Báo cáo tại Thực tế bệnh viện thống nhất Hồ Chí Minh

1. Địa điểm : Bệnh viện Thống Nhất nằm ngay ngã tư bảy hiền , chỗ giao nhau của bốn trục đường lớn : Lý Thường Kiệt ,Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Hoàng Văn Thụ .Vị trí giao thông thuận lợi có nhiều tuyến xe buýt ngang qua, tạo diều kiện dễ dàng cho cán bộ và nhân dân đến khám chữa bệnh. 2. Vị Trí địa lý – Diện Tích Bệnh viện Thống Nhất nằm ở số 01 Lý Thường Kiệt phường 07 ,Quận Tân Bình ,thuôc nội thành , nằm ở Tây – Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích :250m x 160m =40.000m2 3. Lịch Sử phát triển: Bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975 là bệnh viện Vì Dân . Sau ngày giải phóng miền nam 30 tháng 04 năm 1975 được đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất ,thuộc Bộ Y Tế Bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975 Bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975 nhìn từ trên cao Bệnh viện Thống Nhất - Bộ Y tế là một Bệnh viện lớn trong khu vực. Với nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, nhân dân các tỉnh phía Nam và khu vực lân cận. Đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe Trung ương. Tiền thân của Bệnh viện Thống Nhất là Bệnh viện K71 Quân Giải phóng Miền Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam trong lần thăm Bệnh viện Thống Nhất ngày 19/05/1980 đã viết trong sổ vàng lưu niệm của Bệnh viện. "Đơn vị K71 - tiền thân của Bệnh viện Thống Nhất - rất xứng đáng được tặng Huân chương Quân công hạng nhì với rất nhiều kỳ tích - có thể nói là anh hùng - mà đơn vị đã lập được trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hoan nghênh, nhiệt liệt hoan nghênh tất cả các đồng chí. Rất mong các đồng chí gìn giữ và phát huy hơn nữa truyền thống anh hùng trong hoàn cảnh hiện nay." Bệnh viện Thống Nhất bằng quyết tâm, nghị lực, tinh thần "Thầy thuốc như mẹ hiền", với tình cảm thân thương của những người đồng chí, đồng đội . đã không ngừng phấn đấu toàn diện và lập được nhiều thành tích sất xắc. Sau 35 năm xây dựng và phát triển (1/ 11/ 1975 - 1/11/2010), Bệnh viện phấn đấu để trở thành Bệnh viện Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

doc35 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tại Thực tế bệnh viện thống nhất Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG Y DƯỢC LÊ HỮU TRÁC BÁO CÁO THỰC TẾ BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT HỒ CHÍ MINH SVTH: Trần Quang Vinh MỤC LỤC LỜI TRI ÂN Những năm tháng ngồi trên giảng đường trường lê hữu trác ,giờ sắp trôi qua … Là tín đồ công giáo, tôi thường xuyên đi thăm viếng ,an ủi, động viên các bệnh nhân . khi đến với họ , tôi cảm nhận được sự dằn vặt, trăn trở,đau đớn, thống khổ do bệnh tật gây ra.Tôi chỉ biết an ủi , cầu nguyện . Khi từ biệt ra về , những khuôn mặt đau đớn ,thống khổ của các bệnh nhân cứ làm tôi trăn trở mãi … tôi cứ tự hỏi làm sao , cách nào có thể xoa dịu , giảm bớt những cơn đau nơi thân xác cho các bệnh nhân này. Từ những suy tư đó tôi tìm hiểu ,rồi một cơ duyên đã mang tôi đến với trường trung cấp y dược Lê Hữu Trác. Xin tri ân quý thầy cô ,giáo sư, bác sĩ, giảng viên của trường đã cho em những kiến thức, những lý luận, những thao tác kỹ thuật ,những kỹ năng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt … Xin tri ân quý y bác sĩ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP .HCM Xin tri ân quý y bác sĩ bệnh viện Thống Nhất TP .HCM, đã tận tình hướng dẫn, truyền thụ kiến thức , kinh nghiệm khi em đi lâm sàng và thực tế Mãi mãi tri ân TP.HCM,ngày 18 tháng 03 năm 2013 Sinh viên Trần Vinh Quang A. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC NƠI ĐẾN 1. Địa điểm : Bệnh viện Thống Nhất nằm ngay ngã tư bảy hiền , chỗ giao nhau của bốn trục đường lớn : Lý Thường Kiệt ,Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Hoàng Văn Thụ .Vị trí giao thông thuận lợi có nhiều tuyến xe buýt ngang qua, tạo diều kiện dễ dàng cho cán bộ và nhân dân đến khám chữa bệnh. 2. Vị Trí địa lý – Diện Tích Bệnh viện Thống Nhất nằm ở số 01 Lý Thường Kiệt phường 07 ,Quận Tân Bình ,thuôc nội thành , nằm ở Tây – Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích :250m x 160m =40.000m2 3. Lịch Sử phát triển: Bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975 là bệnh viện Vì Dân . Sau ngày giải phóng miền nam 30 tháng 04 năm 1975 được đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất ,thuộc Bộ Y Tế Bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975 Bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975 nhìn từ trên cao Bệnh viện Thống Nhất - Bộ Y tế là một Bệnh viện lớn trong khu vực. Với nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, nhân dân các tỉnh phía Nam và khu vực lân cận. Đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe Trung ương. Tiền thân của Bệnh viện Thống Nhất là Bệnh viện K71 Quân Giải phóng Miền Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam trong lần thăm Bệnh viện Thống Nhất ngày 19/05/1980 đã viết trong sổ vàng lưu niệm của Bệnh viện. "Đơn vị K71 - tiền thân của Bệnh viện Thống Nhất - rất xứng đáng được tặng Huân chương Quân công hạng nhì với rất nhiều kỳ tích - có thể nói là anh hùng - mà đơn vị đã lập được trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hoan nghênh, nhiệt liệt hoan nghênh tất cả các đồng chí. Rất mong các đồng chí gìn giữ và phát huy hơn nữa truyền thống anh hùng trong hoàn cảnh hiện nay."  Bệnh viện Thống Nhất bằng quyết tâm, nghị lực, tinh thần "Thầy thuốc như mẹ hiền", với tình cảm thân thương của những người đồng chí, đồng đội ... đã không ngừng phấn đấu toàn diện và lập được nhiều thành tích sất xắc. Sau 35 năm xây dựng và phát triển (1/ 11/ 1975 - 1/11/2010), Bệnh viện phấn đấu để trở thành Bệnh viện Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.  4. Cơ sở vật chất - Bệnh viện có diện tích 250 x 160 = 40.000m2, gồm 4 dãy nhà 06 tầng, 28 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 900 giường bệnh, được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn. Hiện bệnh viện đang xây dựng thêm 1 dãy nhà 6 tầng chuẩn bị đưa vào sử dụng trong quý II năm 2013 Bệnh viện Thống Nhất hiện nay 5. Cơ cấu tổ chức Ban lãnh đạo Bệnh viện hiện nay: Khoa lâm sàng - Khoa Cấp cứu - Khoa Nội tổng hợp B3 - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức - Khoa Khám bệnh cán bộ - BHYT - Khoa Tai - Mũi - Họng - Mắt - Khoa Khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Thần kinh - Khoa Ngoại Tổng quát - Khoa Tiêu hóa - Khoa Ngoại CTCH-TK - Khoa Ung bướu - Khoa Ngoại Thận Tiết niệu - Khoa Tim mạch cấp cứu can thiệp - Khoa Ngoại