Báo cáo Thực tập công ty TNHH thiết bị phụ tùng TMT

Quản trị nhân sự là một lĩnh vực ngày càng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Nó bao gồm những vấn đề như tâm lý, sinh lý, triết học, đạo đức . Tuy nhiên nó lại là một vấn đế bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải đặt yếu tố nguồn nhân lực lên hàng đầu, bởi vì tài nguyên con người là vô cùng quý giá. Chính vì thế công tác quản lý lao động trong mỗi công ty là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh của công ty.

doc28 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công ty TNHH thiết bị phụ tùng TMT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Quản trị nhân sự là một lĩnh vực ngày càng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Nó bao gồm những vấn đề như tâm lý, sinh lý, triết học, đạo đức ... Tuy nhiên nó lại là một vấn đế bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải đặt yếu tố nguồn nhân lực lên hàng đầu, bởi vì tài nguyên con người là vô cùng quý giá. Chính vì thế công tác quản lý lao động trong mỗi công ty là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh của công ty. Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT là một doanh nghiệp tư nhân 100% vốn tự có. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực : Sản xuất, kinh doanh máy móc, thiết bị công cụ. Nhận các hợp đồng gia công, chế tạo, sửa chữa các thiết bị công nghiệp, phụ tùng, thiết bị sản xuất đường, xi măng, thép cán… Trong báo cáo này em xin giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự, tổ chức sản xuất của công ty. Em xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Thế Cường – Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT cùng các cán bộ của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT và cô Trần Thị Thanh Bình đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này. Chương I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT được thành lập ngày 21/8/1996. Tên gọi : Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng TMT. Tên giao dịch quốc tế : TMT CO.,LTD ( TMT Spare part equipment company limited ) Địa chỉ : 179 Đường Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Tel : 0084-4-8522336 Fax : 0084-4-5634835 Tài khoản : 108.101.350.15016 tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương- Chi nhánh Hoàn Kiếm. Mã số thuế : 0101264506 Giấy phép kinh doanh số : 0102001002 cấp ngày 21 tháng 8 năm 1996 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty. Công ty sản xuất kinh doanh máy móc, thiết bị công cụ. Nhận các hợp đồng gia công, chế tạo, sửa chữa các thiết bị công nghiệp, phụ tùng, thiết bị sản xuất đường, xi măng, thép cán… 1. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty. Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý chất lượng được biểu hiện theo sơ đồ sau: Giám đốc công ty p.Giám đốc thường trực PGĐ KHKD TM & QHQT PGĐ nội chính PGĐ kinh tế đối ngoại XNK PGĐ kỹ thuật PGĐ phụ trách sản xuất PGĐ phụ trách máy công cụ VPCT TTXD & BDHT CSCN P. Bảo vệ P. QTĐS P.Y Tế P. VHXH Xưởng máy công cụ P.KHTKTC VP.GDTM TTĐHSX XNSX&KDVTCTM NXLĐĐT&BDTBCN Trung tâm TĐH Xưởng bánh răng Xưởng cơ khí lớn Xưởng GCAL-NL Xưởng đúc Xưởng cán thép Phòng kỹ thuật P.QLCLSP&MT Thư viện Ghi chú: Tổ chức công ty Nguồn ( Phòng Tổ chức lao động hành chính) 1.1. Giám đốc công ty. - Chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Đề ra chính sách chất lượng cho công ty. - Quyết định xây dựng và xem xét theo định kỳ các hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng. - Quyết định mọi nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng. - Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hàng năm của công ty, cán bộ, đào tạo và đào tạo lại, tuyển dụng lao động. - Quyết định mua và bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty phù hợp cơ chế thị trường và pháp luật. 1.2. Đại diện lãnh đạo về chất lượng. a. Chức năng: Được Giám đốc uỷ quyền và Phó giám đốc phụ trách kỹ thật trực tiếp điều hành để tổ chức sản xuất và điều hành hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, công tác 5S và tác phong làm việc trong toàn công ty. b. Nhiệm vụ và quyền hạn. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc xây dựng, điều hành, kiểm tra thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng. 1.3. Phó giám đốc kinh tế - đối ngoại - xuất nhập khẩu. a. Chức năng: Được Giám đốc uỷ quyền phụ trách các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và đối ngoại của công ty. b. Nhiệm vụ-quyền hạn. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc chỉ đạo các hoạt động thuộc các lĩnh vực: + Kế toán - thống kê - tài chính. + Kế hoạch. + Công tác đối ngoại và kinh doanh thương mại. - Chỉ đạo xây dựng các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.4. Phó giám đốc phụ trách sản xuất. a. Chức năng: Được Giám đốc uỷ quyền tổ chức điều hành, thực hiện kế hoạch sản xuất, vật tư, cơ điện theo mục tiêu đã định. b. Trách nhiệm - quyền hạn: - Chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất, vật tư, cơ điện. - Ký lệnh sản xuất và các văn bản, quy chế, quy định liên quan đến điều hành sản xuất, vật tư cơ điện của công ty. - Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, sắp xếp lao động hợp lý. - Đề ra những giải pháp kỹ thuật và xử lý các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất. 1.5. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. a. Chức năng: Giúp Giám đốc quản lý các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và quản lý chất lượng sản phẩm. b. Nhiệm vụ - quyền hạn: - Đề ra những giải pháp kỹ thuật và xử lý các hiện tượng phát sinh gây ách tắc trong sản xuất và phục vụ sản xuất. - Có quyền đình chỉ, sau đó báo cáo giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng các quy định về quy trình, quy phạm, gây mất an toàn lao động, giảm chất lượng sản phẩm, thiết bị. 1.6. Phó giám đốc kiêm giám đốc xưởng máy công cụ. a. Chức năng: Trực tiếp điều hành và kiểm tra công việc sản xuất của xưởng máy công cụ, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các mặt quản lý, tổ chức, điều hành, sử dụng các tiềm năng lao động, thiết bị và các nguồn lực khác được giao, thực hiện các nhiệm vụ do Công ty phân công. b. Nhiệm vụ - quyền hạn: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc về: thực hiện kế hoạch được giao, thời gian hoàn thành, các yêu cầu về mặt công nghệ, chế tạo, chất lượng sản phẩm... - Sử dụng lao động, thiết bị và các phương tiện cần thiết, phân công điều hành sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và thời gian quy định. - Có quyền đình chỉ, sau đó báo cáo giám đốc xử lý đối với các hoạt động vi phạm nghiêm trọng các quy định về quy trình, quy phạm, gây mất an toàn lao động, giảm chất lượng sản phẩm, thiết bị... 1.7. Phó giám đốc phụ trách nội chính. a. Chức năng: Được giám đốc công ty uỷ quyền quản lý, điều hành các hoạt động nội chính, đời sống và xây dựng cơ bản. b. Nhiệm vụ - quyền hạn: - Chịu trách nhiệm trước công ty về việc điều hành, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực: quản trị, bảo vệ, y tế và xây dựng cơ bản. - Xây dựng và đề xuất phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động trong công tác được phân công phụ trách. 1.8. Trưởng của mỗi phòng ban, bộ phận. Chịu trách nhiệm trước giám đốc các phó giám đốc phụ trách về hoạt động của mỗi đơn vị mình. Mỗi đơn vị sẽ duy trì sơ đồ tổ chức riêng của mình, trong đó nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ của họ. Trưởng của mỗi bộ phận đồng thời là điều phối viên chính của hệ thống đảm bảo chất lượng. 1.9. Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường (QLCL SP & MT). Phòng QLCL SP & MT là phòng chuyên trách kiểm tra chất lượng từ đầu vào đến đầu ra, mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình sản xuất, phạm vi hoạt động của phòng rất rộng. +Kiểm tra chất lượng đầu vào. +Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. +Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty 1. Đặc điểm về lao động. Con người là nhân tố có tính quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng TMT, do đặc điểm là ngành sản xuất công nghiệp, công việc lao động nặng nhọc, đòi hỏi phải có sức khoẻ, vì thế đa số lao động ở Công ty là nam giới. Số nữ chủ yếu là làm việc tại các phòng ban nghiệp vụ. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2002 đến năm 2005 Đơn vị tính: Người TT Phân loại lao động Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 SL % SL % SL % SL % 1 Tổng số lao động 1047 100 1010 100 1008 100 937 100 - Nam 798 76,2 772 76,4 772 76,6 714 76,2 - Nữ 249 23,8 238 23,6 236 23,4 223 23,8 2 PL theo tổ chức LĐ - Trực tiếp 750 71,6 710 70,3 711 70,5 714 76,2 - Gián tiếp 283 27,1 287 28,4 284 28,2 211 22,5 - Phục vụ 14 1,3 13 1,3 13 1,3 12 1,3 3 PL theo trình độ học vấn - Tiến sỹ 2 0,19 2 0,20 2 0,20 2 0,20 - Đại học 147 14,1 160 15,8 161 15,9 161 17,2 - Trung cấp + Cao đẳng 83 7,9 86 8,5 86 8,5 85 9,0 - Công nhân KT 579 55,3 593 58,7 595 59,2 529 56,5 - LĐ phổ thông 236 22,6 169 16,8 164 16,2 160 17,1 4 PL theo trình độ tay nghề - Bậc 1 - 4 230 21,9 219 21,6 219 21,8 186 19,9 - Bậc 5 trở lên 349 33,3 374 37,1 376 37,4 343 36,6 Nguồn (Phòng Tổ chức lao động hành chính) Qua bảng trên có thể thấy: - Sự biến động lao động của công ty qua các năm theo hướng giảm là không nhiều. Trong cơ chế thị trường công ty phải tự tìm đơn đặt hàng, tự tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo yêu cầu thị trường. - Vì vậy, số lao động dư thừa hay thiếu hụt trong công việc của công ty thường xuyên biến động theo sự thay đổi của hợp đồng. Có những lúc công ty phải cho công nhân trong bộ phận nào đó nghỉ việc không lương, còn công nhân trong bộ phận khác phải làm thêm giờ để hoàn thành đúng kế hoạch. - Lao động nam chiếm tỷ lệ cao (trên 76%). Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, nhiều công việc nặng nhọc và độc hại đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt. Lao động nữ không thích hợp với những công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc về ban đêm... Vì vậy, lao động nữ chỉ chiếm tỷ lệ thấp (23% - 24%). Tuy vậy cũng ảnh hưởng đến sản xuất của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải bố trí hợp lý lao động nữ sao cho ít ảnh hưởng nhất đến sản xuất, kinh doanh của công ty. - Tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động gián tiếp (gồm lao động quản lý và lao động phục vụ sản xuất) chiếm 18% - 20%. Trung bình một lao động gián tiếp phục vụ cho 5 - 6 lao động trực tiếp. Trong điều kiện sản xuất chưa được tự động hoá hoàn toàn, tỷ lệ lao động gián tiếp so với lao động trực tiếp càng thấp càng tốt, bộ máy quản lý cũng đỡ cồng kềnh hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay tỷ lệ lao động gián tiếp của công ty có chiều hướng giảm chút ít. Đây là một dấu hiệu tốt cần tiếp tục phát huy. Nó là kết quả của một quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức và hoàn thiện công tác tổ chức lao động. - Về trình độ học vấn, số lượng lao động tốt nghiệp các trường đại học, trung cấp còn thấp. Số người có trình độ trung học công nghệ chiếm 56,5%. Số người có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 26,4%. Tỷ lệ này đang được nâng cao dần lên. Hiện nay công ty đã có 161 người có trình độ đại học và có 86 người có trình độ trung cấp về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật... Một số cấp quản lý chưa qua đào tạo nghiệp vụ, làm việc chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế. Trong công ty còn nhiều công nhân mới tốt nghiệp trung học cơ sở. - Về trình độ tay nghề của đội ngũ lao động. Số lượng công nhân lành nghề, bậc thợ cao chưa nhiều. Số công nhân có tay nghề bậc 5 năm 2002 là 349 người, chiếm 33,3% trong tổng số công nhân. Năm 2003 là 374 người (31,1%), năm 2004 là 376 người (37,4%), năm 2005 là 343 người (36,6%). Như vậy số công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ chưa cao. Tỷ lệ công nhân có tay nghề cao có nhích lên qua các năm 2002, 2003, 2004 nhưng không đáng kể. Trình độ tay nghề công nhân có tính quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mỗi năm công ty đều tổ chức sát hạch tay nghề để nâng cao tỷ lệ công nhân lành nghề, nhưng mức tăng này còn chậm so với tốc độ tăng của các loại sản phẩm có kỹ thuật công nghệ mới thường xuyên đưa vào sản xuất. Số công nhân có tay nghề bậc 1 - 4, tại năm 