Đất nước ta mởcửa và hội nhập, nền kinh tếphát triển, cùng với tốc độ đô thị
hóa hiện nay ngày càng nhiều các dựán xây dựng nhà cao tầng, khu chung cư, tòa
nhà thương mại. được triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, sựphức tạp của môi trường
địa chất, sựtác động của thiên nhiên và con người đã làm cho biến dạng xảy ra và
có khảnăng vượt quá các giới hạn cho phép khi tính toán thiết kếlàm ảnh hưởng
đến sự ổn định của công trình, các loại biến dạng đó là lún, nghiêng, chuyển dịch
toàn bộhay một phần công trình gây nguy hiểm và thiệt hại lớn cho xã hội. Vì vậy,
việc đảm bảo chất lượng cho công trình là một nhiệm vụtất yếu.
Để đảm bảo được chất lượng, ngoài công tác khảo sát địa chất, bản vẽthiết kế,
chất lượng thi công xây dựng công trình. thì việc quan sát được những chuyển
biến của địa chất bên dưới nền móng trong suốt quá trình chịu sựthay đổi tải trọng
bên trên là hết sức quan trọng. Nó giúp kiểm tra được giải pháp nền móng, ước tính
độbiến dạng có thểxảy ra vượt quá giới hạn cho phép của thiết kếhay không? phát
hiện những rủi ro có thểxảy ra một cách kịp thời.
Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu đềtài này là nắm bắt quy trình quan trắc lún
theo phương pháp đo cao hình học chính xác khoảng cách ngắn trong phạm vi công
trình dân dụng – công nghiệp và xửlý tính toán sốliệu đo bằng phương pháp bình
sai tham số, từ đó có thểdùng kết quảquan trắc này đểxác định được mức độlún
của công trình, cho phép điều chỉnh chính xác lại khối lượng công việc, bổsung
thiết kế, điều chỉnh lịch thi công, trên cơsởgiá trịthực tếlún nhằm khắc phục sự
cốngay từ đầu, tránh những rủi ro có thểxảy ra vềsau.
Đềtài được thực hiện dựa trên phương pháp tìm đọc tra cứu, thực tập thực hành
đo lún, tìm hiểu cơsởtoán học xửlý kết quả đo lún, các tham sốlún công trình và
độtin cậy của các tham sốtrên. Cần lưu ý rằng kỹthuật đo lún là kỹthuật đo độ
chính xác cao mà trong chương trình đào tạo kỹsưdân dụng - công nghiệp và cầu
đường chưa được đưa vào, nên một mục tiêu của đềtài sẽlà xây dựng chuyên đề
mởrộng trong quá trình đào tạo của Khoa KỹThuật Công Trình - Trường Đại Học
Lạc Hồng.
90 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 8849 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy trình quan trắc lún theo phương pháp đo cao hình học chính xác khoảng cách ngắn trong phạm vi công trình dân dụng – công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đất nước ta mở cửa và hội nhập, nền kinh tế phát triển, cùng với tốc độ đô thị
hóa hiện nay ngày càng nhiều các dự án xây dựng nhà cao tầng, khu chung cư, tòa
nhà thương mại... được triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, sự phức tạp của môi trường
địa chất, sự tác động của thiên nhiên và con người đã làm cho biến dạng xảy ra và
có khả năng vượt quá các giới hạn cho phép khi tính toán thiết kế làm ảnh hưởng
đến sự ổn định của công trình, các loại biến dạng đó là lún, nghiêng, chuyển dịch
toàn bộ hay một phần công trình gây nguy hiểm và thiệt hại lớn cho xã hội. Vì vậy,
việc đảm bảo chất lượng cho công trình là một nhiệm vụ tất yếu.
