Thứ nhất: Xem xét dưới góc độ lý luận TTKH, cần tìm ra cách thức tối ưu để gắn TTKH với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời đại ngày nay, khái niệm "thông tin" đã mang tính phổ biến có ý nghĩa toàn cầu, toàn nhân loại, phổ cập trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các thuật ngữ: "thời đại thông tin", "xã hội thông tin", "ưu thế thông tin" v.v. đang được lưu truyền rộng rãi, thậm chí có một số nhà lý luận còn cho rằng có cả "nền kinh tế thông tin". Thực vậy, ở Tây Âu, trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh gấp 2 - 3 lần các ngành khác. Ngay từ năm 1993, khối lượng giá trị được tạo ra từ thông tin (bao gồm công nghệ thông tin và cả hoạt động dịch vụ mang tính thông tin) đã bằng khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Âu. Hiện nay, ở Mỹ người ta ước tính giá trị khu vực thông tin chiếm khoảng 60 - 70% GDP. Còn trên phạm vi toàn cầu, năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin đạt 7,1%, cao gấp hơn 2 lần tăng trưởng bình quân GDP của toàn thế giới ).
Dưới góc độ lý luận, thông tin đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhưng chủ yếu là nghiên cứu về bản chất thông tin, vai trò của thông tin, vai trò xã hội của thông tin, còn đi sâu vào lĩnh vực hẹp là TTKH (TTKH) thì chưa được đề cập thỏa đáng, có thể nói là rất ít, chỉ thoáng qua. Đặc biệt là vai trò chức năng của TTKH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tác động của TTKH đối với với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam chưa được nghiên cứu thấu đáo. Do vậy, khía cạnh lý luận về vận dụng TTKH vào lĩnh vực kinh tế - xã hội cần được nghiên cứu tiếp.
Ngày nay, TTKH là một hoạt động quan trọng không thể thiếu không chỉ đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo, mà cũng rất cấp thiết đối với hoạt động thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa v.v. Thí dụ, xử lý dữ liệu về biến động thị trường thế giới: như giá vàng, các ngoại tệ mạnh, về giá dầu thế giới hiện nay v.v. đòi hỏi một sự phân tích tổng hợp về kinh tế chính trị, về kinh tế - kỹ thuật, về chính trị và xã hội thế giới, phải phân tích các dữ liệu có căn cứ khoa học, để có chính sách ứng phó quốc gia. Nếu nối mạng được toàn bộ các dữ liệu thông tin về tài chính, ngân hàng, đầu tư, xuất - nhập khẩu, công nghiệp - nông nghiệp, cũng như có đầy đủ thông tin về kinh tế đối ngoại, về chính trị thế giới, về các điều kiện tự nhiên và xã hội khác v.v. thì chúng ta sẽ có các biện pháp phát triển kinh tế nói chung, cũng như góp phần đối phó với khó khăn kép của nền kinh tế nước ta như vừa lạm phát cao lại vừa tăng trưởng chậm và hiệu quả kém. Có TTKH từ sự nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu trong nước cũng như nghiên cứu quốc tế, nắm bắt và xử lý kịp thời các thông số kinh tế - xã hội, xử lý linh hoạt các biện pháp điều chỉnh về đầu tư, xuất - nhập khẩu, về lãi suất tín dụng ngân hàng, về tài chính và ngân sách v.v. chúng ta sẽ kìm hãm được lạm phát cao hiện nay và có khả năng kéo lạm phát xuống mức một con số, để rồi kéo về mức lạm phát tối ưu. Nói chung, nếu nắm được những TTKH, những dữ liệu có tính chính xác, được xử lý một cách khoa học, đảm bảo độ tin cậy thì chúng ta sẽ giải quyết được các vấn đề, trong đó vấn đề trung tâm là kinh tế - xã hội một cách hiệu quả.
TTKH là nhân tố không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hơn thế còn là tăng trưởng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tăng trưởng, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội một cách tối ưu.
