Theo số liệu từ công ty truyền tải điện 1, tính riêng tổn thất điện năng lưới điện tại miền bắc năm 2010 là hơn 392 triệu KW điện. Nếu có thể giảm được tổn thất điện năng trên lưới điện, Việt Nam sẽ tiết kiệm được không ít điện năng, đồng nghĩa với nó là tiết kiệm được 1 số lượng không nhỏ tài nguyên thiên nhiên dùng cho sản xuất điện năng. Bài báo cáo này trình bày những hiểu biết của em tại công ty truyền tải điện 1 qua thời gian thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô Lê Na trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp em hoàn thiện bài báo cáo này, em cũng chân thành cảm ơn mọi ngời trong công ty truyền tải điện đã nhiệt tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này.
44 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập quản lý điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Mở Đầu
Theo số liệu từ công ty truyền tải điện 1, tính riêng tổn thất điện năng lưới điện tại miền bắc năm 2010 là hơn 392 triệu KW điện. Nếu có thể giảm được tổn thất điện năng trên lưới điện, Việt Nam sẽ tiết kiệm được không ít điện năng, đồng nghĩa với nó là tiết kiệm được 1 số lượng không nhỏ tài nguyên thiên nhiên dùng cho sản xuất điện năng. Bài báo cáo này trình bày những hiểu biết của em tại công ty truyền tải điện 1 qua thời gian thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô Lê Na trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp em hoàn thiện bài báo cáo này, em cũng chân thành cảm ơn mọi ngời trong công ty truyền tải điện đã nhiệt tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Chương I : Những Vấn Đề Cơ Bản Về Tổn Thất Điện Năng.
Định nghĩa tổn thất điện năng.
Tổn thất theo nghĩa đơn giản là sự hao hụt về trị số của một quá trình. Tổn thất điện được tính bằng hiệu số của điện sản xuất ra và điện tiêu thụ (điện thương phẩm). Tỷ lệ tổn thất là số % của điện tổn thất so với điện sản xuất.
Tổn thất điện năng trên lưới điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà máy phát điện qua các lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối tới các hộ tiêu thụ điện. Tổn thất điện năng còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện. Trong hệ thống điện, tổn thất điện năng phụ thuộc vào mạch điện, lượng điện truyền tải, khả năng phân phối và vai trò của công tác quản lý.
Phân loại tổn thất điện năng.
Tổn thất điện năng bao gồm 2 loại tổn thất là tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật.
Tổn thất điện năng kỹ thuật
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ điện đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện khi đi qua máy biến áp, dây dẫn, và các thiết bị trên hệ thống lưới điện đã làm nóng máy biến áp, dây dẫn và các thiết bị dẫn điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng, đường dây dẫn điện cao áp từ 110 KV trở xuống còn có tổn thất vầng quang. Dòng điện qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất do điện môi, đường dây điện đi song song với các đường dây khác như dây chống sét, dây thông tin, …. Có tổn hao điện năng do hỗ cảm. Tổn thất điện năng kỹ thuật là tiêu hao điện năng tất yếu xảy ra trong quá trình truyền tải và phân phối điện, bao gồm :
Tổn thất phụ thuộc dòng điện :
Do dây dẫn, máy biến áp, thiết bị trên lưới đều có trở kháng, khi dòng điện chạy qua gây tiêu hao điện năng, do phát nóng máy biến áp, dây dẫn và các thiết bị điện. Đây là thành phần chủ yếu gây tổn thất trong hệ thống điện.
Tổn thất phụ thuộc điện áp :
Tổn thất trong lõi thép của máy biến áp.
Tổn thất do điện môi.
Tổn thất trong cuộn áp của công tơ.
Tổn thất do dò điện.
Tổn thất vầng quang.
Tổn thất điện năng phi kỹ thuật.
