Trong kế hoạch thực tập tốt nghiệp của sinh viên khoá 45 chuyên ngành Kế hoạch của trường ĐH KTQD, kết thúc đợt thực tập tổng hợp, mỗi sinh viên phải hoàn thành một bản báo cáo tổng hợp. Bản báo cáo tổng hợp nhằm mục đích để sinh viên tìm hiểu và có được những phân tích tổng hợp về lịch sử hình thành, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và có những đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế và hoạt động kinh tế của cơ sở thực tập, những vấn đề bức xúc cần giải quyết trong thời gian tới của cơ quan.
Do yêu cầu trên, em đã tiến hành làm báo cáo tổng hợp tại cơ quan đang thực tập nay là Ban phát triển các ngành sản xuất của Viện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung báo cáo tổng hợp của em gồm 3 phần sau:
Phần I: Tổng quan về Viện Chiến lược và phát triển.
Phần II: Tổng quan về Ban phát triển các ngành sản xuất.
Phần III: Phương hướng lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em hoàn thành bài viết này được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Dũng, anh Nguyễn Đăng Hưng cùng tập thể cán bộ trong Ban phát triển các ngành sản xuất, Viện chiến lược phát triển đã giúp em hoàn thành bài viết này.
29 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại ban phát triển các ngành sản xuất của Viện Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong kế hoạch thực tập tốt nghiệp của sinh viên khoá 45 chuyên ngành Kế hoạch của trường ĐH KTQD, kết thúc đợt thực tập tổng hợp, mỗi sinh viên phải hoàn thành một bản báo cáo tổng hợp. Bản báo cáo tổng hợp nhằm mục đích để sinh viên tìm hiểu và có được những phân tích tổng hợp về lịch sử hình thành, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và có những đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế và hoạt động kinh tế của cơ sở thực tập, những vấn đề bức xúc cần giải quyết trong thời gian tới của cơ quan.
Do yêu cầu trên, em đã tiến hành làm báo cáo tổng hợp tại cơ quan đang thực tập nay là Ban phát triển các ngành sản xuất của Viện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung báo cáo tổng hợp của em gồm 3 phần sau:
Phần I: Tổng quan về Viện Chiến lược và phát triển.
Phần II: Tổng quan về Ban phát triển các ngành sản xuất.
Phần III: Phương hướng lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em hoàn thành bài viết này được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Dũng, anh Nguyễn Đăng Hưng cùng tập thể cán bộ trong Ban phát triển các ngành sản xuất, Viện chiến lược phát triển đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Phần I
TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN
I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Viện chiến lược phát triển được hình thành trên cơ sở là tiền thân là hai vụ của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước (Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và vụ kế hoạch phân vùng kinh tế), hai vụ này được thành lập theo Quyết định số 47/CP ngày 09/3/1964 của Hội đồng Chính phủ, hoạt động liên tục trên hai hướng lớn về xây dựng kế hoạch dài hạn và về phân bố lực lượng sản xuất, cho đến năm 1988 được tổ chức lại thành Viện Ké hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất, đến năm 1994 được đổi tên thành Viện Chiến lược phát triển. Viện chiến lược phát triển trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và ở từng giai đoạn tuy mang tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ bao trùm các chặng đường lịch sử phát triển của Viện là nghiên cứu các chiến lược này và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành và các vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA VIỆN
1. Vị trí và chức năng
Viện Chiến lược và phát triển là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, có khả năng nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ, tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo cán, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật.
Viện Chiến lược và phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Viện Chiến lược và phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, và vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
2. Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạch; hướng dẫn về c huyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, Ngành, địa phương quy hoạch phát triển của mình phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đã được phê duyệt; theo dõi, thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ.
3. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án quy hoạch phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
4. Tổ chức triển hai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật.
5. Nghiên cứu lý luận và phương pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
6. Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
8. Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư giao.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VIỆN
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển
Ban tổng hợp
Các phó viện trưởng
Các ban nghiên cứu
Ban dự báo
Ban NC
PT
các ngành SX
Ban NC
PT
các ngành dịch vụ
Ban nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội
Ban nghiên cứu phát triển vùng
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng
Ban NC
PT
các ngành dịch vụ
Trung tâm NCKT miền Nam
Văn phòng
Hội đồng khoa học
Viện trưởng
Nguồn: Tổng quan về Viện chiến lược Kinh tế TW
Do những đặc thù riêng về chức năng và nhiệm vụ được giao, Viện đã có nhiều thay đổi về tổ chức, hiện nay cơ cấu tổ chức của Viện được chính thức được biểu diễn như sơ đồ trên bao gồm:
Viện trưởng Viện chiến lược và phát triển do Thủ tướng Chỉnh phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ hoạt động của Viện chiến lược phát triển.
