Báo cáo thu hoạch lịch trình Hà Nội - Phong Nha - Huế - Hội an – Quê Bác

lịch trình của chuyến đi thực tế 6 ngày:( Hà Nội - Phong Nha - Huế - Hội an – Quê Bác) Ngày 1(6/3/2007): - 5 giờ 15`: Xe bắt đầu xuất phát tại nhà văn hoá của trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân đến Quảng Bình - 6 giờ 5`: Ăn sáng tại Hà Nam - 13 giờ 20`: Tới nhà hàng Bến Thuỷ và ăn trưa tại đây - 14 giờ 10`: Xe dời khởi khỏi nhà Hàng Bến Thuỷ đi Quảng Bình - 19 giờ: Tới khách sạnh Công Đoàn Nhật Lệ tại Quảng Bình ăn tối và ngủ qua đêm tại đây sáng hôm sau đi tiếp. Ngày 2(7/3/2007): - 6 giờ 45`- 7 giờ 30`: Ăn sáng tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ - 7 giờ 40`: Xe bắt đầu dời khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ đến động Phong Nha, 8 giờ 30` tới động Phong Nha nghe giới thiệu qua về quần thể động Phong Nha. - 9 giờ xuất phát đi thăm động bắng suồng đi dọc trên dòng sông son. Đầu tiên thăm động Thiên Sơn, đi thuyền vào sâu bên trong của động Phong Nha, vào động tiên, - 12 giờ 30`: Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha. - 14 giờ: Xe khởi hành từ Phong Nha đi nghĩa trang liệt sĩ Truờng Sơn. - 19 giờ 45`; Tơí khách sạn Đồng Lợi, 20 giờ ăn tối tại khách sạn Đồng Lợi và nghỉ qua đêm tại đây, 20 giờ 45` tổ chức chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 10/3 cho các sinh viên nữ trong khoa.

docx13 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thu hoạch lịch trình Hà Nội - Phong Nha - Huế - Hội an – Quê Bác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ lịch trình của chuyến đi thực tế 6 ngày:( Hà Nội - Phong Nha - Huế - Hội an – Quê Bác) Ngày 1(6/3/2007): 5 giờ 15`: Xe bắt đầu xuất phát tại nhà văn hoá của trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân đến Quảng Bình 6 giờ 5`: Ăn sáng tại Hà Nam 13 giờ 20`: Tới nhà hàng Bến Thuỷ và ăn trưa tại đây 14 giờ 10`: Xe dời khởi khỏi nhà Hàng Bến Thuỷ đi Quảng Bình 19 giờ: Tới khách sạnh Công Đoàn Nhật Lệ tại Quảng Bình ăn tối và ngủ qua đêm tại đây sáng hôm sau đi tiếp. Ngày 2(7/3/2007): 6 giờ 45`- 7 giờ 30`: Ăn sáng tại khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ 7 giờ 40`: Xe bắt đầu dời khách sạn Công Đoàn Nhật Lệ đến động Phong Nha, 8 giờ 30` tới động Phong Nha nghe giới thiệu qua về quần thể động Phong Nha. 9 giờ xuất phát đi thăm động bắng suồng đi dọc trên dòng sông son. Đầu tiên thăm động Thiên Sơn, đi thuyền vào sâu bên trong của động Phong Nha, vào động tiên,… 12 giờ 30`: Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha. 14 giờ: Xe khởi hành từ Phong Nha đi nghĩa trang liệt sĩ Truờng Sơn. 19 giờ 45`; Tơí khách sạn Đồng Lợi, 20 giờ ăn tối tại khách sạn Đồng Lợi và nghỉ qua đêm tại đây, 20 giờ 45` tổ chức chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 10/3 cho các sinh viên nữ trong khoa. Ngày 3(8/3/2007): 6 – 6 giờ 30`: Ăn sáng tại khách sạn Đồng Lợi 7-8 giờ 10 Xe khởi hành đi thăm chùa Thiên Mụ, 8 giờ 20`- 