Tổn thất điện năng phi kỹ thuật hay còn gọi là tổn thất điện năng thương mại là do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như : lấy cắp điện dưới nhiều hình thức ( câu móc điện trực tiếp, làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng, chết cháy công tơ, các thiết bị đo lường, …). Do chủ quan của người quản lý khi TU mất pha, TI, công tơ chết, cháy không xử lý, thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số. do không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo pháp lệnh của Pháp lệnh đo lường. Đấu nhầm, đấu sai sơ đồ đấu dây,… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua hệ thống đo đếm thấp hơn điện năng khách hàng sử dụng.
Tổn thất điện năng trên đường dây và trong trạm biến áp.
Tổn thất điện năng trên đường dây.
Trị số tổn thất điện năng trong bất kỳ 1 phần tử nào của mạng điện đều phụ thuộc vào tính chất và sự thay đổi của phụ tải trong thời gian khảo sát.
Trong thời gian khảo sát t, nếu phụ tải của mạng điện không thay đổi và có tổn thất công suất tác dụng là ∆P thì tổn thất điện năng sẽ bằng :
∆A = ∆P.t
Nhưng thực tế phụ tải của đường dây của mạng điện luôn luôn thay đổi theo thời gian (biến thiên theo đồ thị phụ tải của các hộ tiêu thụ, theo tình trạng làm việc của các nhà máy điện), vì vậy công thức để tính tổn thất điện năng sẽ là :
∆A = 01∆Pdt
Thông thường ∆P là 1 hàm số phức tạp của thời gian t, rất khó tích phân nên biểu thức trên chỉ có ý nghĩa lý thuyết. Để tính tổn thất điện năng trên thực tế người ta dùng phương pháp khác.
Tùy theo nội dung của mô hình toán học được sử dụng, người ta chia thành 2 nhóm phương pháp : phương pháp xác định và phương pháp xác suất thống kê.
Xác định tổn thất điện năng theo đồ thị phụ tải.
Phương pháp chính xác nhất là xác định tổn thất điện năng theo đồ thị phụ tải, trong đó tổn thất công suất xác định theo từng bậc của đồ thị phụ tải (phương pháp phân tích đồ thị).
Tổn thất điện năng được tính từng giờ. Từ các thông số đó sẽ hình thành đồ thị phụ tải ngày đêm và từ đó xây dựng đồ thị phụ tải năm. Đồ thị phụ tải ngày đêm biểu thị sự biến đổi công suất của phụ tải trong 1 ngày đêm.
Dựa vào đồ thị phụ tải năm, chúng ta có thể xác định được tổn thất điện năng trong 1 năm. Để đơn giản, chúng ta xét đồ thị phụ tải năm có 3 bậc, ứng với mỗi bậc là 1 chế độ phụ tải và khi đó tính được tổn thất điện năng trên đường dây.
∆P1 = S12U12 rd và tổn thất điện năng ∆A1 = ∆P1.∆t
Ứng với bậc 2 của đồ thị phụ tải, ta có :
∆P2 = S22U22 rd và tổn thất điện năng ∆A2 = ∆P2.∆t
Ứng với bậc 3 của đồ thị phụ tải, ta có :
∆P3 = S32U32 rd và tổn thất điện năng ∆A3 = ∆P3.∆t.
Nếu đồ thị phụ tải năm có N bậc, ta có công thức :
∆Pi = Si2Ui2 rd với i = 1,… N.
Vậy tổn thất điện năng cả năm bằng :
∆A = i=1N∆Pi . ∆ti. Trong đó ∆ti là khoảng thời gian của bậc thứ i có giá trị phụ tải là Pi .
Tổn thất điện năngtrong trạm biến áp.
Trạm có 1 máy biến áp.
Khi trạm chỉ có 1 máy biến áp thì tổn thất điện năng của trạm được tính theo công thức :
∆A = ∆PFe . t + ∆PCu max . τ
Trong đó :
t: thời gian máy biến áp vận hành.
τ: thời gian tổn thất công suất lớn nhất.
∆PCu max : tổn thất đồng trong máy biến áp lúc phụ tải cực đại.
Trạm có nhiều máy biến áp vận hành song song.
Máy biến áp được ghép nhiều hay ít là tùy theo phương thức vận hành của trạm theo đồ thị phụ tải.
