Mỗi quốc gia cũng như mỗi cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được. Ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng trong danh giới của khả năng tự sản xuất của nước đó.
Muốn phát triển nhanh, mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải tận dụng có hiệu quả tất cả những thành tựu kinh tế khoa học, kĩ thuật mà loài người đã đạt được. Nền kinh tế sẽ mở tạo ra hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế, tiềm năng sẵn có của một nước nhằm sử dụng sự phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất. Thực tế các nước phát triển và các nước công nghiệp mới có sự vươn lên nhanh chóng đều gắn liền nền kinh tế nước mình với hệ thống kinh tế thế giới thông qua hoạt động ngoại thương. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương, Đảng và Nhà nước ta nhận định: " Tăng cường hoạt động ngoại thương là đòi hỏi khách quan của thời đại." Từ khi thực hiện chính sách mở cửa các mối quan hệ và giao lưu quốc tế của nước ta ngày càng đưọc tăng cưòng mở rộng, đặc biệt là khi VN trở thành nước thành viên của ASEAN và lệnh cấm vận được xoá bỏ. Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước được đẩy mạnh, xuất khẩu từng bước cân đối với nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong nước, làm thị trường hàng hoá trong nước phong phú hơn và sôi động hơn.
Xuất nhập khẩu chính là quá trình thực hiện lưu chuyển hàng hoá.Lưu chuển hàng hoá là hoạt động cơ bản của đơn vị kinh doanh thương mại .Nâng cao hiệu quả của hoạt động này không những duy trì được sự tồn tại của Doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển,hoà nhập nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để sản xuất kinh doanh hàng hoá với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất, lãi thu được nhiều nhất. Để đạt được mục tiêu này bất kì một nhà quản lý kinh doanh nào cũng phải nhận thức được vai trò của thông tin tài chính. Vì vậy hạch toán kế toán là công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu, nó phản ánh và giám sát liên tục, toàn diện các mặt hoạt động kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ đó ở cấp doanh nghiệp, các nhà quản lý có được những quyết định đúng đắn, ở cấp Nhà nước nó giúp cho các công cụ quản lý hoạt động có hiệu lực.
Từ những lí luận chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu cùng với những kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại Marine Supply là công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty XNK vật tư đường biển (Marine Supply)”
Nội dung của chuyên đề này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba phần chính sau:
Phân I: Khái quát chung về hoạt động kinh doanh tại Công ty XNK vật tư đường biển.
Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty XNK vật tư đường biển.
Phần III: Nhận xét và đánh giá chung tình hình nhập khẩu tại Công ty XNK đường biển.
39 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty XNK vật tư đường biển (Marine Supply), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi quốc gia cũng như mỗi cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được. Ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng trong danh giới của khả năng tự sản xuất của nước đó.
Muốn phát triển nhanh, mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải tận dụng có hiệu quả tất cả những thành tựu kinh tế khoa học, kĩ thuật mà loài người đã đạt được. Nền kinh tế sẽ mở tạo ra hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế, tiềm năng sẵn có của một nước nhằm sử dụng sự phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất. Thực tế các nước phát triển và các nước công nghiệp mới có sự vươn lên nhanh chóng đều gắn liền nền kinh tế nước mình với hệ thống kinh tế thế giới thông qua hoạt động ngoại thương. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương, Đảng và Nhà nước ta nhận định: " Tăng cường hoạt động ngoại thương là đòi hỏi khách quan của thời đại." Từ khi thực hiện chính sách mở cửa các mối quan hệ và giao lưu quốc tế của nước ta ngày càng đưọc tăng cưòng mở rộng, đặc biệt là khi VN trở thành nước thành viên của ASEAN và lệnh cấm vận được xoá bỏ. Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước được đẩy mạnh, xuất khẩu từng bước cân đối với nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong nước, làm thị trường hàng hoá trong nước phong phú hơn và sôi động hơn.