TTKH là phạm trù riêng trong tập hợp chung của hai phạm trù lớn là thông tin và khoa học. Nó vừa nằm ở lĩnh vực thông tin, lại đồng thời nằm ở lĩnh vực khoa học, vừa mang nội dung thông tin, vừa mang bản chất khoa học.
Còn nhiều khía cạnh TTKH cần được đi sâu nghiên cứu về phương diện lý luận, chẳng hạn như: phân biệt thông tin với tri thức, phân biệt thông tin với truyền thông và tuyên truyền, phân biệt thông tin nói chung với TTKH; xác định những dấu hiệu riêng của phạm trù TTKH; nghiên cứu vị trí TTKH trong hoạt động nghiên cứu khoa học và với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội; nghiên cứu chức năng đặc thù của TTKH và quan hệ giữa các chức năng đó với kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực thông tin (tri thức) để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu rất cấp bách. Đó cũng chính là yêu cầu đối với TTKH - thu nhận được nhiều thông tin (tri thức), xác định rõ các đối tượng thông tin, đồng thời quản lý được thông tin để đáp ứng các nhu cầu về TTKH khác nhau, mà trọng tâm là phát tỉển kinh tế - xã hội.
Phạm trù TTKH là sự thống nhất biện chứng của hai phương diện: thông tin và khoa học, cùng nằm trong một chu trình vận động của tri thức. TTKH chính là sự truyền bá khoa học, là thông qua những công cụ nhất định (các công cụ và phương pháp truyền tin) để phổ cập tri thức, đưa tri thức vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (khoa học, kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, quân sự v.v.).
169 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO
THÔNG TIN KHOA HỌC
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
HÀ NỘI - 2010
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
TTKH
=
TTKH
CNXH
=
CNXH
XHCN
=
XHCN
CSDL
=
Cơ sở dữ liệu
KH-CN
=
Khoa học và công nghệ
NC-PT
=
Nghiên cứu và phát triển
CNH, HĐH
=
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
WTO
=
Tổ chức Thương mại thế giới
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Tr
1
Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
7
Tình hình nghiên cứu
15
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
19
Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
20
Nội dung nghiên cứu
22
Ý nghĩa của đề tài
22
Sản phẩm của đề tài
24
2
Chương 1: Vai trò, chức năng của TTKH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1. Khái niệm thông tin và TTKH
25
1.1.1. Khái niệm thông tin
25
1.1.2. Khái niệm TTKH và đặc trưng của TTKH
34
1.2. Vai trò của TTKH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
44
1.2.1. TTKH tạo cơ sở dữ liệu khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
44
1.2.2. TTKH góp phần hình thành tư duy kinh tế một cách khoa học
48
1.2.3. TTKH khởi nguồn cho tư duy sáng tạo cái mới nói chung và cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói riêng
52
1.2.4. TTKH đóng vai trò nguồn vốn tri thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội
57
1.2.5. TTKH đóng vai trò tiết kiệm các nguồn lực
60
1.2.6. TTKH đóng vai trò phổ cập hóa kiến thức khoa học công nghệ nói chung, kiến thức khoa học kinh tế nói riêng cho những người tham gia hoạt động kinh tế
60
1.2.7. TTKH đóng vai trò cầu nối giữa khoa học với thực tiễn kinh tế - xã hội
63
1.2.8. TTKH góp phần tạo ra động lực tinh thần cho phát triển kinh tế - xã hội
64
1.2.9. TTKH góp phần làm thay đổi phương thức sinh hoạt kinh tế - xã hội
67
1.3. Chức năng của TTKH
69
1.3.1. Chức năng thu thập, khai thác tư liệu
69
1.3.2. Chức năng thẩm định giá trị khoa học
69
1.3.3. Chức năng lưu trữ tài liệu khoa học
70
1.3.4. Chức năng tạo tiền đề cho nghiên cứu, sáng tạo
70
1.3.5. Chức năng phục vụ thực tiễn
71
1.3.6. Chức năng dự báo KH-CN, dự báo xã hội
71
1.3.7. Chức năng cập nhật tri thức mới, chức năng nâng cao dân trí, phổ cập tri thức