Các máy biến áp ghép song song có dung lượng giống nhau.
Hình 1: Đồ thị phụ tải trong 1 năm.
Giả thiết trạm biến áp có đồthị phụ tải hàng năm như hình trên và có phương thức vận hành như sau :
Phụ tải của trạm biến áp là S1 ta dùng n1 máy biến áp ghép song song, vận hành trong thời gian t1 giờ.
Phụ tải của trạm biến áp là S2 ta dùng n2 máy biến áp ghép song song, vận hành trong thời gian t2 giờ.
Coi điện áp đặt vào máy biến áp suốt năm không đổi và bằng Uđm thì tổn thất điện năng của trạm biến áp là :
∆A = (n1.∆PFe.t1 + n2.∆PFe.t2 + n1.∆PCu đmS1n1Sđm2.t1+ n2.∆PCu đmS1n1Sđm2.t1+ n2.∆PCu đmS1n2Sđm2.t2
Viết gọn lại như sau :
∆A = ∆PFen1t1+n2t2+ ∆PCu đmt1n1S1Sđm2
Nếu có n máy biến áp ghép song song vận hành suốt năm ta có thể viết :
∆A= ∆PFe.t+n.∆PCu max.τ
Trong đó :
∆PCu max : tổn thất của 1 máy khi phụ tải của trạm đạt cực đại.
∆PCu max= ∆PCu đmSmaxn.Sđm2
Các máy biến áp ghép song song có dung lượng khác nhau.
Trong trường hợp các máy biến áp có công suất khác nhau làm việc song song, trước hết cần phải tìm sự phân bố phụ tải giữa chúng.
Đối với các máy biến áp có điện áp ngắn mạch %uN bằng nhau (1 trong những điều kiện cho phép máy biến áp vận hành song song), thì phụ tải phân bố giữa chúng có thể xem như tỉ lệ với công suất định mức của chúng.
Ví dụ trạm có ghép song song 2 máy biến áp B1 và B2, khi phụ tải của toàn trạm là S thì phụ tải của máy B1 nhận là S1và máy B2 nhận là S1 và bằng :
S1=SSđm1Sđm và S2=SSđm2Sđm
Trong đó :
Sđm1 và Sđm2 là công suất định mức của máy biến áp và B2.
Sđm là tổng công suất định mức của các máy biến áp ghép song song.
Sđm = Sđm1 + Sđm2
Sau khi đã biết công suất phân bố cho từng máy biến áp ta tính riêng tổn thất điện năng cho từng máy.
Yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng.
Trạm biến áp.
Tổn thất công suất.
Tổn thất công suất trong máy biến áp gồm 2 phần sau :
Phần không đổi : Đây là tổn thất không liên quan đến phụ tải của máy, đó là tổn thất trong lõi sắt ∆SFe và thường gọi là tổn thất sắt. Tổn thất này được xác định theo các số liệu kỹ thuật của máy biến áp :
∆SFe = ∆PFe + j∆QFe
∆PFe = ∆AP0 là tổn thất công suất tác dụng lúc máy biến áp không tải.
∆QFe : tổn thất gây từ trong lõi sắt. Trị số ∆QFe được tính theo dòng không tải I0%.
∆QFe = I0.%Sđm100
Phần thay đổi : phần này phụ thuộc công suất tải của máy biến áp hay còn gọi là tổn thất đồng. Có thể xác định tổn thất đồng trong máy biến áp.
∆PCu=3.I2.Rb= P2Q2U2Rb= ∆PNSSđm2
∆QCu=3.I2Xb= P2+ Q2U2Xb= UNS2100Sđm
Trong đó :
S : công suất tải của máy biến áp.
Sđm : công suất định mức của máy biến áp.
∆PN : tổn thất ngắn mạch.
Trong công thức trên thì Rb và Xb phải tương thích với U. Nghĩa là khi tính Rb và Xb theo điện áp nào thì phải sử dụng điện áp đó.