Để đảm bảo được chất lượng, ngoài công tác khảo sát địa chất, bản vẽ thiết kế,
chất lượng thi công xây dựng công trình... thì việc quan sát được những chuyển
biến của địa chất bên dưới nền móng trong suốt quá trình chịu sự thay đổi tải trọng
bên trên là hết sức quan trọng. Nó giúp kiểm tra được giải pháp nền móng, ước tính
độ biến dạng có thể xảy ra vượt quá giới hạn cho phép của thiết kế hay không? phát
hiện những rủi ro có thể xảy ra một cách kịp thời.
Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu đề tài này là nắm bắt quy trình quan trắc lún
theo phương pháp đo cao hình học chính xác khoảng cách ngắn trong phạm vi công
trình dân dụng – công nghiệp và xử lý tính toán số liệu đo bằng phương pháp bình
sai tham số, từ đó có thể dùng kết quả quan trắc này để xác định được mức độ lún
của công trình, cho phép điều chỉnh chính xác lại khối lượng công việc, bổ sung
thiết kế, điều chỉnh lịch thi công, trên cơ sở giá trị thực tế lún nhằm khắc phục sự
cố ngay từ đầu, tránh những rủi ro có thể xảy ra về sau.
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp tìm đọc tra cứu, thực tập thực hành
đo lún, tìm hiểu cơ sở toán học xử lý kết quả đo lún, các tham số lún công trình và
độ tin cậy của các tham số trên. Cần lưu ý rằng kỹ thuật đo lún là kỹ thuật đo độ
chính xác cao mà trong chương trình đào tạo kỹ sư dân dụng - công nghiệp và cầu
đường chưa được đưa vào, nên một mục tiêu của đề tài sẽ là xây dựng chuyên đề
mở rộng trong quá trình đào tạo của Khoa Kỹ Thuật Công Trình - Trường Đại Học
Lạc Hồng.
2
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG
TRÌNH
1.1. KHÁI NIỆM VỀ BIẾN DẠNG VÀ QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG
TRÌNH
Do công trình có kết cấu khác nhau, dưới ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên,
hoạt động của con người nên công trình xây dựng bị biến dạng. Biến dạng có thể
hiểu là sự thay đổi hình dạng, vị trí, kích thước của đối tượng quan trắc theo thời
gian so với thời điểm ban đầu nào đó. Dưới áp lực của tải trọng công trình, nền đất
dưới móng công trình dần dần bị nén lại và chuyển dịch theo phương thẳng đứng.
Sự chuyển dịch đó được gọi là sự trồi lún của công trình. Ngoài áp lực do bản thân
tải trọng công trình, độ lún công trình cũng còn có thể xảy ra do điều kiện địa chất,
các tác động như sự rung động của thiết bị, búa đóng cọc, phương tiện giao thông
lớn gần công trình, sự thay đổi mực nước ngầm,..... Độ lún có thể đồng đều và cũng
có thể không đồng đều. Do tải trọng khác nhau của từng phần công trình tác dụng
lên móng cũng như độ nén ép của nền đất dưới móng không đều nên thường nảy
sinh độ lún không đều và điều đó gây nên các hiện tượng biến dạng khác nhau như
chuyển dịch nghiêng, võng, rạn nứt công trình.
Tình trạng biến dạng công trình được đánh giá qua sự thay đổi tọa độ, cao độ
các điểm quan trắc theo thời gian, được đánh dấu bằng các mốc quan trắc, các điểm
này được phân bố tại các vị trí đặc trưng của công trình như vị trí thân móng, cột,
hai bên khe lún hay những nơi dự đoán lún mạnh để cùng tham gia chuyển dịch với
kết cấu công trình.
1.2. NHIỆM VỤ QUAN TRẮC, ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ CHU KỲ QUAN
TRẮC
Mục đích của công tác quan trắc biến dạng công trình là xác định các đại
lượng biến dạng để đánh giá độ bền vững của công trình, kịp thời đưa ra những giải
pháp đảm bảo cho công trình hoạt động bình thường. Kết quả quan trắc biến dạng
công trình sẽ minh chứng cho độ tin cậy của các giải pháp thiết kế móng và kết cấu
xây dựng, cho phép sử dụng các biện pháp ngăn ngừa sự cố đảm bảo cho công trình
hoạt động bình thường hay khắc phục hậu quả khi có biến dạng vượt quá giới hạn
3
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
cho phép, cũng như xác định quy luật biến dạng để có thể dự báo quá trình biến
dạng tránh những tổn thất bất ngờ có thể xảy ra.