2002 là 230 người, bằng 21,9% so với tổng số công nhân. Năm 2003 là 219 người (chiếm 21,6%), năm 2004 là 219 người (chiếm 21,8%), năm 2005 là 186 người (chiếm 19,9%). Như vậy số công nhân thay đổi không nhiều qua các năm. Số công nhân có tay nghề bậc thấp chiếm tỷ lệ cao. Nhưng đây là lực lượng lao động trẻ đông đảo của công ty. Tuy tay nghề chưa cao nhưng đội ngũ này lại có ưu điểm của tuổi trẻ như sức khoẻ, sự khéo léo nhanh nhẹn, thông minh, sáng kiến. Họ sẽ là lực lượng lao động nòng cốt trong hoạt động sản xuất của công ty trong tương lai. Số công nhân mới tuyển thường là bộ phận lao động kém ổn định nhất do chưa có lòng say mê nghề nghiệp, chưa có ý định gắn bó lâu dài với công ty. Số lao động được tuyển vào công ty thường cũng bằng ngần ấy lao động xin thôi việc. Điều đó cũng gây tốn kém nhiều chi phí cho đào tạo và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường. 2. Công tác quản trị nhân sự ở công ty 2.1. Tiền lương Tiền lương chịu sử ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ tiền lương của Nhà nước, thị trường lao động, vị trí địa lý, giá cả sinh hoạt, khả năng chi trả của doanh nghiệp sử dụng lao động... Một chế độ tiền lương hợp lý phải đảm bảo dung hoà được những lợi ích trái ngược nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động một cách tốt nhất. Do đó việc tuân thủ các nguyên tắc trả lương thể hiện tính dân chủ cho người lao động, giúp cho người lao động thấy được mức độ thu nhập của mình khi làm việc cho công ty. Điều này loại trừ những thắc mắc, nghi ngờ, chuẩn bị tốt cho người lao động tinh thần làm việc. Công ty áp dụng quy chế “trả lương gắn với hiệu quả công việc và lợi ích của toàn công ty bằng các tiêu chuẩn và hệ số”. 2.2. Tiền thưởng Để khuyến khích người lao động hăng say làm việc, công ty áp dụng các hình thức khen thưởng. Những đơn vị cá nhân hoàn thành kế hoạch được giao, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định. Những đơn vị tìm thêm việc làm, nhận thêm công trình tự cân đối được khả năng của mình và hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng. Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh tạo được chất lượng hiệu quả làm lợi cho công ty về các mặt tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu, thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm. 2.3 Bảo hiểm xã hội (BHXH) & bảo hiểm y tế (BHYT) Bên cạnh những chính sách đãi ngộ như tiền lương, thưởng, phúc lợi, dịch vụ ... thì BHXH, BHYT thực sự cần thiết đối với người lao động, bởi đây là quyền lợi gắn liền đến sức khoẻ của người lao động. Nhận thức được vấn đề này công ty đã có những chế độ hợp lý dành cho người lao động. Đối tượng được công ty thực hiện đóng chế độ BHXH và BHYT theo quy định của pháp luật: CBCNV hợp đồng không thời hạn của công ty CBCNV hợp đồng có thời hạn từ 1 - 3 năm. 2.4. Công tác đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực - Nếu lao động mới đã biết nghề và đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẽ được bố trí làm việc ngay. Số còn lại được đào tạo tay nghề tuỳ theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. - Hình thức đào tạo được áp dụng là kèm cặp tại chỗ. Đào tạo ngay tại nơi làm việc cả về lý thuyết lẫn thực hành. Riêng về lý thuyết, nếu tuyển với quy mô lớn sẽ kết hợp chặt chẽ với trường Trung học Kỹ thuật thực hành công nghệ chế tạo máy hoặc mở các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật. Việc kèm cặp được giao cho những lao động có tay nghề khá và có kinh nghiệm trong công việc. Hàng tháng đều có đánh giá phân tích tình hình đào tạo thông qua năng suất lao động, chất lượng công việc, ý thức tổ chức kỷ luật, sức khoẻ. Những người không có khả năng tiếp thu tay nghề sẽ bị đào thải, song công ty cũng cố gắng giúp họ có cơ hội tìm công việc khác thích hợp hơn. - Thời gian đào tạo có thể kéo dài từ 1 đến 6 tháng. Kết thúc khoá đào tạo, công ty sẽ tổ chức kiểm tra xác định. Những người đạt kết quả khá, giỏi sẽ được giữ lại và ký kết hợp đồng lao động. - Ngoài ra công ty còn chú ý đến việc đào tạo lại hoặc bồi dưỡng những lao động cũ có triển vọng về tay nghề. Có thể được cử đi