Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của tồn tại xã hội loài người. Một trong các ngành sản xuất đó là ngành công nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là một đơn vị kinh tế cơ sở, một tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, thực hiện cung cấp các lao vụ, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các đơn vị sản xuất.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vì thế nước ta đã và đang mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư sản xuất, với mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Có sự quản lý chỉ đạo của nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng của mình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cho nên một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đứng vững trên thị trường thì cần phải nắm được thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, để quan tâm tới tất cả các khâu trong sản xuất, từ khi bỏ đồng vốn ra - để đầu tư một cách tiết kiệm nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong các khâu sản xuất của doanh nghiệp, vật liệu luôn là yếu tố quan trọng chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nếu vật liệu được sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi thì sẽ hạ thấp được chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 16079 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Kế toán nguyên vật liệu ở công ty Charoen Pokphand Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của tồn tại xã hội loài người. Một trong các ngành sản xuất đó là ngành công nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là một đơn vị kinh tế cơ sở, một tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, thực hiện cung cấp các lao vụ, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các đơn vị sản xuất.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vì thế nước ta đã và đang mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư sản xuất, với mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Có sự quản lý chỉ đạo của nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng của mình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cho nên một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đứng vững trên thị trường thì cần phải nắm được thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, để quan tâm tới tất cả các khâu trong sản xuất, từ khi bỏ đồng vốn ra - để đầu tư một cách tiết kiệm nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong các khâu sản xuất của doanh nghiệp, vật liệu luôn là yếu tố quan trọng chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nếu vật liệu được sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi thì sẽ hạ thấp được chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp.
Để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và mang lại lợi nhuận cao nhất, mỗi doanh nghiệp đều có những biện pháp tổ chức và quản lý khác nhau. Trong đó, thực hiện tốt hạch toán xuất nhập vật liệu sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có những lựa chọn và quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những đặc điểm đó, em đã chọn đề tài: “ Kế toán nguyên vật liệu ở công ty Charoen Pokphand Việt Nam” để làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Trong thời gian thực tập tại công ty với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các cán bộ phòng kế toán cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn và sự cố gắng của bản thân em đã tìm hiểu toàn bộ công tác kế toán của công ty. Đặc biệt em đi sâu vào nghiên cứu công tác kế toán nguyên vật liệu làm cơ sở cho đề tài.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn chưa cao, kinh nghiệm thực tế còn có nhiều hạn chế cho nên chắc chắn đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Do vậy, em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng kế toán công ty Charoen Pokphand Viet Nam để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
I. Khái quát chung về đơn vị thực tập
1, Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam ( gọi tắt là Công Ty C.P)
2, Giám đốc hiện hành của Doanh nghiệp: Suwes/W
3, Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai – Huyện Chương Mỹ – Hà Tây
4, Điện thoại: 0343.840501 – 507
5, Fax: 0343.840416
6, Quyết định thành lập: Giấy phép đầu tư số 1587/GP vào năm 1993
7, Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
8, Hình thức sỡ hữu vốn: 100% vốn đầu tư nước ngoài
9, Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm nông nghiệp.
10, Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, thiết bị chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi và gia công trong dân.
11, Năng lực hiện tại của Công ty:
- Tổng số vốn đầu tư:
30.000.000 USD
- Vốn pháp định:
10.500.000 USD
- Thời gian hoạt động:
40 năm
- Tổng diện tích đất sử dụng
25.5 ha
- Nhà máy thức ăn gia súc và xưởng dụng cụ chăn nuôi
10 ha
- Trại giống gà bố mẹ
14 ha
- Nhà máy ấp trứng
1.5 ha
- Quy mô kinh doanh:
Nhà máy thức ăn gia súc sản xuất thức ăn chăn nuôi để bán và sử dụng nội bộ với công suất 216.000 tấn / năm.
Trại gà giống bố mẹ có khả năng nuôi 120.000 gà giống để sản xuất trứng ấp chuyển sang nhà máy ấp trứng để sản xuất ra gà con giống thịt và giống trứng với số lượng 12 triệu con/ năm.
Tổ chức chăn nuôi gia công gà thịt trong dân để giúp nông dân tăng thu nhập.
Nhà máy sản xuất dụng cụ chăn nuôi chuyên sản xuất dụng cụ, thiết bị bằng kim loại và bằng nhựa dùng trong chăn nuôi.