Như vậy, nhiệm vụ của quan trắc biến dạng lún bao gồm các nội dung chủ yếu
sau:
- Xác định độ lún, trồi thực tế của công trình rồi so với giá trị tính toán và thiết
kế cho phép.
- Tìm ra nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của công trình đối với quá trình
làm việc bình thường. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa
các sự cố có thể xảy ra.
- Xác định các thông số đặc trưng, cần thiết về độ ổn định của nền móng công
trình.
- Nghiên cứu quy luật biến dạng của khu xây dựng trong những điều kiện khác
nhau. Làm chính xác thêm các số liệu đặc trưng cho tính chất cơ lý của đất,
dùng làm số liệu kiểm tra các phương pháp tính toán, xác định các giá trị độ
lún, độ chuyển dịch giới hạn cho phép đối với các loại nền đất và công trình
khác nhau.
- Dự đoán quá trình biến dạng trong tương lai.
Quan trắc biến dạng công trình là một tập hợp các công tác đo đạc phức tạp,
chính xác, đạt được mức độ sai số được quy định trong TCXDVN 271:2002 nhằm
xác định giá trị biến dạng và nguyên nhân gây biến dạng. Độ chính xác có thể được
quy định trong nhiệm vụ kỹ thuật khi thiết kế công trình, trong quy chuẩn xây dựng
hoặc bằng phương pháp tính toán.
Đối với các công trình phức tạp, có giá trị kinh tế lớn, quan trọng (ví dụ như
cụm Thủy điện Sơn La) thì quan trắc công trình phải được tiến hành ngay từ khi
thiết kế, trên khu đất mà sau này sẽ xây dựng công trình để nghiên cứu các điều
kiện tự nhiên. Đồng thời tạo hệ thống mốc gốc trắc địa để đánh giá độ ổn định của
hệ thống mốc gốc này trước khi dùng chúng làm cơ sở quan trắc biến dạng công
trình.
4
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
Đối với phần lớn các công trình thì quan trắc biến dạng được tiến hành ngay
từ khi xây dựng móng công trình và được tiến hành lặp đi lặp lại, có hệ thống qua
một khoảng thời gian nhất định trong suốt thời kỳ xây dựng cho đến khi công trình
được đưa vào khai thác sử dụng, mỗi lần đo được gọi là một chu kỳ đo. Trong
những trường hợp bất thường như sự thay đổi tải trọng, nhiệt độ môi trường, bão
lụt, động đất,... thì phải tiến hành quan trắc đột xuất. Thời gian đo trong một chu kỳ
đối với công trình dân dụng thường từ 1 - 3 ngày.
Khoảng thời gian giữa hai chu kỳ đo liên tiếp được chọn tùy thuộc vào loại
công trình, vào đặc điểm xây dựng cũng như tốc độ biến dạng công trình. Chu kỳ
quan trắc đầu tiên của giai đoạn thi công được tiến hành vào thời điểm xây xong
phần móng công trình. Các chu kỳ tiếp theo được ấn định tùy thuộc vào tiến độ xây
dựng, mức tăng tải trọng công trình. Đối với công trình có chiều cao lớn, có địa
chất nền móng và kết cấu phức tạp có thể tăng thêm chu kỳ đo. Đối với những công
trình có khả năng nhạy cảm với lún, biến dạng thì ngay cả sau khi công trình đã tắt
lún, biến dạng cũng phải tiếp tục quan trắc 1-2 năm/ một chu kỳ.
Khi thực hiện quan trắc cần phải tính đến khả năng tác động của các yếu tố tự
nhiên như: độ địa chấn, nhiệt độ theo từng mùa, mực nước ngầm, các yếu tố do
hoạt động của con người như sự rung động cơ học của các loại động cơ, búa,...