Phó Viện Chiến lược và phát triển do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
Thuộc quản lý của lãnh đạo Viện gồm 2 trung tâm nghiên cứu và 7 Ban.
Hai trung tâm nghiên cứu này mới được thành lập phục vụ cho nhiệm vụ mới của Viện, đó là:
1. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam.
2. Trung tâm thông tin tư liệu đào tạo và tư vấn phát triển.
Nhiệm vụ chủ yếu của các ban như sau:
1. Ban tổng hợp
Nghiên cứu, tổng hợp hệ thống quan điểm và định hướng chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước và nghiên cứu một số vấn đề kinh tế tổng hợp, khoa học - công nghệ, tài nguyên, môi trường và bản đồ.
2. Ban dự báo
Dự báo và phân tích sự phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô cả nước; theo dõi các dự báo phát triển kinh tế của cả nước trong khu vực và các trung tâm phát triển kinh tế trên thế giới để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thể và quản lý kinh tế.
3. Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất.
Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Tham gia nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án cụ thể hoá chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành sản xuất.
4. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ
Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Làm đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành dịch vụ. Tham gia xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm, thẩm định các dự án quy hoạch các ngành dịch vụ. Nghiên cứu lý luận, phương pháp và phương pháp xây dựng chiến lược và phẩm chất đạo đức các ngành dịch vụ.
5. Ban nguồn lực và các vấn đề xã hội
Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xây dựng. Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án liên quan đến giáo dục - đào tạo, văn hoá - thông tin, y tế, thê dục thể thao và các vấn đề xã hội khác trong phát triển kinh tế - xã hội.
6. Ban nghiên cứu phát triển vùng
Nghiên cứu, tổng hợp kết quả nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận để hướng dẫn các Ban trong Viện và các ngành, các địa phương triển khai công tác nghiên cứu quy hoạch.
7. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng
Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển các ngành giao thông, bưu điện, cấp nước, thoát nước và phát triển đô thị.
Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
8. Văn phòng đại diện
Tóm lại, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, giữa các ban liên tục có mối quan hệ trao đổi thông tin tài liệu. Có thể có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ban trong việc liên kết thành lập các nhóm nghiên cứu chung để thực hiện những dự án có liên quan đến chuyên môn của nhiều ban.
Trước đây, văn phòng viện vừa đảm bảo điều kiện vật chất tài chính cho viện vừa phải thực hiện các công tác chính văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ đào tạo, đồng thời kiêm luôn cả việc xử lý thông tin đầu vào, đầu ra và quản lý tư liệu chung của Viện. Theo cơ cấu tổ chức mới, Viện mới có thêm trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển quản lý phần công việc thông tin, tư liệu, tách phần nghiệp vụ văn phòng riêng ra. Điều này đã có tính tích cực rất lớn vào thành công của Viện trong năm vừa qua do đã tăng cường năng lực thu thập xử lý thông tin, tư liệu của Viện.
IV. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA VIỆN
1. Về hợp tác trong nước
Về hợp tác trong nước, Viện có mối quan hệ hợp tác với các Vụ, Viện trong Bộ
Trước hết là để:
- Thực hiện những công việc do Bộ giao.
- Thực hiện một số đề tài nghiên cứu tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý.
- Thực hiện các đề tài khoa học cấp nhà nước và bộ.
- Thực hiện các dự án hợp tác nước ngoài.
- Hợp tác với các Viện nghiên cứu kinh tế và quản lý kinh tế.
- Hợp tác với trường đại học và học viện.
Cán bộ khoa học của Viện dành quỹ thời gian thích đáng cho công tác giảng dạy, gắn công tác giảng dạy với công tác nghiên cứu; ngày càng có nhiều hơn cán bộ khoa học của viện làm giáo viên kiêm chức ở các trường đại học.
- Hợp tác với các doanh nghiệp và các đơn vị cơ sở khác; trước hết là:
+ Hợp tác thông qua các CLB giám đốc trung ương.
+ Hoạt động tư vấn và bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu của doanh nghiệp.
+ Hợp tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn và thí điểm áp dụng cơ chế mới.
- Viện còn rất quan tâm đến việc xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương nhất là trong việc khảo sát tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và áp dụng thí điểm các mô hình quản lý mới. Đây là một việc quan trọng để kiểm nhiệm tính thực tiễn của các dự án xây dựng địa phương. Tăng cường trao đổi thông tin giữa các Viện và địa phương.