Trước cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải là một doanh nghiệp nhạy bén với cơ chế,Công ty C.P là một công ty đạt được những ưu điểm đó. Do phương châm của C.P Group là tiến hành với phương thức “quy trình khép kín” nên C.P luôn tìm tòi mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút được khối lượng lớn các công việc sản xuất, tìm tòi mở rộng thị trường, tận dụng được công suất máy móc, thiết bị hiện có, tạo được nguồn sản xuất ổn định, một mặt đáp ứng được nhu cầu thị trường mặt khác đảm bảo việc làm cho công nhân viên và đem lại lợi nhuận cao cho khách hàng từ việc mua sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng.
II: Tìm hiểu chung về tổ chức công tác kế toán của đơn vị
1, Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Để thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính ở Công ty TNHH Charoen Pokphand thì phải tổ chức bộ máy kế toán. Theo cơ chế tổ chức quản lí của nước ta hiện nay, tổ chức thống nhất công tác tài chính kế toán, thống kê ở các đơn vị kinh tế cơ sở và do phòng kế toán thực hiện.
Bộ máy kế toán là tập thể cán bộ, nhân viên kế toán cùng công tác để thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê và công tác tài chính ở tổ chức.
Xuất phát từ các đặc điểm tổ chức sản xuất. tổ chức quản lý cũng như các đặc điểm của kế toán để phù hợp với điều kiện, trình độ quản lý. Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam tổ chức hình thức kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán tài vụ của công ty.
Nhiệm vụ của phòng là thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp tự chủ tài chính trong doanh nghiệp phù hợp với luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Quản lý các loại vốn của công ty.
Quản lý các loại quỹ của công ty.
Xây dựng các phương án, dự án đầu tư, kế hoạch tài chính thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, thanh quyết toán công nợ và thực hiện các chế độ quy định
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, kế toán và báo cáo tài chính hiện hành theo chế độ kế toán Việt Nam.
Thực hiện công tác kế toán thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế.
Kiểm tra giám sát toàn bộ tình hình hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Giám đốc
Tài chính
Kế toán
trưởng
Kế toán nhập xuất
(NVL)
Kế toán thành phẩm
(TAGS)
Kế toán tập
hợp chi phí,
TSCĐ
Kế toán tiền lương, BHXH
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
và tính giá thành
sản phẩm.
2. Chức năng từng bộ phận của phòng kế toán.
- Giám đốc tài chính: Là người quản lý chung tình hình kế toán trong doanh nghiệp. Cùng với tổng giám đốc và giám đốc kinh doanh đưa ra các biện pháp nâng cao quản lý và mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
- Kế toán trưởng: cùng với giám đốc tài chính phân tích đánh giá số liệu qua các báo cáo.
- Kế toán Nguyên vật liệu: Hàng ngày theo dõi số hàng được nhập vào qua hợp đồng mua hàng. Làm phiếu nhận hàng, lập phiếu chi trả tiền nguyên vật liệu khi có hoá đơn và theo dõi tài khoản phải trả cho người bán, cả khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Theo dõi tình hình nhập xuất NVL đưa vào sản xuất kinh doanh.
- Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình bán thức ăn gia súc hàng ngày qua phiếu xuất kho và hoá đơn bán hàng.Kiểm tra tình hình thu tiền hàng ngày qua giấy thu tiền mặt và giấy báo có của ngân hàng(nếu khách hàng chuyển khoản). Kiểm tra theo dõi tài khoản phải thu của khách hàng.
Bên cạnh đó kế toán bán hàng còn có nhiệm vụ tính chiết khấu, hoa hồng, và bán hàng trả lại cho khách hàng. Cuối tháng phải kiểm tra doanh thu có khớp với số lượng hàng bán ra hay không.
- Kế toán tập hợp chi phí: Hàng ngày có nhiệm vụ lập phiếu chi phát sinh và phân loại chi phí: chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung. Kiêm luôn việc theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định.
- Kế toán tiền lương: Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên. Tính đúng, đủ, kịp thời tiền lương, quản lí chặt chẽ việc sử dụng và chi tiêu quỹ lương, các khoản chi trả theo lương, các chế độ về BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt hàng ngày và thu chi qua ngân hàng có nhân viên theo dõi số dư và số phát sinh trong tháng tại các ngân hàng có mở tài khoản của công ty và quản lý quỹ tiền mặt.
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm tra các nghiệp vụ trên, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Báo cáo lại cho kế toán trưởng và cùng kế toán trưởng lập và kiểm tra bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh.
3. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.
Hiện nay công ty C.P đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới của bộ Tài chính và đồng thời sử dụng cả hệ thống kế toán Anh bởi công ty C.P là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Căn cứ vào tình hình quản lý thực tế công ty nên bộ máy kế toán của công ty đã áp dụng ghi sổ theo hình thức nhật ký chung để phù hợp với mô hình của bộ máy và trình độ của nhân viên kế toán nhằm đảm bảo số liệu kịp thời trên cơ sở đáp ứng được chế độ các loại sổ kế toán ở công ty được theo dõi chi tiết. Hình thức này vừa đơn giản, dễ làm, vừa tránh được ghi chép trùng lặp, bên cạnh đó cũng rất thuận tiện trong việc sử dụng máy tính trong công tác kế toán.
Các loại sổ kế toán công ty đang sử dụng:
- Sổ Nhật ký chung: là sổ kế toán cơ bản dùng để ghi lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng tài khoản theo trình tự thời gian và làm căn cứ để ghi sổ cái.
- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu của sổ cái dùng để vào bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán.
- Các sổ chi tiết: là sổ dùng để ghi chép, phản ánh chi tiết và cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên các sổ kế toán tổng hợp không phản ánh hết được.
Trình tự ghi sổ.
- Hạch toán tổng hợp: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào máy các nghiệp vụ kế toán phát sinh, máy sẽ chuyển số liệu vào sổ nhật ký chung, Sổ Cái, cuối tháng cộng số liệu của Sổ Cái vào bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo kế toán.
- Hạch toán chi tiết: Các chứng từ gốc sau khi dùng là căn cứ để nhập dữ liệu vào máy. Số liệu trên sổ tổng hợp sẽ được chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để vào các sổ chi tiết của từng tài khoản. Cuối tháng tổng cộng số liệu chi tiết để chuyển vào bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái sẽ được dùng để lập báo cáo cuối tháng.
(Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức NKC ở công ty Charoen pokphand VN)
4. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng:
1, Hệ thống tài khoản: áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới của bộ Tài chính và đồng thời sử dụng cả hệ thống kế toán Anh bởi công ty C.P là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
2, Chế độ kế toán áp dụng: Kế toán Việt Nam.
3, Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức nhật ký chung
4, Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01/N, kết thúc 31/12/N
5, Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam
6, Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo số lượng và giá trị thực tế
7, Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo giá hạch toán
8, Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ
9, Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
PHẦN II: KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
* Đặc điểm chung về nguyên vật liệu sử dụng:
Là công ty chế biến thức ăn gia súc, sản phẩm của công ty sản xuất ra là sản phẩm nông nghiệp. Do vậy nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất của công ty có những đặc thù riêng. Để tạo ra sản phẩm công ty phải sử dụng một khối lượng tương đối lớn về nguyên liệu, phong phú đa dạng về chủng loại và mang những đặc điểm riêng khác nhau. Đại đa số nguyên liệu sản xuất là sản phẩm ngành nông nghiệp như ngô, khoai, sắn, đậu nành... nhưng bên cạnh đó công ty còn sử dụng cả sản phẩm của ngành ngư nghiệp như: bột cá...
Khối lượng các loại nguyên liệu sử dụng rất khác nhau, có những loại nguyên liệu được sử dụng với khối lượng lớn như: Ngô, sắn, đậu nành, bột cá... nhưng có những loại nguyên liệu sử dụng rất ít như: Premix, vi lượng, thuốc kháng sinh...
Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty là do công ty tự khai thác từ thị trường trong nước, thị trường nước ngoài và đều được mua theo giá thoả thuận. Do đó, công ty có quan hệ với nhiều đối tượng cung cấp nguyên liệu và lựa chọn các đối tượng phù hợp sao cho vừa đủ để sản xuất theo đơn đặt hàng và nhu cầu của thị trường, vừa giảm chi phí nguyên liệu, tránh mất mát, hư hỏng.
