Quyển báo cáo này là kết quả mà em đã được học và làm trong quá trình thực tập tại Chi Nhánh Viettel Tp. Hồ Chí Minh - Đội Kỹ Thuật Quận 12. Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng rất bổ ích. Nó giúp em có cơ hội được cọ xát thực tế, vận dụng những kiến thức đã được học vào trong thực tế công việc. Từ đó em tích lũy thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm sống cho bản thân, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng trong quá trình viết báo cáo, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý từ quý Thầy.
CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO GỒM 4 CHƯƠNG
Chương 1. Tổng quan về chi nhánh kỹ thuật VIETTEL TP.HCM
Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ chung, mô hình chi nhánh kỹ thuật Viettel HCM, giới thiệu sơ lược đội kỹ thuật quận 12.
Chương 2. Tổng quan mạng truyền dẫn Viettel
Giới thiệu hệ thống truyền dẫn quang và hệ thống truyền dẫn vô tuyến, các đường trục cáp quang Bắc- Nam của Viettel
Chương 3. Mạng viễn thông WCDMA của VIETTEL tại quận 12
Giới thiệu hệ thống NodeB, các thiết bị được sử dụng trong hệ thống NodeB
Chương 4. Kết luận
Tổng kết những vấn đề đã được thực tập
45 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3852 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Chi nhánh viettel thành phố Hồ Chí Minh tập đoàn viễn thông quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A. GIỚI THIỆU
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thời gian thực tập từ 15/8/2010 đến 5/9/2010
Sinh viên thực tập:
Họ và tên: Lưu Văn Đại MSSV: 06117014
Lớp: 061170D Khóa: 2006 – 2011
Ngành: Điện Tử Viễn Thông
Giáo viên hướng dẫn :
Họ và tên: Nguyễn Ngô Lâm
Học vị: Thạc Sĩ
Ngành: Điện Tử - Viễn Thông
Đơn Vị: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đơn vị thực tập :
Tên đơn vị: Đội kỹ thuật Quận 12, Chi nhánh Viettel TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Đức Thanh - Đội phó, Tổ trưởng Kỹ thuật Quận 12
Nội dung thực tập :
Khảo sát mô hình tổ chức hành chính của công ty
Khảo sát mạng truyền dẫn của Viettel
Khảo sát hệ thống mạng 3G của công ty VIETTEL đang triển khai tại quận 12, và các thiết bị mạng phục vụ truyền dữ liệu cho mạng 3G như switch, site router…
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp thật sự bổ ích đối với sinh viên, giúp sinh viên chuẩn bị ra trường đánh giá lại kiến thức đã học, cũng như tìm hiểu sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn.
Lời đầu tiên em xin cảm ơn Đại tá Phùng Văn Ngữ - phó giám đốc chính trị, chi nhánh VIETTEL TP.HCM – đã đồng ý cho em thực tập tại công ty.
Em cũng cám ơn anh Nguyễn Đức Thanh - tổ trưởng kỹ thuật quận 12 - đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Phúc Sinh đã hỗ trợ chúng em rất nhiều khi chúng em khảo sát các trạm viễn thông của Viettel
Xin cảm ơn sâu sắc Thầy Nguyễn Ngô Lâm - trưởng bộ môn điện tử viễn thông – cùng tập thể Thầy, Cô bộ môn Điện tử Viễn thông đã cũng cấp những kiến thức vô cùng quý báu, giúp em tự tin hơn trong quá trình thực tập.
Lời kết em xin cảm ơn bạn bè, những người thân trong gia đình đã luôn động viên để báo cáo này được hoàn thành tốt đẹp và đúng thời hạn
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 5 Tháng 9 Năm 2010
Sinh viên thực tập
Lưu Văn Đại
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Thái độ tác phong thực tập nghề nghiệp:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đánh giá khác:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xác nhận của doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Thái độ tác phong thực tập nghề nghiệp:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nhận thức thực tế:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cách thức trình bày bài báo cáo:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đánh giá khác:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điểm số: ……
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên)
LỜI NÓI ĐẦU
Quyển báo cáo này là kết quả mà em đã được học và làm trong quá trình thực tập tại Chi Nhánh Viettel Tp. Hồ Chí Minh - Đội Kỹ Thuật Quận 12. Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng rất bổ ích. Nó giúp em có cơ hội được cọ xát thực tế, vận dụng những kiến thức đã được học vào trong thực tế công việc. Từ đó em tích lũy thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm sống cho bản thân, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng trong quá trình viết báo cáo, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý từ quý Thầy.
CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO GỒM 4 CHƯƠNG
Chương 1. Tổng quan về chi nhánh kỹ thuật VIETTEL TP.HCM
Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ chung, mô hình chi nhánh kỹ thuật Viettel HCM, giới thiệu sơ lược đội kỹ thuật quận 12.
Chương 2. Tổng quan mạng truyền dẫn Viettel
Giới thiệu hệ thống truyền dẫn quang và hệ thống truyền dẫn vô tuyến, các đường trục cáp quang Bắc- Nam của Viettel
Chương 3. Mạng viễn thông WCDMA của VIETTEL tại quận 12
Giới thiệu hệ thống NodeB, các thiết bị được sử dụng trong hệ thống NodeB
Chương 4. Kết luận
Tổng kết những vấn đề đã được thực tập
MỤC LỤC
PHẦN A. GIỚI THIỆU
PHẦN B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CHI NHÁNH KỸ THUẬT VIETTEL TP.HCM
Chi nhánh Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh là đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ Viễn thông trực thuộc Công ty Viễn thông Viettel; có chức năng tham mưu và thừa lệnh Giám đốc Công ty quản lý, khai thác và phát triển mạng lưới viễn thông tại thành phố Hồ Chí Minh theo phân cấp đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
1.1 Chức năng, nhiệm vụ chung
Vận hành khai thác mạng lưới viễn thông theo phân cấp tại Tỉnh;
Xây dựng phương án, tổ chức ƯCTT xử lý sự cố đảm bảo thông tin thông suốt;
Quản lý, bảo quản đảm bảo an toàn, an ninh; bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, nâng cấp các thiết bị kỹ thuật, nhà trạm, tuyến truyền dẫn,…trên địa bàn Tỉnh;
Thực hiện các công tác tối ưu nâng cao chất lượng mạng và các dịch vụ;
Quy hoạch mạng lưới và thiết bị mạng lưới tại Tỉnh;
Triển khai cung cấp dịch vụ, tổ chức sửa chữa các sự cố thuê bao A&P;
Tổng hợp phân tích, đánh giá chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ của Viettel và so sánh với các mạng khác tại Tỉnh;
Quản lý tài sản, trang thiết bị kỹ thuật tại Tỉnh và thực hiện các thủ tục nghiệp vụ kỹ thuật đảm bảo cho công tác kỹ thuật tại Tỉnh;
Tìm kiếm, phát triển các khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, triển khai các dự án tại Tỉnh;
Quản lý các công tác kế hoạch, tài chính, lao động tiền lương, hành chính, chính trị của Chi nhánh kỹ thuật Tỉnh.
1.2 Mô hình chi nhánh Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Ban giám đốc
STT
Họ và tên
Chức danh hiện tại
1
Trần Minh Huy
Giám đốc
2
Trần Ngọc Thiều
PGĐ KD cố định
3
Nguyễn Đình Chiều
PGĐ kỹ thuật
4
Nguyễn Anh Đức
PGĐ KD di động
5
Phùng Văn Ngữ
PGĐ chính trị
6
Nguyễn Trung Hậu
PGĐ hạ tầng
1.3 Sơ lược về Đội Kỹ Thuật Quận 12
Nhân sự
- Đội trưởng: Đặng Quốc Toản
- Đội phó: Nguyễn Đức Thanh
- Tổ Tổng Hợp: Trần Quyết Thắng
Bùi Minh Tấn
- Tổ Kỹ Thật: Nguyễn Bằng Phi
Nguyễn Đình Trung Trực
Nguyễn Thành Trung
Lê Minh Hùng
Nguyễn Phúc Sinh
Cao Minh Vương
- Tổ XDHT: Phạm Đức Dũng
Nguyễn Sỹ Hùng
- Tổ Kỹ Thuật mạng lưới:
+ Tổ Thới An: Nguyễn Văn Thành + 15CTV
+ Tổ Tân Thới Nhất: Nguyễn Văn Đầy + 15CTV
Tình hình thực tế tại Đội quận 12
Đặc điểm của khu vực Q.12 là đông dân cư, nhiều khu công nghiệp đã và đang hình thành, mật độ dân số dày đặc và là một trong những quận có tiềm năng phát triển nhất thành phố
Tính tới thời điểm tháng 7 năm 2009
Tổng số trạm: 102
+ Trong đó: 96 trạm đang họat động, 6 trạm đang xây dựng.