1.3. PHẠM VI ÁP DỤNG CÔNG TÁC ĐO LÚN CÔNG TRÌNH
Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc những đối tượng sau
đây (được quy định trong TCXDVN 271:2002) đều phải tiến hành đo và xác định
độ lún:
- Các công trình cao tầng đặt trên móng cọc ma sát.
- Các công trình nhạy cảm với lún không đều.
- Các công trình đặt trên nền đất yếu.
- Các loại đối tượng công trình khác khi có yêu cầu đo và xác định độ lún.
Đối với khu vực Nam Bộ, nơi chủ yếu có đặc trưng là nền đất yếu thì việc đo
lún đặc biệt quan trọng. Việc quan trắc lún không chỉ giới hạn ở những công trình
đang xây dựng mà còn phải quan trắc ở những công trình lân cận.
5
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP ĐO LÚN CÔNG
TRÌNH
2.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐO
Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng lún là sự thay đổi cao độ công trình
theo thời gian. Nếu các mốc quan trắc gắn trên công trình có cao độ giảm xuống
theo thời gian thì ta nói công trình đang bị lún, nếu cao độ các mốc tăng lên theo
thời gian thì ta nói công trình đang trồi. Như vậy, đo lún tức là xác định cao độ của
các mốc quan trắc được gắn trên công trình và xác định lún là tìm hiệu cao độ các
mốc quan trắc giữa các chu kỳ đo.
Độ trồi lún công trình có thể được xác định bằng các phương pháp trắc địa
như:
- Phương pháp đo cao hình học khoảng cách ngắn (25m);
- Phương pháp đo cao thủy tĩnh;
- Phương pháp đo cao lượng giác khoảng cách ngắn;
- Phương pháp đo chụp ảnh lập thể.
Sử dụng phương pháp này hay phương pháp kia là tùy vào điều kiện đo, thiết
bị đo và độ chính xác yêu cầu. Tuy nhiên, phương pháp được áp dụng phổ biến
hiện nay là phương pháp đo cao hình học chính xác khoảng cách ngắn, do có nhiều
ưu điểm nên nó được xem là phương pháp thông dụng nhất. Phương pháp này có
độ chính xác cao, tiến hành đo đạc đơn giản, nhanh chóng, máy móc thiết bị không
quá đắt tiền, có thể tiến hành trong những điều kiện khó khăn, chật hẹp. Phương
pháp này có thể xác định được hiệu độ cao các điểm cách nhau 5 đến 10m với sai
số từ 0,05 đến 0,1mm.
Ngoài ra, phương pháp thủy tĩnh dựa trên đặc điểm bề mặt chất lỏng trong
bình thông nhau luôn nằm trên cùng một mức độ cao. Phương pháp này đạt được
độ chính xác rất cao, nó được ưu tiên áp dụng ở những nơi khó lui tới, trong các
tầng hầm chật chội, độ chiếu sáng kém, có những tác động có hại cho sức khỏe con
người như dưới các tầng hầm và trong các nhà máy điện nguyên tử.
6
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
Phương pháp đo cao lượng giác được thực hiện bằng tia ngắm nằm nghiêng
của máy kinh vĩ có độ chính xác thấp hơn, nhưng nó thuận lợi trong những trường
hợp phải quan trắc nhiều điểm của công trình ở những độ cao khác nhau như trên
công trình đập thủy điện.
Phương pháp chụp ảnh lập thể dựa trên việc đo chênh cao theo mô hình lập
thể mặt đất được tạo nên nhờ các dụng cụ chuyên dùng, phương pháp này không có
lợi về mặt kinh tế nên ít được áp dụng.