9 giờ 25` thăm nhà vườn An Hiên, 10-12 giờ thăm Đại Nội Huế. 12 giờ ăn ăn trưa tại khách sạn Đồng Lợi sau đó nghỉ trưa. 14 giờ: Xe xuất phát từ khách đi thăm lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lên đồi Vọng Cảnh. 17 giờ 25`: dừng tại cơ sở bán mắm tôm chua và mè sửng của Huế. 18 giờ 30`: về tới khách sạn Đồng Lợi, 19 giờ 30` ăn tối tại khách sạn Đồng Lợi. 22-23 giờ 30`: nghe hò Huế bằng thuyền trên dòng sông Hương Ngày 4(9/3/2007): 6 giờ 30`: Ăn sáng tại khách sạn Đồng Lợi 7 giờ 30`: Trả phòng và khởi hành đến Thánh Địa Mỹ Sơn. 11 giờ 5`: Tới Thánh Địa 12 giờ 30`: Xe khởi hành tới Hội An, 14 giờ ăn trưa tại quán cô mười ở Quảng Nam. 16 giờ: Tới khách sạn Nhi Nhi ở phố cổ, làm thủ tục nhận phòng. 18 giờ 30`; Ăn tối tại nhà hàng Kim Đô sau đó đi dạo phố cổ. Ngày 5(10/3/2007): 5 giờ 30`: Xe khởi hành từ khách sạn Nhi Nhi về Vinh, dừng lại ở chợ Đông Hà để mọi người thăm quan mua sắm, hàng hoá ở đây chủ yếu là hàng Thái với giá khá rẻ( 1 giờ). 12 giờ 30`: Ăn trưa tại nhà hàng Hữu Nghị bên dòng sông Nhật Lệ, nơi đây có tượng mẹ Suốt, và khu Sun Spa Resort. 14 giờ 30` xuất phát từ nhà hàng Hữu Nghị về Vinh. 18 giờ 30: Về tới khách sạn Bến Thuỷ ở thành phố Ving nhận phòng. 19 giờ: Ăn tối tại khách sạn Bến Thuỷ. Ngày 6(11/3/2007): 6 giờ 30`: Ăn sáng tại nhà hàng Bến Thuỷ. 7 giờ: Trả phòng đi thăm quê ngoại Bác, quê nội, mộ mẹ bác, mộ bà nội, nhà bảo tàng Hồ Chí Minh. 13 giờ: Ăn trưa tại khách nhà hàng Dạ Lan ở Thanh Hoá. 14 giờ 20`: Xe khởi hnàh về Hà Nội. 20 giờ; Đoàn đã về tới Nhà Văn Hoá Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Kết thúc cuộc hành trình. 1: Nhận xét về thời gian của chuyến đi - So với chương trình mà khoa đã đưa cho các sinh viên vào chiều ngày 05/03/2007 thì lịch trinh của chuyến du lịch bắt đầu khởi hành vào lúc 6 giờ sang ngay 06/03/2007 đã có sự thay đổi quá đột ngột vào tối 05/03/07 la đoàn sẽ khởi hành vào 5 giờ sang thay vì là 6 giờ như thông báo sau khi chương trinh đã được đưa cho sinh viên. Nhung rất may là thông tin thay đổi này vẫn tới được tât cả gần 90 sinh viên tham gia chuyến đi. - Do muốn thăm quan được nhiều di sản nên thời gian dưng lai tai mỗi điểm dưng chân đều tương đối gấp gáp. Đăc biệt là tại những điểm đoàn dừng lại ăn trưa cung chi được co 1 giờ tính từ lúc xuông xe tới khi xe khởi hánh đi tiếp nên mấy ngày đầu tiên chưa thích nghi được với sự thay đổi, nhiều sinh viên có cảm giác mệt mỏi nhất là các sinh viên nữ phần lớn thời gian trên ô tô là để ngủ vì mệt thay vì là được ngắm quang cảnh trên đương ôtô đi qua. -Thời gian dừng chân qua đêm tại các khách sạn: Phải đến tầm 7-8 giờ tối thì đoàn mới tới khách sạn, 15-20 nhận phòng và lên cất đồ sau đó suống nhà hang ăn cơm, ăn xong thì lúc đó cũng khoảng hơn 9h mới lên phòng để tắm gội và thay đồ. thời gian còn lại để đi dạo thành phố vào ban đêm không còn nhiều chỉ có thể đến các địa điểm gần khách sạn và không có cơ hội thăm quan và thưởng thức hêt các