Báo cáo Quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm micro station, famis để trích lục bản đồ địa chính

Để đáp ứng tốt cho quá trình học tập, hoàn thiện kiến thức chuyên môn và năng lực nghề nghiệp ứng dụng kiến thức đã học tạo bước mở đầu cho hoạt động sau này được tốt nhất. Nâng cao khả năng hiểu biết có cơ hội tiếp xúc thực tế công việc nắm bắt rõ hơn nội dung , yêu cầu và hoạt động của ngành mình đang theo học tập nghiên cứu tại trường, đảm bảo giúp sinh viên tự tin ứng dụng tri thức tiếp thu được áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao khả năng thực hành, bổ sung kiến thức còn thiếu để hoàn thiện hơn. Phòng Quản lí đào tạo trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cho sinh viên được thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Tư vấn và Thẩm định Trắc địa – Bản đồ. Với sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc,các anh chị trong Trung tâm đã tạo điều kiện tốt nhất dẫn đến thành công trong chuyến thực tập từ ngày 04/04/2011 đến 27/05/2011 của tôi. Trong xu thuế toàn cầu hóa, quá trình hội nhâp quốc tế đã đưa nước ta ngày càng phát triển khoa học kĩ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi và hiện đại trên tất cả các lĩnh vực . Việc tổ chức cho tôi thực tập tại Trung tâm đã tạo điều kiện tốt để tôi có dịp bổ sung kiến thức, tiếp xúc với các loại máy móc hiện đại của ngành phục vụ cho công tác sau này. Nắm bắt biết cách sử dung các trang thiết bị vào việc đo vẽ bản đồ địa chính, đã giúp cho việc học của tôi được đi đôi với thực hành,kiến thức đã học được hoàn thiện hơn nữa tạo cho tôi thêm tự tin khi chuẩn bị làm việc thực tế .Với những kiến thức đã học và qua đợt thực tập này tôi xin có bài báo cáo với đề tài “Quy trình thành lập Bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm Micro Station, Famis để trích lục Bản đồ địa chính”.

doc72 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 5223 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm micro station, famis để trích lục bản đồ địa chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICRO STATION, FAMIS ĐỂ TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SVTT : NGUYỄN THỊ KIM THI LỚP : CĐTĐ1 NGÀNH : TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ KHÓA : 2008 - 2011 TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 05 NĂM 2011 BẢNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Kim Thi œ &  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TP HCM, ngày tháng 05 năm 2012 GIÁM ĐỐC Nhận xét của giảng viên ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… LỜI CẢM ƠN œ &  Thực hiện chương trình đào tạo hệ cao đẳng trắc địa, nhằm nâng cao tay nghề, tạo điều kiện cho sinh viên học tập thực tế tại các cơ sở sản xuất về lĩnh vực Trắc địa - Bản đồ. Qua gần hai tháng thực tập (từ ngày 04/04/2011 đến ngày 27/05/2011) được sự phân công của khoa Trắc địa -Bản đồ, được sự hướng dẫn của Thầy Phạm Văn Tùng và đặc biệt được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Thẩm định Trắc địa - Bản đồ, em đã học hỏi được rất nhiều điều. Từ những lý thuyết được học ở trường, em đã được tìm hiểu và làm những vấn đề còn mơ hồ, mở rộng kiến thức ngoài sách vở. Từ kỹ thuật phần mềm Micro Station, Famis còn yếu nay có thể nói em đã có thể sử dụng thành thạo. Trung tâm không những chỉ bảo em tận tình kiến thức mà còn cho em biết tác phong làm việc của người nhân viên cần mẫn, chịu khó trong công