Hầu hết tất cả các loại nguyên liệu sử dụng trực tiếp đồng thời chi phí nguyên liệu lại chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất cho nên chỉ một biến động nhỏ về chi phí nguyên liệu là có thể ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Do nguyên liệu chính của công ty là sản phẩm chính của ngành nông nghiệp nên công ty luôn phải có biện pháp thu mua, vận chuyển, sử dụng, bảo quản tốt, tránh ẩm mốc hao hụt làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của công ty, và giá thành của sản phẩm. Đồng thời tính toán sao cho các chi phí giảm xuống mức tối thiểu như chi phí vận chuyển, bốc dỡ... sử dụng nguyên liệu tiết kiệm mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Phân loại nguyên vật liệu:
Phân loại nguyên vật liệu là việc sắp xếp các thứ vật liệu cùng loại với nhau theo một đặc trưng nhất định thành từng nhóm. Nhờ vậy để quản lí tốt nguyên vật liệu trong nhà máy.
Việc sử dụng vật liệu trong các phân xưởng ở Công ty C.P có rất nhiều loại với quy cách phẩm chất, công cụ kinh tế, mục đích sử dụng, nguồn hình thành khác nhau. Trong điều kiện đó nhất thiết phải phân loại vật liệu thì mới có thể tổ chức quản lí và hạch toán chặt chẽ vật liệu được.
Các cách phân loại vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau về nội dung kinh tế, công dụng và tính năng. Để có thể quản lí và tổ chức một cách chặt chẽ hạch toán chi tiết tới từng thứ, loại vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị cần thiết của Công ty C.P thì phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu.
Do nguyên liệu ở công ty đa dạng về chủng loại cho nên công tác kế toán phải đòi hỏi tiến hành phân loại nguyên liệu theo một trình tự phương pháp khoa học. Căn cứ vào nội dung công dụng kinh tế của nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Việc phân loại nguyên liệu được chia thành 3 loại như sau:
Nguyên liệu thô (Raw Material): ngô, rỉ mật, gạo, bột sữa...
Hỗn hợp (Premix )
Thuốc thú y (Medicine).
Nhờ có cách phân loại này là cơ sở để Công ty C.P xác định được định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, là cơ sở để tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Danh mục NVL
2. Đánh giá nguyên vật liệu.
Đánh giá nguyên liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên liệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất.
a. Cách tính giá nguyên vật liệu nhập kho.
Charoen Pokphand Việt Nam là một công ty sản xuất thức ăn gia súc thuộc loại lớn bởi vậy nguyên liệu nhập kho không chỉ có mua trong nước (của những người trực tiếp sản xuất ra nguyên liệu và những cửa hàng lương thực...) mà còn nhập khẩu từ nước ngoài về. Vì thế cách tính giá ở đây ta có thể phân ra như sau.
Nguyên vật liệu mua trong nước.
- Nếu mua trực tiếp của người nông dân (hàng nông sản), thì sau khi giao hàng một ngày kế toán lập phiếu trả tiền và trả tiền mặt.
Nếu mua nguyên vật liệu của các công ty thương mại: Khách hàng bán vận chuyển đến công ty vì thế chi phí vận chuyển được tính vào giá thành thực tế ghi trên hoá đơn.
Ví dụ 1: Ngày 21/08/2007 mua tấm gạo của ông Công Ty TNHH Minh Hiền theo số phiếu nhận hàng 003182 (Hoá đơn 20833 )
Trọng lượng tịnh: 19.532kg
Đơn giá : 2.150 đ/kg
Giá vốn thực tế = Trọng lượng * đơn giá
= 19.532 * 2150 = 41.993.800
Nguyên vật liệu nhập khẩu.
Nguyên liệu này chủ yếu mua từ chi nhánh khác của tập đoàn C.P , vì thế khi nhập nguyên liệu thì chi phí vận chuyển phân bổ phải được phân bổ cho từng loại trước khi tính giá thực tế nhập kho, vật liệu mua ngoài đánh giá theo giá vốn thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn và chi phí thực tế (trong đó chi phí thu mua thực tế bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, cân đo, thuê bãi...)
b. Cách đánh giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho.
Khi xuất kho công ty áp dụng phương pháp tính theo đơn giá bình quân gia quyền để tính giá thực tế nguyên liệu xuất kho.
Cách tính giá nguyên vật liệu xuất kho.