đặc sản tại điểm dừng chân đó. Chẳng hạn như tối thứ 4 ở phố cổ chỉ có 1 tối sáng hôm sau đã phai lên đường xớm về Vinh nên mới chỉ đựơc trông thấy phố cổ với những ngôi nhà cổ bằng gỗ lim treo rất nhiều đèn lồng đủ các kiểu dáng, bên trong thì tấp lập khách tây vào ăn uống và mua đồ là chính, còn khách Việt Nam thì rất ít. Con quang cảnh phối cổ vào ban ngày, và cuộc sống của người dân nơi đây như thế nào thì chúng em vẫn cần có một chuyến đi nữa. - Thời gian tham quan tại các điểm du lịch: Gồm có thời gian sinh viên được nghe hướng dẫn viên thuyết trình và thời gian cho sinh viên tự tìm hiểu thêm. Nhìn chung thời gian tham quan là tương đối ăn khớp với lịch trình, chỉ có duy nhất một điểm đó là tại thánh địa Mĩ Sơn. Do đoàn tới nơi hơi muộn( khoảng 11 giờ mới tới nơi) nên lúc đó nhiều bạn đã mệ lại thêm đói nên quay về xe trước, tốp còn lại mặc dù mệt nhưng vẫn tiếp tục đi theo hương dẫn viên nghe giảng giải về những giá trị có từ cách đây mẩy trăm năm trước con người đã làm được những điều mà ngày nay chúng ta không thể. Trong khi chú hướng dẫn viên vẫn rất miệt mài thuyết trình thì đoàn không thể tiếp tục theo được nữa. Đoàn ra về nhưng vẫn còn tiếc luối một cái gì đó mà chúng ta vẫn chưa lý giải được. Trong quá trình thăm quan đã có sự thay đổi lịch trình vào sáng ngày 8/3. Thay vì đoàn sẽ xuất phát vào 8h sáng theo lịch trình cũ, nhưng thông báo thay đổi lịch trình từ tối 7/3 là xuất phát vào 7h sáng đã có rất nhiều bạn sinh viên không hề biết. Vì tối hôm đó không tham dự chương trình chào mừng ngày quốc tế phụ nữ cho các sinh viên nữ trong khoa hoặc do không để ý. Nên sáng mồng 8/3 khi đúng 7h xe bắt đầu khởi hành đến chùa Thiên Mụ, nhà vườn An Nhiên và Đại nội, đã có 4-5 sinh viên bị bỏ lại khách sạn và phải tụ bắt xe ôm duổi theo đoàn. Em thấy đây cũng không hẳn tất cảc là lỗi của tất cả các bạn sinh viên trên. Từ đó chúng ra rút ra được kinh nghiệm là khi dẫn khách mỗi khi có thông báo về sự thay đổi lịch trình thì người dẫn đoàn phải đảm bảo được là tất cả mọi người trong đoàn đều đã được thông báo khi đó trách nhiệm sẽ không thuộc về người hướng dẫn 2; Nhận xét về các dịch vụ lưu trú và ăn uống * Dịch vụ ăn uống: Bữa trưa đầu tiên đoàn dừng chân tại nhà hàng Bến Thuỷ để ăn, ở đây đồ ăn ngon nhưng một số món gia vị cho hơi cay mang hương vị miền trung nhưng sinh viên ở các vùng khác nhau nên có nhiều người không ăn cay được. Các bũa ăn tiếp theo tại khách sạn Nhật Lệ của tỉnh Quảng Bình, nhà hàng Phong Nha, khách sạn Đồng Lợi ở thành phố Huế, Nhà Hàng Kim Đô ở Hội An, quán cô Mười ở tỉnh Đà Nẵng, nhà hàng Dạ Lan ở thành phố Thanh Hoá. Nhìn chung với mức giá là 30 000 đồng cho các hai bữa ăn chính và 10 000 đồng cho bữa sáng thì mọi người cũng đã được thưởng thức các món đặc sản của vùng đó như canh hến Huế, phở bò Huế, và nhiều mónăn khác. Đồ ăn ở các điểm này có đặc điểm chung là có ít nhất một món hải sản của địa phương khai thác. Các mon ăn rất hợp với khẩu vị mọi người, hầu như là không có ai là bị dị ứng hay không ăn được, món ăn đưa ra không còn thừa nhiều vì sau những giờ đi chơi thì các bạn sinh viên đều rất mệt và đói nhiều khi nhà hàng còn không mang cơm ra kịp nữa. Riêng ở khách sạn Đồng Lợi của Huế sinh viên kêu nhiều về món bột lọc bọc tôm không hề ngon chut nào, nhiều người con nói đó là tôm từ hôm trước còn họ đem chế biến lại. Nhìn chung là do đi đường mệt, giờ ăn lại tương đối muộn nên hầu như không có tình trạng thừa thãi thức ăn nhiều. về phần ăn uống em vẫn cảm thấy ấn tượng nhất là ở nhà hàng Kim Đô ở Hội An, ấn tượng đầu tiên khi bước vao nhà hàng là đội ngũ nhân viên phục vụ quá ổn. Những cô gái với chiếc áo bà ba đặc trưng của vùng sông nước, tuổi khoản từ dưới 30. Món ăn được bày và bố trí tương đối đẹp mắt. Tiếp đền là nhà hàng Hoàng Lan ở Thanh Hoá, khách sạn Hữu Nghị ở Quảng Bình, đồ ăn ở đây rất ngon. Em đánh giá thấp nhất là công tác phục vụ tại nhà hàng Đồng Lợi ở Huế, đồ ăn thì cũng được nhưng tổ chức phục vụ thì quá kém. bữa trưa ngày 8/3 trong khi sinh viên đang rất đói mới hết một tô com thì phải ngồi đợi đến 10 phút sau vẫn chưa có cơm mang tới, bởi vậy đã có những bạn phải đứng dậy mặc dù vẫn còn đói. *Dịch vụ lưu trú Với tiêu chuẩn ở tại khách sạn 1-2* nếu nói là tuyệt vời thì không được, nhưng nhìn chung là phòng ngủ tương đối đẹp, trang thiết bị cũng tương đối đầy đủ, phòng nào cũng có điều hoà, mini bar, tivi, dịch vụ giặt là trong khách sạn, bình nước nóng lạnh, sà bông tắm cho mỗi người, kem và bàn chải đánh răng cho từng người nhưng vẫn còn một số điều em chưa ưng lắm. Ngày đầu tiên khi đến khách sạn Nhật lệ đã có sự sáo trộn phòng so với sắp xếp ban đầu là 4 người một phòng , nhưng khách sạn lại phân vào phòng có 3 giường đơn và phải ở tới 6 người một phòng nên phải ghép phòng này với phòng khác. Khăn trải giường và chăn đắp cũng chưa đạt tiêu chuẩn. khăn trải giường màu trắng đã ngả màu trông cũ, riêng ở khách sạn Bến Thuỷ thì màu của rèm cửa và màu của khăn trải giường, chăn đắp không đồng nhất và hài hoà với nhau; rèm cửa màu xanh thẫm, trải giường màu trắng, chăn màu nõn chuối. Sự kết hợp không hoà này không toát nên tính không chuyên nghiệp trong ngành kinh doanh dịch vụ. Phòng tắm: phòng tắm trong các khách sạn không có bồn tắm mà chỉ tắm bằng vòi hoa sen trừ khách sạn Nhi Nhi ở Hội An là có bồn tắm. Còn phòng tắm ở khách sạn bến thuỷ thì đã quá cũ (phòng em ở còn các phòng khác thì tốt hơn), bình nóng lạnh không hoạt động, nền đá trong phòng màu sẫm có vẻ làm từ khá lâu nên khi bước vào có cảm giác không thoải mái, khăn trong phòng tắm thì đã chuyển mau hết khiến khách không dám sủ dụng. Vị trí của khách sạn cũng tương đối thuận lợi, nằm ngay tung tâm của thành phố rất gần với các điểm du lịch. Có bãi để xe gần với khách sạn và đường đi vào khách sạn cũng rộng rãi trừ khách sạn Đồng Lợi ở Huế là đường vào hơi nhỏ rất khó quay đầu xe và không thể dừng lại lâu được vì sẽ làm ách tắc giao thông. Em xin đưa ra một số kiến nghị về dịch vụ phòng ngủ trong khách sạn: Ga trải giường nên dùng màu trắng hoặc màu kem, chăn đắp nên đồng màu với màu ga để toát nên được tính chuyên nghiệp trong phục vụ và tẩo không khí thoáng và sạch, riêng mùa đông thì có thể dùng chăn màu sẫm để tạo cảm giác ấm cúng hơn nhưng màu sắc phải hài hoà với nhau. Ti vi trong tất cả các phòng của khách sạn nên lắp truyền hình cáp có thể bắt được nhiều kênh để khi khách không muốn đi chơi thì ở trong phòng vẫn có thể giải trí được. 4: Nhận xét về dịch vụ vận chuyển Rất tuyệt vời, em có thể dùng 2 từ đó để nói về cảm nhận của mình về dịch vụ vận chuyển trong suốt chuyến đi vừa qua. Thường thì em cũng rất hay say xe nhưng trong chuyến đi 6 vào Huế không những không bị say mà còn cảm thấy rất thoáng, thỉnh thoảng mệt có thể hạ ghế thấp xuống để dựa lưng ngủ một giấc ngon lành, khi nào muốn xem cac nhạc hay karaoke đều có hết, ôtô được trang bị điều hoà, quạt thông gió nên mặc dù thơì tiết bên ngoài lúc nóng lúc lạnh nhưng trong xe thì mọi người luôn có cảm giác như thời tiết mùa thu mát mẻ. hai bác tài thì tương đối vui tính tuy nhiều lúc có những câu hơi thô lỗ một chút(điều này cần tránh trong khi phục vụ khách), để tạo hình ảnh tốt trong lòng du khách về hình ảnh những người làm du lịch là những con người vui vẻ, lịch thiệp và hiểu biết, các bác tài rất hoà đồng và hài hước khi nói chuyện với mọi người trong đoàn, làm việc cẩn thận và đúng giờ giấc. Xe đi tuy hơi sóc một chút nhưng nhưng không có vấn đề gì vì đường ở đây khá đẹp. 4; Đội ngũ hướng dẫn viên Rất tuyệt vời, đây không phải là lần đầu tiên em được nghe hướng dẫn viên thuyết trình nhưng trong chuyến đi này em phải công nhận một điều là thầy cô đã liên hệ được với một ngũ hướng dẫn viên thuyết trình rất có hồn lôi cuốn người nghe bởi cách dẫn dắt câu chuyện dí dỏm của chị Quỳnh Hương hướng dẫn viên ở Đại nội của Huế, lăng Khải Định, Lăng Tự Đức và chùa Thiên Mụ bằng giọng nói nhẹ nhàng của sứ Huế chị đã làm cho mọi người cảm thấy rất hứng thú trong suốt chuyến đi làm tan đi không khí mệt mỏi của hai ngày đường đến Huế, cứ mỗi khi đi qua một địa điểm nào của Huế chị lại giới thiệu qua về điểm đó, lúc đó mọi người đều hướng tất cả vể phía hướng tay chị để được quan sát. Trên dọc đường đi chị lần lượt hát các bài về Huế, kể chuyện tình của các đôi trai gái Huế trên đồi Vọng Cảnh, trên dòng sông Hương. Đến Thánh địa Mỹ Sơn ta lại bắt gặp một phong cách thuyết trình mới của chú hướng dẫn viên nơi đây đó là cách giải thích những điều kì lạ làm nên một Thánh Địa tồn tại mấy nghìn năm và được UNETCO công nhận là di sản văn hoá thế giới bằng những hiểu biết khoa học về tự nhiên, vật lý, kiến trúc, và hoá học. phong cách hướng dẫn tự tin cộng với một niềm say mê về công trình kiến trúc tuyệt vời này. Ngày cuối cùng đoàn về đến làng Sen quê Bác thăm căn nhà của ông bà ngoại, căn nhà mà ông bà ngoại đã cất lên khi