Báo cáo Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương

Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng và chất lượng tốt cho con người. Thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, khi chế biến lại không làm giảm phẩm chất thịt và phù hợp với đại đa số người dân. Ngoài ra, ngành chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn phân bón không nhỏ cho ngành trồng trọt hay tận dụng xây hầm bioga để làm khí đốt, điện thắp sáng và cung cấp các sản phẩm phụ khác cho ngành công nghiệp chế biến như: Da, lông, mỡ, xương Trong những năm gần đây, nhờ việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta luôn có những bước phát triển lớn như: tổng đàn lợn tăng, cơ cấu đàn lợn đa dạng, năng suất cao, khả năng phòng bệnh tốt. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách, những biện pháp cụ thể nhằm phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng. Các nhà khoa học cũng không ngừng tìm tòi, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. Do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đang có những bước chuyển mình từ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và lớn. Các trang trại do nhà nước xây dựng hay những mô hình kết hợp giữa hộ gia đình và công ty cám đầu tư xuất hiện ở khắp mọi nơi từ các xã, huyện trở đi. Không những thế, trong những năm gần đây đã xuất hiện mô hình chăn nuôi mới đó là mô hình chăn nuôi trang trại hộ gia đình. Đây là một hình thức chăn nuôi hộ gia đình nhưng đã được mở rộng và đầu tư phát triển hơn, với số vốn lớn hơn nên số lượng con giống cũng được tăng cao mà hiệu quả mang lại từ mô hình này cũng khá cao. Tuy vậy, những cơ sở chăn nuôi theo hình thức này vẫn cần phải quan tâm đến vấn đề kỹ thuật và các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công việc nuôi dưỡng, chăm sóc vì người dân vẫn chưa nắm vững được kỹ thuật nên đây là một vấn đề không thể thiếu do đó em tiến hành thực hiện chuyên đề với nội dung: “ Theo dõi quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn thịt ( ♀Landrace x ♂Duroc) tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương”.

doc47 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------oOo------- HOÀNG THỊ HỒNG PHƯƠNG Tên báo cáo: “ Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương”. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo: Liên thông Chuyên ngành: Chăn nuôi – Thú y Khoa: Chăn nuôi – Thú y Lớp: K1 – Bắc Giang Khóa học: 2009 - 2011 Bắc Giang, 2011 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------oOo------- HOÀNG THỊ HỒNG PHƯƠNG Tên đề tài: “ Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương”. ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo: Liên thông Chuyên ngành: Chăn nuôi – Thú y Khoa: Chăn nuôi – Thú y Lớp: K1 – Bắc Giang Năm học: 2009 - 2011 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hồ Thị Bích Ngọc Bộ môn: Cơ sở Bắc Giang, năm 2011 LỜI CẢM ƠN! Là một sinh viên vừa rời khỏi ghế nhà trường, kiến thức về thực tiễn, xã hội và ngoại giao còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong quá trình đi thực tập tốt nghiệp bản thân em còn gặp rất nhiều bỡ ngỡ và sai sót. Để có thể hoàn thành tốt được đợt thực tập và thu được kết quả như ngày hôm nay là nhờ vào sự giúp đỡ dẫn dắt của thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi thú y, gia đình bác Lương Văn Đăng chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương và đặc biệt hơn nữa là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Hồ Thị Bích Ngọc thuộc bộ môn cơ bản là giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập vừa qua. Để bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của em trước sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và kính chúc thầy cô giáo mạnh khoẻ - công tác tốt và luôn là tấm gương tốt cho chúng em học tập. Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình bác chủ trại đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Bắc Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2010 Sinh viên Hoàng Thị Hồng Phương DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Kết quả tiêm phòng vaccine cho đàn lợn thịt …………...…..……33 Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh sau tiêm phòng vaccine ……...………………….35 Bảng 4.3. Kết quả điều trị lợn mắc các bệnh thông thường ……….