Đơn giá thực tế của nguyên liệu xuất kho
=
Giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ
++
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ
Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ
++
Số lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất trong kỳ
==
Đơn giá thực tế nguyên vật liệu
xx
Số lượng nguyên vật
liệu xuất dùng
Ví dụ: Trong tháng 8 năm 2007 trên sổ chi tiết nguyên vật liệu tấm gạo #C có số liệu như sau:
Số dư đầu kỳ
:
125.310
Nhập trong kỳ
:
95.670
Đơn giá
:
2.157
Đơn giá
:
2.150
Thành tiền
:
270.293.670
Thành tiền
:
207.603.900
Cuối tháng tính được đơn giá thực tế nguyên liệu xuất kho là:
270.293.670
+
205.690.500
=
2.154đ
125.310
+
95.670
Đây chính là đơn giá thực tế của tấm gạo xuất dùng trong tháng
3. Chứng từ kế toán sử dụng kế toán nguyên, vật liệu.
Một trong những đặc trưng của hạch toán kế toán là ghi nhận thông tin phải có căn cứ chứng từ. Chứng từ kế toán là bằng cứ xác minh nội dung kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành theo địa điểm và thời gian hoàn thành của chúng. Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để ghi nhận thông tin kế toán vào các bản chứng từ kế toán. Tổ chức ghi nhận thông tin vào chứng từ kế toán là một công việc chủ yếu của tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị. Nội dung công việc tổ chức này là tổ chức hạch toán ban đầu ở các bộ phận trong đơn vị và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ nội sinh.
Đối với Công ty C.P thì tuỳ thuộc vào kế toán tăng nguyên vật liệu hay kế toán giảm nguyên vật liệu mà có các chứng từ kế toán khác nhau.
a. Chứng từ kế toán tăng nguyên vật liệu:
Do Công ty C.P nhập kho nguyên vật liệu chủ yếu là mua ngoài nên có các chứng từ liên quan là:
Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu
Hoá đơn
Giấy phép ra vào nhà máy
Phiếu kiểm hoá chất lượng
Phiếu nhập hàng
Phiếu nhận hàng
Phiếu chi
* Hợp đồng cung cấp nguyên liệu:
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Số: 35/2007/CCHH
Căn cứ vào các quyết định hiện hành của pháp luật Việt Nam
Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên
Hôm nay ngày 01/09/2007, Tại Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Tây, chúng tôi gồm có:
BÊN A: CÔNG TY TNHH MINH HIỀN
- Địa chỉ: Tổ 4 – Văn Quán – Văn Mỗ – Hà Đông – Hà Tây
- Điện thoại: 0343.542706 Fax: 0343.542706
- Tài khoản: 421104030042 Tại ngân hàng No &PTNT Hà Đông
- Mã số thuế: 050044729
- Do ông: Nguyễn Hữu Thuy – Giám đốc – làm đại diện
BÊN B: CÔNG TY TNHH CHAROEN POKPHAND VN
- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Tây
- Điện thoại: 0343.840501 /7 Fax: 0343.840416
- Tài khoản: 102010000242875 Tại ngân hàng công thương Hà Tây chi nhánh Xuân Mai.
Mã số thuế: 0500232714
Do ông: Arthit Nukookit – Giám đốc kinh doanh - làm đại diện.
Hai bên đã bàn bạc và thống nhất: Bên A đồng ý bán , bên B đồng ý mua lô hàng Tấm gạo với các điều kiện và điều khoản sau:
Điều1: Quy cách, trọng lượng, đơn giá và trị giá:
Trọng lượng: 19.532 kg
Đơn giá: 2.150đ/Kg
Trị giá: 41.933.800 đ
(Bằng chữ: Bốn mươi mốt triệu, chín trăm ba mươi ba nghìn, tám trăm đồng)
Ghi chú: Giá trên là giá giao tại nhà máy của Công ty C.P
Điều 2: Giao hàng
1, Thời hạn giao hàng: 21/09/2007
2, địa điểm giao hàng: Tại kho nguyên liệu của Công ty C.P
Điều 3: Thanh toán
1, Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản
2, Thời gian thanh toán:
Thanh toán sau 15 ngày kể từ khi nhận hàng tại kho bên B và hoá đơn tài chính của bên A
Điều 4: Trách nhiệm của mỗi bên
2, Trách nhiệm của bên A
- Đảm bảo giao hàng như ghi tại điều 1 và điều 2 của bản hợp đồng này
- Cung cấp cho bên B hoá đơn GTGT
- Thông báo trước ngày giao hàng cho bên B ít nhất 5 ngày để bên B có thời gian chuẩn bị.
- Chịu phạt 10% giá trị hợp đồng trong trường hợp không giao hàng cho bên mua đúng hạn
1, Trách nhiệm của bên B:
- Đảm bảo nhận hàng đúng thời gian quy định tại điều 2 và thanh toán