Xuất nhập khẩu chính là quá trình thực hiện lưu chuyển hàng hoá.Lưu chuển hàng hoá là hoạt động cơ bản của đơn vị kinh doanh thương mại .Nâng cao hiệu quả của hoạt động này không những duy trì được sự tồn tại của Doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển,hoà nhập nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để sản xuất kinh doanh hàng hoá với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất, lãi thu được nhiều nhất. Để đạt được mục tiêu này bất kì một nhà quản lý kinh doanh nào cũng phải nhận thức được vai trò của thông tin tài chính. Vì vậy hạch toán kế toán là công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu, nó phản ánh và giám sát liên tục, toàn diện các mặt hoạt động kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ đó ở cấp doanh nghiệp, các nhà quản lý có được những quyết định đúng đắn, ở cấp Nhà nước nó giúp cho các công cụ quản lý hoạt động có hiệu lực.
Từ những lí luận chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu cùng với những kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại Marine Supply là công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty XNK vật tư đường biển (Marine Supply)”
Nội dung của chuyên đề này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba phần chính sau:
Phân I: Khái quát chung về hoạt động kinh doanh tại Công ty XNK vật tư đường biển.
Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty XNK vật tư đường biển.
Phần III: Nhận xét và đánh giá chung tình hình nhập khẩu tại Công ty XNK đường biển.
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK TẠI CÔNG TY MARINE SUPPLY
I. Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của Marine Supply
1. Quá trình hình thành và phát triển của Marine Supply
Công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển có tên giao dịch quốc tế là VIỆT NAM MARINE TECHNICAL MATERIALS IMPORT- EXPORT ANH SUPPLY COMPANY, viết tắt là MARINE SUPPLY COMPANY.
Trụ sở chính của công ty tại số 28A4 Phạm Hồng Thái-Ba Đình-Hà Nội.
Quá trình hình thành của công ty có thể chia thành ba giai đoạn:
- Ngày 27/3/1973 Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 1459/QĐTC thành lập nhà máy phụ tùng đường biển dựa trên nền tảng la xưởng bổ trợ của Công ty đường biển. Nhà máy chủ yếu tập trung lực lượng lao động dư thừa từ dây truyền sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành dường biển khu vực Hải phòng. Lãnh đạo cấp trên cùng với lãnh đạo nhà máy đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất một số sản phẩm như cót ép, má phanh ôtô. gioăng phốt cao su, kín dầu, phao cứu sinh.... nhằm giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, đồng thời có vật tư phục vụ cho ngành và cho xã hội.
- Ngày 3/1/1983, xuất phát từ tình hình phát triển và yêu cầu của ngành đường biển. Bộ giao thông vậ tải ra quyết định số 003/QĐ-TCCB chuyển nhà máy phụ tùng thành Công ty vật tư kĩ thuật đường biển, công ty vừa làm nhiệm vụ sản xuất của nhà máy phụ tùng đồng thời làm nhiệm vụ cung ứng vật tư thiết bị cho công tác sửa chữa, đóng mới tàu biển.
- Sự tăng trưởng về mọi mặt của ngành Hàng hải và dặc biệt là nhu cầu hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật đòi hỏi công tác XNK phải vươn lên theo kịp đà phát triển của các ngành trong cả nước. Do đánh giá đúng mức vai trò quan trọng của lĩnh vực này nên ngày 30/9/1985 tại quyết định số 1801/TCCB Bộ giao thông vận tải ra quyết định chuyển công ty thành Công ty XNK vật tư đường biển. Công ty là đơn vị XNK trực tiếp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam.
- Sự thay đổi trên đã đánh dấu bước chuyển hoá về lượng của một số doanh nghiệp làm công tác thương mại chuyên ngành. Đó là điều kiện thuận lợi không chỉ cho phép công ty thực hiện cả hai nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh mà còn giúp cho đơn vị tiếp cận nhanh chóng với thương trường Quốc tế.