Trong trường hợp có n máy biến áp giống nhau, làm việc song song thì tổn thất công suất trong n máy bằng :
∆P = ∆PNn.SSđm2+ n.∆P0
∆Q= UđmS2100.nSđm+ n.∆Q0
Tổn thất điện năng.
Tổn thất điện năng trong máy biến áp gồm 2 thành phần :
Phần không phụ thuộc vào phụ tải xác định theo thời gian làm việc máy biến áp.
Phần phụ thuộc vào phụ tải xác định theo đồ thị phụ tải, nếu công suất máy biến áp có đồ thị như phụ tải thì dùng Tmax để tính τ
Tổn thất điện năng 1 năm tính theo τ là :
∆A= ∆P0Tb+ ∆Pmax.τ= ∆P0Tb+ ∆PN.Smax2Sđm2.τ
Trong đó :
Tb : thời gian vận hành năm của máy biến áp.
Smax : phụ tải cực đại năm của máy biến áp.
Nếu có n máy biến áp giống nhau làm việc song song thì tổn thất điện năng trong n máy là :
∆A=n.∆P0Tb+ ∆PN.Smax2n.Sđm2.τ
Đường dây
Đường dây càng dài và tiết diện càng nhỏ thì tổn thất càng lớn. Lưới điện hạ áp có tổn thất lớn hơn lưới cao áp, nên vấn đề chọn dây dẫn và điện áp truyền tải có ảnh hưởng chủ yếu đến tổn thất.
Tổn thất công suất
Tổn thất công suất trên 1 pha của đường dây là :
∆Pf= I2.R
Trên 3 pha là :
∆P = 3. I2.R
Nếu thay I2 theo công suất ta có công thức cuối cùng :
∆P= P2+ Q2U2.R.10-3= SU2.R.10-3
Và công suất phản kháng :
∆Q= I2.X= P2+ Q2U2.X.10-3= SU2.X.10-3
Trong các công thức trên P, Q, U phải lấy giá trị tại cùng 1 thời điểm trên đường dây. Trong tính toán gần đúng có thể lấy U = Uđm của đường dây còn công suất lấy ở đầu hoặc cuối đường dây.
Tổn thất công suất được tính theo chế độ max năm của đường dây để tính tổn thất điện năng và tính yêu cầu công suất đối với nguồn điện. Tổn thất công suất là không thể tránh khỏi, nó có tác hại là đòi hỏi khả năng phát của nguồn và khả năng tải của lưới, do đó phải giữ tổn thất công suất ở mức hợp lý.
Tổn thất điện năng do tổn thất công suất tác dụng.
Tổn thất công suât tác dụng gây ra tổn thất điện năng trên điện trở R của lưới điện, đó là tích phân của tổn thất công suất theo thời gian vận hành :
∆A= 0t∆Pdt=3R.0tIt2dt=R.0tStUt2dt
Chế độ vận hành
Tổn thất kỹ thuật trong vận hành được tính như sau :
∆A= ∆P.T.τ= P2+ Q2Uđm2.R.τ
∆A= 3.Itbbp2.R.Tj
∑ lấy theo j là các mùa trong năm.
Trong quy hoạch τ tính theo Tmax còn Tmax lại lấy theo giá trị thống kê của các loại phụ tải, Itbbp2 tính theo đồ thị phụ tải đặc trưng, cũng là giá trị đặc trưng. Về mặt quy hoạch là chấp nhận được, vì ở đây sự so sánh là tương đối.
Còn trong vận hành để tính tổn thất thực sự của 1 lưới điện cụ thể, áp dụng các giá trị thống kê cho sai số lớn. Muốn tính được chính xác tổn thất thì phải có giá trị đo đạc của đồ thị phụ tải của từng đoạn lưới trong suốt cả năm. Ta dễ dàng thấy rằng về mặt kỹ thuật và kinh tế việc này không thể thực hiện được.
Để giẩm tổn thất thì chúng ta cần nâng cao điện áp vận hành của lưới điện, như nâng điện áp từ 6, 10 KV lên 20, 35 KV hoặc 35 KV lên 110 KV.