2.2. THIẾT BỊ ĐO ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP ĐO
CAO HÌNH HỌC CHÍNH XÁC KHOẢNG CÁCH NGẮN
Theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 271:2002, để đo độ lún công trình cần
phải sử dụng các máy thủy chuẩn có độ chính xác cao, có bộ đo cực nhỏ như
(Ni004, Ni002, NA3003, H1, H2, H3, NAK2…) hoặc các máy có độ chính xác
tương đương với các tính năng kỹ thuật như sau:
- Độ phóng đại của ống kính lớn hơn 24 lần (tùy từng cấp đo)
- Giá trị khoảng chia trên ống nước dài không vượt quá 12”/2mm
- Giá trị vạch khắc vành đọc số của bộ đo cực nhỏ (bộ phận micrometer) là
0.05mm hoặc 0.10mm
7
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
Hình 2.1 – Máy thủy chuẩn Leica NA2 và NAK2
Hình 2.2 – Máy thủy bình NAK2 và phụ tùng đi kèm
Hình 2.3 – Các bộ phận máy thủy bình NAK2
4. Ốc điều chỉnh
bàn độ ngang
2. Ốc điều quang
3. Ốc điều chỉnh
chập vạch
5. Ống đọc số trên
bộ đo cưc nhỏ
1. Kính mắt
6. Số đọc trực tiếp
trên bàn độ ngang
7. Ốc cân đế
máy
8. Chân ba
8
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
Mia để đo độ lún là mia Invar, khung mia bằng gỗ hoặc nhôm, mia có chiều
dài 1m, 1.7m, 2m hoặc 3m. Giữa thân mia là dải invar có độ co giãn rất thấp có
khắc vạch chia. Mặt trước của mia là 2 dãy số được quy ước là thang chính và
thang phụ khi đọc số, giá trị khoảng chia (là khoảng cách giữa hai vạch thang chính
hoặc thang phụ) của các vạch trên mia là 5mm hoặc 10mm.
Thang chính : nằm bên phải của mia, được đánh số tăng dần từ dưới lên trên
(ứng với đáy mia là vạch 0).
Thang phụ : nằm bên trái của mia được đánh số tăng dần từ dưới lên trên (ứng
với đáy mia là một số nào đó).
Khoảng cách giữa hai vạch chia cùng thang chính hoặc thang phụ là 10mm
Khoảng cách trục vạch chia giữa thang chính và thang phụ kề nhau là 5mm
Phía sau mia có gắn một bọt nước tròn để đưa mia về vị trí thẳng đứng.
Cách đọc số trên máy NAK2:
Đây là máy của hãng Leica (Thụy Sĩ), máy này không có bọt nước dài mà tia
ngắm tự điều chỉnh về vị trí nằm ngang nhờ bộ phận tự điều chỉnh và khi đo chỉ cần
điều chỉnh cho bọt nước tròn vào giữa là được.
Thang chính
Thang phụ
Hình 2.4 - Mia Invar (loại có giá trị khoảng chia 10mm)
Bọt nước
Mặt sau Mặt trước
9
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
Dùng ốc điều chỉnh bàn độ ngang 4 (hình 2.3) bắt mục tiêu và ốc chập vạch 3
(hình 2.3) sao cho chỉ chữ V tiếp xúc với một vạch thang chính hoặc thang phụ
(hình 2.6, hình 2.7).
Sau khi chập vạch giữ nguyên trạng thái của máy tiến hành đọc số trên ống
kính (hình 2.6) và trên bộ đo cực nhỏ (hình 2.5) trong ống đọc số 5 (hình 2.3)
Hình 2.5 - Đọc số trên bộ đo cực nhỏ Hình 2.6 - Thị trường ống kính
Hình 2.7- Chụp vạch bằng chỉ chữ V
Ví dụ: Số đọc theo mỗi thang chính hoặc phụ gồm 2 phần:
- Đọc số trong ống kính trực tiếp trên mia (thang phụ): 427 (hình 2.6)
- Đọc trên bộ đo cực nhỏ : 564 (số “4” là phần ước lượng căn cứ vào
vạch “0” bộ đo cực nhỏ)
=> Tổng hợp số đọc là : 427564
Chỉ chữ v
10
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
Lưu ý : Khi đọc số chỉ chập được một vạch thang chính và một vạch thang
phụ kề vạch thang chính.
