Bài 1
ĐO ĐỘ RỌI CỦA PHÒNG HỌC
I. Mục đích:
- Biết cách sử dụng dụng cụ đo độ rọi light meter C.A 811 để đo độ rọi
- So sánh kết quả độ rọi đo được với kết quả tính toán theo lý thuyết.
- Đánh giá kết quả thí nghiệm
II. Yêu cầu
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trước khi đi thí nghiệm.
- Tính toán độ rọi trung bình lý thuyết ( Etblt ) cho lớp học theo phương pháp
hệ số sử dụng
- Đo độ rọi trung bình ( Etbđ ) của lớp học bằng light meter
- So sánh kết quả tính toán (Etblt) với kết quả đo được ( Etbđ).
- Đánh giá kết quả thí nghiệm
21 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thí nghiệm môi trường và con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY
---------------o0o---------------
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
CBHD: Đặng Quang Kỳ
SVTH:
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
2
Bài 1
ĐO ĐỘ RỌI CỦA PHÒNG HỌC
I. Mục đích:
- Biết cách sử dụng dụng cụ đo độ rọi light meter C.A 811 để đo độ rọi
- So sánh kết quả độ rọi đo được với kết quả tính toán theo lý thuyết.
- Đánh giá kết quả thí nghiệm
II. Yêu cầu
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trước khi đi thí nghiệm.
- Tính toán độ rọi trung bình lý thuyết ( Etblt ) cho lớp học theo phương pháp
hệ số sử dụng
- Đo độ rọi trung bình ( Etbđ ) của lớp học bằng light meter
- So sánh kết quả tính toán (Etblt) với kết quả đo được ( Etbđ).
- Đánh giá kết quả thí nghiệm.
III. Nội dung thí nghiệm.
III.1 .Tính toán độ rọi của phòng học theo phương pháp hệ số sử dụng .
(Tính toán độ rọi theo lý thuyết)
Để tính toán chiếu sáng chung cho phòng làm việc, người ta thường sử dụng
phương pháp hệ số sử dụng h như sau:
- Tính chỉ số phòng i.
)( abH
S
i
C
(1.1 )
Trong đó:
S – diện tích phòng chiếu sáng (m2).
a,b tương ứng là chiều dài, chiều rộng phòng (m)
HC khoảng cách từ mặt bàn làm việc tới đèn (m).
Từ chỉ số phòng i tính được ở trên, ta tra giá trị của hệ số sử dụng
( Tham khảo bảng 9-12 trang 158 sách Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Nguyễn Bá
Dũng và các tác giả – năm 1979)
i<= 0.8 thì h = 0.05 – 0.36
i<= 2 thì h = 0.08 – 0.47
i> 2 thì h = 0.12 – 0.57
3
- Quang thông tổng 𝜑t của các bộ đèn để chiếu sáng căn phòng được xác định
theo công thức:
min . . .
t
E k z S
h
(1.2 )
Trong đó:
Emin – độ rọi nhỏ nhất theo qui định của nhà nước. Đối với phòng học
E = 300 – 500 lux
k – hệ số dự trữ . Nếu phòng cần chiếu sáng có bụi, khói làm ảnh
hưởng đến tầm nhìn lấy k =1,5 – 1,7. Nếu không có bụi, khói thì k =1.
z – tỷ số giữa độ rọi trung bình Etb và Emin. z = Etb/Emin. (Thường
chọn z=(1,1÷1,2). Phòng diện tích nhỏ hơn 10m2 thì lấy z=1)
S – diện tích phòng cần được chiếu sáng (m2).
h - Hệ số sử dụng
- Tính số bộ đèn cần thiết để chiếu sáng (Nbđ )
Chọn trước quang thông của 1 bộ đèn là 𝜑bđ , ta tính được số bộ đèn cần
thiết Nbđ để chiếu sáng cho căn phòng là :
tbd
bd
N
( 1.3)
- Cuối cùng ta xác định được độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc là :
. .
.
bd bd
tb
N h
E
S k
(1.4)
Trong công thức trên:
Nbd – Số bộ đèn cần để chiếu sáng
𝜑bd – quang thông của một bộ đèn
S – diện tích phòng(m2),
k – hệ số dự trữ
h - là hệ số sử dụng.
