Từ việc nghiên cứu các quan điểm về xây dựng chính sách công nghiệp, lý thuyết về
cụm công nghiệp và cạnh tranh khu vực, lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh và thực tiễn
phát triển công nghiệp hỗ trợ của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bài viết đề xuất
các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Vùng kinh tế
trọng điểm này, tập trung vào việc xây dựng các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất
của công nghiệp hỗ trợ - các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm hỗ trợ và các doanh
nghiệp hỗ trợ.
10 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
84
THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC NGÀNH
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
ATTRACTING INVESTMENT IN THE SUPPORTING INDUSTRY IN
THE KEY ECONOMIC REGIONS OF CENTRAL VIETNAM
LÊ THẾ GIỚI
Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Từ việc nghiên cứu các quan điểm về xây dựng chính sách công nghiệp, lý thuyết về
cụm công nghiệp và cạnh tranh khu vực, lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh và thực tiễn
phát triển công nghiệp hỗ trợ của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bài viết đề xuất
các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Vùng kinh tế
trọng điểm này, tập trung vào việc xây dựng các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất
của công nghiệp hỗ trợ - các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm hỗ trợ và các doanh
nghiệp hỗ trợ.
ABSTRACT
Based on a research on the concepts about developing the industrial policy, the
literature about the industrial cluster and regional competition, the literature about
business ecosystem and the practice on developing the supporting industry of the key
economic region of Central Vietnam, this article suggests the solutions to attract
investment in supporting industry of this key economic regions. This article focuses on
developing the most important industrial organizations – the businesses using the
supporting products and the bussinesses producing the supporting products.
1. Đặt vấn đề
Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những điều kiện để phát triển
các ngành công nghiệp mũi nhọn. Tuy nhiên, do đặc thù của một nước đang phát triển,
CNHT của Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) chưa phát
triển, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Một số nghiên cứu
đã thực hiện chủ yếu đề cập đến vấn đề phát triển công nghiệp nói chung, chưa đi sâu
nghiên cứu CNHT và các mối liên kết và hợp tác giữa công nghiệp lắp ráp, chế tạo, chế
biến với CNHT.
Phát triển CNHT tại VKTTĐMT phải được đặt trên quan điểm: (1) Xây dựng
Đà Nẵng thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ của Vùng, có vai trò kết nối công nghiệp
nội vùng và ngoại vùng, (2) Xây dựng một nền tảng công nghiệp hỗ trợ có tính động lực
cho việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào việc phát triển các ngành công
nghiệp mũi nhọn, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế của Vùng, (3) Đảm
bảo sự phát triển bền vững, hài hòa và liên kết chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
85
trong Vùng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Vùng và sẵn sàng tham gia vào quá
trình phân công lao động quốc tế.
Các giải pháp được thiết kế trên cơ sở phân tích thực tiễn công nghiệp hỗ trợ của
VKTTĐMT từ cách tiếp cận xây dựng chính sách công nghiệp, lý thuyết về cụm công
nghiệp và cạnh tranh vùng và lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh. Theo quan điểm của
chúng tôi, phát triển CNHT thực chất chính là phát triển các doanh nghiệp tham gia vào
các ngành công nghiệp này. Muốn vậy, các giải pháp phải đảm bảo nguyên tắc về phát
triển kinh doanh dựa trên các yếu tố thị trường và chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Trong khuôn khổ bài viết này, các giải pháp tập trung vào việc xây dựng các cơ
sở công nghiệp quan trọng nhất của công nghiệp hỗ trợ - các doanh nghiệp cần hỗ trợ và
các doanh nghiệp hỗ trợ thông qua việc thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cho hai
khu vực kinh tế này.1
2. Mục tiêu và định hướng giải pháp
Các giải pháp không chỉ nhấn mạnh các chính sách ưu đãi đầu tư,
mà bao gồm cả các chính sách kéo và đẩy, trong đó trọng tâm là các chính sách kéo. Đó
là việc tạo ra một khu vực thị trường với sức hút lớn đối với các doanh nghiệp. Các giải
pháp đẩy chỉ sử dụng ở mức độ hạn chế và trong khả năng kiểm soát của chính quyền
địa phương nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của các quyết định hành chính lên thị
trường.