gả con gái cho bố Bac Hồ, sau đó đi không xa là đến ngôi nhà mà nhân dân nơi đây đã cất lên khi cha bác đỗ phó bảng nhưng lúc đó mẹ và em trai Bác đã không còn trên đời. Tại quê ngoại của Bác mọi người lại xúc động nghẹn ngào trước những lời kể chứa chan tình yêu thương và thành kính của chị hướng dẫn viện nơi đây về hoàn cảnh gia đình Bác, cha bác đã được ông bà ngoại đón về nuôi như thế nào và sau đó lại gả con gái cho. Mẹ bác là một người phụ nữ tần tảo thương chồng thương con đã chấp nhận dời xa quê hương để đến Huế sinh sống, ngày đêm dệt vải để nuôi chồng nuôi con rồi bà lâm bệnh qua đời ở Huế khi tuổi mới có ngoài 30. Rồi cảnh Bác phải bế em đi khắp nơi xin sữa. Lời kể của chị hướng dân viên như nức nở, tình cảm như ứa đọng nơi cổ họng không nói thành lời, mắt chị nhoè đi như sắp khóc. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe cố kìm nén tình cảm để không khóc nhưng rồi hai hàng nước mắt cứ lăn trên má không sao dừnng nó lại được. Đó là cái tài của người hướng dẫn, với một chất giọng sứ Nghệ cộng với một tình cảm thật chị đã truyền hết cảm xúc của minh cho người nghe và dẫn dắt người nghe theo lời kể của mình. 5: Các danh lam thắng cảnh Trên đoạn hành trình từ Hà Nội vào tới Đà nẵng, dọc đường là những hàng cây xanh biếc, những dãy Trường sơn trập trùng với những dải đèo nối tiếp nhau, những cánh rừng cao su, rừng thông bạt ngàn, ngững bãi cát trắng của thành phố quảng trị nổi tiếng về khí hậu khắc nghiệt. Đến mỗi nơi chúng ta lại được cảm nhận một điều mới mẻ mang đậm đặc tính của vùng đó. Được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp làm sao lòng du khách trong nước và quốc tế, đó là các di sản thiên nhiên và văn hoá đã được thế giới công nhận. Động phong nha với các hang động có những tảng nhũ được thiên nhiên tạo dựng nên từ những vận động địa chất của tự nhiên đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật mà con người không thể làm đựơc. Đến với sứ Huế mộng mơ, suôi dòng trên dòng sông Hương và nghe hò Huế để ngắm cảnh Huế vào ban đêm thật yên bình và dịu dàng như những cô gái Huế, thăm những công trình kiến trúc lăng mộ của các vị vua nhà Nguyễn đã xây dựng để làm nơi an nghỉ cuối cùng. Đến Thánh Địa để được chứng kiến công trình kiến trúc kì diệu do chính bàn tay con người tạo ra từ các đây mấy nghìn năm trước con người đã làm nên được sự kì diệu mà ngày nay vẫn chưa giải thích hết đựơc. Tại phố cổ Hội An chúng ta lại đựơc chứng kiến khu phố với những ngôi nhà gỗ lim cổ, những chiếc đèn lồng mang phong cách Trung Quốc vẫn tồn tại giữa những khu phố hiện đại của đất nước, một khung cảnh trái ngược hoàn toàn giữa một bên là cổ kính và một bên là hiện đại. 6: Hàng hoá: Dịch vụ hàng lưu niệm phục vu du khách thăm quan cũng tương đố đa dạng. Tại mỗi một điểm khách du lịch có thể mua cho mình những món hàng lưu niệm của riêng nơi đó như; mắm tôm chua của Huế, nón Huế, đèn lồng Hội An, các bức ảnh về khung cảnh nơi đến. các cuốn sách giới thiệu về điểm du lịch như; sách giới thiệu về Huế, các triều đại nhà Nguyễn, về Thánh Địa, Động Phong Nha, Về cuộc đời và gia đình Bác, huyền thoại về một người mẹi đã sinh ra người con vĩ đại của đất nước, những chiếc nón Huế dịu dàng, Những bộ quần áo làm từ chất lụa…Nhìn chung là các dịch vụ tương đối là đa dạng 7: Tính giá * Chi phí cố định: Vận chuyển: (16,000,000 VND cho một ôtô) 2 xe 16,000,000 x 2 = 32,000,000 VND Lưu trú: (5,625,000 VND cho một tối tại khách sạn) 5 tối 5,625,000 x 5 = 28,125,000 VND Ăn uống; - Ăn sáng: 10,000 VND cho một suất, 90 người trong 5 bữa 10,000 x 90 x 5 = 4.500.000 VND - Ăn bữa chính: 30,000/suất,90 ngưòi cho 13 bữa chính 30,000 x 90 x 13 = 35,100,000 VND Thuê thuyền nghe hò Huế Trên sông hương: 640,000 VND/thuyền( 3 thuyền) 640,000 x 3 = 1,920,000 VND Thuê thuyền vào động: 170,000VND/ thuyền(6 thuyền) 170,000 x 6 = 1,020,000 VND Hướng dẫn viên - ở Huế: 150,000 VND/ hdv( 2 hdv): 100,000 x 2 = 200,000 VND - hánh điện: 100,000 VND/hdv( 1 hdv): 100,000 VND - Quê Bác: 50,000 VND/hdv( 3 hdv ): 50,000 x 3 = 150,000 VND Nhà vườn: 100,000 VND Tổng chi phí cố định: 103,190,000 VND * Chi phí biến đổi Vé thăm động: 30,000 VND/ người(90 người) Vé vào Thánh Điện: 30,000VND/người Vé vaod đại nội: 35,000 VND/ người Vé thăm lăng;30,000 VND/người Tổng chi phí biến đổi: 125,000 VND/ người * Tính giá thành: Áp dụng công thức: Z = Vc + Fc/Q Trong đó: Z; Giá thành cho một khách Vc: Chi phí biến đổi Fe: Chi phí cố định Q: Số lượng kháchtrong đoàn Z = 125,000 + 103,190,000/90 = 1,271,000 VND * Tính giá bán: Áp dụng công thức: G = ( Z + Cb + Ck + P + T) Trong đó: Cb; Chi phí bán 10% Ck; Chi phí khác 10% P; Lợi nhuận dự kiến 10% T; Thuế chưa bao gồm VAT 10% G = Z*(1+ 0.1 + 0.1 + 0.1 + 0.1) + VAT =( 1,271,000*(1.4))*1.1= 1,957,000 VND Kết luận: Chương trình du lịch đã hoàn thành tốt đẹp, không có sự cố nghiêm trọng nào xảy ra. Tuy nhiên do bản chất của sinh viên là năng động, ham tìm tòi học hỏi, nhiều khi hơi khó bảo một chút, cộng với số lượng đoàn khá đông nên khâu tổ chức và quản lý của các thầy cô trong khoa là khá vất vả, nhưng với tấm lòng yêu quý học trò và tâm huyết với nghề của thầy cô nên hành trình của đoàn từ lúc đi đến lúc về rất vui vẻ. sau 6 ngày hành trình đến nhiều nơi đoàn đã quay trở về Hà Nội mang theo rất nhiều thứ đã học hỏi và tìm hiểu được trong chuyến đi, nhưng kiến thức chưa bao giờ là đủ cả, chúng ta chưa thể nhìn một lần mà thấy hết được cái hay,cái đẹp ở đó. Do vậy sau chuyến đi em vẫn có hy vọng được đi một lần nữa để có được nhiều kiến thức hơn để phục vụ cho công việc của mình sau này. Để có được chuyến đi bổ ích và vui vẻ như vậy phải kể đến công hàng đầu của các thầy cô giáo trong khoa bằng những mối quen biết của mình đã liên hệ với các nhà cung ứng dịch vụ, chính quyền tại điểm tham quan để có thể đặt được các dịch vụ với giá mà sinh viên cố thể chi trả được nhưng chất lượng thì vẫn tốt
Tài liệu liên quan