III-2. ĐO ĐỘ RỌI THỰC TẾ PHÒNG HỌC BẰNG LIGHT METER
III.2.1. Giới thiệu dụng cụ đo độ rọi light meter C.A 811.
Dụng cụ đo độ rọi C.A 811 được trang bị màn hình đo độ rọi silicon, hiển thị số và
dễ dàng sử dụng bằng tay vì kích thước nhỏ gọn.
III.2.2. Nguyên lý làm việc ( xem hình vẽ)
4
1. Cảm biến có nắp bảo vệ.
2. Màn hình tinh thể lỏng Backlit
- Màn hình chính:giá trị số 3 hoặc OL ( báo lỗi )
- Các ký hiệu:
+ ổ chứa pin
HOLD giá trị đo cuối cùng.
klux / kfc giá trị đơn vị được hiển thị
MAX giá trị max
3. Lựa chọn dãy đo :
- Từ 20 lux đến 20 klux chia 4 dãy đo.
- Từ 20 fc đến 20 kfc chia 4 dãy đo.
4. Công tắc 2 chức năng
5
- Ấn nhanh :thao tác hiển thị lại màn hình.
- Ấn lâu : Điều khiển công tắc giá trị max.
5. Điều chỉnh di chuyển cảm biến
6. Điều khiển công tắc để giữ hiển thị giá trị cuối cùng
7. Chỉ thị 3 trạng thái :
- OFF dụng cụ ở trạng thái không làm việc.
- Lux : Dụng cụ ở trạng thái đo độ rọi
- Fc đo độ sáng Anglo-Saxon( của nến)
III.2.3. Sử dụng
Trình tự
1. Đặt bề mặt cảm biến trên bề mặt cần đo độ rọi, tránh vùng bị bóng che để
không ảnh hưởng đến kết quả đo.
2. Bật công tắc của dụng cụ, dùng công tắc 7 để chọn 1 trong 2 đơn vị đo lux
hoặc fc. Khi giá trị đo hiển thị trên màn hình chờ cho đến khi giá trị ổn
định. Sử dụng công tắc 5 để chọn dãy đo thích hợp.
3. Định dạng dụng cụ đo theo kiểu đo bằng cách sử dụng các khóa chức năng
đặc biệt 4 hoặc 3.
4. Ghi giá trị đo khi đã ổn định, dịch chuyển công tắc 7 về vị trí OFF để tắt
máy.
Chú y: nếu ánh sáng được đo không nằm trong dãy đo thì màn hình sẽ hiển
thị OL, trong trường hợp này ấn công tắc 3 vài lần để chọn dãy đo thích
hợp.
Chức năng đặc biệt
HOLD : khi ấn nút này sẽ xóa giá trị đo cuối cùng, chức năng này thực hiện khi
dụng cụ đã ở vị trí OFF.
MAX : Dụng cụ hiển thị giá trị max đo được, chức năng này có lợi khi độ sáng
khác nhau, nó được thao tác khi dụng cụ đã ở vị trí OFF hoặc công tắc được ấn lần
nữa.
III.2.4. Khả năng đo.
Dãy đo : 20 lux ; 200 lux ; 2000 lux ; 20 klux.
20 fc ; 200 fc ; 2000 fc ; 20 kfc.
Giá trị đo : 0.01 lux ; 0.01 fc. Độ chính xác : 3%
III.3. PHẦN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
III.3. 1 Nhiệm vụ :
1. Tính toán lý thuyết độ rọi phòng học : xác định các thông số cần thiết của
phòng học cần đo độ rọi ( chiều dài a, rộng b, cao H, chiều cao treo đèn so với
bề mặt làm việc Hc, khoảng cách từ đèn tới trần hc, ) .
Tra các giá trị cần thiết như :
6
Emin, Emax, hệ số dự trữ k , loại bộ đèn) . tính số bộ đèn cần thiết Nbd,
phân bố các bộ đèn, tính độ rọi trung bình theo lý thuyết Etblt,
2. Thực hành đo độ rọi phịng học: với sự phân bố đèn sẵn có trong phòng, đo độ
rọi E tại một số điểm trên bề mặt làm việc, tính độ rọi trung bình Etbđ trong
các trường hợp:
a. Có ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn.
b. Không có ánh sáng đèn.
3. So sánh Etblt tính toán với Etbđ thực tế đo được.
IV.2 Trình tự làm thí nghiệm:
1. Xác định các thông số cần thiết của phòng .
2. Xác định các điểm cần đo độ rọi của phòng ( chú ý chọn các điểm đặc biệt
như điểm sáng nhất, điểm tối nhất)
3. Lần lượt đo độ rọi tại các điểm đã chọn trong cả 2 trường hợp có và không có
ánh sáng đèn điện. Ghi kết quả đo.
4. Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu.
7
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐO ĐỘ RỌI CỦA PHÒNG HỌC
I. Tính độ rọi trung bình (Etblt) theo lý thuyết
1. Xác định các thông số của phòng.
Chiều dài phòng : a = 14,8 ( m ) ; Chiều rộng : b = 8,6 ( m )
Chiều cao phòng : H = ( m );
Chiều cao từ bàn làm việc đến đèn: Hc = 7,6 (m)
Diện tích phòng: S = a*b = 127,28 ( m2)
2. Xác định các số liệu cần thiết : Độ rọi (E) ; Hệ số dự trữ ( k); Tỷ số giữa độ
rọi Etb và E min (z); Chỉ số phòng (i – tính theo công thức 3.1); Hệ số sử dụng
3. Tính toán độ rọi Etblt theo phương pháp hệ số sử dụng
– Tính trị số quang thông tổng của các bộ đèn ft theo công thức 3.2
(lm)
– Xác định số bộ đèn cần thiết để chiếu sáng căn phòng Nbd theo công thức 3.3
458208
183,2832
2500
t
bd
bd
N
Trong bài thí nghiệm này ta chọn trước loại đèn để chiếu sáng là đèn huỳnh
quang 6500K, công suất p = 36 w có quang thông của bộ đèn 𝜑bđ =2500
lm
( Tham khảo trang 246 sách Kỹ thuật chiếu sáng của Dương Lan Hương, năm
2011)
– Tính độ rọi trung bình ( Etb ) trên mặt phẳng tính toán (công thức 3.4).
(lx)
. . 183,2832.2500.0,1
360
. 127,28.1
bd bd
tb
N h
E
S k
min . . . 300.1.1,2.127,28 458208
0,1
t
E k z S
h
8
II. Đo độ rọi của một số điểm trong phòng
1 – Trường hợp có ánh sáng tự nhiên và ánh sáng điện
Bảng 1
Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
E(lx) 241 231 239 258 98 219 233 229 236 196 204 226 305 284
Etb = 228,5 (lx)
2- Trường hợp không có ánh sáng điện
Bảng 2
Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
E(lx) 13 8 12 8 8 8 7 7 7 10 15 10 8 8
Etb = 9,214 (lx)
III. So sánh Etb lý thuyết và Etb đo thực tế.
Etblt = 360 (lx)
Etbtt = 228,5-9,214=219,286 (lx)
Etbtt < Etblt
IV. Đánh giá kết quả thí nghiệm
– Độ rọi trong phòng đạt tiêu chuẩn qui định của Nhà nước hay không?
Theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước, phòng học chiếu sáng đạt tiêu chuẩn
cần có độ rọi phải đảm bảo 300-500 lux. Nhìn vào kết quả thực tế ta đo được
chỉ có 228,5 lux nên chưa đạt tiêu chuẩn
– Sự chiếu sáng trong phòng đảm bảo kỹ thuật chiếu sáng ( độ rọi phân bố đều
trên bề mặt cần chiếu sáng, không chói loá, không tạo thành bóng đen) ?
Độ rọi phân bố chưa đều trên bề mặt cần chiếu sáng
– Những nhận xét và đề xuất của cá nhân về kỹ thuật chiếu sáng của phòng học?
Các dãy đèn nên bố trí song song với hướng nhìn và cửa để hạn chế
phản xạ lóa mắt
Lắp thêm đèn để độ rọi đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn đảm bảo mật độ công
suất ≤ 12 (W/m2)
9
BÀI 2 : BÀI THÍ NGHIỆM ĐO ĐỘ ỒN
I. MỤC ĐÍCH
- Giúp sinh viên làm quen với thiết bị đo độ ồn cầm tay NL-20
- Biết cách bố trí vị trí, địa điểm đo, cách ghi chép các số liệu và xử lý các kết
quả đo.
- Tập đưa ra nhận xét, ý kiến của cá nhân hoặc nhóm về tình trạng ô nhiễm tiếng
ồn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tiếng ồn.
II. NỘI DUNG
Theo sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm sinh viên sẽ quan sát, ghi chép, thực
hiện đo mức ồn do nguồn ồn điểm gây ra, vẽ đường cong các mức ồn trên cơ sở
các số liệu đo và số liệu tính toán, cho nhận xét.
III. CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH MỨC ỒN GIẢM THEO KHOẢNG CÁCH
Nếu mức âm đặc trưng của nguồn ồn (thường đo ở độ cao 1,5m) ở điểm cách
nguồn ồn một khoảng là r1 đã biết (r1 thường bằng 1m đối với tiếng ồn từ máy
móc, thiết bị công nghiệp và bằng 7,5m đối với nguồn ồn là dòng xe giao thông)
thì mức ồn ở điểm cách nguồn ồn là r2 sẽ giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng
cách là r1 và được xác định theo công thức sau:
Đối với nguồn ồn điểm:
L = 20.lg(
r2
r1
)
1+a
, (dB) (1)
Đối với nguồn ồn đường:
Ld = 10.lg(
r2
r1
)
1+a
, (dB) (2)
Trong đó, a là hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất:
- Đối với mặt đường nhựa và bê tông thì a = - 0,1.
- Đối với mặt đường đất trống trải không có cây thì a = 0.
- Đối với đất trồng cỏ thì a = 0,1
IV. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM RION NL-20
10
Hình 1: Thiết bị đo độ ồn cầm tay Rion NL-20
Hình 2: Các phím chức năng Hình 3: Cách cầm thiết bị đo
* Giới thiệu các phím chức năng:
Phím Chức năng
Start/Stop
Bắt đầu/kết thúc quá trình đo được thiết lập sẵn.
Store
Lưu trữ dữ liệu đo vào bộ nhớ.
Mode
Dùng để đọc kết quả đo. Mỗi lần nhấn phím này màn hỉnh sẽ chuyển đổi
các chế độ hiển thị kết quả đo trong bộ nhớ.
11
Pause/Cont
Trong khi đo, phím này có thể dùng tạm ngưng quá trình đo để loại bỏ các
giá trị không mong muốn.
Menu
Khi chọn phím này sẽ xuất hiện menu 1/3 cho phép cài đặt các tùy chọn,
có thể chuyển đổi giữa 3 menu khác nhau bằng cách nhấn phím Page
A/C/FLAT
Cài đặt dải tần số là A, C hoặc FLAT.
Fast/Slow
Cài đặt thời gian đo là Fast hoặc Slow.
Range
Dùng để chọn khoảng đo của thiết bị, có 6 lựa chọn khác nhau như sau: 20
đến 80, 20 đến 90, 20 đến 100, 20 đến 110, 30 đến 120, 40 đến 130.
Recall
Dùng để xem lại các dữ liệu đã lưu trong bộ nhớ.
Recall Data
Dùng để chuyển đổi giữa các giá trị khác nhau đã lưu trong bộ nhớ.
Light
Dùng để mở/tắt đèn màn hình hỗ trợ việc đọc dữ liệu nếu thiếu ánh sáng.
Print
Khi có kết nối với máy in như DPU-414, CP-11 hoặc CP-10 thì khi nhấn
phím này dữ liệu đo sẽ được in ra.
Cal
Dùng để kích hoạt chế độ hiệu chuẩn.
Power
Dùng để mở/tắt thiết bị đo khi nhấn giữ khoảng hơn 1 giây.
Chú ý: Dây đeo tay được đeo vào tay như hình 3 để tránh làm rơi thiết bị đo.