2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐO CAO HÌNH HỌC CHÍNH XÁC KHOẢNG
CÁCH NGẮN
Phương pháp đo cao hình học chính xác là phương pháp chủ yếu hiện nay sử
dụng lập lưới hạng 1,2 Nhà nước. Khoảng cách trung bình từ máy tới mia là 50 đến
60 mét. Tuy nhiên, trong đo lún công trình bằng phương pháp này thì khoảng cách
từ máy tới mia là không quá 25 mét. Chính vì thế nhiều sai số được giảm xuống khi
đo chênh cao với khoảng cách ngắn. Nên để xác định độ lún, người ta sử dụng
phương pháp này và gọi là phương pháp đo cao hình học chính xác khoảng cách
ngắn.
Nguyên lý đo: Phương pháp đo cao hình học dựa trên cơ sở dùng tia ngắm
nằm ngang của máy thủy bình (máy Nivô) để xác định độ chênh cao giữa hai điểm
đặt mia. Độ chênh cao được xác định theo số đọc trên mia đặt thẳng đứng tại hai
điểm đo.
Trước khi đo độ lún công trình cần phải kiểm nghiệm máy và mia, đảm bảo
cho mia không bị cong, các vạch khắc và các dòng chữ số trên mia rõ ràng, trục
ngắm khi điều chỉnh tiêu cự của máy phải chính xác, các vít trên máy hoạt động tốt.
Hình 2.8- Sơ đồ nguyên lý đo cao hình học
11
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
Thao tác trên một trạm đo khi chỉ dùng một mia đo lún như sau:
Đặt máy ở vị trí gần giữa hai điểm mia, chân máy đặt chắc chắn đảm bảo độ
ổn định cao. Lắp máy vào chân ba, ốc vít vặn vừa chặt, dùng ba ốc cân điều chỉnh
cho bọt nước thủy tròn vào chính giữa tâm.
Trình tự đo:
Tiến hành bằng phương pháp kết hợp 2 chiều đo đi, đo về hoặc một chiều đo
với hai chiều cao đặt máy khác nhau.
Sau đây là trình tự đo theo chương trình II (chương trình I xem trang 12)
+ Chiều cao máy thứ nhất
Đọc số thang chính mia sau (Sc)
Đọc số thang phụ mia sau (Sp)
Đọc số thang chính mia trước (Tc)
Đọc số thang phụ mia trước (Tp)
+ Sau khi thay đổi chiều cao máy (đo lặp)
Đọc số thang chính mia trước
Đọc số thang phụ mia trước
Đọc số thang chính mia sau
Đọc số thang phụ mia sau
Chiều dài của tia ngắm không vượt quá 25m, chiều cao của tia ngắm so với
mặt đất hay so với mặt trên của chướng ngại vật không được nhỏ hơn 0,8 m. Trong
trường hợp đặc biệt, khi đo trong các tầng hầm của các công trình có chiều dài tia
ngắm không vượt quá 15m thì được phép thực hiện việc đo ở độ cao tia ngắm là
0,5m.
Công việc đo ngắm chỉ được thực hiện trong điều kiện hoàn toàn thuận lợi và
hình ảnh của các vạch khắc trên mia rõ ràng, ổn định.
Trước khi bắt đầu thực hiện công việc đo ngắm 15 phút, cần đưa máy ra khỏi
hòm để tiếp nhận nhiệt độ môi trường.
12
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
Không nên đo vào thời gian khi mặt trời sắp mọc hoặc sắp lặn, khi hình ảnh
dao động, khi có gió mạnh từng hồi, nhiệt độ lên cao hoặc không đều.
Chênh lệch khoảng cách từ máy tới mia trước và mia sau ΔD = ⎜DS-DT ⎜ tối đa
là 0,4m với đo cao hình học cấp I và 1m với đo cao hình học cấp II.