việc và vui vẻ, hòa đồng trong giao tiếp. Tuy thời gian thực tập ngắn nhưng em đã học được rất nhiều điều bổ ích. Để có được thành công này em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Văn Tùng đã nhiệt tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các anh chị trong trung tâm tư vấn và thẩm định Trắc địa –Bản đồ đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Trắc địa – Bản đồ đã dạy bảo em trong suốt những năm học qua. Vì thời gian thực tập ngắn, bản thân cũng đã rất cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức khi trình bày chuyên đề. Rất mong nhận được ý kiến của Quý Thầy Cô cùng các Anh Chị trong Trung tâm. Cuối cùng xin chúc các Thầy cô và Anh chị trong Công ty sức khỏe dồi dào, công tác tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2011. Em xin chân thành cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh ngày /05/2012 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Kim Thi NHẬT KÝ THỰC TẬP TUẦN 1 Ngày tháng năm Nội dung 04/04/2011 Đến công ty thực tập nộp giấy quyết định thực tập cho đơn vị thực tập Tham quan và làm quen với trung tâm tư vấn và thẩm định Trắc Địa -Bản Đồ 05/04/2011 Kiểm tra bản đồ địa chính 06/04/2011 Kiểm tra bản đồ địa chính 07/04/2011 Kiểm tra bản đồ địa chính 08/04/2011 Kiểm tra bản đồ địa chính TUẦN 2 Ngày tháng năm Nội dung 11/04/2011 Công ty nghỉ 12/04/2011 Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 13/04/2011 Làm phiếu kiểm tra ngoại nghiệp 14/04/2011 Học cách tách mảnh, đánh số thửa trên bản đồ địa chính bằng phần mềm Micro station 15/04/2011 Học cách tiếp biên, tạo khung bản đồ địa chính trên phần mềm Micro Station TUẦN 3 Ngày tháng năm Nội dung 18/04/2011 Học ghép tổng bản đồ địa chính Kiểm tra bản đồ ngoại nghiệp 19/04/2011 Kiểm tra bản đồ ngoại nghiệp 20/04/2011 Kiểm tra bản đồ ngoại nghiệp 21/04/2011 Học cách tách điểm mia, vẽ bản đồ địa chính trên phần mềm Micro station 22/04/2011 Cho chạy lại topology, vẽ nhãn thửa bằng famis TUẦN 4 Ngày tháng năm Nội dung 25/04/2011 Cho chạy lại topology, vẽ nhãn thửa bằng famis. 26/04/2011 Biên tập bản đồ địa chính 27/04/2011 Đi thực tế ở tỉnh Bình Định 28/04/2011 Đi thực tế ở tỉnh Bình Định 29/04/2011 Đi thực tế ở tỉnh Bình Định TUẦN 5 Ngày tháng năm Nội dung 02/05/2011 Công ty nghỉ 03/05/2011 Công ty nghỉ 04/05/2011 Kiểm tra sổ mục kê, sổ địa chính 05/05/2011 Biên tập bản đồ địa chính 06/05/2011 Biên tập bản đồ địa chính TUẦN 6 Ngày tháng năm Nội dung 09/05/2011 Biên tập bản đồ địa chính 0/05/2011 Tiếp biên bản đồ 11/05/2011 Xin nghỉ vì lý do sức khỏe 12/05/2011 Xin nghỉ vì lý do sức khỏe 13/05/2011 Biên tập bản đồ địa chính TUẦN 7 và TUẦN 8: Xin nghỉ làm bài báo cáo tốt nghiệp. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Để đáp ứng tốt cho quá trình học tập, hoàn thiện kiến thức chuyên môn và năng lực nghề nghiệp ứng dụng kiến thức đã học tạo bước mở đầu cho hoạt động sau này được tốt nhất. Nâng cao khả năng hiểu biết có cơ hội tiếp xúc thực tế công việc nắm bắt rõ hơn nội dung , yêu cầu và hoạt động của ngành mình đang theo học tập nghiên cứu tại trường, đảm bảo giúp sinh viên tự tin ứng dụng tri thức tiếp thu được áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao khả năng thực hành, bổ sung kiến thức còn thiếu để hoàn thiện hơn. Phòng Quản lí đào tạo trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cho sinh viên được thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Tư vấn và Thẩm định Trắc địa – Bản đồ. Với sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc,các anh chị trong Trung tâm đã tạo điều kiện tốt nhất dẫn đến thành công trong chuyến thực tập từ ngày 04/04/2011 đến 27/05/2011 của tôi. Trong xu thuế toàn cầu hóa, quá trình hội nhâp quốc tế đã đưa nước ta ngày càng phát triển khoa học kĩ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi và hiện đại trên tất cả các lĩnh vực . Việc tổ chức cho tôi thực tập tại Trung tâm đã tạo điều kiện tốt để tôi có dịp bổ sung kiến thức, tiếp xúc với các loại máy móc hiện đại của ngành phục vụ cho công tác sau này. Nắm bắt biết cách sử dung các trang thiết bị vào việc đo vẽ bản đồ địa chính, đã giúp cho việc học của tôi được đi đôi với thực hành,kiến thức đã học được hoàn thiện hơn nữa tạo cho tôi thêm tự tin khi chuẩn bị làm việc thực tế .Với những kiến thức đã học và qua đợt thực tập này tôi xin có bài báo cáo với đề tài “Quy trình thành lập Bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm Micro Station, Famis để trích lục Bản đồ địa chính”. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1. Tổng quan về môn học 1.1 Mục đích: Trên cơ sở lý thuyết được thầy cô trong khoa Trắc địa - Bản đồ truyền đạt để thực tập tốt các công việc nội nghiệp và ngoại nghiệp. Củng cố thêm các kiến thức đã học và học hỏi những kiến thức chưa được học tại trường. 1.2. Nội dung : Thực hiện công tác nội nghiệp, cụ thể là dựa vào kiến thức về các phần mềm Micro Station, Famis 1.3. Yêu cầu Nắm chắc lý thuyết môn đo vẽ bản đồ địa chính Nắm chắc cách sử dụng phần mềm Micro Station và Famis. 2. Tổng quan về cơ quan thực tập: Tên gọi: Trung tâm Tư vấn và Thẩm định Trắc địa – Bản đồ Trung tâm Tư vấn và Thẩm định Trắc địa - Bản đồ trực thuộc hội Trắc địa - Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập theo quyết định số 2821/QĐ – UB ngày 14/05/2001 của UBND TP Hồ Chí Minh. Tên giao dịch tiếng anh: Center for Geomatics Consultation and Inspection, viết tắt là C.G.C.I Địa chỉ: 30 đường số 3- phường Bình An – Quận 2 - TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 082960006 - 2960491 - Fax: 08.2960006 Mã số thuế: 0302377524 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm: Trung tâm được cơ cấu một bộ máy tổ chức quản lý gọn linh hoạt, với đội ngũ CBCNV  40 người, trong đó 1 thạc sĩ, 14 kỹ sư và tương đương, 15 trung cấp chuyên ngành  và 10 công nhân, ngoài ra còn lực lượng cộng tác trong các dịch vụ tư vấn khác. BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG HC-KT TỔNG HỢP H VỊ PHÒNG KỸ THUẬT ĐỘI ĐỊNH VỊ ĐỘI SẢN XUẤT SỐ 1 ĐỘI SẢN XUẤT SỐ 2 Chức năng nhiệm vụ chính: Trung tâm là một đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí và chịu sự quản lý theo ngành, nhiệm vụ chính của Trung tâm: Tư vấn xây dựng các đề án dự án đo đạc bản đồ, các giải pháp công nghệ, giải pháp KTKT và áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới trong các lĩnh vực đo đạc bản đồ. Tư vấn về quản lý các dự án, về quản lý sản xuất trong lĩnh vực đo đạc bản đồ. Tham gia thẩm định các luận chứng KTKT, các kết quả thực hiện dự án và các công trình về đo đạc bản đồ. Nội dung hoạt động đo đạc bản đồ: Khảo sát - lập dự án, thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình đo đạc bản đồ; Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000. Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ. Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc bản đồ. Các công việc đã hoàn thành: Tư vấn khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư phân hệ “ xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng chiếu sáng giao thông đô thị TP. Hồ Chí Minh”. Tư vấn giám sát dự án hệ thống thông tin QLSDĐĐ tỉnh Bến Tre. Khảo sát lập phương án kỹ thuật và dự toán đo bao GPS, đo vẽ hiện trạng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm; khu tái định cư Nam Rạch Chiếc, phường An phú, Quận 2. - KTNT sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính một số quận huyện tại TP.Hồ Chí Minh; một số huyện tại các tỉnh Vĩnh Long, Tây Ninh, Trà Vinh, Long An, Cà Mau và 15 xã thuộc huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Khảo sát địa hình lập BCNC khả thi công trình Thuỷ điện Đa Dâng, Thuỷ điện Văn Minh tại Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Đo vẽ lập bản đồ địa hình quy hoạch chi tiết khu du lịch Lộc An, Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Định vị các công trình xây dựng nhà máy Nước thải Thành phố, Hầm vượt Thủ Thiêm Thành phố, KCN Focmusa, KCN Bàu Xéo, KCN Song Mây tỉnh Đồng Nai. - Khảo sát quan trắc các toà nhà xây dựng D5 Bình Thạnh, Đài truyền hình HTV Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng lưới khống chế Đại Lộ Đông - Tây đoạn từ TP.Hồ Chí Minh đi Xa lộ Hà Nội Đo đạc và lập bản đồ KCN Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đo vẽ bản đồ địa hình KCN Hoà Phú, tỉnh Vĩnh Long.A - Đo đạc và lập bản đồđịa chính các tỷ lệ trong một số xã thuộc các tỉnh Đồng Nai, Cà Mau, Trà Vinh và một số phường xã tại TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra đơn vị còn thực hiện nhiều công trình đo đạc bản đồ , kiểm tra nghiệm thu sản phẩm đo đạc và bản đồ , cũng như tư vấn lập - xây dựng các dự án hoạt động chuyên ngành cho nhiều đối tác khác. * Định hướng phát triển: - Xây dựng đội ngũ CBCNV ổn định số lượng, bảo đảm về chất lượng, có trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức và phẩm chất tốt. Lực lượng lao động từ năm 2006 - 2010 được đào tạo từ các trường chính quy trong nước, với trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành đạt từ 30-40%; trình độ Trung cấp chuyên ngành 50-30%; còn lại lao động có tay nghề và kinh nghiệm giỏi trong nghề nghiệp; phấn đấu từ năm 2010 trình độ chuyên môn lao động đạt từ Trung cấp trở lên - Bảo đảm thực hiện tốt yêu cầu của công tác KTNY sản phẩm đo đạc và bản đồ tại địa bàn TP.Hồ Chí minh và các tỉnh trong khu vực Nam Bộ, các tỉnh miền Trung. Lập tổ nghiên cứu và ứng dụng khoa học -công nghệ mới vào hoạt động đo đạc bản đồ, thực hiện tốt chức năng tư vấn, lập BCNCKT các dựán chuyên nghành - Thực hiện kinh doanh có lãi, chủđộng kinh phí. Nâng cao năng lực máy móc thiết bị công tác đáp ứng tốt công việc theo yêu cầu chuyên nghành trong nước và khả năng hội nhập Quốc tế Bảo đảm các điều kiện tốt nhất (có thể) cho hoạt động đoàn thể của đơn vị; bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của CBCNV; thực hiện đầy đủ các chế độ quy định, quan tâm chăm lo cải thiện mức thu nhập, đời sống cho lao động bằng các phúc lợi tập thể hàng năm. - Được sự quan tâm của Ban thường vụ Hội trắc địa Bản đồ, Trung tâm đã và đang đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Trung tâm thường xuyên hợp tác với các cộng sự là thành viên của Hội và sẵn sàng đón nhận sự cộng tác, hợp tác cùng có lợi đối với những đối tác có nhu cầu trong lĩnh vực mà đơn vị được phép hoạt động. 3. Quy trình quy phạm, tài liệu văn bản: - Ký hiệu bản đồ địa chính - Quy phạm thành lập bản đồ địa chính 4. Phần mềm sử dụng: Micro station ,famis CHƯƠNG 2 NỘI DUNG THỰC TẬP 1 . ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH; ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Xà TÂN HƯNG HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG 1.1.Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Tổng diện tích tự nhiên toàn xã Tân Hưng ước tính vào khoảng 1716,46 ha, có tọa độ địa lý ở vào khoảng từ: Phạm vi khu đo trong khoảng kinh vĩ độ như sau: Từ 10o 03'.2 đến 10o 12'.3 vĩ độ Bắc. Từ 105o 40'.9 đến 105o 51'.9 kinh độ Đông. Địa giới hành chính của xã Tân Hưng tiếp giáp như sau: - Phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp - Phía Nam giáp xã Tân An Thạnh, xã Tân Lược - Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp - Phía Đông và Đông Nam giáp xã Tân Thành Diện tích và số hộ cụ thể của xã: TT Tên xã Diện tích (ha) Số hộ, cá nhân và tổ chức Số thửa 1 Tân Hưng 1716,46 2127 4059 Đặc điểm địa hình Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc < 1% và độ cao thay đổi từ 0,5m đến 1,8m. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch, kinh mương chằng chịt, việc đi lại trong công tác đo sẽ không thuận lợi. Chất đất theo kết quả điều tra của chương trình 60.B và theo hệ thống phân loại của FAO/UNESCO, chất đất chủ yếu là đất thịt pha sét. Thực phủ Xã Tân Hưng thực phủ chủ yếu là cây ăn quả xen lẫn vườn tạp, diện tích còn lại là ruộng lúa. Dọc theo các con kênh rạch, trục đường giao thông trong xã là những khu dân cư theo hai bên kênh và đường. Địa vật chủ yếu là nhà ở : nhà cấp 4 và nhà tạm, ít có nhà cao tầng. Nhà ở xen lẫn vườn tạp và ruộng trồng lúa. Nhìn chung khu vực xã Tân Hưng gặp một số khó khăn trong công tác bố trí lưới đường chuyền. Nếu bố trí lưới đường chuyền địa chính nằm trong khu dân cư dọc theo hai bờ kênh và các trục đường chính thì phải chặt cây thông hướng khá nhiều Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển nên có số giờ nắng và độ thoát hơi nước tương đối lớn. Nhiệt độ trong vùng cao, ổn định. Hằng năm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Lượng mưa năm của huyện phân bố tập trung cao nhất vào tháng 8-10, kết hợp với chế độ triều cường trên sông thường gây ra tình trạng ngập úng ở một số nơi có địa hình thấp trũng. Thủy văn Khu vực xã Tân Hưng có mật độ kênh rạch tương đối nhiều và có nhiều bến đỗ cho các loại ghe thuyền đáp ứng trong sinh hoạt của người dân trong vùng, giao thông đường thủy tương đối thuận lợi. Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên việc thi công đo vẽ bản đồ địa chính sẽ còn gặp nhiều khó khăn mặc dù cho đến thời điểm này hệ thống đường giao thông nông thôn đã phủ tương đối trên địa bàn xã. 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Ranh giới hành chính Ranh giới đo vẽ của các xã được xác định căn cứ vào ranh giới hành chính (trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10000 được thành lập theo Chỉ thị số 364/CP của Hội đồng Bộ trưởng). Tình hình dân cư Toàn xã có 2127 chủ sử dụng đất. Dân cư ở các xã chủ yếu sống tập trung dọc theo các tuyến Quốc lộ, liên tỉnh lộ, các trục đường chính và hai bên bờ kênh rạch Ngành nghề chủ yếu tại địa phương Dân cư trong vùng chủ yếu là thuần nông, nuôi trồng thuỷ sản, có một số ít hộ gia đình là kinh doanh nhỏ, bước đầu hình thành một bộ phận nhỏ dân cư làm trong các khu công nghiệp của tỉnh hoặc làm lao động phổ thông cho các công trình giao thông, thuỷ lợi như xây dụng cầu Cần Thơ... Tình hình phát triển kinh tế xã hội Nền kinh tế trong vùng vẫn chủ yếu là nông nghiệp nên chưa có sự phát triển về công nghiệp, mức thu nhập GDP bình quân đầu người chưa cao. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thu nhập bình quân đầu người có tăng, nhiều nhà đầu tư ngoài địa bàn đến tìm hiểu và đầu tư, đặc biệt là đầu tư nuôi trồng thuỷ sản. Năng suất và sản lượng lương thực, cây ăn trái, hoa màu đều tăng cao, người dân tích cực đầu tư nhiều mô hình kinh tế, đồng thời việc thành lập huyện mới cũng là một nhân tố làm cho địa bàn này có sự phát triển nhanh hơn. Tình hình phát triển hạ tầng cơ sở Giao thông vận tải chủ yếu là các trục chính gồm đường bộ và đường thủy. Đi lại đường thủy tương đối thuận tiện. Hệ thống đường bộ chủ yếu là đường đất, đường bê tông và một số đường nhựa gồm Quốc lộ 54, đường tỉnh 908 chạy qua và nối vào trung tâm các xã. Hệ thống đường Quốc lộ, đường tỉnh, tương đối thẳng nên có thể bố trí đường chuyền với điều kiện phải nằm ngoài lộ giới. Các hệ thống đường liên xã, liên ấp tương đối nhỏ và không thẳng nên công tác bố trí đường chuyền gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống đường thủy gồm các sông, kênh lớn và rất nhiều kênh rạch nhỏ. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Thành phần dân cư tương đối thuần nhất, chủ yếu là dân gốc tại địa phương, đời sống kinh tế ổn định, trật tự trị an tốt, nhân dân tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. 1.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của khu vực lập luận chứng Tân Hưng là xã có nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế với thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên những năm gần đây với sự đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và tốc độ đô thị hóa khá nhanh xã đã có chuyển biến tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từ đó làm thay đổi, biến động lớn đến cơ cấu sử dụng đất Khu vực đo vẽ tỷ lệ 1:1000 chủ yếu là đất khu dân cư của một số cụm dân cư thuộc khu vực chợ hoặc trung tâm xã, các khu tuyến dân cư vượt lũ… các thửa nằm ven trục đường giao thông chính. Ranh giới sử dụng đất luôn biến đổi theo dạng phân chia ngày càng nhỏ đi của các thửa đất. Theo thống kê đất đai năm 2007, toàn Tân Hưng có 1716,46 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó có các loại đất như sau: Xà Tổng diện tích tự nhiên (ha) Chia ra Đất nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng Đất tôn giáo tín ngưỡng Đất nghĩa trang nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước CD Đất chưa sử dụng Tân Hưng 1.716,46 1.551,83 23,72 126,68 0,10 14,13 - Về tình hình thực hiện quy hoạch phân bố sử dụng đất của khu vực: toàn xã đã hoàn thành việc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2006-2010. - Toàn xã có 2127 chủ sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) đang sử dụng đất, trong đó có 6 hộ chỉ sử dụng đất ở, có 9 tổ chức, cá nhân chỉ sử dụng đất chuyên dùng , có 1717 hộ, cá nhân chỉ sử dụng đất nông nghiệp và 395 hộ, cá nhân vửa sử dụng đất ở vừa sử dụng các loại đất khác. Cụ thể như sau : Đơn vị tính : chủ sử dụng đất Đơn vị Hành chính Tổng số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Chỉ sử dụng đất ở Chỉ sử dụng đất chuyên dùng Vừa sử dụng các loại đất ở vừa sử dụng các loại đấ
Tài liệu liên quan