Thần kinh - Khoa Điều trị Cán bộ cao cấp - Khoa Tim mạch - Lồng ngực - Mạch máu - Khoa Nội hô hấp - Khoa Thận nhân tạo - Khoa Truyền nhiễm - Khoa Nội tổng hợp B1 - Khoa Y học cổ truyền - Khoa Nội cơ xương khớp - Khoa Nội tim mạch Khoa Cận lâm sàng - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Dinh dưỡng - Khoa Dược - Khoa Giải phẫu bệnh - Khoa Hóa sinh - Khoa Huyết học - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Khoa Thăm dò chức năng - Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng - Khoa Vi sinh Phòng ban -Phòng Bảo vệ Chính trị nội bộ  -Phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 2B -Phòng Chỉ đạo tuyến -Phòng Công nghệ thông tin -Phòng Điều dưỡng -Phòng Hành chính Quản trị -Phòng Kế hoạch Tổng hợp -Phòng Tài chính Kế toán -Phòng Tổ chức Cán bộ -Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế  Tổ chức đoàn thể - Công Đoàn  - Đảng Ủy  - Đoàn Thanh Niên CS HCM - Hội phụ nữ Nguồn nhân lực Tổng số nhân lực: 1056 nhân viên Biên chế: 796 nhân viên Hợp đồng: 260 nhân viên B. NỘI DUNG BÁO CÁO CỤ THỀ I- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 1- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN a. Cấp cứu khám chữa bệnh: - Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước.  - Tổ chức cấp cứu khám chữa bệnh nội trú. Ngoại trú cho cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước.  - Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho các đoàn khách Quốc tế của trung ương Đảng và Chính phủ vào công tác tại khu vực phía Nam.  - Chịu trách nhiệm về công tác y tế phục vụ Hội nghị và Đại hội cấp quốc gia tại khu vực TP. Hồ Chí Minh. - Là tuyến cuối cùng tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh đến cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú thuộc diện bảo vệ chăm sóc sức khỏe của các tỉnh thành phố phía Nam. b. Nghiên cứu khoa học: Tổ chức nghiên cứu khoa học thường xuyên trong Bệnh viện để rút kinh nghiệm cho công tác khám chữa bệnh điều trị. Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cao trong và ngoài nước. Thực hiện kết quả các đề tài nghiên cứu của Bệnh viện vào thực tế công tác hàng ngày. c. Đào tạo: - Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của các Bác sĩ, Điều dưỡng, kỹ thuật viên ở Bệnh viện. - Tham gia đào tạo các bác sĩ trình độ đại học và trên đại học chuyên khoa sâu về Lão khoa, là một trong những sơ sở thực hành của Tp. Hồ Chí Minh. - Tổ chức các lớp học cấp cứu tim học và nội khoa cho bác sĩ của các Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh, các Bệnh viện đa khoa tỉnh và thành phố. d. Chỉ đạo tuyến:- Bệnh viện thường xuyên thực hiện chức năng chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật và quản lý của công tác chăm sóc sức khỏe cùng các ban bảo vệ sức khỏe các tỉnh thành phố phía Nam. - Đỡ đầu về chuyên môn kỹ thuật và giúp đỡ cơ sở vật chất cho các huyện vùng sâu vùng xa của các tỉnh phía Nam. e. Hợp tác quốc tế: Thường xuyên tổ chức trao đổi khoa học, chuyên môn với tổ chức y tế, các chuyên gia y tế của các nước trong khu vực và thế giới. Thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế theo từng lĩnh vực với sự chỉ đạo của Bộ Y tế. Gửi cán bộ đi học tập nghiên cứu khoa học tại các nuớc trong khu vực và thế giới. Tham gia các Hội nghị quốc tế. f. Thành