+ Trong đó: 10 đài PSTN, 4 trạm outdoor, 81 trạm indoor, 1 trạm Microcell
+ Trong đó: 18 trạm 3 dịch vụ, 64 trạm 900, 38 trạm 1800
Hiện tại so với các đối thủ cạnh tranh, chúng ta áp đảo về số trạm cũng như vùng phủ tại địa bàn Q.12. Cụ thể như sau:
Mạng
EVN
Gtel
Mobifone
Vinaphone
Số trạm
8
5
34
17
CHƯƠNG 2
MẠNG TRUYỀN DẪN VIETTEL
Giới thiệu
Mạng truyền dẫn đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ thống viễn thông. Nó là nền tảng, là cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện truyền tải thông tin, dịch vụ. Ngày nay, với sự bùng nổ của các loại hình thông tin, dịch vụ, đòi hỏi các mạng truyền dẫn cũng phát triển về công nghệ, về khả năng cung cấp dung lượng để phù hợp với xu hướng phát triển của dịch vụ.
Có nhiều hệ thống truyền dẫn khác nhau, mỗi hệ thống có một khả năng và vai trò cung cấp dịch vụ nhất định:
Hệ thống truyền dẫn cáp quang là hệ thống truyền dẫn hữu tuyến được sử dụng với tốc độ cao và dung lượng lớn.
Hệ thống truyền dẫn cáp đồng là hệ thống truyền dẫn hữu tuyến truyền thống được sử dụng ở các lớp truy cập, từ các hệ thống tổng đài cố định đến các thuê bao cũng như sử dụng từ DSLAM đến các thuê bao ADSL...
Hệ thống truyền dẫn vi ba được sử dụng trong các địa hình khó khăn thi công hệ thống truyền dẫn quang và truyền dẫn trong môi trường không gian tự do và trong tầm nhìn thẳng.
Hệ thống vệ tinh, VSAT được sử dụng trong các trường hợp không thể sử dụng hệ thống truyền dẫn quang hoặc viba, nhằm cung cấp dịch vụ cho các vùng sâu, vùng xa hoặc backup dịch vụ quốc tế (như các dịch vụ Internet, thoại, trung kế GSM...).
Tổng quan mạng truyền dẫn
Hệ thống truyền dẫn quang
Hiện tại Viettel có 4 đường trục cáp quang Bắc-Nam, nhiều vùng miền và vòng Ring đi quốc tế. Bốn trục cáp quang bao gồm 1A, 1B, 1C và 2B. Trong đó 2B chạy trên cùng cáp với 1B và chưa đưa vào sử dụng. Có 6 tuyến đi quốc tế: 2 tuyến đi Trung Quốc: Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh); 2 tuyến đi Lào: cửa khẩu Cầu treo (Hà Tĩnh), cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị); 2 tuyến đi Campuchia. Mỗi vùng miền được quản lý bởi một Hệ điều hành. Hiện có các hệ điều hành như: Hệ điều hành ECI quản lý đường trục 1A, 1B. Hệ điều hành 1C, hệ điều hành ZTE Tây Bắc I, ZTE Tây Bắc II, ZTE Đông Bắc, Huawei Hà Nội, Huawei TP.HCM, Huawei Miền Đông, Huawei miền Tây.