Hướng dẫn cách đo:
Bước 1: Nhấn giữ phím Power khoảng hơn 1 giây để mở thiết bị đo.
Bước 2:(Dùng khi thiếu ánh sáng) Nhấn phím Light để mở đèn màn hình hỗ trợ đọc
dữ liệu.
Bước 3: Để đo âm thanh thông thường nhấn phím A/C/FLAT chọn “A”, nhấn phím
Fast/Slow để chọn “Fast” và nhấn phím Range để chọn khoảng đo phù hợp.
12
Bước 4: Thiết bị đã sẵn sàng, có thể tiến hành thí nghiệm.
Bước 5: Sau khi thí nghiệm xong nhấn giữ phím Power khoảng hơn 1 giây để tắt thiết
bị đo.
V. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
Đo mức ồn, tính và vẽ đường cong mức ồn tại một nguồn ồn điểm:
V.1 Chọn nguồn ồn điểm là một máy công cụ hay một máy móc, thiết bị đang
hoạt động có phát ra tiếng ồn.
V.2 Đặt hoặc cầm thiết bị đo ở độ cao 1,5m cách tâm nguồn ồn 1m, hướng mi
crô của thiết bị vào tâm nguồn ồn, đo mức ồn (số đo là đêxiben - dB) và ghi lại
số đo (cách thao tác xem phần thiết bị thí nghiệm). Chỉ đọc tròn số đến dB,
không cần đọc số lẻ. Cách 1 giây đọc 1 lần theo nhịp thở, khi gặp các con số
khác thường như lớn quá thì bỏ qua để đỡ gây đột biến khi xử lý số liệu. Đọc
và ghi lại liên tục khoảng 30 số liệu mỗi lần đo vào các bảng sau.
A. Đo mức ồn trong xưởng C1
Bảng 1: ghi số liệu đo ở vị trí cách nguồn ồn 1 mét
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
80 86 85 82 83 78 82 75 76 78 85 82 78 81 78
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
75 82 81 78 81 81 80 83 85 82 80 78 80 79 82
1) Tính giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 1: 80.533
2) Lùi máy ra xa nguồn ồn 3m lại đo và ghi lại liên tục khoảng 30 số liệu vào
bảng 2.
13
Bảng 2: ghi số liệu đo ở vị trí cách nguồn ồn 3 mét
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
78 84 81 80 81 74 78 73 75 78 80 76 74 81 76
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
78 81 80 78 81 82 79 81 80 73 74 78 84 84 80
3) Tính giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 2: 78.733
4) Tính độ giảm mức ồn tính theo công thức (1): 10.275
5) Xác định mức ồn tính toán theo công thức: 70.258
Gợi ý: Mức ồn tính toán theo công thức ở khoảng cách 3m = giá trị trung bình
từ bảng 1 (ở khoảng cách 1m) – độ giảm mức ồn tính theo công thức ở vị trí
3m so với 1m
Ví dụ: giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 1 là 90dB, độ giảm mức ồn theo
công thức (1) tính được là 20dB thì giá trị mức ồn tính toán theo công thức là:
90 dB – 20 dB = 70dB.
6) Lùi máy ra xa nguồn ồn 5 m lại đo và ghi lại liên tục khoảng 30 số liệu vào
bảng 3.
Bảng 3: ghi số liệu đo ở vị trí cách nguồn ồn 5 mét
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
72 75 71 78 84 71 70 72 78 75 73 74 75 72 70
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
74 72 76 75 77 72 74 75 74 73 70 72 71 72 73
7) Tính giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 3: 73.667
8) Tính độ giảm mức ồn tính theo công thức (1): 14.489
14
9) Xác định mức ồn tính toán theo công thức: 66.044
Gợi ý: Cách tính tương tự như ở bảng 2 nhưng lúc này độ giảm mức ồn tính
theo công thức ở vị trí 5m so với 1m
10) Vẽ các đồ thị có trục tung là các giá trị trung bình đo được, trục hoành là vị trí
khoảng cách tới nguồn ồn.