2. Về hợp tác với nước ngoài
Viện Chiến lược phát triển đã mở rộng hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm của các nước về nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển. Trong đó có Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), trung tâm phát triển vùng của Liên hợp quốc (UNCRD), quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Viện phát triển quốc tế thuộc trường Đại học Havớt Mỹ (HIID), cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan phát triển vùng của Pháp (DATAR), Viện phát triển Hàn Quốc (KDI), Viện nghiên cứu Nhật Bản (JRI), Viện phát triển nguồn nhân lực trường đại học Thmmasat Thái Lan, Quỹ hoà bình Sasakawa (SPF), quỹ NIPPON Nhật Bản, Uỷ ban kế hoạch nhà nước Lào.
Bên cạnh đó, Viện mở rộng quan hệ hợp tác với các Viện nghiên cứu kinh tế và quản lý kinh tế các trường đại học nước ngoài, nhất là các nước ASEAN và khu vực châu Á Thái Bình Dương, hợp tác với các Viện tương đương ở nước ngoài. Nội dung hợp tác có thể là nghiên cứu đề tài, trao đổi cán bộ, trao đổi ấn phẩm.
Đây là hoạt động quan trọng cần được quan tâm trong những năm tới nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu trong Viện.
Hướng chủ yếu là cố gắng việc thực hiện các dự án với việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu được giao; dùng các dự án hỗ trợ đắc lực và thiết thực cho công tác tham mưu và tư vấn theo yêu cầu của chính phủ và Bộ.
* Những đánh giá chung về Viện
Cơ bản về hình thức, khuôn viên của Viện tương đối đẹp, chỗ để xe cho khách và cho cán bộ làm việc trong Viện, thang máy, nhà tiếp khách lịch sự và thuận tiện. Bên cạnh đó, để đảm bảo phương tiện ôtô cho lãnh đạo Viện và các đơn vị đi công tác an toàn. Viện đã mua một xe mới theo tiêu chuẩn nhà nước phục vụ công tác cho Viện.
Các hoạt động quản lý ra vào Viện như bộ phận bảo vệ, phòng HC - TH làm việc tương đối chặt chẽ để đảm bảo tính trật tự, bảo mật đối với các công tác chuyên môn quan trọng theo quy định của Bộ và Viện. Công tác quản lý khách ra vào chặt chẽ nhưng được tổ chức chu đáo cẩn thận và lịch sử.
Đánh giá về các công tác, năm 2005 vừa là qua là năm thành công lớn của Viện. Viện Chiến lược và phát triển đã hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về chất lượng và thời gian hoàn thành. Năm 2005; Ban thi đua của Viện đã xét đề nghị Bộ công nhận: 2 CSTĐ cấp cơ sở, 12 lao động giỏi được Bộ trưởng tặng bằng khen và 57/76 lao động giỏi (75%); 6 tập thể ldo xuất sắc và 4 tập thể lao động giỏi. Hoàn thành một số đề án, dự án quan trọng như: đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đến năm 2010, đề án phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2010, báo cáo tổng kết ba vùng kinh tế trọng điểm… Trong công tác nghiên cứu khoa học, viện đã hoàn thành cơ bản hệ thống đề tài năm 2005, hoàn thành tốt nghiệm thu 7 đề tài năm 2005; triển khai đăng ký kịp thời 8 đề tài cho năm 2006.
Ngoài ra, cán bộ Viện còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thu thập thông tin tài liệu cho công tác của Viện. Khó nhất là nguồn thông tin lấy từ các địa phương do vấn đề năng lực chuyên môn, điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật mới áp dụng cho công tác chuyên môn.
Nằm vừa qua, Viện đã tiến hành nhiều hoạt động cải tổ lại bộ máy làm việc, tiếp nhận nhiều cán bộ trẻ, có năng lực về công tác. Mặc dù vậy, Viện vẫn còn khan hiếm cán bộ làm việc. Nhất là trong năm vừa qua Viện có một số thay đổi, mở rộng thêm một số bộ phận mới như: trung tâm nghiên cứu miền Nam, trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển. Hiện nay, Viện vẫn đang tiếp tục tiến hành lựa chọn thêm cán bộ mới qua các quy định thi tuyển cao của Viện. Nhất là trong năm tới, Viện đã đặt ra nhiều chỉ tiêu cao, công tác và nhiệm vụ cũng nhiều hơn do vậy rất thiếu cán bộ làm việc. Đồng thời trong các ban có sự thuyên chuyển, sắp xếp lại nhiệm vụ công tác, đó là Ban phát triển các ngành sản xuất, kết hợp hai ban công nghiệp, thương mại và dịch vụ và ban nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Phần II
TỔNG QUAN VỀ BAN PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH SẢN XUẤT
I. SỰ RA ĐỜI, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BAN
Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất được hình thành trên cơ sở tiền thân là hai ban: ban công nghiệp, thương mại và dịch vụ và ban nông nghiệp và nông thôn.
Ngày 6/6/2003, Chính phủ có Nghị định số 61/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư. Căn cứ nghị định 61/2003/NĐ-CP, Viện chiến lược phát triển được bộ chỉ đạo đã tập trung rà soát xây dựng lại, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện trình thủ tướng chính phủ quyết định. Tiếp đến, ngày 13/11/2003, thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 232/QĐ-TTg/2003, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược và phát triển, theo đó Ban công nghiệp, thương mại và dịch vụ chức năng được sáp nhập với Ban nông nghiệp và phát triển nông thôn thành Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất, đồng thời tách chức năng nghiên cứu phát triển thương mại và dịch vụ chuyển sang một đơn vị mới trong Viện.
Với chức năng, nhiệm vụ mới của Ban là:
Nghiên cứu, tổng hợp ác kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành ông nghiệp, xây dựng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ.
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ.
Đầu mối tổng hợp, tham mưu những vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành sản xuất.
Tham gia nghiên cứu, tư vấn các vấn đề chiến lược, quy hoạch liên quan đến chức năng của ban trên phạm vi cả nước và vùng lãnh thổ.
Tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm thuộc các ngành sản xuất. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch ngành, vùng có liên quan.
Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp xây dựng chiến lược, quy hoạch các ngành sản xuất.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN
Do chức năng nhiệm vụ được giao như trên, cơ cấu tổ chức của Ban được phân chia như sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban
Trưởng ban
Các phó trưởng ban
Các nhóm nghiên cứu
Nhóm xử lý tổng hợp và quyhoạch công nghiệp
Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch xây dựng
Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch nông, lâm nghiệp
Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch thuỷ sản và kinh tế biển
Nguồn: Tổng quan Viện chiến lược kinh tế TW
1. Lãnh đạo Ban
Trưởng ban: phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mặt lý luận, phương pháp luận chung về chiến lược và quy hoạch các ngành sản xuất và toàn bộ hoạt động của Ban.
* Phó trưởng ban: chịu trách nhiệm chỉ đạo xử lý tổng hợp và nghiên cứu lý luận, phương pháp luận đối với các ngành công nghiệp, xây dựng.
* Phó trưởng ban: chịu trách nhiệm chỉ đạo xử lý tổng hợp và nghiên cứu lý luận, phương pháp luận đối với ngành nông, lâm nghiệp.
* Phó trưởng ban: chịu trách nhiệm chỉ đạo xử lý tổng hợp và nghiên cứu lý luận, phương pháp luận đối với ngành thuỷ sản và kinh tế biển.
2. Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch công nghiệp
- Nghiên cứu chiến lược phát triển phát triển cơ khí chế toạ, điện tử tin học.
- Nghiên cứu chiến lược phát triển năng lượng.
- Nghiên cứu chiến lược phát triển hành tiêu dùng cao cấp.
- Nghiên cứu chiến lược phát triển vật liệu.
- Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ.
3. Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch xây dựng
Nhóm có nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành xây dựng và xuất khẩu xây dựng.
4. Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch nông, lâm nghiệp.
Nhóm có nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn gần với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển nông sản hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến.
- Nghiên cứu chiến lược phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (làng nghề….).
Bên cạnh đó nhóm còn có nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và lâm nghiệp xây dựng.
- Nghiên cứu chiến lược bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.
- Nghiên cứu chiến lược chế biến lâm sản.
- Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển tài nguyên rừng và lâm nghiệp xã hội.
5. Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch thuỷ sản và kinh tế biển
Nhóm có nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển thuỷ sản gắn với công nghiệp chế biến.
- Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản gắn với chế biến.
- Nghiên cứu chiến lược đánh bắt hải sản.
Nghiên cứu kinh tế biển, hải đảo kết hợp với an ninh quốc phòng.
- Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp với an ninh quốc phòng.
- Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển hải đảo.
III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN NĂM 2005- 2006
1. Hoạt động của Ban năm 2005
- Chấp hành chỉ thị số 01/