Hoàn thiện cấu trúc lưới để có thể vận hành với tổn thất nhỏ nhất. Vận hành kinh tế trạm biến áp có nhiều máy biến áp. Chọn đúng công suất máy biến áp phù hợp với yêu cầu phụ tải, tránh hiện tượng máy biến áp chạy quá non tải .
Công tác kiểm tra và thiết bị đo đếm
Thường xuyên kiểm tra lưới điện để hạn chế rò điện, nếu có sự cố thì phải nhanh chóng khắc phục sự cố.
Tăng cường kiểm tra, thay thế công tơ làm việc kém hiệu quả, phúc tra chỉ số công tơ nhằm phát hiện những trường hợp ghi sai và sử lý theo quy định.
Đẩy mạnh việc kiểm tra, thay thế công tơ định kỳ, chết cháy và hoàn thiện các hòm công tơ. Đảm bảo chu kỳ kiểm định, định kỳ theo quy định nhà nước. Hàng năm căn cứ vào thống kê số lượng công tơ vận hành trên lưới theo thời gian kiểm định.
Ngoài ra, việc đầu tư, bổ sung thêm các trang thiết bị tiên tiến trong khâu đo đếm và thí nghiệm hiệu chỉnh công tơ sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm tổn thất điện năng.
Yếu tố con người
Cũng có thể coi đây là 1 yếu tố rất quan trọng, cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến yếu tố này. Tổn thất do kỹ thuật gây ra chúng ta có thể đo đếm được nhưng tổn thất do con người gây ra thông qua việc làm sai lệch những con số để ăn hối lộ, tham ô, … thì không thể đo đếm được.
Các phương pháp phân tích tình hình tổn thất.
Phương pháp so sánh.
Là phương pháp lâu đời nhất và được áp dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng 1 nội dung, 1 tính chất tương tự nhau.
Phân loại :
So sánh các số liệu thực hiện với số liệu định mức hay kế hoạch.
So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm.
So sánh số liệu thưc hiện với các thông số kỹ thuật – kinh tế trung bình hoặc tiên tiến.
So sánh các số liệu của xí nghiệp mình với các số liệu của xí nghiệp tương đương hoặc với đối thủ cạnh tranh.
So sánh các thông số kỹ thuật – kinh tế của các phương án kinh tế khác.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là có thể tách ra được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được nét phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các biện pháp quản lý tối ưu cho mỗi trường hợp cụ thể.
Đòi hỏi có tính nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh :
Các chỉ tiêu hay các kết quả tính toán phải tương đương nhau về nội dung phản ánh và cách xác định.
Trong phân tích so sánh có thể so sánh số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.
Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh. Ví dụ : tổng sản lượng, tổng chi phí lưu thông, … phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy được khối lượng quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối phải có cùng 1 nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng, vì thế dung lượng ứng dụng tuyệt đối trong phân tích so sánh nằm trong 1 khuôn khổ nhất định.
Số tương đối là số biểu thị dưới dạng số phần trăm số tỷ lệ hoặc hệ số. Sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiện tượng kinh tế, đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh. Chẳng hạn thiêt lập mối quan hệ giữa 2 chỉ tiêu khối lượng hàng hóa tiêu thụ và lợi nhuận để suy diễn, nếu tăng khối lượng hàng hóa lên 1% thì có thể tăng tổng lợi nhuận lên 1%. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được chất lượng bên trong cũng như quy mô của hiện tượng kinh tế. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Số bình quân là số phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phất triển không đồng đều của các bộ phân cấu thành hiện tượng kinh tế. Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bìn quân, vốn lưu động bình quân,…). Cũng có thể biểu thị dưới dạng số tương đối (tỷ suất phí bình quân, tỷ suất doanh lợi,…). Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, xây dựng các mức kinh tế kỹ thuật.
Tuy nhiên vẫn lưu ý rằng số lượng mã số bình quân phản ánh không tồn tại trong thực tế. Bởi vậy khi sử dụng nó cần tính tới các khoản dao động tối đa.