Gợi ý: Vẽ nét liền là giá trị trung bình của kết quả đo, nét đứt là giá trị mức
ồn tính toán theo công thức
80
50
11. Cho nhận xét:
- Ở vị trí cách 1m:
Mức độ ồn = 80.533dB
- Ở vị trí cách 3m:
Mức độ ồn = 78,733 dB
Độ giảm mức độ ồn = 10,275 dB
Mức độ ồn tính toán theo công thức = 70.258dB
Độ sai lệch giữa thực tế và so với công thức (1) = 78,733-70.258 = 8.475dB
- Ở vị trí cách 5m:
Mức độ ồn = 73.667dB
Độ giảm mức độ ồn = 14.489dB
Mức độ ồn tính toán theo công thức = 66.044dB
Độ sai lệch giữa thực tế và công thức (1) = 7.623dB.
Khi cách vị trí đo càng xa thì mức độ ồn đo được càng giảm
Mức độ ồn lí thuyết so với thực tế có nhiều sự chênh lệch. Vì trong thực tế, lúc
đo còn chịu nhiều sự tác động khác từ môi trường.
1m 3m 5m
dB
15
BÀI 3: ĐO ĐỘ RUNG ĐỘNG
I. MỤC ĐÍCH:
- Biết cách thực hiện đo rung động.
- Biết cách sử dụng thiết bị đo độ rung động.
- Tìm hiểu và xác định các nguyên nhân gây rung động, đề xuất các phương
pháp loại trừ và giảm rung động.
II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM:
Các dụng cụ thực hiện bài thí nghiệm bao gồm:
- Các mô hình tạo rung động.
- Máy đo rung động VM – 63A – độ chính xác 5% giá trị đo
1. Mô hình tạo rung động:
Mô hình xem sơ đồ (hình 1). Trong sơ đồ này, hệ thống truyền động là một hệ nối
tiếp do vậy mỗi sự thay đổi nào của bất kỳ một chi tiết nào trong hệ thống đều gây ảnh
hưởng cho các cụm chi tiết trong hệ thống. Nghĩa là chúng có sự ràng buộc lẫn nhau
trong các bộ phận của hệ thống. Muốn hệ thống hoạt động tốt thì tất cả các chi tiết
phải hoạt động tốt.
Nguyên lý làm việc: bánh lệch tâm được gá trên mâm cặp 3 chấu. chuyển động
được truyền từ trục chính đến cơ cấu bánh lệch tâm. Khi trục chính quay sẽ tạo ra rung
động.
Hình 1: Mô hình
tạo rung động.
16
Gia tốc
Gia tốc
Vận tốc
Dịch chuyển
Chế độ đo tần số cao hay thấp
Chế độ hiển thị kết quả đo
2. Giới thiệu về thiết bị đo độ rung động Vibration meter VM-63A:
- Màng hình hiển thị: hiển thị giá trị đo, thông số đo, vùng tần số rung động
và dấu hiệu thay pin.
- Đầu đo rung động: có thể gắn đầu đo dạng L, dạng S hoặc không gắn.
- Nút ấn MEAS: ấn và giữ luôn trong quá trình đo.
- Nút gạt chọn lựa vùng đo tần số cao hay thấp (chỉ dùng cho đo gia tốc): cài
đặt ở tần số thấp “Lo” (10Hz đến 1000Hz) hoặc ở tần số cao “Hi” (1kHz
đến 15 kHz).
Màng hình hiển thị
Đầu đo rung động Nút ấn MEAS
Nút gạt chọn lựa vùng đo tần
số cao hay thấp Nút gạt chọn lựa
hiển thị kết quả đo
Đầu đo dạng L
Đầu đo dạng S Không sử dụng đầu
đo
17
Hình: Phương pháp
cầm dụng cụ đo
- Nút gạt chọn lựa hiển thị kết quả đo: cho kết quả là biên độ gia tốc, biên độ
vận tốc hoặc biên độ dịch chuyển.
3. Phương pháp đo:
1. Ấn nút MEAS và giữ luôn trong suốt quá trình đo. Giữ cho đầu đo áp sát
lên đối tượng cần đo dưới áp lực khoảng 500g đến 1kg. Nếu nút MEAS
được ấn trong khi tắc nguồn, đại lượng đo sẽ cần khoảng 10s để có thể đo.