2.1. Mục tiêu
Với đặc điểm công nghiệp hỗ trợ của VKTTĐMT còn khá yếu, các giải pháp sẽ
tập trung vào bước đầu tiên của quá trình phát triển đó là hình thành nhu cầu sản phẩm
hỗ trợ và năng lực cung ứng các sản phẩm hỗ trợ trong Vùng.
Mục tiêu cơ bản của các giải pháp sẽ là thu hút các nguồn lực trong và ngoài
nước tập trung đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ của VKTTĐMT. Các mục tiêu cụ thể:
− Tạo ra sức cầu của thị trường sản phẩm dịch vụ hỗ trợ thông qua việc thúc đẩy
các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm hỗ trợ, cả về số lượng, quy mô và chất
lượng.
− Nâng cao năng lực tham gia cung ứng các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ thông qua
việc xây dựng và phát triển cộng đồng các doanh nghiệp sẵn sàng tham gia vào
công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là mạng lưới các DNNVV.
− Thu hút hai hệ thống doanh nghiệp trên mở rộng đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.
Các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu này phải được cân nhắc kỹ để không tạo
ra các hiệu ứng ngược trong thực thi và đảm bảo tính kiểm soát và mục tiêu hiệu quả.
2.2. Định hướng cho các giải pháp
Đối với các doanh nghiệp lớn, quyết định đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại một
1 Vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp và hỗ trợ thị trường các sản phẩm - dịch vụ hỗ trợ, xây dựng cơ chế vận hành
đảm bảo sự điều tiết, giám sát và hỗ trợ của chính phủ và cơ quan quản lý địa phương sẽ được đề cập trong một bài
viết khác.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
86
vùng phụ thuộc nhiều vào chiến lược kinh doanh dài hạn, các tính toán về lợi ích và rủi
ro khi đầu tư và mức độ tiếp cận thông tin đối với vùng đó. Vì thế, các giải pháp cần
hướng vào việc tác động lên các tính toán lợi ích bằng cách tạo ra các chính sách giảm
chi phí đầu tư và chi phí hoạt động, tăng cường các hỗ trợ ban đầu và hỗ trợ thường
xuyên, và tăng cường mức độ tiếp cận thông tin cho các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), do động cơ để họ tham dự vào
thị trường các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ nằm ở mức độ lợi nhuận, những khó khăn gặp
phải khi khởi sự hoặc thực hiện liên kết, các rủi ro có thể gặp phải và tập quán kinh
doanh, nên các giải pháp sẽ nhắm đến việc tạo ra các kênh thông tin về thị trường, tháo
gỡ hoặc hỗ trợ đối với các khó khăn của họ.
Như vậy, từ nhu cầu, động cơ, chiến lược kinh doanh, ưu thế và hạn chế của các
doanh nghiệp, các giải pháp thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo các định hướng sau:
− Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn thông qua việc
tạo dựng lợi thế cạnh tranh về chi phí và quy trình, các chính sách về thông tin
và hỗ trợ.
− Thu hút doanh nghiệp lớn vào khu vực hạ nguồn bằng các lợi thế và ưu đãi.
− Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển của các DNNVV.
− Mở rộng phạm vi về thị trường các sản phẩm mũi nhọn và các sản phẩm hỗ trợ
thông qua việc xây dựng khả năng vận tải và giao nhận thông suốt trong nước và
quốc tế.
− Hỗ trợ các doanh nghiệp hỗ trợ nhằm tạo dựng các lợi thế cạnh tranh về chất
lượng, giao nhận và giá thành sản xuất.
3. Các giải pháp chính
3.1. Phát triển năng lực vận tải, giao nhận và dịch vụ thông tin liên lạc của Vùng
Điểm hạn chế rất lớn đối với công nghiệp hỗ trợ của VKTTĐMT là quy mô thị
trường khá nhỏ và bị cắt khúc trong khi hệ thống giao thông vận tải lại không phát triển
đúng mức. Với đặc điểm này sẽ làm phát sinh chi p hí cao cho các hoạt động công
nghiệp do không đạt được các lợi thế về quy mô. Thêm vào đó, một số sản phẩm công
nghiệp và công nghiệp hỗ trợ muốn phát triển phải thâm nhập vào các thị trường trong
nước và quốc tế nên năng lực vận tải, giao nhận và thông tin liên lạc là cực kì quan
trọng. Với việc gia tăng năng lực vận tải và giao nhận, đặc biệt là giảm chi phí sẽ làm
cho các địa phương trong Vùng có được thêm lợi thế về chi phí để mở rộng được thị
trường (do giảm chi phí vận tải và tăng quy mô thị trường). Hệ thống vận tải, giao nhận
và thông tin liên lạc còn đặc biệt quan trọng đối với CNHT vì nó liên quan đến chi phí
và thời gian giao hàng, hai trong số ba nhân tố chủ yếu của kinh doanh trong lĩnh vực
cung cấp sản phẩm trung gian. Chính vì lý do đó, đây là giải pháp hàng đầu và là khâu
đột phá trong các giải pháp phát triển CNHT của VKTTĐMT.
Để tăng cường năng lực vận tải, giao nhận và thông tin liên lạc của Vùng, cần
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
87
phải:
− Kiến nghị Chính phủ đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch nối các
tỉnh trong VKTTĐMT, tiến tới xây dựng đường cao tốc cho vùng này.
− Đẩy nhanh tốc độ đầu tư mở rộng quốc lộ 14B, khai thông tuyến hành lang quan
trọng trong vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu.
− Đẩy mạnh khai thác tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây nhằm gia tăng lư ợng
hàng hóa lưu thông qua vùng, tạo động lực kích thích doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực vận tải.
− Nghiên cứu phát triển hệ thống vận tải hàng hóa bằng đường sắt và đường thủy
nội địa trong khu vực, đặc biệt là khả năng nối kết các đầu mối giao thông quan
trọng giữa cảng và ga vận tải đường sắt, cảng và hệ thống đường bộ nội vùng.
− Xây dựng chính sách thu hút các hãng vận tải thế giới đặt đại diện văn phòng tại
Đà Nẵng, tiến đến mở các tuyến vận tải đường biển và hàng không quốc tế.
− Xây dựng chiến lược vận tải nội vùng và quốc tế từ Đà Nẵng với hai mục tiêu
quan trọng là giá thành vận chuyển và thời gian.
− Phối hợp giữa các địa phương trong Vùng quy hoạch và thiết lập hệ thống kho
bãi trung chuyển , hệ thống thông tin điện tử và phương thức trao đổi thông tin
về giao nhận và vận chuyển nội vùng, giữa các vùng và kết nối với các hệ thống
giao nhận quốc tế.
− Liên kết và tư vấn về vận tải và logistics, đặc biệt là hệ thống cảng biển và các
kho hàng trung chuyển, từ các quốc gia có nền công nghiệp vận tải biển và cảng
phát triển như Anh, Hà Lan, Singapore, Hồng Kông.
− Liên kết và đặt hàng với các cơ quan nghiên cứu , các trường đại học về qui
hoạch tổng thể hệ thống vận tải vùng và thực hiện các chương trình đào tạo nhân
lực về vận tải, logistics, thông tin vận tải và bảo hiểm.