2. Quá Trình phát triển của Marine Supply
Từ khi được thành lập (1985), cơ sở vật chất của công ty chỉ có 1400 m2 nhà xưởng và kho, các loại máy đơn giản như máy may, nồi hấp, phao, các loại khuôn ép cót, phục vụ vận tải có 5 ôtô Zin và một cần cẩu 10 tấn. Năng lực sản xuất chủ yếu gồm 15.000 - 30.000 phao cứu sinh, 8.000-10.000 m2 cót ép, ngoài ra còn một số mặt hàng như quần áo bảo hộ găng tay...
Với việc chuyển hướng lấy công tác XNK và cung ứng vật tư làm nhiệm vụ trung tâm. Công ty đã mở rộng không chỉ cung ứng vật tư cho các ngành trong cùng đơn vị mà còn phục vụ các đơn vị ngoài ngành và các địa phương trong cả nước, đồng thời mở rộng thị trường giao dịch Quốc Tế như : Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, philipine, Indonêxia và một số thị trường khác. Cơ sở vật chất của công ty đã được cải thiện, công ty xây dựng mới 1.170 m2 nhà xưởng, văn phòng và nhà kho, vay lắp đặt trạm ôxy với khả năng sản xuất là 90 m3/h trị giá 1.000.000 USD huy động vốn đào 150 m lạch kéo tầu và xà lan để làm chỗ phá dỡ tầu.
Từ khi chính thức được công nhận là doanh nghiệp nhà nước vào năm 1993 đến nay công ty đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Công ty mở rộng công tác XNK tổng hợp không chỉ trong nhứng thị trướn sẵn có mà còn mở rộng quan hệ với thị trường mới ở Châu âu, Trung quốc và nột số nước khác. Công ty thực hiện liên doanh liên kết, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để làm công tác phá dỡ tầu cũ lấy sắt vụn xuất khẩu. Đồng thời đơn vị mở rộng sản xuất mặt hàng mới để xuất khẩu và khai thác tốt các mặt hàng phục vụ nhu cầu nội địa.
Nhìn chung trong suốt thời gian hoạt động của mình, công ty ngày càng tỏ rõ sự vững vàng trong cơ chế thị trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt. Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ Tổng công ty Hàng hải giao mà còn phát triển hơn và đã chiếm được niềm tin của khách hàng.
Đặc biệt vốn của công ty vẫn được bảo toàn và tăng trưởng qua các năm. Hiện nay tổng số vốn kinh doanh của công ty đã lên đến 11,5 tỷ VND và liên tục thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Công ty đã tăng cường chi nhánh của mình tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thái nguyên, Đà nẵng.... với đội ngũ cán bộ công nhân viên là hơn 160 người.
Ngoài hoạt động kinh doanh XNK, Marine Supply còn là nơi sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hiện nay công ty có quan hệ giao dịch hợp đồng khắp trong phạm vi cả nước và mở rộng thị trường giao dịch quốc tế với một số nước.
Trải qua 15 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển Marine Supply đã liên tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả với những thàn tích và đóng góp lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
II. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của Marine Supply
1 Chức năng của Marine Supply
Trong thời gian mới thành lập, công ty XNK vật tư đường biển là doanh nghiệp duy nhất trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt nam đảm nhiệm chức năng XNK với nhiệm vụ XNK vật tư thiết bị cho ngành hàng hải Việt nam, đồng thời sản xuất phao cứu sinh và phá dỡ tầu cũ.
Tuy nhiên sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty cũng có chức năng XNK đã phần nào làm giảm khả năng XNK vật tư hàng hải của đơn vị. Trong khi đó, sự phát triển của nền kinh tế đang đẩy nhanh nhu cầu XNK ngoài ngành. Ý thức rõ được điều này Ban lãnh đạo đơn vị đã đề nghị Tổng công ty cho phép kinh doanh một số mặt hàng ngoài ngành. Sau khi đánh giá khả năng của công ty, lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải Việt nam đã đồng ý bổ sung thêm chức năng cho doanh nghiệp.
Kinh doanh XNK: Phượng tiện vận tải, thiết bị vật tư, phụ tùng thiết bị thông tin, điện tử, hàng tiêu dùng.
XNK: Sắt thép phế liệu, hàng nông nghiệp, lâm, thuỷ sản.
Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, phương tiện, thiết bị, vật tư nông nghiệp.
Kinh doanh các loại vật tư hàng hoá, lương thực, vật tư nông nghiệp và chất đốt trong nước.
Đại lý tầu biển và môi giới hàng hoá, dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hoá và khai thác kho bãi. Dịch vụ hàng hải và cung ứng tầu biển.
Sản xuất phao cứu sinh, phá dỡ tàu cũ.
Chế biến nông sản thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng dân dụng.
2. Nhiệm vụ của Marine Supply
+ Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn của Nhà nước do Tổng công ty giao lại hoặc đứng tên bảo lãnh cho công ty vay và khai thác có hiệu quả tài sản và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh.
+ Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Tổng công ty giao và tham gia thực hiện các kế hoạch của Tổng công ty về đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, phân chia, bảo vệ, phát triển thị trường hoặc những kế hoạch đột xuất khác do Nhà nước giao theo sự phân công của Tổng công ty.
+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã được cấp giấy phép và chấp hành đầy đủ các chế độ do pháp luật và " điều lệ về tổ chức hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt nam " quyết định về hoạt động kinh doanh quản lý doanh nghiệp, thuế, tài chính, lao động, tiền lương....
+ Thực hiện quy chế quản lý kinh doanh, quy chế tài chính của Tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả và tính hợp pháp trong mọi hoạt động của mình, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp thành viên khác của Tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và không áp dụng các biện pháp cạnh tranh thị trường trong nội bộ Tổng công ty, nếu xét thấy có khả năng thiệt hại về vật chất và uy tín của công ty hoặc các doanh nghiệp thành viên khác.
+ Ưu tiên phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh, điều hoà tài chính hoăc để hoàn thiện dây truyền công nghệ khép kín trong nội bộ công ty.
+ Chủ động đề xuất các ý kiến riêng về chiến lược phát triển chung của toàn bộ Tổng công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
+ Chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra giám sát của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của "Điều lệ tổ chức, hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt nam".
+ Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, quốc phòng, an ninh quốc gia, làm các báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo quy định của Tổng công ty và chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo. Công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá kết quả về hoạt động của Tổng công ty theo các quyết định liên quan cuả chính phủ.
+ Tuân thủ tất cả quyết định pháp luật khác của nước CHXHCNVN và điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt nam chính thức tham gia và công nhận.
III Đặc Điểm tổ chức SXKD và tổ chức bộ máy của Marine Supply
1- Đặc Điểm kinh doanh của Marine Supply
Khi còn hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung công ty XNK-VT đường biển giống như một tổng kho vật tư của ngành hàng hải làm nhiệm vụ tiếp nhận cấp phát vật tư theo chỉ đạo của cấp trên. Vì vậy hàng hoá vật tư của công ty trong thời gian này đều có kế hoạch cụ thể và hầu như được bao tiêu toàn bộ, nhờ đó mà đơn vị hoạt động thuận lợi, có đối tượng khách hàng lớn ổn định khong cạnh tranh.
Từ năm 1990 trong nước dần dần xoá bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế mở cửa. Hoạt động trong điều kiện mới công ty không còn là nhà cung ứng độc quyền. Vì thực tế trong khắp các địa phương, các ngành, các cấp ngày càng xuất hiện các công ty KDXNK với đủ loại quy mô và đủ loại nghành hàng.
Về thị trường, công ty có xu hướng mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế giới, nhưng khu vực Châu á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn.