71
1.3.8. Chức năng hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý
72
1.3.9. Chức năng hướng dẫn dư luận xã hội
74
Kết luận chương 1
76
3
Chương 2: Thực trạng TTKH phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
2.1. Một số khía cạnh lịch sử hình thành
77
2.2. TTKH đã phục vụ có hiệu quả cho quá trình đổi mới tư duy kinh tế
82
2.3. TTKH bám sát nhu cầu thực tiễn
88
2.4. TTKH góp phần tạo ra cơ sở khoa học và tư tưởng cho sự ổn định chính trị - xã hội để đổi mới có trật tự, phát huy mọi nguồn lực trong phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới
95
2.5. TTKH phục vụ tích cực đường lối đổi mới, độc lập và sáng tạo của Đảng
96
2.6. TTKH phục vụ cho cuộc đấu tranh với tệ nạn kinh tế - xã hội và làm lành mạnh hóa xã hội để phát triển kinh tế
99
2.7. Những hạn chế chủ yếu của TTKH trong việc phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta
105
Kết luận chương 2
109
4
Chương 3: Những giải pháp để TTKH đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay
3.1. Những mục tiêu kinh tế - xã hội
110
3.2. Xây dựng hệ quan điểm mới về thông tin và TTKH
111
3.3. Nâng cao chất lượng TTKH là vấn đề mấu chốt hiện nay
113
3.4. TTKH phải đáp ứng tốt hơn yêu cầu xây dựng kế hoạch chiến lược
115
3.5. TTKH về hệ tư tưởng kinh tế
123
3.6. Thông tin đổi mới về chiều sâu
136
3.7. TTKH góp phần phát triển tư duy xã hội theo hướng khoa học và lành mạnh
141
3.8. TTKH phải thích ứng nhanh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, khi nước ta là thành viên WTO
145
3.9. Xử lý TTKH về những vấn đề xã hội
149
3.10. Tăng cường công tác thống kê, phân tích, xử lý, phổ biến tin và kiểm tra chất lượng TTKH
150
3.11. Thông tin các điều mới, sáng tạo mới
151
3.12. Thúc đẩy quá trình thị trường hóa sản phẩm TTKH
154
3.13. Một số giải pháp bổ trợ
157
3.13.1. Đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực cho TTKH
157
3.13.2. Tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất - kỹ thuật
158
3.13.3. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về TTKH
159
3.13.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TTKH
160
3.13.5. Xây dựng và phát triển hệ thống quốc gia về thông tin kinh tế - xã hội
161
3.13.6. Hoàn thiện cơ chế hoạt động thông tin kinh tế - xã hội
162
3.13.7. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm thông tin kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường
163
Kết luận chương 3
165
5
Kết luận chung
166
Danh mục tài liệu tham khảo
167
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất: Xem xét dưới góc độ lý luận TTKH, cần tìm ra cách thức tối ưu để gắn TTKH với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời đại ngày nay, khái niệm "thông tin" đã mang tính phổ biến có ý nghĩa toàn cầu, toàn nhân loại, phổ cập trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các thuật ngữ: "thời đại thông tin", "xã hội thông tin", "ưu thế thông tin" v.v... đang được lưu truyền rộng rãi, thậm chí có một số nhà lý luận còn cho rằng có cả "nền kinh tế thông tin". Thực vậy, ở Tây Âu, trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh gấp 2 - 3 lần các ngành khác. Ngay từ năm 1993, khối lượng giá trị được tạo ra từ thông tin (bao gồm công nghệ thông tin và cả hoạt động dịch vụ mang tính thông tin) đã bằng khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Âu. Hiện nay, ở Mỹ người ta ước tính giá trị khu vực thông tin chiếm khoảng 60 - 70% GDP. Còn trên phạm vi toàn cầu, năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin đạt 7,1%, cao gấp hơn 2 lần tăng trưởng bình quân GDP của toàn thế giới ) Xem:Báo cáo toàn cảnh Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2006, Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh, tr.2.
).