3.2. Liên kết các vùng kinh tế lớn trong nước và quốc tế về các ngành công nghiệp
mũi nhọn và công nghiệp hỗ trợ mục tiêu
Mục tiêu của giải pháp này là nhằm nâng dần vị trí của Đà Nẵng và các tỉnh
vùng trong các chọn lựa chiến lược của các nhà đầu tư, đặc biệt là trong các ngành công
nghiệp mũi nhọn và công nghiệp hỗ trợ. Với sự liên kết chặt chẽ có thể tạo được, các
doanh nghiệp trong VKTTĐMT có thêm cơ hội hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và chuyển
giao công nghệ , tiến tới hợp tác đầu tư vào các ngành này. Thêm vào đó, theo quy luật
lan tỏa, cùng với việc xây dựng được hệ thống vận tải và thông tin tốt, các doanh nghiệp
có thể tiến dần trong các nấc thang cung ứng. Thông qua các liên kết này có thể tìm
kiếm các giải pháp khắc phục hạn chế của công nghiệp địa phương như về nguyên vật
liệu, máy móc, nhân lực. Việc liên kết cũng có lợi cho việc học hỏi cơ chế quản lý điều
hành và hỗ trợ của các địa phương.
Các ngành công nghiệp mục tiêu và các vùng có thể liên kết bao gồm:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
88
− Công nghiệp chế biến thủy hải sản (bao gồm cả sơ chế thủy hải sản): An Giang,
Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh;
− Công nghiệp may mặc, da giày: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình
Dương, Kuala Lumpur;
− Công nghiệp lắp ráp cơ khí (xe máy, ô tô, máy công cụ): Tp. Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đài Bắc;
− Công nghiệp hóa dầu và nhựa: Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An;
− Dịch vụ logistic: Tp. Hồ Chí Minh, Hồng Kong, Đài Bắc, Osaka;
− Thiết kế kiểu dáng công nghiệp: Singapore, Hong Kong, Bang Kok;
− Dịch vụ cho thuê tài chính: Singapore, Hong Kong;
− Khuôn, hàn, tiện, mạ, xử lý kim loại: Thái Nguyên, Hải Phòng, Bình Dương,..;
− Linh kiện, phụ tùng cơ khí: Quảng Châu, Tp. Hồ Chí Minh, ...;
− Sản xuất và chế biến nhựa, da, vải, cao su: Tp. Hồ Chí Minh, Daklak, ...;
− Nguyên vật liệu cho thiết bị điện: Đài Bắc, Bình Dương, Singapore.
Một số công việc cụ thể để thực hiện các liên kết:
− Chọn lựa và thiết lập danh sách một số địa phương ngoài VKTTĐMT có thế
mạnh và có khả năng hợp tác tốt với với từng địa phương trong Vùng, đặc biệt là
có các doanh nghiệp có năng lự c về vốn và công nghệ và đang muốn mở rộng
sản xuất. Số lượng các địa phương này sẽ được tính toán hợp lý để tiết kiệm chi
phí.
− Thiết lập một số văn phòng đại diện tại các địa phương được lựa chọn hợp tác để
đảm nhận các vấn đề liên quan đến đầu tư, hợp tác, trao đổi thông tin, công
nghệ, thiết lập đàm phán, hội thảo với các doanh nghiệp trong nhóm ngành mục
tiêu của địa phương đó.
− Nghiên cứu tổ chức các hội thảo khoa học, hội chợ chuyên ngành tại Đà Nẵng
và thu hút các doanh nghiệp ở các địa phương này đến tham dự.
− Thiết lập cơ chế hợp tác trao đổi thông tin giữa chính quyền các địa phương dự
định liên kết (ký kết hợp tác, thiết lập đối tác, trao đổi thông tin). Xây dựng các
chương trình hành động chung giữa các địa phương.
− Thiết lập kênh thông tin chuyên ngành giữa doanh nghiệp của các địa phương.
− Nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi đối với các doanh n ghiệp ở các địa
phương. Triển khai các chương trình đào tạo có sự tham gia của các doanh
nghiệp ở các địa phương được lựa chọn hợp tác.