tựu đạt được: - Ứng dụng kĩ thuật hiện đại trong chẩn đoán: Siêu âm tim gắng sức, siêu âm 3 chiều, đo điện sinh lý tim. - Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nặng như: đa chấn thương, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim cấp, loạn nhịp tim nặng, gần đây nhất đã nong động mạch vành cấp cứu cho 2 bệnh nhân; 80 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp cũng như cấp cứu một trường hợp hy hữu bị các cơn nhanh kịch phát thất và rung thất tái phát nhiều lần với kỷ lục 87 lần shock điện đã cứu sống bệnh nhân. - Phát triển các mũi nhọn chuyên môn về tim mạch: chụp, nong, đặt stent động mạch vành tim cho 396 ca, nong động mạch vành cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp, nong van tim hẹp cho 117 ca, cắt đốt các ổ gây loạn nhịp cho 371 ca an toàn và đạt hiệu quả 98 - 100%. Gần dây nhất Bệnh viện đã tiến hành mổ tim hở cho các ca tim bẩm sinh, bệnh van tim và tiến tới mổ bắc cầu động mạch vành tim. - Có thể nói mũi nhọn tim mạch học trong mấy năm qua đã có những bước tiến khá dài. Các bác sĩ được đào tạo trong và ngoài nước đã nắm vững các kỹ thuật chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn về tim mạch của Bệnh viện không thua kém so với các Bệnh viện chuyên khoa tiên tiến trong nước và tronh khu vực. - Phát triển mổ nội soi tiêu hóa, tiền liệt tuyến, Tai - Mũi - Họng, khí phế quản, mổ Phaco. - Quan hệ chặt chẽ với Ban bảo vệ sức khỏe của 28 tỉnh, thành phía Nam. Hỗ trợ việc khám chữa bệnh cho các tỉnh thành. - Giúp đỡ đào tạo cán bộ, máy móc và kỹ thuật chuyên môn cho các địa phương. - Làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe cho cán bộ cao cấp, phát hiện kịp thời và điều trị sớm, có hiệu quả cho nhiều trường hợp. 2- KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN a. Lịch sử hình thành: - Khoa YHCT được thành lập từ 01/08/2001, đến nay các hoạt động 10 năm, các hoạt động đã đi vào nề nếp, quy củ, hàng năm đạt tập thể lao động xuất sắc, BYT khen 04 lần, Thủ tướng chính phủ khen 01 lần. - Khoa YHCT chữa bệnh cho cán bộ Trung, cao cấp, điều trị các loại bệnh mãn tính, bệnh người có tuổi. Truyền thống hoạt động của khoa là y đức và chuyên môn. - Quy mô khoa còn nhỏ bé (30 giường nội trú), trang thiết bị còn ít ỏi. b. Nhiệm vụ - Chức năng:   - Nhiệm vụ: chăm sóc, điều trị bệnh cho cán bộ Trung cao cấp. - Chức năng: điều trị các loại bệnh mãn tính. Phương pháp điều trị: Đông Tây y kết hợp theo quy chế BYT. Đông y gồm: thuốc thang, thuốc thành phẩm kết hợp phương pháp không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, tập dưỡng sinh). Dùng thuốc theo Biện chứng luận trị, cổ phương gia giảm. c. Thế mạnh chuyên môn: - Phục hồi sức khỏe cho các loại bệnh suy nhược, sau điều trị ung thư, người già, … - Điều trị các loại bệnh gây đau như: đau thần kinh tọa/thoái hóa CSTL, viêm dây TK V, do bệnh goutte, viêm khớp, đặc biệt những trường hợp không thể dùng thuốc giảm đau Tây y khi bệnh nhân viêm loét DDTT. - Phục hồi các di chứng liệt: liệt VII ngoại biên, liệt do tai biến mạch não, … d. Một số hoạt động cụ thể: - Tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội trú: tăng hàng năm, trung bình 600 bn/năm. - Tỉ lệ bệnh nhân điều trị ngoại trú: tăng hàng năm, trung bình 7000 bn/năm. - Các ứng dụng kỹ thuật mới vào YHCT:             * Điện xung (xoa bóp)             * Laser châm (tân châm)             * Máy sắc thuốc thang tự động (Trung Quốc, Hàn Quốc). - Phòng sắc thuốc bảo đảm phát thuốc sắc đến tận giường mỗi bệnh nhân. - Khoa có thế mạnh về đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, chuyên sâu YHCT, có năng lực chuyên môn và đạo đức tốt, đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm, tích cực trau dồi kiến thức … e. Nghiên cứu khoa học (NCKH): - Đã có 08 đề tài cơ sở chuyên YHCT được đăng ở kỷ yếu bệnh viện như: n/c Ngũ vị tử hạ men gan, n/c tác dụng hạ áp của bài Lục vị tri bá, n/c tác dụng giảm đau trong viêm khớp của châm cứu… - Bổ sung đều đặn đề tài NCKH hàng năm tại bệnh viện. f. Đào tạo: - Đào tạo cho khoa:         + BS: 03 bác sỉ trẻ sẽ được lần lượt đào tạo sau đại học.         + Y sĩ: đào tạo chuyển đổi sang điều dưỡng, học cao đẳng, cử nhân Điều dưỡng.         + Khuyến khích học nâng cao anh văn, tin học. - Đào tạo khác:         + Hướng dẫn thực tập lâm sàng cho sinh viên YHCT của ĐHYD TPHCM.         + Tham gia giảng dạy về YHCT tại các Trường chuyên YHCT. g. Hướng phát triển: - Mở rộng quy mô nội trú từ 30 lên 50 giường (5% số giường BV). - Phát triển khám và điều trị ngoại trú: có phòng điều trị, có cấp thuốc thang. - Phát triển khám chữa bệnh nội - ngoại trú rộng rãi cho nhân dân, diện B (hiện chưa có). 3- KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG a. Lịch sử hình thành: Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng là khoa khám và điều trị,  đã có từ năm 1974, quyết định thành lập khoa vào ngày 22 tháng 05 năm 1978 có tên là vật lý chữa bệnh (vật lý trị liệu) do Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ký, cho đến năm 1988, tại hội nghị toàn quốc ngành Phục hồi chức năng  đã đổi tên thành Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng và cho đến ngày hôm nay.  b. Lãnh đạo qua các thời kỳ:  - Từ năm 1975, tiếp quản khoa là BS CKII Vương Minh Thông, cho tới năm 1988, BS Thông nghỉ hưu . - Từ năm 1988 BS CKII Hoàng Trọng Thịnh lãnh đạo khoa cho tới năm 2011, BS Thịnh nghỉ hưu. - Từ năm 2011 đến nay là BS CKI Tô Quang Khánh lãnh đạo khoa cho tới nay.  c. Chức năng:   Chuyên khoa VLTL – PHCN như “cầu nối giữa đông và tây y kết hợp”. Khoa nhận khám cho mọi đối tượng cán bộ và nhân dân diện Bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế, cả nội trú cũng như ngoại trú, tuổi từ 16 trở lên, thủ tục đơn giản, thuận tiện nhanh chóng. Đồng thời khoa cũng là cơ sở đào tạo thực hành chuyên khoa cho các học viên tuyến dưới gửi đến.  d. Xu hướng phát triển:  Với bề dày quá trình lịch sử gần 40 năm phát triển cùng với đội ngũ chuyên môn luôn được bồi dưỡng nâng cao và chú trọng phát triển chuyên nghiệp thường xuyên cùng với thế mạnh Bệnh viện tuyến I của cả nước: Khoa được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại đã và đang tiếp tục được nhập từ các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan... để phục vụ kip thời, tối ưu cho bệnh nhân. Sắp tới sẽ triển khai thêm một số kỹ thuật mới.   e. Thế mạnh chuyên môn:  Khoa VLTL – PHCN là khoa khám và điều trị chuyên biệt với thế mạnh về chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ thuật chuyên sâu giúp làm  giảm tỉ lệ người tàn tật một cách đáng kể, để cho người bệnh có cơ hội, hội