Về kết quả KD công ty đã đạt được một số kết quả đáng kể sau:
Chỉ tiêu
ĐĐVT
Thực hiện
Tỷ lệ % TH 2000 so với
Năm 1999
Năm 200
TH 1999
KH 2000
1- Tổngkim ngạch XNK
USD
15.783.111
10.065.143
63,77
109,4
- Nhập khẩu
USD
14.067.707
8.766.569
62,31
121,76
- Xuất khẩu
USD
1.715.404
1.298.574
75,7
64,03
2- Doanh thu
Tr Đ
209,242
139,574
66,7
107,2
3- Lợi nhuận
Tr Đ
5.031
7.495
148,98
122,4
4- Nghĩa vụ nộp NSNN
Tr Đ
675
36.858
5.460,45
Qua bảng kết quả KD của công ty trong 2 năm (1999-2000) ta thấy: Mặc dù tổng kim ngạch XNK cũng như đầu tư năm 2000 thấp hơn năm 1998 nhưng lợi thu được vẫn nhiêù hơn, chứng tỏ đã có nhiều biện pháp giảm phí ... Tìm các mặt hàng có tỷ xuất lợi nhuận cao, tình hình tài chính của công ty ngày một vững mạnh.
2- Đặc Điểm tổ chức bộ máy quẩn lý của Masine Supply
Hiện nay công ty có 5 chi nhánh và văn phòng trên cả nước:
+ Văn phòng công ty tại Hà Nội.
+ Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Chi nhánh tại Thành Phố Hải Phòng.
+ Chi nhánh tại Thành Phố Hạ Long.
+ Chi nhánh tại Thành Phố Đà Nẵng.
Công ty có mô hình tổ chức bộ máy tổ chức theo ngành Trực tuyến, chức năng, lãnh đạo công ty là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc. Công ty có 3 phòng ban, mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ chuyên trách theo sự chỉ đạo của giám đốc và phó giám đốc. Bộ máy quản lý của công ty và chức năng của từng bộ phận như sau:
* Giám đốc công ty: Do Tổng công ty Hàng hải Việt nam bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật, giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh và đời sống đơn vị trước tổng công ty. Giám đốc là đại diện hợp pháp của đơn vị trước pháp luật, có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý KD của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, nâng lương, thực hiện chế đọ chính sách bảo hiểm xã hội của tổng công ty Hàng hải Việt nam.
* Phó giám đốc: Có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện pháp lệnh về kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán trong hoạt động KD của công ty. Tại công ty XNK Vật tư đường biển.
* Các phòng chuyên môn nghiệp xụ: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong quản lý điều hành công việc được tổ chức như sau:
+ Phòng Thương mại-dịch vụ: Là phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động SXKD của công ty, thực hiện các giao dịch thương mại, tiến hành các nghiệp vụ XNK, ngoài ra phòng còn kiêm cả chức năng xây dựng kế hoạch chiến lược .
+ Phòng kế toán-Tài chính: Là phòng chuyên trách về quản lý tài sản, tiền vốn, tổ chức bộ máy kế toán giữa văn phòng công ty và các chi nhánh cho phù hợp, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty và hoạt động theo quy định của Nhà nước. Do vậy nhiệm vụ của phòng rất nặng nề bao gồm: Cân đối các nguồn vốn để giải quyết vốn kinh doanh, quản lý các hoạt động chi tiêu của doanh nghiệp dựa trên sự ghi chép chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh và lập các chứng từ hoá đơn, xác định kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phòng tổng hợp: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức dân sự toàn công ty, phòng làm nhiệm vụ lập kế hoạch báo cáo về tiền lương, xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ công nhân viên, thực hiện và tiến hành các thủ tục cho cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, cấp phát tiền lương, tiền thưởng.