Mẫu ghi chép số đọc trên mia theo các chương trình:
Chương trình I Chương trình II
Chiều cao máy lần 1 Sc Tc Tp Sp
Sc Sp Tc Tp
Chiều cao máy lần 2 Tc Sc Sp Tp
Tc Tp Sc Sp
- Chênh cao một trạm đo theo phương pháp đo trên được xác định bằng cách:
- Chênh cao đo tính theo thang chính: hc = (Sc) – (Tc)
- Chênh cao đo tính theo thang phụ: hp = (Sp) – (Tp)
⇒ Chênh cao trạm theo một chiều cao máy đo:
2
1 pc
TD
hh
h
+=
⇒ Chênh cao trạm đo tính theo hai chiều cao máy:
2
21
TDTD
TD
hh
h
+=
Sơ đồ và chương trình đo được thống nhất cho tất cả các chu kỳ quan trắc.
Đồng thời chỉ sử dụng một bộ máy móc, dụng cụ đo cố định, cố gắng đo trong
những điều kiện tương tự nhau trong các chu kỳ nhằm giảm ảnh hưởng các nguồn
sau số hệ thống đối với kết quả đo.
Mẫu sổ đo được trình bày trong phụ lục 1
13
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
LÚN CÔNG TRÌNH
Trong giai đoạn xây dựng, ngay từ lúc bắt đầu đào hố móng phải tiến hành
quan trắc để qua đó xác định đại lượng trương nở của đất, điều chỉnh chính xác
khối lượng công việc, bổ sung thiết kế,... Kết quả đo biến dạng trong giai đoạn thi
công được dùng là cở sở để xem xét công trình có được đưa vào sử dụng, vận hành
hay không.
Trong quá trình vận hành, số liệu quan trắc giúp ta đưa ra các giải pháp kịp
thời để bảo vệ công trình khỏi các sự cố hoặc khắc phục các nguyên nhân gây lún.
Kết quả quan trắc biến dạng bằng phương pháp đo lặp trắc địa cần phải thỏa
mãn về mật độ điểm đo, tính thời sự và độ chính xác.
• Mật độ điểm đo phụ thuộc vào tính đúng đắn lựa chọn vị trí gắn mốc quan
trắc. Các mốc này phải được gắn ở nơi có khả năng xảy ra biến dạng nguy hiểm,
dẫn tới dịch chuyển công trình hoặc từng bộ phận của công trình.
• Tính thời sự kết quả đo phụ thuộc chủ yếu vào tần suất đo (chu kỳ đo).
• Độ chính xác kết quả đo phụ thuộc vào hai yếu tố: phương pháp đo và sơ đồ
đo.
Để đảm bảo được các yêu cầu trên và kết quả đạt độ chính xác cao cần phải
xác định rõ trình tự và nội dung công việc trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, cần
lập phương án kỹ thuật xây dựng chương trình quan trắc biến dạng công trình.
Phương án kỹ thuật đo độ lún công trình được thiết kế tùy thuộc vào tầm quan
trọng của công trình, điều kiện địa chất của khu vực xây dựng công trình, các đối
tượng đo và phải đảm bảo được các nội dung sau:
1- Tóm tắt miêu tả đối tượng quan trắc, các đặc điểm hiện trạng, sơ đồ các
đối tượng này và các đặc điểm khác có liên quan đến công tác đo độ
lún.
2- Thiết kế hệ thống mốc đo.
3- Xác lập cấp đo, thiết kế sơ đồ đo lặp trắc địa, chu kỳ đo.
14
SVTH: 1/ PHẠM TUẤN ANH GVHD: PGS.TS. ĐÀO XUÂN LỘC
2/ NGUYỄN THỊ TRANG HUYỀN
4- Lập quy trình đo độ lún công trình.
5- Phân tích đánh giá độ ổn định của các mốc chuẩn.
6- Phương pháp tính toán số liệu đo lún.
7- Tính toán các thông số độ lún