nhập hoặc tái hoà nhập xã hội, bình đẳng tham gia các hoạt động của gia đình và xã hội, có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của từng bệnh nhân. Khoa có khá đầy đủ về nhân lực và các thiết bị máy móc chuyên ngành VLTL – PHCN, thực hiện  theo từng tổ nhóm PHCN theo tiêu chuẩn quốc tế: - Tổ điện trị liệu: Sóng ngắn, Siêu âm, Điện xung, Điện phân, Kích thích điện, Kéo cột sống cổ, lưng bằng máy. - Tổ châm cứu – hồng ngoại - Paraffine. - Tổ Vận động: Với đầy đủ các trang thiết bị chuyên ngành cùng với đội ngũ CN, KTV nhiệt tình, kết hợp với các kinh nghiệm lâu năm và kỹ thuật chuyên sâu.  - Tổ Xoa bóp – bấm huyệt.  f. Công tác đào tạo: - Là khoa chuyên ngành VLTL - PHCN của một trong những Bệnh viện hàng đầu trong TP.HCM và các tỉnh phía nam. Từ lâu khoa đã tham gia đào tạo chuyên ngành cho các học viên là các BS CKI, BS, Y SỸ, ĐD, học về chuyên ngành PHCN - Châm cứu - Xoa bóp - Bấm huyệt của các trường Đại học y dược, các trường trung cấp công và tư trong và ngoài thành phố gửi đến.  - Sắp tới khoa kết hợp với trung tâm đào tạo - phòng chỉ đạo tuyến BVTN thường xuyên mở các lớp ngắn hạn đối với một số đối tượng tuyến dưới. g. Trang thiết bị Xin trình bày ở đây trang thiết bị của khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: Phòng vật lý trị liệu: 04 giường tập vận động 02 thanh song song tập đi 02 bàn tập cơ ngón tay 02 ghế có tạ tập 2 chân 01 khung quay khớp vai 02 dụng cụ tập khớp cổ chân 02 giàn ròng rọc kéo tạ 02 xe đạp tập tại chỗ 01 ghế ngồi tập đa năng 01 khung tập đi, dựa, ngồi và xếp 03 dụng cụ tập bơi thuyền GHẾ NGồI TẬP ĐA NĂNG 01 ghế tập cơ đùi 02 ghế tập mạnh tay và chân 02 thùng rác 01 bình nước uống Phòng xoa bóp bấm huyệt: 04 giường MÁY KÉO DÃN CỘT SỐNG Phòng châm cứu: 13 giường châm cứu 13 đèn hồng ngoại có báo giờ 02 đèn tử ngoại 01 thùng parafin 03 máy sóng ngắn 01 máy xung điện 01 máy điện phân 02 máy siêu âm điều trị 01 máy kích thích cơ 01 máy kéo dãn cột sống cổ MÁY SIÊU ÂM 01 máy kéo dãn cột sống lưng 02 thùng rác 02 hộp thải kim 01 bình nước uống MÁY SÓNG NGẮN ĐÈN HỒNG NGOẠI Phòng điều trị máy VLTL đa năng model MPT8_12: 04 máy 03 giường II. MÔ HÌNH BỆNH TẬT 1. Thống kê khám chữa bệnh chung trong 01 tháng: 2. Thống kê bệnh tật đặc biệt chữa bằng đông y: 3. Tình hình khám chữa bệnh: Phương pháp điều trị: Đông Tây y kết hợp theo quy chế BYT. Đông y gồm: thuốc thang, thuốc thành phẩm kết hợp phương pháp không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, tập dưỡng sinh). Dùng thuốc theo biện chứng luận trọ, cổ phương gia giảm. Thế mạnh chuyên môn: + Phục hồi sức khỏe cho các loại bệnh suy nhược, sau điều trị ung thư, người già… + Điều trị các loại bệnh gây đau như: đau thần kinh tọa/ thoái hóa khớp CST, viêm dây thần kinh V, do bệnh gout, viêm khớp, đặc biệt các trường hợp không thể dùng thuốc giảm đau Tây y khi bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. + Phục hồi các di chứng liệt: liệt VII ngoại biện, liệt do TBMMN… Một số hoạt động cụ thể: + Tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội trú: tăng hàng năm, trung bình 600 BN/năm + Tỉ lệ bệnh nhân điều trọ ngoại trú: tăng hàng năm, trugn bình 7000 BN/năm + Các ứng dụng kỷ thuật mới vào YHCT: Điện xung (xoa bóp) Laser châm (tân châm) Máy sắc thuốc thang tự động (Ttung Quốc, Hàn Quốc) Máy