hành của Nhà nước, ngành Ngân hàng và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
Phòng Giao Dịch
* Gồm có 4 phòng giao dịch:
Phòng Giao Dịch số 1 : Thị trấn Từ Sơn
Phòng Giao Dịch Số 2: Huyện Quế Võ
Phòng Giao Dịch Số 3: Bắc Giang
Phòng Giao Dịch Số 4: Huyện Yên Phong
* Nhiệm vụ các phòng giao dịch:
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của Phòng Giao Dịch theo đúng quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi của khách hàng là cá nhân, tổ chức có yêu cầu mở tài khoản tại Phòng Giao Dịch.
Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi khách hàng theo đúng quy định hiện hành về luân chuyển chứng từ của Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và hướng dẫn của Giám đốc chi nhánh.
Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến phát hành, thanh toán thẻ ATM và thẻ tín dụng.
Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu Chính phủ) trong thẩm quyền cho vay của các phòng giao dịch theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh phân công.
Tổ Kiểm Tra Nội Bộ
Lập kế hoạch hoặc định kỳ đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ trịnh Ban Giám Đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật về ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, điều lệ tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp nhà nước do bộ Tài chính ban hành, chủ động đề xuất với Ban Giám đốc tiến hành kiểm tra, kiểm soát đột xuất các phòng nghiệp vụ hoặc các nghiệp vụ cụ thể.
Giúp Giám đốc trong công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
Đề xuất ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bổ sung, chỉnh sửa các quy định nếu phát hiện sơ hở, bất hợp lý dẫn đến không an toàn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
PHẦN II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK - CHI NHÁNH BẮC NINH
Hoạt động huy động vốn
Các hình thức chung:
Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài.
Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước
Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Hoạt động huy động vốn qua các năm:
Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, trong những năm qua Chi nhánh đã đạt lượng vốn khá lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cá nhân cũng như tổ chức kinh tế. Đến tháng 12/2009 tổng nguồn huy động đạt 1.010 tỷ đồng tăng gần gấp 5 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2006. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung bình qua các năm đạt khoảng 36%.
Bảng nguồn vốn VCB Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị:triệu VNĐ
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
1
Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng
4.783
5.291
5.537
6.255
2
Vốn huy động từ khách hàng
205.476
296.533
592.243
1.010.659
3
Vốn khác
54.862
47.634
48.342
56.294
4
Vốn chủ sở hữu
6.325
7.053
7.967
8.769
5
Kinh doanh ngoại tệ
21
22
20
24
6
Quan hệ trong hệ thống
544.341
698.354
730.223
755.590
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của VCB BN)
Hoạt động tín dụng:
Những quy định cho vay
Đối tượng cho vay:
Chính sách cho vay của VCB Việt Nam không giới hạn vào một loại đối tượng cụ thể và hạn chế việc đưa ra nhiều loại chính sách k