Dưới góc độ lý luận, thông tin đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhưng chủ yếu là nghiên cứu về bản chất thông tin, vai trò của thông tin, vai trò xã hội của thông tin, còn đi sâu vào lĩnh vực hẹp là TTKH (TTKH) thì chưa được đề cập thỏa đáng, có thể nói là rất ít, chỉ thoáng qua. Đặc biệt là vai trò chức năng của TTKH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tác động của TTKH đối với với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam chưa được nghiên cứu thấu đáo. Do vậy, khía cạnh lý luận về vận dụng TTKH vào lĩnh vực kinh tế - xã hội cần được nghiên cứu tiếp.
Ngày nay, TTKH là một hoạt động quan trọng không thể thiếu không chỉ đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo, mà cũng rất cấp thiết đối với hoạt động thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa v.v.. Thí dụ, xử lý dữ liệu về biến động thị trường thế giới: như giá vàng, các ngoại tệ mạnh, về giá dầu thế giới hiện nay v.v... đòi hỏi một sự phân tích tổng hợp về kinh tế chính trị, về kinh tế - kỹ thuật, về chính trị và xã hội thế giới, phải phân tích các dữ liệu có căn cứ khoa học, để có chính sách ứng phó quốc gia. Nếu nối mạng được toàn bộ các dữ liệu thông tin về tài chính, ngân hàng, đầu tư, xuất - nhập khẩu, công nghiệp - nông nghiệp, cũng như có đầy đủ thông tin về kinh tế đối ngoại, về chính trị thế giới, về các điều kiện tự nhiên và xã hội khác v.v... thì chúng ta sẽ có các biện pháp phát triển kinh tế nói chung, cũng như góp phần đối phó với khó khăn kép của nền kinh tế nước ta như vừa lạm phát cao lại vừa tăng trưởng chậm và hiệu quả kém. Có TTKH từ sự nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu trong nước cũng như nghiên cứu quốc tế, nắm bắt và xử lý kịp thời các thông số kinh tế - xã hội, xử lý linh hoạt các biện pháp điều chỉnh về đầu tư, xuất - nhập khẩu, về lãi suất tín dụng ngân hàng, về tài chính và ngân sách v.v... chúng ta sẽ kìm hãm được lạm phát cao hiện nay và có khả năng kéo lạm phát xuống mức một con số, để rồi kéo về mức lạm phát tối ưu. Nói chung, nếu nắm được những TTKH, những dữ liệu có tính chính xác, được xử lý một cách khoa học, đảm bảo độ tin cậy thì chúng ta sẽ giải quyết được các vấn đề, trong đó vấn đề trung tâm là kinh tế - xã hội một cách hiệu quả.
TTKH là nhân tố không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hơn thế còn là tăng trưởng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tăng trưởng, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội một cách tối ưu.
TTKH là phạm trù riêng trong tập hợp chung của hai phạm trù lớn là thông tin và khoa học. Nó vừa nằm ở lĩnh vực thông tin, lại đồng thời nằm ở lĩnh vực khoa học, vừa mang nội dung thông tin, vừa mang bản chất khoa học.
Còn nhiều khía cạnh TTKH cần được đi sâu nghiên cứu về phương diện lý luận, chẳng hạn như: phân biệt thông tin với tri thức, phân biệt thông tin với truyền thông và tuyên truyền, phân biệt thông tin nói chung với TTKH; xác định những dấu hiệu riêng của phạm trù TTKH; nghiên cứu vị trí TTKH trong hoạt động nghiên cứu khoa học và với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội; nghiên cứu chức năng đặc thù của TTKH và quan hệ giữa các chức năng đó với kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực thông tin (tri thức) để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu rất cấp bách. Đó cũng chính là yêu cầu đối với TTKH - thu nhận được nhiều thông tin (tri thức), xác định rõ các đối tượng thông tin, đồng thời quản lý được thông tin để đáp ứng các nhu cầu về TTKH khác nhau, mà trọng tâm là phát tỉển kinh tế - xã hội.
Phạm trù TTKH là sự thống nhất biện chứng của hai phương diện: thông tin và khoa học, cùng nằm trong một chu trình vận động của tri thức. TTKH chính là sự truyền bá khoa học, là thông qua những công cụ nhất định (các công cụ và phương pháp truyền tin) để phổ cập tri thức, đưa tri thức vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (khoa học, kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, quân sự v.v...).