Phương pháp thay thế liên hoàn.
Thay thế liên hoàn là lần lượt thay thế số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới 1 chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn này có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng 1 hàm số. Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng 1 chỉ tiêu được phân tích. Trong phương pháp này nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Giả sử chỉ tiêu A có mối quan hệ is2 nhân tố, và mối quan hệ đó có thể biểu thị dưới dạng hàm số :
A = f(X,Y)
Và :
A0 = f(X0,Y0)
A1 = f(X1,Y1)
Để tính toán ảnh hưởng của các nhân tố X và Y tới chỉ tiêu A. Thay thế lần lượt X,Y. Lúc đó giả sử thay thế nhân tố X trước Y ta có :
Mức ảnh hưởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :
∆X = f(X1,Y0) - f(X0,Y0)
Mức ảnh hưởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :
∆Y = f(X1,Y1) - f(X0,Y1)
Như vậy khi trình tự thay thế khác nhau, có thể thu được kết quả khác nhau về mức ảnh hưởng của cùng 1 nhân tố tới cùng 1 chỉ tiêu. Đây là nhược điểm nổi bật của phương pháp này.
Xác định trình tự liên hoàn hợp lý là 1 yêu cầu khi sử dụng phương pháp này. Trận tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu thường được quy định như sau :
Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau.
Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắc trên trong thay thế liên hoàn khá thuận tiện. Trong trường hợp có nhiều nhân tố chất lượng, khối lượng, …những nhân tố có cùng tính chất như nhau, việc xác định trận tự thay thế trở nên khó khăn, 1 số tài liệu đã tìm được phương pháp tích phân, vi phân thay thế cho phương pháp này. Với ví dụ nêu trên ta có :
A = f(X,Y)
dA = fx.dx + fy.dy và
∆Ax = fx.dx
∆Ay = fy.dy
Khi chỉ tiêu thực tế so với chỉ tiêu gốc chênh lệch không quá 5 -10% thì kết quả tính toán được trong bất kỳ trình tự thay thế nào cũng xấp xỉ bằng nhau. Một sự biến dạng nữa của phương pháp này là phương pháp số chênh lệch. Trong phương pháp này để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố, người ta sử dụng số chênh lệch so sánh của từng nhân tố để tính toán. Cũng với ví dụ trên ta có : A = f(X,Y) với trật tự thay thế X trước, Y sau :
∆Ax = f(∆X,Y0) với ∆X = X1 – X0
∆Ay = f(X1,∆Y) với ∆Y = Y1 – Y0
Phương pháp số chênh lệch ngắn gọn, đơn giản. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý :
Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích trùng với dấu của nhân tố chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu dấu (×) hoặc dấu (+).
Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích trùng với dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu là dấu (÷) hoặc dấu (-).
Phương pháp đồ thị.
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới dạng khác nhau của đồ thị : biểu đồ tròn và cả đường cong của đồ thị.
Ưu điểm của phương pháp này là có tính khái quát rất cao. Phương pháp đồ thị đặc biệt có tác dụng khi mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế tổng quát, trừu tượng, ví dụ như phân tích quan hệ cung cầu hoàng hóa, quan hệ giữa chi phí và quy mô sản xuất kinh doanh,… khi các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu thị bằng 1 hàm số (hoặc 1 hệ phương trình) cụ thể, phương pháp đồ thị cho phép xác định các độ lớn của đối tượng phân tích cũng như sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng.
Chương II
Thực Trạng Tổn Thất Điện Năng Tại Công Ty Truyền Tải Điện 1, Các Biện Pháp Làm Giảm Tổn Thất Lưới Điện Tại Công Ty
Khái quát về công ty truyền tải điện
Lịch sử phát triển công ty.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Truyền tải điện 1
Tên Công ty: Công ty Truyền tải điện 1
Địa chỉ: 15 Phố Cửa Cắc – Ba Đình – Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Power Transmission Company No1 (viết tắt là PTC1)Tên doanh nghiệp cấp trên trực tiếp: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia