Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Đối tượng sử dụng và chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính (BCTC) lập bởi các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), về cơ bản nhằm mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Do sự khác biệt về quy mô và đặc điểm kinh doanh nên đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC của DNNVV thường khác với doanh nghiệp lớn. Vì vậy việc xác định nhóm đối tượng chính sử dụng BCTC của DNNVV cũng như yêu cầu và đánh giá của họ về chất lượng thông tin trên BCTC là rất quan trọng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của DNNVV liên quan đến người sử dụng thông tin. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả xác định đối tượng chủ yếu sử dụng BCTC của DNNVV là ngân hàng và cơ quan thuế. Hai nhóm đối tượng này đánh giá không cao về chất lượng thông tin trên BCTC, đặc biệt là đặc điểm “trình bày trung thực” và “khách quan”.

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Đối tượng sử dụng và chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 192- Tháng 5. 2018 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa- đối tượng sử dụng và chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Nguyễn Bích Ngọc Ngày nhận: 07/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 20/03/2018 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018 Báo cáo tài chính (BCTC) lập bởi các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), về cơ bản nhằm mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Do sự khác biệt về quy mô và đặc điểm kinh doanh nên đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC của DNNVV thường khác với doanh nghiệp lớn. Vì vậy việc xác định nhóm đối tượng chính sử dụng BCTC của DNNVV cũng như yêu cầu và đánh giá của họ về chất lượng thông tin trên BCTC là rất quan trọng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của DNNVV liên quan đến người sử dụng thông tin. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả xác định đối tượng chủ yếu sử dụng BCTC của DNNVV là ngân hàng và cơ quan thuế. Hai nhóm đối tượng này đánh giá không cao về chất lượng thông tin trên BCTC, đặc biệt là đặc điểm “trình bày trung thực” và “khách quan”. Từ khóa: đối tượng sử dụng BCTC, DNNVV, chất lượng thông tin 1. Giới thiệu ới vai trò ngày càng quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế thì chất lượng thông tin trên BCTC của DNNVV ngày càng được các đối tượng sử dụng quan tâm. Bởi đây là nguồn thông tin cốt yếu giúp người sử dụng đưa ra những quyết định kinh tế liên quan đến DNNVV như cho vay vốn, hợp tác kinh doanh Nghiên cứu này tập trung làm rõ đối tượng chính sử dụng BCTC của DNNVV, cũng như những đánh giá của họ về chất lượng thông tin trên BCTC. Nghiên cứu cũng so sánh đánh giá về chất lượng thông tin trên BCTC của người sử dụng với người cung cấp- những người trực tiếp tạo ra sản phẩm BCTC của DNNVV để từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh nhất định trong lập và trình bày BCTC, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng. 2. Tổng quan nghiên cứu QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 192- Tháng 5. 2018 2.1. Đối tượng chính sử dụng BCTC của DNNVV Trong IFRS for SMEs, người sử dụng BCTC là các ngân hàng, nhà cung cấp, các tổ chức chấm điểm tín dụng, khách hàng và các cổ đông không tham gia quản lý (ACCA, 2008). Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm về người sử dụng BCTC SMEs đã chỉ ra các nhóm đối tượng sử dụng khác nhau và phạm vi hẹp hơn. Một nghiên cứu tương đối sớm về BCTC thực hiện với các kiểm toán viên và giám đốc của các công ty nhỏ ở Ai Len và Anh (Barker và Noonan, 1996, Page, 1981, Page, 1984) đã chỉ ra rằng tác dụng quan trọng nhất của BCTC SME là cung cấp thông tin cho giám đốc doanh nghiệp, sau đó đến các cơ quan thuế, ngân hàng hoặc chủ nợ; còn cổ đông, nhà cung cấp và các bên có liên quan khác ít quan trọng hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Page, M. (1984), hầu hết giám đốc của các công ty nhỏ cũng là các cổ đông chính. Trong bảng hỏi thực hiện bởi Collis và Jarvis (2000), những báo cáo bắt buộc của công ty được lập chủ yếu cho ngân hàng và các nhà cung cấp tài chính (69,1%), cơ quan thuế (45,2%), và giám đốc công ty không phải là chủ sở hữu (19%). Sian và Roberts (2009) lại khẳng định rằng chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ quan thuế và ngân hàng là những đối tượng chính sử dụng BCTC. Tương tự, trong khảo sát bảng hỏi 589 DNNVV của Thái Lan tại Băng- cốc, cơ quan thuế, cổ đông và nhà quản lý được xem là các đối tượng chính sử dụng BCTC của DNNVV (Srijunpetch, 2009). Ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng, đối tượng sử dụng BCTC của DNNVV bao gồm các ngân hàng (Đặng Đức Sơn và cộng sự, 2006) và cơ quan thuế (Huge và D.Linh, 2003; Trần Thị Thanh Hải, 2015). 2.2. Đánh giá về chất lượng thông tin trên BCTC của DNNVV Ở các DNNVV, phạm vi sử dụng thông tin thu hẹp đáng kể so với doanh nghiệp lớn, các thông tin trên BCTC chủ yếu phục vụ cho ngân hàng và công tác điều hành quản lý, do đó cần thiết phải có những bộ BCTC khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp (Stainbank, 2010). Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu người sử dụng, BCTC của DNNVV cần đơn giản hơn so với BCTC của doanh nghiệp lớn, nhờ đó tính hữu ích sẽ được nâng lên (Sorin Briciu và cộng sự, 2009). Tại Việt Nam, kết quả khảo sát của Đặng Đức Sơn và cộng sự (2006) cho thấy đối tượng bên ngoài tỏ ra lo ngại về tính trung thực của thông tin do DNNVV cung cấp. Ngoài ra, thông tin về dòng tiền cũng như các thông tin mang tính dự báo cũng được xem khá quan trọng nhưng các thông tin này lại không được cung cấp hoặc được cung cấp một cách sơ sài. Từ đó, nhóm tác giả đi tới kết luận, BCTC của DNNVV ở Việt Nam cung cấp thông tin không hữu ích cho việc ra quyết định. Trần Thị Thanh Hải (2015), sau khi thực hiện khảo sát với 2 nhóm đối tượng là bên cung cấp và bên sử dụng thông tin đã khẳng định, đa số ý kiến đồng ý với quan điểm DNNVV cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ. Tuy nhiên nhận định “thông tin kế toán DNNVV cung cấp thường xuyên được sử dụng cho việc ra quyết định” không nhận được tỷ lệ đồng thuận cao. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng hiện nay dường như BCTC của DNNVV chưa được coi là kênh thông tin chính, là cơ sở đáng tin cậy để ra các quyết định kinh tế. Như vậy, từ tổng quan nghiên cứu trên có thể thấy rằng, đối tượng sử dụng thông tin, cũng như đánh giá về chất lượng thông tin trên BCTC của DNNVV tại những quốc gia khác nhau, vào những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau có thể không giống nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới tập trung chủ yếu vào các nước phát triển, hoặc những vấn đề phát sinh tại Việt Nam nhưng mang tính lý thuyết chủ quan, chưa kiểm nghiệm trên diện rộng. Đây chính là khoảng trống cho những nghiên cứu tiếp theo. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu đối tượng chính sử dụng BCTC của DNNVV tại Việt Nam bằng cách khảo sát trên diện rộng QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 192- Tháng 5. 2018 thông qua 544 phiếu khảo sát (bảng hỏi) đến kế toán viên của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả lựa chọn cách tiếp cận với người làm kế toán thông qua danh sách các đối tượng đăng ký học lớp kế toán trưởng tại các cơ sở đào tạo trên khu vực Thành phố Hà Nội. Cách lựa chọn mẫu này được cho là ưu việt nhất vì các lý do sau: - Đây là những người đang thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp. - Quá trình chọn mẫu có thể diễn ra thuận lợi với tỷ lệ phản hồi cao. Sau khi gửi, số phiếu thu về là 205 và số phiếu hợp lệ là 192. Kết quả thu được được xử lý trên phần mềm thống kê SPSS 22. Từ kết quả này, tác giả xác định đối tượng chủ yếu sử dụng BCTC DNNVV để tiếp tục gửi bảng hỏi cho nhóm đối tượng này với tổng số phiếu là 628, số phiếu thu về là 253, và số phiếu hợp lệ là 248. Mục tiêu khảo sát nhằm đánh giá chất lượng thông tin trên BCTC từ góc độ người sử dụng, sau đó so sánh với đánh giá về chất lượng thông tin của người cung cấp là kế toán viên để DNNVV có những điều chỉnh nhất định trong lập và trình bày BCTC, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng. Tác giả sử dụng thang đo Likert 1-5 để chia đánh giá của người cung cấp cũng như người sử dụng BCTC thành 5 cấp độ từ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý” tương ứng với 1 và 5, mức độ trung bình tương ứng với điểm 3. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành thực hiện kiểm định independent sample t test, kiểm định hai mẫu độc lập để so sánh trung bình mức độ đánh giá về đặc điểm của thông tin trên BCTC giữa hai nhóm đối tượng. Thời gian gửi tất cả các phiếu khảo sát được tiến hành trong 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9/2017. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Đối tượng sử dụng BCTC của DNNVV Với câu hỏi “Ai là đối tượng sử dụng chính những thông tin trên BCTC của doanh nghiệp anh/chị?”, thì kết quả thu được chỉ ra rằng doanh nghiệp xác định Ngân hàng và cơ quan thuế là 2 đối tượng chính cần thông tin trên BCTC của mình, với tỷ lệ tương ứng là 35,4% và 32,8%. Các đối tượng khác như nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động không được xác định là đối tượng chủ yếu ở đây. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả thu được từ câu hỏi BCTC được sử dụng cho mục đích gì (Bảng 2). Tác giả sử dụng thang đo Likert 1-5 trong bảng hỏi để chia mức độ thường xuyên sử dụng BCTC từ “Không bao giờ” đến “Rất thường xuyên” cho các mục đích lập BCTC của DNNVV. Kết quả thu được cho thấy, kế toán viên thường xuyên cung cấp BCTC cho ngân hàng trong hồ sơ xin vay vốn và thể hiện việc tuân thủ yêu cầu khoản vay với mức độ thường xuyên được đánh giá ở thang điểm 3,92. Ngược lại, người trả lời cho rằng họ ít khi sử dụng BCTC để xin tín dụng thương mại từ nhà cung cấp và hỗ trợ việc đấu thầu, mức độ thường xuyên tương ứng được đánh giá ở thang điểm 2,26 và 2,48. Điều này phù hợp với những Bảng 1. Đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC của DNNVV Tần suất Frequency Phần trăm Percent Phần trăm hợp lệ Valid Percent Phần trăm dồn tích Cumulative Percent Hợp lệ Giám đốc/ quản lý doanh nghiệp 24 12,5 12,5 12,5 Ngân hàng 68 35,4 35,4 47,9 Cơ quan thuế 63 32,8 32,8 80,7 Người lao động 12 6,3 6,3 87,0 Nhà đầu tư 25 13,0 13,0 100,0 Tổng 192 100,0 100,0 Nguồn: Tác giả tổng hợp QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 31Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 192- Tháng 5. 