Nếu chúng ta coi toàn bộ hoạt động khoa học (xét về bản chất, nội dung của hoạt động khoa học) gồm hai khâu cơ bản: 1) Sản xuất (nghiên cứu), sáng tạo tri thức (khoa học); 2) Đưa tri thức vào sử dụng, phục vụ cho các đối tượng sử dụng, là khâu lưu thông và tiêu dùng tri thức. TTKH vì thế có vai trò, chức năng riêng đối với khoa học và đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. TTKH là bộ phận không thể thiếu, bộ phận cơ bản vừa độc lập tương đối với nghiên cứu khoa học, đồng thời lại nằm ngay trong tiến trình nghiên cứu: thông tin dữ liệu để chuẩn bị cho ý tưởng.
Có thể nói rằng, TTKH chính là xử lý một cách khoa học về nội dung các thông tin, tức là xác định, thẩm định giá trị tin và tổ chức sử dụng các giá trị tin. Vì thế TTKH khác với thông tin nói chung và các hình thức cụ thể khác của thông tin, TTKH là việc tìm ra bản chất của tin và đưa ra hệ thống tin phản ánh được bản chất của sự vật, hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội v.v... phục vụ cho các đối tượng với những nhu cầu tương ứng. Trong muôn vàn biểu hiện các thông tin khác nhau thì giá trị nội dung đích thực chỉ có một. Vì thế phải xác định tin nào đúng, tin nào sai, cần có cách xử lý để đi đến kết luận tính chân lý. TTKH chính là xử lý, thẩm định nội dung (giá trị tin), hệ thống các nội dung thông tin để giúp cho người nắm thông tin có điều kiện tìm ra tính chân lý hoặc chí ít cũng tiến gần nhất đến chân lý.
Đối tượng nghiên cứu của TTKH cũng là một khía cạnh mới, là nghiên cứu về nội dung, bản chất của tin. Trong đời sống có rất nhiều tin, xác định tính chính xác của thông tin, mức độ khoa học của tin, xác định ý nghĩa xã hội của tin và phương pháp sử dụng thông tin cụ thể v.v... Đó cũng là đối tượng nghiên cứu của TTKH. Trong trường hợp này TTKH lại như là một phân ngành khoa học hẹp. Đây là một ‘‘khoảng trống” còn chưa được nghiên cứu thấu đáo.
Mục tiêu cao nhất của TTKH là đưa tri thức, góp phần đắc lực để tri thức được ứng dụng vào đời sống một cách có hiệu quả, mà trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội. Tri thức là một nguồn lực, một nguồn vốn vô cùng to lớn mà chi phí để sử dụng nó nói chung là không lớn (không tương xứng với chi phí tạo ra tri thức), nhiều trường hợp nhờ TTKH mà sử dụng tri thức không phải chi trả, nó chỉ phụ thuộc vào khả năng nắm nguồn lực tri thức. Một trong các yếu tố để nắm nguồn lực đó là TTKH. Hiện nay sử dụng TTKH phục vụ cho đời sống, trước hết phục vụ cho phát triển kinh tế, đang là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy đề tài này hy vọng góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn, trong việc sử dụng TTKH phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay.
TTKH cũng là khái niệm bao gồm hai nghĩa cơ bản, khi xét về phương diện vận hành:
- Hoạt động xử lý tri thức, khía cạnh nội dung khoa học của thông tin.
- TTKH là hình thức xử lý nội dung thông tin một cách có tổ chức, có quy chế hoạt động theo hệ thống, là lĩnh vực thông tin trong hoạt động khoa học, gắn với nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội về lưu thông và cung ứng tri thức.