………..36 Bảng 4.4. Kết quả nuôi dưỡng đàn lợn thịt ……...………………………….40 Bảng 4.5.Khối lượng của lợn qua các kỳ cân ( kg) .……..………………….41 Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn nuôi thịt (g/ con/ ngày) ……….…..41 Bảng 4.7. Sinh trưởng tương đối của lợn nuôi thịt (%) ……………….…….41 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng và chất lượng tốt cho con người. Thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, khi chế biến lại không làm giảm phẩm chất thịt và phù hợp với đại đa số người dân. Ngoài ra, ngành chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn phân bón không nhỏ cho ngành trồng trọt hay tận dụng xây hầm bioga để làm khí đốt, điện thắp sáng và cung cấp các sản phẩm phụ khác cho ngành công nghiệp chế biến như: Da, lông, mỡ, xương… Trong những năm gần đây, nhờ việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta luôn có những bước phát triển lớn như: tổng đàn lợn tăng, cơ cấu đàn lợn đa dạng, năng suất cao, khả năng phòng bệnh tốt. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách, những biện pháp cụ thể nhằm phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng. Các nhà khoa học cũng không ngừng tìm tòi, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. Do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đang có những bước chuyển mình từ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và lớn. Các trang trại do nhà nước xây dựng hay những mô hình kết hợp giữa hộ gia đình và công ty cám đầu tư xuất hiện ở khắp mọi nơi từ các xã, huyện trở đi. Không những thế, trong những năm gần đây đã xuất hiện mô hình chăn nuôi mới đó là mô hình chăn nuôi trang trại hộ gia đình. Đây là một hình thức chăn nuôi hộ gia đình nhưng đã được mở rộng và đầu tư phát triển hơn, với số vốn lớn hơn nên số lượng con giống cũng được tăng cao mà hiệu quả mang lại từ mô hình này cũng khá cao. Tuy vậy, những cơ sở chăn nuôi theo hình thức này vẫn cần phải quan tâm đến vấn đề kỹ thuật và các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công việc nuôi dưỡng, chăm sóc vì người dân vẫn chưa nắm vững được kỹ thuật nên đây là một vấn đề không thể thiếu do đó em tiến hành thực hiện chuyên đề với nội dung: “ Theo dõi quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn thịt ( ♀Landrace x ♂Duroc) tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương”. 1.2 Sự cần thiết tiến hành nội dung thực tập. Sau những năm học trên ghế nhà trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Em đã được thầy cô cung cấp cho những kiến thức và kỹ thuật cơ bản của một kỹ sư chăn nuôi tương lai, được giáo dục bồi dưỡng về tình cảm và đạo đức nghề nghiệp và mình nên làm như thế nào trong thực tế. Khi đi thực tập em lại được sự giúp đỡ của cô giáo hưỡng dẫn và được cơ sở thực tập tạo mọi điều kiện thuận lợi để em vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế phục vụ sản xuất tại cơ sở và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình để xứng đáng trở thành một kỹ sư chăn nuôi thực thụ không phụ sự kỳ vọng của thầy cô. Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn xảy ra ngày càng nhiều, tính chất bệnh ngày càng đa dạng và phức tạp là do khả năng kháng thuốc của căn nguyên gây bệnh ngày càng tăng, gây nên hiện tượng nhờn thuốc. Do đó làm giảm hiệu quả trong công tác phòng, trị bệnh cho đàn lợn. Tuy nhiên, để việc phòng trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho đàn lợn theo đúng quy định là vô cùng quan trong. Chính từ tình hình thực tế như vậy, em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề trên. 1.3. Điều tra cơ bản 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1. Vị trí địa lý Kim Tân là một xã của huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương. Với tổng diện tích toàn xã là 9,54km2, nằm cách trung tâm thành phố 22km. Kim Tân là một xã thuộc vùng đồng bằng. + Phía Bắc giáp với xã Kim Lương, Kim Khê. + Phía Nam giáp với xã Cẩm La. + Phía Tây giáp xã Kim Đính + Phía Đông giáp các xã Lê Thiện, An Hòa của huyện An Dương tỉnh Hải Phòng. Đây là một điều kiện khá thuận lợi của xã trong việc giao lưu buôn bán với các xã, huyện thành bên cạnh, đặc biệt là gần với tỉnh Hải Phòng. Mà Hải Phòng là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển khá mạnh của khu vực phía Bắc cũng như của của cả nước. 1.3.