2018 nghiên cứu trước đây (Sian và Roberts, 2009; Đặng Đức Sơn và cộng sự., 2006) về đối tượng sử dụng chính BCTC của DNNVV, trong đó ngân hàng được xác định là người sử dụng quan trọng BCTC doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đa số người trả lời cho rằng họ lập BCTC để hoàn thành nghĩa vụ về thuế, với giá trị mean xấp xỉ 4 (3,86). Do DNNVV phải nộp BCTC và tờ khai thuế cho cơ quan thuế nên đây là một trong những lý do chính khiến doanh nghiệp phải lập BCTC. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Sutthirat (2012) về DNNVV ở Thái Lan khi 79,1% các kế toán viên trả lời đều cho rằng họ lập BCTC nhằm mục đích phục vụ đối tượng bên ngoài như cơ quan thuế chứ không phải cho mục đích quản trị. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu ở Đức, khi đa số DNNVV cho rằng BCTC là quan trọng cho việc tính thuế (Haller &Eierle, 2007). Mức độ sử dụng BCTC nhằm so sánh kết quả hoạt động với các đối thủ cạnh tranh và đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp như lập kế hoạch, chia lương, thưởng còn tương đối hạn chế (ở mức độ trung bình là 3,17 và 3,25). Điều này có nghĩa là tính hữu ích của BCTC liên quan đến khía cạnh quản trị doanh nghiệp dường như không phù hợp với đa số DNNVV trong mẫu khảo sát. 4.2. Đánh giá về chất lượng BCTC của DNNVV Để đánh giá chất lượng thông tin trên BCTC, tác giả phân tích đánh giá của cả bên cung cấp và bên sử dụng. Kết quả khảo sát qua xử lý thống kê mô tả được thể hiện trong Bảng 3. Kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng được khảo sát nhìn chung đồng ý một phần với các nhận định đưa ra (do mức điểm bình quân theo Bảng 2. Mục đích sử dụng BCTC của DNNVV Vay vốn từ ngân hàng Vay tín dụng thương mại từ nhà cung cấp Hỗ trợ đấu thầu hoặc xin giấy phép So sánh kết quả hoạt động với đối thủ cạnh tranh Tuân thủ những ràng buộc trong hợp đồng vay Hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan thuế Quyết định trong doanh nghiệp (lập kế hoạch, chia lương..) N Hợp lệ 192 192 192 192 192 192 192 Thiếu 0 0 0 0 0 0 0 Trung bình 3,92 2,26 2,48 3,17 3,73 3,86 3,25 Độ lệch chuẩn 1,022 ,984 1,015 ,999 ,967 ,943 1,030 Nguồn: Tác giả tổng hợp Bảng 3. Đặc điểm thông tin trình bày trên BCTC- Đánh giá của người cung cấp và người sử dụng Tiêu chí đánh giá Đặc điểm thông tin trình bày trên BCTC Trung thực Khách quan Đầy đủ Đúng kỳ Dễ hiểu Có thể so sánh Đánh giá của người cung cấp Trung bình 3,41 3,49 3,51 3,71 3,46 3,44 Độ lệch chuẩn 1,333 1,202 1,396 1,222 1,068 1,360 Đánh giá của người sử dụng Trung bình 3,02 3,05 3,11 3,95 3,14 3,21 Độ lệch chuẩn 1,339 1,372 1,403 1,142 1,342 1,402 Nguồn: Tác giả tổng hợp QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 192- Tháng 5. 2018 thang đo Likert hơn 3, trong khoảng từ 3 đến 4), trong đó, mức đồng ý cao hơn dành cho ý kiến DNNVV cung cấp thông tin “Đúng kỳ” và DNNVV cung cấp thông tin “Đầy đủ”; mức đồng ý thấp nhất đối với ý kiến cho rằng thông tin trên BCTC của DNNVV được “trình bày trung thực” và “khách quan” với mức điểm trung bình do người cung cấp đánh giá tương ứng là 3,41 và 3,49, người sử dụng đánh giá tương ứng là 3,02 và 3,05. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng hiện nay dường như BCTC của DNNVV chưa được coi là kênh thông tin chính, là cơ sở đáng tin cậy để ra các quyết định kinh tế. Kết quả kiểm định trong Bảng 4 giúp đánh giá sự khác biệt ý kiến giữa một bên là kế toán viên, người tạo lập thông tin với một bên là chuyên viên thuế, nhân viên ngân hàng, những người sử dụng thông tin. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá của người cung cấp thông tin so với người sử dụng thông tin trong việc đánh giá những đặc điểm của thông tin được cung cấp trên BCTC của DNNVV về mức độ trung thực, khách quan, đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh (p< 0,05). Trong đó, người cung cấp thông tin có đánh giá cao hơn trong tất cả các mặt so với người sử dụng thông tin. Điều này hoàn toàn phù hợp vì kế toán viên là người tạo ra sản phẩm thông tin kế toán, do đó việc đánh giá sản phẩm do bản thân tạo ra sẽ tốt hơn so với đánh giá của đối tượng sử dụng sản phẩm. 5. Kết luận và khuyến nghị giải pháp Từ kết quả nghiên cứu cho thấy BCTC của DNNVV chủ yếu phục vụ nhu cầu vay vốn từ các NHTM và nộp cho cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, theo đánh giá của những đối tượng thường xuyên sử dụng thông tin của DNNVV bao gồm ngân hàng và cơ quan thuế thì BCTC chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của họ, cụ thể tính trung thực và khách quan bị đánh giá ở mức trung bình. Điều này làm giảm tác dụng cung cấp thông tin hữu ích của BCTC DNNVV. Nguyên nhân của thực tế này một phần là do hệ thống các văn bản pháp lý hướng dẫn về việc lập và trình bày BCTC có những điểm chưa thực sự hợp lý, đầy đủ và sát với thực tiễn nên đôi khi còn gây khó khăn cho người thực hiện cũng như người sử dụng. Có thể kể đến một số điểm như sau: - Một là, người sử dụng thông tin, cụ thể là các ngân hàng rất quan tâm đến sự thay đổi vốn chủ sở hữu để đánh giá khả năng thu hồi vốn, Bảng 4. So sánh đánh giá về chất lượng thông tin của người cung cấp và người sử dụng Tiêu chí đánh giá Chủ thể đánh giá Trung bình Độ lệch chuẩn p Trung thực Người cung cấp TT 3,41 1,333 0,000 Người sử dụng TT 3,02 1,339 Khách quan Người cung cấp TT 3,49 1,202 0,000 Người sử dụng TT 3,05 1,372 Đầy đủ Người cung cấp TT 3,51 1,396 0,003 Người sử dụng TT 3,11 1,403 Đúng kỳ Người cung cấp TT 3,71 1,222 0,039 Người sử dụng TT 3,95 1,142 Dễ hiểu Người cung cấp TT 3,46 1,068 0,000 Người sử dụng TT 3,14 1,342 Có thể so sánh Người cung cấp TT 3,44 1,360 0,004 Người sử dụng TT 3,21 1,402 Nguồn: Tác giả tổng hợp QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 192- Tháng 5. 2018 đánh giá phần có thể bù đắp cho những nghĩa vụ thanh toán nợ của doanh nghiệp, đồng thời để xem xét tính hợp pháp của tài sản đảm bảo. Thông thường ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận tài sản đảm bảo là tài sản của doanh nghiệp, hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp, nên nếu doanh nghiệp có sự thay đổi trong chủ sở hữu cũng cần thông báo cho ngân hàng biết. Theo IFRS for SMEs và GAAPs của Mỹ, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu là báo cáo bắt buộc, độc lập trong bộ các BCTC thể hiện những tác động vào vốn chủ do kết quả hoạt động kinh doanh mang lại. Tại Việt Nam, Thông tư 133/2016/ TT-BTC yêu cầu thông tin thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ phản ánh trên Thuyết minh BCTC nên những thông tin này chưa thực sự được doanh nghiệp chú trọng trình bày. - Hai là, theo chế độ kế toán hiện hành, với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT), DNNVV có thể lựa chọn một trong hai phương pháp lập là Phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp. Phương pháp trực tiếp dựa trên số thu chi thực tế từ các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, nó