Tuy nhiên, trong thực tế, chủ yếu người ta mới chỉ đề cập đến thông tin nói chung, chưa chú ý phân biệt thông tin với TTKH. Thậm chí, chỉ coi thông tin, TTKH như là một hoạt động bên ngoài, có quan hệ chứ không phải có cấu tạo hữu cơ về nội dung trong hoạt động khoa học, nằm trong hệ thống khoa học. Hơn thế, thông tin trong hoạt động kinh tế và xã hội được sử dụng ở cấp độ "tin tức", "thông báo", còn TTKH nghĩa là thông tin ở cấp độ lý tính, quy luật, bản chất của thông tin thì chưa được chú ý đến mức cần thiết phải có.
Thứ hai: Xem xét sự cần thiết nghiên cứu đề tài dưới góc độ sử dụng TTKH phục vụ cho sự phát triển kinh - xã hội nước ta hiện nay (nói cách khác là xem xét nhu cầu về TTKH trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội).
Theo tinh thần nghị quyết Đại hội X của Đảng, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu để đến năm 2020, về cơ bản, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải sử dụng nhiều biện pháp, trong đó khoa học là một nhân tố quan trọng hàng đầu, phải đi trước nhiều bước. TTKH cũng là một nhân tố trong hệ thống khoa học. Nó là nhân tố tri thức, một nguồn lực để phục vụ cho quá trình đẩy nhanh sự phát triển này và đặc biệt là để phát triển hài hòa, đảm bảo cân đối giữa các mặt: kinh tế với xã hội, kinh tế với an toàn sinh thái, vật chất với tinh thần, hiện tại với tương lai. Ngay cả trong thời điểm hiện nay đang có mâu thuẫn căng thẳng giữa tăng trưởng với khó khăn về tài chính - ngân hàng và đời sống của đa số người dân bị giảm sút, đặc biệt là người có thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn. Những thành tựu của đổi mới đang bị đe dọa do hạn chế của chất lượng tăng trưởng. Trước tình hình đó, TTKH phải góp phần tích cực và có hiệu quả thiết thực để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc sống.
Hiện nay, nhu cầu xã hội về TTKH là rất lớn, TTKH đang phải trả lời, phải tham gia giải quyết nhiều vấn đề do thực tiễn kinh tế - xã hội đất nước đặt ra, ví dụ:
- Làm thế nào để có thông tin với chất lượng, hàm lượng tri thức khoa học cao cho sự phát triển, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển với tốc độ và hiệu quả kinh tế cao, vừa thỏa mãn được nhu cầu xã hội (với những qui chế, hạn định nào đấy), hay nói cách khác là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, đáp ứng phát triển toàn diện hài hòa, có hiệu quả các nguồn lực.
- TTKH góp phần cung cấp những tri thức khoa học cho việc giải quyết hài hòa giữa kinh tế và chính trị, giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
- TTKH phải cung cấp tri thức khoa học cho đổi mới và phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
- TTKH phải cung cấp những luận cứ lý luận và thực tiễn cho việc phát triển kinh tế với tốc độ cao nhưng đồng thời phải thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và đặc biệt là nâng cao nhanh hơn mức sống cho các nhóm, bộ phận dân cư có thu nhập thấp, chú trọng xóa đói và giảm nghèo, cải thiện nhiều hơn mức sống cho người nghèo và tầng lớp dân cư yếu thế, phát triển kinh tế với giải quyết các nhu cầu xã hội của cộng đồng.
- TTKH phải cung cấp cứ liệu để phát triển bền vững về xã hội, về sinh thái, tiết kiệm tài nguyên.
- TTKH phải cung cấp cứ liệu để phát triển kinh tế có hiệu quả, đồng thời tạo cơ sở thúc đẩy phát triển nền văn hóa Việt Nam XHCN, dân tộc, đại chúng và tiên tiến, phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng con người Việt Nam, xây dựng một nền kinh tế giàu tính văn hóa và nhân văn Việt Nam v.v...
- TTKH phải đáp ứng được nhu cầu tri thức cho lãnh đạo - quản lý về phát triển, về tư duy kinh tế - xã hội cũng như phổ cập tri thức cho người dân, để người dân hình thành tư duy kinh tế - xã hội hợp lý, lành mạnh nhất.
- TTKH phải tạo được dữ liệu để dự báo chính xác xu thế của kinh tế thế giới, đặc biệt là phương diện xã hội của sự phát triển này v.v...