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn Khí hậu và nguồn nước luôn là những yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân cũng như trong chăn nuôi. Nó quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp trong đó có trồng trọt và chăn nuôi, mà chăn nuôi hiện nay đang có xu hướng tăng mạnh. Xã Kim Tân có khí hậu tiêu biểu cho vùng bắc bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Thuộc vùng nhiệt đới nên xã quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ khá cao và do tác động của biển nên xã Kim Tân có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Đặc biệt xã lại rất gần với vùng biển của Hải Phòng do đó chịu ảnh hưởng khá lớn của khí hậu vùng biển. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu ở đây là sự thay đổi và khác biệt rõ rệt của 2 mùa nóng - lạnh. Hàng năm xã chịu ảnh hưởng của hai loại mùa gió chính là: + Gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 đem theo nhiều hơi nước, mưa nhiều và khí hậu mát mẻ. + Gió mùa đông bắc bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau mang theo không khí lạnh và khô. Hai mùa nóng, lạnh cũng được thể hiện rõ ràng: + Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2oC, độ ẩm 81 - 86%, lượng mưa trung bình 269,8 mm/tháng thường tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8. + Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là khí hậu mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2oC, về mùa đông có gió mùa đông bắc kéo dài làm thời tiết trở nên lạnh giá, đêm có sương muối, ban ngày nhiệt độ giảm xuống còn 6 - 10oC. Cùng với 2 thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10 nên Kim Tân cũng có đủ 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã khá thuận lợi cho nông nghiệp phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên có những tháng khí hậu rất bất lợi như mùa hè nhiệt độ, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Sự biến động phức tạp của thời tiết đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác chăn nuôi, đặc biệt là nhiệt độ cao về mùa hè và thời tiết lạnh giá vào mùa đông đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và mức kháng chịu của vật nuôi. Chính vì vậy mà việc phòng và trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong xã là khá quan trọng. 1.3.1.3 Điều kiện địa hình Xã nằm trên khu vực thuộc vùng sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mực nước biển của xã vào khoảng 5 đến 8m. Đất đai chủ yếu là đất phù xa bồi đắp nên thuận lợi cho việc canh tác. Xã có một con sông nhỏ chảy qua, đó là một nhánh của sông Kinh Thầy được bắt nguồn từ một khúc của sông Hồng. Con sông ngăn cách giữa xã Kim Tân của huyện với xã An Hoà huyện An Dương tỉnh Hải Phòng. 1.3.1.4. Điều kiện giao thông Giao thông thủy lợi là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân và sự phát triển của xã hội, nó là cầu nối cho sự giao lưu buôn bán giữa xã và các xã, huyện thành xung quanh. Xã có tỉnh lộ 166 đi qua nối với tỉnh Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân và các phương tiện xe cơ giới trong việc giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng với nhau. Thủy lợi cũng là yếu tố tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Nguồn nước đủ để cung cấp cho việc sinh hoạt của người dân, cho sản xuất nông nghiệp và cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Kinh tế của xã trước đây chủ yếu là nông nghiệp, những năm gần đây do ảnh hưởng của thiên tai nên xã đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp. Phát huy lợi thế nằm gần Hải Phòng và Quảng Ninh, Kim Tân đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến sản xuất - kinh doanh. Những năm qua, kinh tế của xã luôn luôn phát triển mạnh, mức tăng trưởng ở 2 con số. Năm 2008, xã phấn đấu đạt mức tăng trưởng 12,5% trở lên, tổng giá trị ước tính đạt 11 tỷ đồng. Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Kim Tân rất quan tâm phát triển ngành nghề trên quy mô toàn diện. Sản xuất công nghiệp của xã dần đi vào thế ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/ năm, các ngành nghề tiểu thủ công cũng từng bước được phục hồi. 1.3.2.1. Dân số, tập quán Tổng số dân của xã là 8719 người, sinh sống và làm việc trên diện tích là 9,54 km2. Mật độ dân số là 914 người/1km2. Lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp. 1.3.2.3. Văn hóa, xã hội, y tế Kim Tân còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng: điện - đường - trường - trạm phát triển đồng bộ, có điểm bưu điện - văn  hóa, bình quân 11 điện thoại cố định /100 dân. Xã có nhiều đình, chùa, đền, miếu có phong cảnh tuyệt đẹp như chùa Gạo, chùa Diên Khánh, chùa Rong … Hầu hết các đình chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân. Đặc biệt chùa Diên Khánh còn được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Với những sự phát triển như trên, xã Kim Tân đã phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại và đầu tư cho tương lai bằng việc chăm lo cho công tác giáo dục - đào tạo cho thế hệ trẻ. Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng một Kim Tân giàu đẹp và vững bước trong tiến trình hội nhập. 1.3.2.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của thú y địa phương. Dưới sự chỉ đạo của trạm thú y huyện và Ủy ban nhân dân xã, ban thý thy xã bao gồm một trưởng thú y xã là anh Nguyễn Ngọc Quyến và 8 thú y viên chia đều cho 4 thôn. Với sự tổ chức như vậy, thú y luôn bám sát tình hình chăn nuôi và dịch bệnh tại địa phương nhằm kịp thời ngăn chặn những dịch bệnh có thể xảy ra. Luôn hoàn thành tốt những đợt tiêm phòng cho gia súc, gia cầm với tỷ lệ cao. Kịp thời phát hiện, báo cáo tình hình và có phương án giải quyết khi có dịch bênh xảy ra. 1.3.3. Tình hình sản xuất của xã. 1.3.3.1. Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt Diện tích gieo trồng ở xã được duy trì hàng năm khoảng trên 1000 ha. Với tổng số đất nông nghiệp hiện có Kim Tân đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất nông nghiệp so với các xã khác trong huyện. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa các giống cây mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất mà sản lượng của ngành đã được nâng cao đáng kể. Trong những năm tới xã có chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chú trọng đa canh, tăng năng suất cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. 1.3.3.2. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi. Bên cạnh ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi của xã cũng phát triển mạnh, những năm gần đây nhờ áp dụng những thành tựu khoa học mới như trong công tác giống, công tác thú y, công tác phòng trừ dịch bệnh thường xuyên được quan tâm nên tổng đàn gia súc, gia cầm được tăng cao. - Chăn nuôi trâu bò. Trâu bò là loài gia súc cung cấp cho con người sức kéo, phân bón và thực phẩm thịt + sữa. Những năm trở lại đây thì tổng đàn trâu bò có xu hướng giảm, theo thống kê của xã thì có 76 con trâu, 51 con bò. Được nuôi theo hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ theo từng hộ với số lượng 10 - 12 hộ / con. Bởi hiện nay việc cày cấy đã được công nghiệp hóa bằng máy móc nên số trâu, bò trong xã đã giảm thiểu rõ rệt. Hình thức chăn thả tự do trên những bãi cỏ ven đê hay gần ruộng. Hiện nay với sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước thì đàn bò của xã đã được cải tạo giống, chủ yếu là giống bò lai Sind và số ít là bò vàng Việt Nam, trâu ré. Nguồn thức ăn chính là rơm, rạ, cỏ và tận dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt như: thân cây ngô, cây lạc, đậu tượng, … - Chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn cung cấp một khối lượng lớn thịt cho đời sống của người dân, không chỉ thế nó còn cung cấp một lượng phân bón, nước tưới cho cây trồng và nuôi cá. Hiện nay với xu thế phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa thì một loại hình chăn nuôi mới xuất hiện đó là chăn nuôi tư nhân, hộ gia đình với số lượng lớn. Với loại hình chăn nuôi mới này thì người dân có thể tự cung cấp được con giống cho mình, đầu ra của sản phẩm thường là bán cho thợ thịt hay bán cho xe mua buôn … Thức ăn chính của lợn là những phụ phẩm của ngành trồng trọt như: cám gạo, ngô, rau khoai, rau muống, … Hiện nay với hình thức chăn nuôi công nghiệp có sử dụng trực tiếp cám công nghiệp như: cám CP, cám Cavina, Newhope, …Bên cạnh đó, ta còn bổ sung thêm một số loại khoáng, vitamin cần thiết cho con vật như: B complex, canxi, Fe,… - Ngành chăn nuôi gia cầm. Cũng như chăn ngành chăn nuôi lợn, trong chăn nuôi gia cầm của xã cũng phát triển hướng chăn nuôi gia công quy mô chuồng công nghiệp khép kín. Tuy vậy vẫn có nhiều hộ gia đình chăn nuối nhỏ lẻ với hình thức thả tự do nên việc kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn nên hàng năm dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra như: Newcastle, Gumboro, CRD, Cầu trùng... Đặc biệt là những năm vừa qua đã xảy ra dịch cúm gia cầm đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đàn gia cầm của xã. 1.3.3.3. Tình hình sản xuất của ngành công nghiệp và dịch vụ. * Công nghiệp Nhờ những chính sách thu hút đầu tư hợp lý nên bộ mặt công nghiệp củ địa phương đã có nhiều khởi sắc đáng kể. Một số công ty sản xuất công nghiệp đã được xây dưng tại địa phương đã thu hút một lượng đáng kể người lao động và giải quyết công ăn việc làm cho họ. Đây là những công ty sản xuất trong ngành may mặc và chế biến nông sản thực phẩm. * Thương mại, dịch vụ Cùng với sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp thì các ngành thương mại, dịch vụ cũng đang hình thành và phát triển. những ngành nghề này không những góp phần tiêu thụ những sản phẩm của địa phương mà còn cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 1.3.3.4 Tình hình sản xuất của trang trại Kim Tân. Số lao động tại trang trại Do là chăn nuôi hộ gia đình, chăn nuôi cá thể nên lao động chủ yếu là người trong gia đình gồm có vợ chồng bác chủ trại Lương Văn Đăng và một người cháu là anh Lương Văn Thái cùng một công nhân là anh Nguyễn Văn Thắng người cùng xã. Trang thiết bị y tế Trang trại có một tủ thuốc y tế cho lao động trong trang trại có đầy đủ các loại thuốc và dụng cụ y tế mà một hộ cần dùng như: Bông, băng gạc, xilanh, thuốc… Trại cũng có một tủ thuốc phục vụ trong chăn nuôi lợn tại trại, luôn luôn có những loại thuốc mà lợn hay mắc phải như: tiêu chảy, viêm phổi, tụ huyết trùng, sưng phù đầu, … Cơ sở vật chất tại trang trại Cơ sở vật chất tại trại cũng tương đối đầy đủ, trại có hệ thống điện, nước đủ để cung cấp trong trại. Có một phòng khách và hai phòng ngủ cho nhân công trong trại và chủ trại. Trang trại Kim Tân là trang trại chăn nuôi tư nhân được xây dựng vào năm 2007, chăn nuôi dưới hình thức là nuôi hộ gia đình với mô hình lớn. Đây là mô hình chăn nuôi mới tạo điều kiện cho người dân dần xóa bỏ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn mang tính chất công nghiệp hiện đại, ổn định được nền kinh tế cho người dân. Hiện tại trại chăn nuôi tư nhân Kim Tân có 2 dãy chuồng lợn, một dãy là nuôi lợn nái, một dãy chuồng nuôi lợn thịt với quy mô khoảng 200 con. Lợn giống do trang trại tự cung cấp là lợn 2 máu với nền tảng nguồn lợn bố - mẹ là: Landrace và Duroc…. Lợn con sau khi được chăm sóc nuôi dưỡng ở dãy chuồng nái đến 3 tuần tuổi với trọng lượng trung bình là ≥ 6,5 Kg thì sẽ được chuyển về dãy chuồng hậu bị nuôi dưỡng tới khi xuất chuồng, nhờ kỹ thuật chăn nuôi hiện đại lợn con được sinh ra được cai sữa trước 21 ngày tuổi nên hiệu quả kinh tế rất cao. - Công tác nuôi dưỡng: + Trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Ở đầu chuồng nuôi có xây những ô thoáng giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Máng cho lợn ăn là máng xi măng xây cao khoảng 30cm so với mặt đất. + Về thức ăn: Trong cả quá trình chăn nuôi trại chỉ sử dụng 4 loại cám của CP đó là: 550SF, 551FX, 552SF, 552FX. Khi lợn con được chuyển từ trại nái về trại hậu bị sẽ được cho ăn cám 550SF với tiêu chuẩn là 10kg/con. Sau đó chuyển sang cám 551FX với tiêu chuẩn là 30kg/con. Tiếp theo cho ăn cám 552SF tiêu chuẩn 50kg/con (Trong thời gian sử dụng cám 552SF có 1 tuần sử dụng cám 552SF x 04 là loại cám trộn thêm thuốc tẩy giun). Cuối cùng là cám 552FX được sử dụng tới khi xuất bán lợn. - Công tác thú y: Trại thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” + Nhân công trước khi vào trại phải thay đổi trang phục chuyên dùng khi vào khu vực chăn nuôi, quần áo, mũ và ủng đã được khử trùng. Tuyệt đối không được mặc quần áp thường vào khu vực chăn nuôi, không cho người lạ chưa qua khu vực sát trùng vào chuồng lợn. + Khi vào chuồng: Vào buổi sáng kiểm tra tồng thể chuồng nuôi, ghi theo dõi nhiệt độ hàng ngày, hót phân, xả máng nước, quét nền, mạng nhện, song sắt, cửa sổ, hành lang chuồng, trong quá trình dọn chuồng nếu phát hiện lợn ốm phải đánh dấu ngay để kịp thời điều trị, đổ cám cho lợn, tiêm
Tài liệu liên quan