2. Giá trị đo được hiển thị dưới dạng số.
3.
4. Thôi ấn nút MEAS và đọc giá trị hiển thị trên màng hình.
5. Khi ấn nút MEAS một lần nữa thì giá trị đang được lưu giữ trên màng hình
sẽ bị xóa và giá trị mới sẽ được hiển thị.
6. Giá trị hiển thị sẽ tự động bị xoá sau khi thôi giữ nút ấn khoảng 1phút.
4. Thông số kỹ thuật:
Vùng đo:
Gia tốc: từ 0,1 đến 199,9mm/s2.
Vận tốc: từ 0,1 đến 199,9mm/s.
Dịch chuyển: từ 0,001 đến 1,999mm.
Vùng vận tốc và gia tốc được giới hạn bởi gia tốc 199,9mm/s2.
Độ chính xác: 5% 2digits.
Tần số đo:
Gia tốc: 10Hz đến 1000Hz (Lo)
1kHz đến 15 kHz (Hi)
Vận tốc: 10Hz đến 15kHz
18
Dịch chuyển: 10Hz đến 15kHz
Hiển thị: 3-1/2 số. Số liệu mới được cập nhập sau 1s.
Tín hiệu ra: AC 2V (theo đúng tỉ lệ). Điện trở khoảng 10k.
Dây tai nghe (VP-37) có thể được kết nối.
III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:
Chọn vận tốc quay của trục chính máy tiện. Khởi động máy tiện.
(chọn 3 vận tốc quay trục chính: n1; n2; n3 để đo rung động)
Xác định các vị trí cần đo rung động.
Sử dụng dụng cụ đo rung động VM-63A. Cho đầu đo tiếp xúc tại ví trí cần
đo.
Đọc số liệu trên dụng cụ đo.
Thay đổi các thông số theo bảng sau đây:
Lần
đo
Tốc
độ
trục
chính
Vg/ph
Bánh
lệch
tâm
Gia tốc
mm/s2
Vận tốc
mm/s
Dịch chuyển
mm
Điểm
đo 1
Điểm
đo 2
Điểm
đo 3
Điểm
đo 1
Điểm
đo 2
Điểm
đo 3
Điểm
đo 1
Điểm
đo 2
Điểm đo
3
1 210 2,6 0,9 1,2 2.6 0,9 1,2 0,026 0,009 0,012
2 700 5,0 0,9 0,9 5,0 0,9 0,9 0,05 0,009 0,009
3 1080 2,6 1,1 1,7 2,6 1,1 1,7 0,026 0,011 0,017
19
IV. XỬ LÝ KẾT QUẢ:
1. Tính mức vận tốc dao động (Lc) v mức p m:
Mức vận tốc dao động Lc được xác định theo công thức
m/s 10.5 voi] [1 ),( lg.20 8'
'
'
o
o
c dBL
- ngưỡng qui ước của biên độ
vận tốc rung động
'
'
o
vận tốc đo thực tế
Thay vô công thức [1] ta tính được Lc
Ta được biết khi một bề mặt rung động sẽ tạo ra sóng âm và gây ra một áp suất
âm. Phương trình biểu thị sự tương quan giữa mức vận tốc dao động của bề mặt
với mức áp suất âm do nĩ pht ra l
lg.20
'
'
o
=
oP
P
lg.20 =Lc
Mức áp suất âm xác định theo công thức:
25
o N/m 10.2 voi[2] ),( lg.20
PdB
P
P
L
o
c - ngưỡng qui ước của áp suất
âm
Thay gía trị Lc tính được từ công thức [1] vào công thức [2] ta tính được mức âm P
Từ kết quả trên ta thấy được mối liên hệ giữa rung động và mức ồn.
20
Tốc độ trục
chính
(vòng/phút)
Điểm đo 1 Điểm đo 2 Điểm đo 3
Lc (dB) P (N/m2) Lc (dB) P (N/m2) Lc (dB) P (N/m2)
210 8,299 5,2.10-5 -0,915 1,8.10-5 1,584 2,4.10-5
700 13,979 9,999.10-5 -0,915 1,8.10-5 -0,915 1,8.10-5