giúp ích cho việc dự báo dòng tiền trong tương lai. Trong khi đó, phương pháp gián tiếp lại thể hiện rõ hơn mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp với dòng tiền trong kỳ, và được lập dựa trên các thông tin đã trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán. Vì vậy, có thể nói phương pháp lập này tiết kiệm chi phí hơn nhưng yêu cầu trình độ kế toán viên phải hiểu được sự khác biệt cũng như mối quan hệ giữa doanh thu/chi phí và dòng tiền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trình độ kế toán viên trong DNNVV còn hạn chế, việc lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp dễ dẫn đến nhiều sai sót. - Ba là, đối với Thuyết minh BCTC, mặc dù là phần bắt buộc của BCTC và đã có mẫu thuyết minh BCTC nhưng lại không có tiêu chuẩn chung nào quy định về độ chính xác và rõ ràng. Thông thường các công ty sẽ công bố thông tin ít nhất bằng yêu cầu tối thiểu của luật pháp để tránh những rắc rối không đáng có. Nhưng sự tối thiểu này nằm ở đâu thì lại tùy thuộc vào phán xét chủ quan của người làm kế toán và đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Chính điều này một phần làm cho Thuyết minh BCTC trở nên sơ sài, thông tin chỉ mang tính chất liệt kê chứ chưa có tác dụng trong việc ra quyết định của người sử dụng. Từ những nguyên nhân trên, nhằm cải thiện chất lượng thông tin trên BCTC của DNNVV, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng, tác giả đề xuất một số giải pháp liên quan đến nội dung BCTC của DNNVV cụ thể như sau: - Đối với thông tin sự thay đổi vốn chủ hữu, nhằm phù hợp với xu hướng lập và công bố thông tin trên BCTC trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, nhưng vẫn không bị gánh nặng báo cáo quá lớn, các DNNVV ở Việt Nam nên công bố thêm thông tin thay đổi vốn chủ sở hữu trên BCTC, nhưng kết hợp thông tin này trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc kết hợp này vừa giúp phản ánh đầy đủ thông tin người sử dụng cần, vừa ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện cho doanh nghiệp. Những thông tin cụ thể hơn về thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ được trình bày trên Thuyết minh BCTC nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu người sử dụng. - Đối với BCLCTT, chế độ kế toán chỉ nên qui định các DNNVV lập theo phương pháp trực tiếp vì phương pháp này sẽ giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả, các khoản chi phí, doanh thu, thu nhập với các dòng tiền thu, chi. Đồng thời, thông tin về các luồng tiền trực tiếp rất hữu ích trong việc xem xét khả năng tạo tiền để trang trải các khoản nợ, đầu tư bổ sung, qua đó có thể đánh giá tính thanh khoản và sự linh hoạt tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp trực tiếp cũng giúp giảm thiểu những sai sót khi sử dụng phương pháp gián tiếp do giới hạn về trình độ của người lập. Trên BCLCTT, một số thông tin không phù hợp với DNNVV cũng cần phải loại bỏ như thông tin về luồng tiền trên cơ sở thuần, thông tin về luồng tiền liên quan đến việc mua và thanh lý công ty con. - Đối với Thuyết minh BCTC, cần có quy định cụ thể để giảm tình trạng thuyết minh BCTC nhưng chưa thực sự là “Thuyết minh” như hiện nay nhưng vẫn phải đảm bảo các bí mật thương mại và bí quyết duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ, một số khoản mục quan trọng chưa có quy định phải có thuyết minh để bổ sung thông tin như khoản mục phải thu QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆ
Tài liệu liên quan