3.3. Xây dựng c ác chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp hạ nguồn và
thượng nguồn theo các cụm công nghiệp
Giải pháp này sẽ tạo ra sự kích thích đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
89
vực công nghiệp khuyến khích đầu tư của các địa phương trong Vùng. Các chính sách
ưu đãi sẽ được tính toán để đảm bảo tính vượt trội hơn so với các chính sách thu hút đầu
tư khác. Ngoài ra, có cơ chế ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều
công nghệ và thiết bị, có hoạt động sản xuất nhiều công đoạn và cần nhiều chi tiết. Các
ưu đãi có thể được thực hiện thông qua:
− Ưu đãi về thuế (cần tính toán theo quy định chung của nhà nước);
− Ưu đãi về đất đai (có thể tính đến các chương trình “đổi đất lấy doanh nghiêp”);
− Ưu đãi về thủ tục;
− Chính sách hỗ trợ đặc biệt;
Đối tượng các doanh nghiệp cần thu hút bao gồm:
Các doanh nghiệp hạ nguồn và công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực:
− Vận tải giao nhận và logistics;
− Thiết kế công nghiệp;
− FDI trong l ĩnh vực chế tạo phụ tùng và lắp ráp thiết bị cơ khí, máy công cụ, xe máy;
− Chế biến và xuất khẩu giày da, may mặc;
− Sản xuất các sản phẩm từ cao su;
− Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ nhựa;
− Chế biến thủy hải sản (đồ hộp, thức ăn sẵn,…).
Các doanh nghiệp thượng nguồn:
− Sản xuất thép nguyên liệu công nghiệp (khung thép, thép tinh luyện);
− Cung ứng nguyên vật liệu cơ bản (hạt nhựa, cao su lưu hóa, dệt, giấy, hóa chất).
Chính sách ưu đãi phải cần được tính toán cẩn trọng để phát huy tác dụng lâu dài
đồng thời thu hút được các doanh nghiệp mong muốn. Cần đặt ra những mục tiêu cụ thể
trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn của khu vực hạ nguồn. Đây chính là các doanh
nghiệp then chốt trong hệ sinh thái kinh doanh mà sự có mặt của họ sẽ có tác động tích
cực đến việc xây dựng cộng đồng các doanh nghiệp hỗ trợ.
Trong chính sách thu hút đầu tư, các địa phương trong Vùng cần trao đổi, nghiên
cứu để qui hoạch mạng lưới công nghiệp hỗ trợ hợp lý, có tác động tương hỗ và tính
liên kết cao. Trong Vùng sẽ xây dựng thành các cụm công nghiệp chính bao gồm các
doanh nghiệp nhỏ xoay quanh một vài doanh nghiệp then chốt kèm theo các thiết chế hỗ
trợ như các trường dạy nghề, trung tâm xúc tiến thương mại và công nghiệp, các đầu
mối nguyên vật liệu cũng như các dịch vụ kinh doanh. Định hướng qui hoạch cụm công
nghiệp trong Vùng:
− Thành phố Đà Nẵng : Công nghiệp dệt may, da dày, dịch vụ logistics, dịch vụ
thuê tài chính, thiết kế kiểu dáng công nghiệp và in ấn bao bì, thiết bị điện;
− Tỉnh Quảng Nam: Công nghiệp cơ khí, lắp ráp, xử lý kim loại;
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
90
− Tỉnh Quảng Ngãi: Công nghiệp hóa chất, nhựa;
− Tỉnh Bình Định: Công nghiệp cơ khí, lắp ráp.
Việc qui hoạch này có thể gia tăng khả năng liên kết hợp tác giữa các vùng, tận
dụng được sức mạnh tổng hợp của cụm công nghiệp và đặc tính của hệ sinh thái kinh
doanh với trung tâm công nghiệp hỗ trợ đặt tại Đà Nẵng.
3.4. Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đây cũng là một trong những giải pháp trọng tâm của chính sách xây dựng
CNHT. Theo kinh nghiệm của các quốc gia trong phát triển CNHT thì các DNNVV
chính là nguồn chính để hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ và là khu vực hấp thụ các
chuyển giao công nghệ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, khu vực này lại rất khó để phát
triển. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ
của VKTTĐMT là hệ thống các DNNVV còn yếu, cả về số lượng lẫn năng lực sản xuất.