VLTL đa năng Model MPT 8-12 (Bộ Quốc Phòng) + Phòng sắc thuốc bảo đảm phát thuốc sắc đến tận giường mỗi bệnh nhân. 4. Những vấn đề cần giải quyết tại khoa YHCT và VLTL-PHCN: Quy mô của khoa còn nhỏ hẹp, mới chỉ có 30 giường (khoa YHCT). Nguồn nhân lực có chuyên môn cao còn thiếu (khoa VLTL) Trang thiết bị y tế còm thiếu và cũ chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Hướng phát triển: Mở rộng quy mô nội trú từ 28 lên 50 giường (5% số giường BV). Phát triển khám và điều trị ngoại trú: có phòng điều trị, có cấp thuốc thang Phát triển khám chữa bệnh nội – ngoại trú rộng rãi cho nhân dân III. KHÁM VÀ CHỮA BỆNH BỆNH ÁN 1: I. Hành chánh: Họ tên: Vương Tấn Phát Tuổi: 81 Giới: Nam Nghề nghiệp: TBXH Q.5 II. Lý do nhập viện: Đau từ cổ xuống vai, tê ra 2 tay 2 bên III. Hỏi bệnh: 1. Quá trình bệnh lý: Đau từ cổ lan ra 2 vai, đau tăng khi ngồi lâu 1 chỗ, làm việc đau tăng lên 2. Tiền sử: Thoái hóa cổ, HC cổ vai IV. Khám bệnh: 1. Toàn thân: Tỉnh táo, tiếp xúc tốt Tổng trạng trung bình Da niêm hồng nhạt 2. Các bộ phận: Tim T1,T2 đều rõ êm dịu Phồi rì rào phế nang êm dịu Bụng mềm, gan lách không sờ chạm 3. Chẩn đoán ban đầu: Hội chứng cổ tay 2 bên/ THCS cổ. Thực chứng 4. Phương pháp điều trị: châm cứu + hồng ngoại + kéo cột sống cổ BỆNH ÁN 2: I. Hành chánh: Họ tên: Trương Thị Quy Tuổi: 54 Giới: Nữ : II. Lý do nhập viện: Đau lưng lan xuống chân trái III. Hỏi bệnh: 1. Quá trình bệnh lý: Đau lưng đã lâu, hay tái phát, trời lạnh về đêm đau tăng, gần đây đau lan xuống chân trái, vận động khó khăn IV. Khám bệnh: 1. Toàn thân: Tỉnh táo, tiếp xúc tốt Tổng trạng trung bình Da niêm hồng nhạt 2. Các bộ phận: Tim T1,T2 đều rõ êm dịu Phồi rì rào phế nang êm dịu Bụng mềm, gan lách không sờ chạm Dầu nhấn chuông (+) laseque: 500, khớp không sưng đỏ, có đau, nghe lạo xạo 3. Chẩn đoán ban đầu: Đau TK tọa(T) + THKhớp gối. Thực chứng 4.Phuong pháp điều trị: châm cứu + hồng ngoại + kéo CSTL +điện xung IV- DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG STT Tên vị thuốc Nguồn gốc Tên khoa học của vị thuốc I II III IV I. Nhóm phát tán phong hàn 1 Bạch chỉ B - N Radix Angelicae dahuricae 2 Kinh giới N Herba Elsholtziae ciliatae 3 Ma hoàng B Herba Elsholtziae ciliatae 4 Phòng phong B Radix Ligustici brachylobi 5 Quế chi B - N Ramulus Cinnamomi 6 Tế tân B Herba Asari 7 Tô diệp N Folium Perillae II. Nhóm phát tán phong nhiệt 8 Bạc hà N Herba Menthae arvensis 9 Cát căn N Radix Puerariae 10 Cúc hoa N Flos Chrysanthemi indici 11 Sài hồ bắc B Radix Bupleuri 12 Thăng ma B Rhizoma Cimicifugae 13 Thuyền thoái N Periostracum Cicadae III. Nhóm phát tán phong thấp 14 Độc hoạt B Radix Angelicae pubescentis 15 Hy thiêm N Herba Siegesbeckiae 16 Khương hoạt B Rhizoma seu Radix Notopterygii 17 Mộc qua B Fructus Chaenomelis speciosae 18 Ngũ gia bì chân chim B - N Cortex Schefferae heptaphyllae 19 Tần giao B Radix Gentianae macrophyllae 20 Tang ký sinh N Herba Loranthi 21 Thiên niên kiện N Rhizoma Homalomenae 22 Uy linh tiên B Radix Clematidis 23 Thương truật B Rhizoma Atractylodis IV. Nhóm thuốc trừ hàn 24 Can khương N Rhizoma Zingiberis 25 Tiểu hồi B Fructus Foeniculi 26 Ngải cứu N Herba Artemisiae vulgaris 27 Ngô thù du B - N Fructus Euodiae rutaecarpae V. Nhóm hồi dương cứu nghịch 28 Nhân sâm B Radix Ginseng 29 Phụ tử chế ( Hắ
Tài liệu liên quan