Như vậy, xem xét từ góc độ TTKH phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay, với nền kinh tế nước ta đã đến lúc phải chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh đồng bộ, hài hòa của sự tăng trưởng và hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới, việc nghiên cứu để gắn kết đề TTKH đối với phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết, vì TTKH là phương tiện của sự phát triển và ngược lại, sự phát triển kinh tế - xã hội luôn có nhu cầu nhiều hơn, cao hơn về TTKH:
- Nhu cầu tri thức khoa học, nhu cầu trí tuệ của sự phát triển ngày càng lớn, vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cấp bách trước mắt. Để đảm bảo cho đất nước phát triển đúng quỹ đạo XHCN, cần có đường lối đúng, chính sách khoa học và biện pháp hợp lý, linh hoạt. Nhu cầu TTKH trở nên cấp bách, nó đảm bảo cho việc cung cấp tri thức để đề ra đường lối, chính sách có tính khoa học hơn, chính xác hơn.
- Nhu cầu cập nhật để hiện đại hóa: nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, kinh tế thông tin. Vì vậy, TTKH như là một phương tiện, phương thức hữu hiệu để thúc đẩy tiến trình đó. Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, vừa phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, lại đồng thời kết hợp với hiện đại hóa (ở qui mô, trình độ và lĩnh vực nào có thể) nền kinh tế và xã hội, vì vậy càng phải cập nhật tốt nhất kiến thức trên các lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật - công nghệ, kinh tế, chính trị, văn hóa và cả tư tưởng phát triển, cũng như cả các lĩnh vực tinh thần khác v.v... để phục vụ có hiệu quả cho tiến trình phát triển của đất nước. Ở đây, TTKH được xem như một phương tiện, một yếu tố tiên phong trực tiếp của lực lượng sản xuất.
- Nhu cầu TTKH về các vấn đề xã hội gắn với sự phát triển kinh tế còn ít được quan tâm giải quyết thỏa đáng. Thí dụ: xử lý thông tin về tính chính trị, tính nhân văn - văn hóa - dân trí- tâm lý - đạo đức của sự phát triển kinh tế, về quản lý nội bộ của các công ty trên thế giới, chống tội phạm và tham nhũng ở các công ty cổ phần và công ty tư nhân (thường chúng ta chỉ hay nhấn mạnh ở khu vực nhà nước), nội dung của xã hội dân sự và sự phát triển của nó ở Phương Tây, ở Phương Đông cũng như ở Việt Nam hiện nay, vấn đề bảo hiểm xã hội và an sinh cho các đối tượng và trường hợp khác nhau, thông tin về các vấn đề xã hội mang tính chính trị như an ninh xã hội, dân chủ trong đời sống của thời mở cửa và hội nhập với thế giới bên ngoài v.v.., đều cần có những phân tích, xử lý khoa học về phương pháp và nội dung.
- Nhu cầu TTKH về an ninh kinh tế ngày càng cấp thiết, sự hòa quyện an ninh kinh tế với an ninh xã hội ngày càng tăng lên.
- Nhu cầu TTKH về khía cạnh kinh tế của các lĩnh vực văn hóa tinh thần, khoa học, nghệ thuật, thể thao, chính trị - xã hội và ngược lại, cần có TTKH về khía cạnh văn hóa (xã hội) trong kinh tế.
- Nhu cầu đánh giá thực trạng sử dụng TTKH, vai trò chức năng của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Công tác này hiện còn nhiều bất cập và hạn chế cần được khắc phục. Nguồn lực TTKH chưa thực sự được phát huy. Đây cũng là một phương diện lý luận và thực tiễn có tính liên ngành: thông tin, khoa học, kinh tế và xã hội cần được nghiên cứu.
Trên các phương diện lý luận và thực tiễn phát triển của đất nước về kinh tế - xã hội, cũng như gắn với lĩnh vực chuyên môn hẹp (TTKH), đang đặt ra nhu cầu nghiên cứu đề tài: TTKH với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Như vậy, sự cần thiết nghiên c