Những cản trở chính của các DNNVV chủ yếu tập trung vào các khó khăn về
vốn, công nghệ, trình độ quản lý, năng lực nắm bắt thị trường và khả năng đàm phán
kinh doanh. Chính sách hỗ trợ DNNVV phải nhằm tháo gỡ các khó khăn này và tạo
điều kiện cho khởi sự kinh doanh. Đặc thù của các DNNVV trong Vùng là phần lớn
hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Vì vậy, chính sách hỗ trợ DNNVV cần
được tính toán cụ thể để có ưu đãi rõ nét đối với các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp.
Một số chính sách hỗ trợ các DNNVV có thể sử dụng:
− Hỗ trợ về vốn thông qua giảm và giãn thuế, thuê đất, thời gian và thủ tục pháp
lý;
− Hỗ trợ về thông tin thị trường;
− Hỗ trợ về đào tạo năng lực quản lý và kinh doanh;
− Hỗ trợ pháp lý và khả năng đàm phán kinh doanh;
− Hỗ trợ trong thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp lớn.
3.5. Hình thành các trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ có sự tham gia của
các doanh nghiệp lớn và các DNNVV
Một trong các cản trở lớn nhất của các DNNVV vào hệ thống cung cấp của các
doanh nghiệp lắp ráp là sự không tương thích về công nghệ và chất lượng sản phẩm, do
sự chênh lệch về trình độ công nghệ và sự thiếu thông tin của hai bên trao đổi. Để giải
quyết vấn đề này, giải pháp thứ 5 sẽ tập trung vào hoạt động chuyển giao công nghệ sản
xuất và quản lý giữa các doanh nghiệp lớn và các DNNVV. Đặc điểm giải pháp này là
hình thành một hệ thống hấp thụ công nghệ liên tục dựa trên sự tự nguyện của các
doanh nghiệp tham gia.
Cần hình thành các trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ tron g một số
ngành then chốt như chế tạo thiết bị cơ khí, dệt nhuộm, da, nhựa và cao su. Các trung
tâm này sẽ được sự phối hợp của 4 bên:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008
91
− Địa phương chịu trách nhiệm về chi phí đầu tư ban đầu, thành lập trung tâm;
− Các trường đại học và viện nghiên cứu hỗ trợ về mặt kỹ thuật, công nghệ;
− Các doanh nghiệp lớn xây dựng chương trình và các hoạt động chuyển giao
công nghệ;
− Các DNNVV là các đối tượng hấp thụ sự chuyển giao công nghệ này.
Thông qua các hiệp hội chuyên ngành để hỗ trợ vận hành của các trung tâm (Hội
cơ khí, Hiệp hội ô tô,...) Mục tiêu hoạt động của trung tâm là để cho các doanh nghiệp
lớn giới thiệu về công nghệ và những yêu cầu mà họ cần, đồng thời các DNNVV tiếp
cận với công nghệ của các doanh nghiệp khách hàng tương lai.
3.6. Hỗ trợ phát triển lĩnh vực cho thuê tài chính
Đây là giải pháp đi kèm với hỗ trợ công nghệ và vốn cho các DNNVV. Việc cho
thuê tài chính sẽ trở thành hoạt động khá quan trọng trong CNHT vì nó cung cấp nguồn
công cụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện các DNNVV
trong Vùng là khá yếu về vốn và công nghệ, việc hình thành các dịch vụ cho thuê tài
chính sẽ giúp các doanh nghiệp này giảm bớt rủi ro khi đầu tư cho công nghệ, giảm chi
phí đầu tư ban đầu, tiếp cận được các công nghệ hiện đại hơn và rút ngắn thời gian hấp
thụ công nghệ.
Các địa phương trong Vùng cần có các chính sách