đào tạo theo hướng giỏi một nghề và biết thành thạo nhiều việc nhằm dễ thích ứng với sự biến động của công việc mới. - Công ty cũng mở rộng các lớp bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh cho cán bộ, cử cán bộ đi học về tổ chức đấu thầu quốc tế, về kế toán và kiểm toán tài chính, không ngừng mở các lớp lý luận chính trị, ngoại ngữ... nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ để tạo nguồn kế cận cho đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Việc sử dụng nguồn nhân lực đều xuất phát từ yêu cầu về kỹ thuật công nghệ của cản phẩm. Sản phẩm chủ yếu của công ty là máy công cụ. Sản phẩm hoàn chỉnh là sự lắp ráp của rất nhiều những chi tiết nhỏ, mỗi chi tiết là một công đoạn sản xuất do một số lao động nhất định đảm nhận. Do mức độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của mỗi chi tiết trong một sản phẩm hoàn chỉnh nên sự bố trí, phân công lao động có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Những công việc đơn giản được giao cho những người có tay nghề trung bình, những công nhân bậc thấp. Những công việc phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật được giao cho những công nhân có tay nghề bậc cao. Ngoài ra trong khối sản xuất còn có sự phân công lao động giữa công nhân nữ và công nhân nam. Những công việc nặng nhọc đòi hỏi phải có sức khoẻ như công nhân đứng máy chuyên dùng thường được giao cho lao động là nam. - Chế độ làm việc của công ty là 8 giờ trong 1 ngày một ca, và 40 giờ trong tuần. Thời gian làm việc theo giờ hành chính, sáng từ 7h30 phút, chiều từ 1h đến 5h. Làm việc theo ca gồm nhân viên tuần tra bảo vệ và những bộ phận trực tiếp sản xuất. Bộ phận này được bố trí làm việc theo kế hoạch sản xuất của công ty. Nói chung từ năm 2002 công ty rất ít khi bố trí công nhân sản xuất làm việc ca ba (từ 23 h đến 6h sáng ngày hôm sau). Hàng năm công ty đều tiến hành phân loại lao động cho cả khối sản xuất và khối văn phòng theo tuổi tác, kết quả làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, sức khoẻ thành lao động loại 1, loại 2 và loại 3. Lao động loại 1 sẽ được bố trí đi đào tạo khi có cơ hội, hoặc được ưu tiên sắp xếp làm việc ngay cả khi công ty ít việc. Lao động loại 2 cũng được ưu tiên thuyên chuyển, đào tạo lại và làm công việc khác trong thời gian công ty không đáp ứng hết nhu cầu việc làm. 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị. Trang thiết bị, máy móc là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định của các doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có, phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tình hình máy móc, thiết bị của Công ty được biểu hiện qua bảng sau: Tình hình máy móc thiết bị của tmt Số TT Tên máy Số lượng (cái) Công suất (KW) Nguyên giá ( $/cái ) Mức độ hao mòn (%) CSSX thực tế so thiết kế (%) Chi phí bảo dưỡng/năm Thời gian SXSP (giờ) Năm chế tạo 1 Máy điện 147 4-60 7000 65 85 70 1400 1996 2 Máy phay 92 4-16 4500 60 80 450 1000 Nt 3 Máy bào 24 2-40 4000 55 80 400 1100 Nt 4 Máy mài 137 2-10 4100 55 80 400 900 Nt 5 Máy khoan 64 2-10 2000 80 200 1200 6 Máy doa 15 4-16 5500 60 80 550 900 Nt 7 Máy cưa 16 2-10 1500 70 85 150 1400 Nt 8 Máy chuốt ép 8 2-8 5500 60 70 500 700 Nt 9 Búa máy 5 4500 85 450 900 10 Máy cắt đột 11 2-8 4000 60 80 400 800 Nt 11 Máy lốc tôn 3 10-40 1500 40 70 150 1400 12 Máy hàn điện 26 5-10 800 55 85 80 1400 Nt 13 Máy hàn hơi 9 400 55 85 40 1200 Nt 14 Máy nén khí 14 10-75 6000 65 40 1000 1200 Nt 15 Cần trục 6 8000 70 800 1000 16 Lò luyện thép 4 700-1000 110000 55 70 11000 800 Nt 17 Lò luyện gang 2 30 50000 65 70 300 8000 Nt Nguồn (Phòng Vật tư - máy công cụ) 4. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty. Nguyên vật liệu là một trong 4 yếu tố của chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng cao hay không phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu được sử dụng. Vì vậy, Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng TMT rất thận trọng trong việc mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu về mặt kỹ thuật và yêu cầu ISO 9002. Bảng 3 sẽ cho thấy một số loại nguyên vật liệu chính
Tài liệu liên quan