+ Các chi nhánh trực thuộc công ty: Các chi nhánh này là đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước theo quy định của nhà nước, được sử dụng con dấu riêng, có các quyền và nghĩa vụ theo phân cấp của công ty, được hoạt động theo điều lệ của công ty và quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh thành phần. Các giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc công ty, ngoài ra hàng năm chi nhánh có trách nhiệm báo cáo số liệu về hoạt động của mình cho các phòng ban để tổng hợp số liệu thống kê.
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy công ty Marine Supply
Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng TC - KT
Phòng TM & DV
Chi nhánh TP.HCM
Chi nhánh Tp Đà Nẵng
Chi nhánh Tp.Hạ long
Chi nhánh Hải phòng
Phòng tổng hợp
IV. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của Marine supply
Công ty XNK-Vật tư đường biển là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với chức năng chính là nhập khẩu các thiết bị toàn bộ mặt hàng tiêu dùng ... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và quá trình Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Sau 15 năm hoạt động công ty đã đạt được những thành công nhất định, là một doanh nghiệp đầu ngành của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, công ty đã không ngừng củng cố và phát triển.
Số liệu về kim ngạch XNK trong 3 năm gần đây ( 1998 - 2000)
Biểu 1: Giá trị XNK kim ngạch
Đơn vị tính : USD
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
KH
TH
%
TH KH
KH
TH
%
TH KH
KH
TH`
%THKH
1 Tổng kim ngạch XNK
20.000.000
25.738.344
128,69
15.000.000
15.783.111
105,2
9.200.000
10.065.143
109.5
- Nhập khẩu
17.200.000
22.238.344
129,29
12.500.000
14.067.707
112,54
7.200.000
8.766.569
121,7
- Xuất khẩu
2.800.000
3.500.000
125
2.500.000
1.715.404
68,6
2.000.000
1.298.574
64,9
2 K/NK
16,27%
15,74%
20%
12,2%
27,8%
14,81%
3 K/ Tổng kim ngạch
86%
86,4%
83,2%
89,12%
78,26%
87,1%
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn ( >80%) trong tổng số giá trị kim ngạch XNK, kế hoạch tổng kim ngạch XNK luôn hoàn thành vượt kế hoạch, tuy nhiên xuất khẩu chưa hoàn thành kế hoạch trong năm 1999 - 2000.
- Về thị trường nhập khẩu: Trước đây trong thời gian bao cấp, thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là các nước XHCH bước sang cơ chế thị trường, thị trường các nước Đông âu và Liên xô xụp đổ, thị trường truyền thống của công ty bị co hẹp, công ty coi trọng công tác nghiên cứu mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc ...
- Tinh hình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong công ty: Nhằm giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Biểu 2: Tình hình lưu chuyển hàng nhập khẩu
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
1- Doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu
Tỷ đồng
140,643
200,583
130,544
300,215
2- Mức dữ trữ bình quân
Tỷ đồng
28,124
25,610
15,915
9,2
3- Số vòng lưu chuyển hàng hoá
Vòng
5,0
7,8
8,2
9,2
4- Thhời gian lưu chuyển hàng hoá
Ngày
71
45
43
38
Nhìn chung trong 3 năm qua, Cty XNK - Vật tư đường biển đã thực hiện được số vòng lưu chuyển hàng hoá lớn, đặc biệt trong năm 2000, thời gian một vòng ngắn (1998 - 1999). Ta có thể xem xét kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty qua bảng sau:
Biểu 3 Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kinh doanh hàng nhập khẩu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
Tiền
%
1 Doanh Thu tiêu thụ hàng NK
140.643
100
200.580
100
130.544
100
300.215
100
2 Giá vốn hàng hoá
90.709
64,5
133.540
67,6
90.320
69,4
215.315
71,7
3 Tổng chi phí
48.802
34,7
63.435
31,6
39.072
30,0
82.755
27,6
4 Lãi trước thuế
1.132
0,8
1.605
0,8
1.152
0,8
2.150
0,7
Qua bảng trên ta thấy hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty là lãi ít, thấp (0,8; 0,8; 0,7). Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu thấp