Hệ thống đường trục 1A
Hệ thống đường trục 1A gồm 19 node từ Q1àQ19 sử dụng cáp treo chạy dọc theo đường dây 500KV của Điện lực từ Hà Nội vào TP. HCM. Hệ thống sử dụng thiết bị SDM-16 dòng Syncom của hãng ECI. Dung lượng của đường trục là 2,5Gb/s (tốc độ STM-16). Toàn bộ cáp và thiết bị là của Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc.
Sơ đồ đường trục
Hình 2-1: Sơ đồ tuyến đường trục 1A
Thiết bị Syncom SDM-16
Thiết bị SDM-16 là một trong những sản phẩm ghép kênh số đồng bộ SDH chất lượng cao thuộc dòng SYNCOMTM do hãng ECI Telecom sản xuất. Hệ thống làm việc ở tốc độ STM-16 (2,5Gb/s).
Hình 2-2: Thiết bị ghép kênh SDM-16
Sơ đồ tổng quát mô tả các dạng kết nối của SDM-16 như sau:
Hình 2-3: Sơ đồ tổng quát các dạng kết nối của SDM-16
Về phía giao diện nhánh, SDM-16 có thể kết nối để làm việc với các tốc độ khác nhau: 1,5 Mb/s; 2 Mb/s; 34 Mb/s; 45 Mb/s; 140 Mb/s và 155 Mb/s. SDM-16 hỗ trợ 1 hoặc 2 giao diện đường dây quang được bảo vệ.
SDM-16 có thể làm việc ở 2 chế độ: Chế độ xen/rẽ ADM hoặc chế độ ghép kênh đầu cuối TM. Trong chế độ xen/rẽ ADM, SDM-16 làm việc theo cấu hình mạng vòng (Ring) hoặc chuỗi (Chain) và có 2 giao tiếp đường dây, gọi là giao tiếp hướng Đông, hướng Tây. Trong cấu hình mạng Ring, cả 2 card đều sử dụng để bảo vệ theo tuyến. Trong chế độ đầu cuối TM, một card đường dây dùng để làm việc, card kia để dự phòng.
Toàn bộ giao tiếp nhánh STM-1 ở mỗi node đều có thể được kết cuối ở một thời điểm cho trước. Có 2 loại card giao tiếp nhánh STM-1: quang và điện (sử dụng card TRSO – Tributary Interface for STM-1 streams, Optical và cardTRSE – Tributary Interface for STM-1 streams, Electric). Các giao tiếp dạng quang được sử dụng khi đường dây là cáp sợi quang; trong trường hợp khoảng cách ngắn, hoặc khi nối đến các hệ thống khác, thường sử dụng giao diện nhánh dạng điện. Cũng có thể có các giao tiếp thấp hơn. Nguyên lý làm việc của SDM-16 là ghép các nhánh PDH có tốc độ thấp 2 Mb/s; 34 Mb/s; 45 Mb/s; 140 Mb/s vào luồng số STM-16. Hệ thống cũng hỗ trợ các giao tiếp STM-1 (điện hoặc quang) và các giao tiếp Video số và tương tự.
Cấu hình vỏ máy SDM-16 có 2 loại: loại có thể chứa 144 giao diện nhánh 2Mb/s gọi là R; loại có thể chứa 288 giao diện nhánh 2Mb/s gọi là L. Hiện nay tuyến 1A đang sử dụng SDM-16 loại L.
Hình 2-4: Mặt ngoài và bố trí các bảng mạch của SDM-16 (L)
Các loại bảng mạch của SDM-16 và chức năng của chúng như sau:
Hình 2-5: Sơ đồ bố trí các bảng mạch SDM-16
Các bảng mạch nhánh:
Bảng mạch
Tốc độ bit
(Mbit/s)
Số giao tiếp
Giao diện
Trên STM-16
Trên bảng mạch
TR-2
2
144
8
PDH
TR2-8
2
144
8
PDH
TR2-16
2
288
16
PDH
TR-34
34
18
1
PDH
TR-45
45
18
1
PDH
TR-140
140
8
1
PDH
TRSE
155
8
1
STM-1 điện
TRSO
155
8
1
STM-1 quang
TRS1-4
155
Card có 4 giao diện quang STM-1
DVB
45
18
1
Video số
TRV
45
18
1
Video analog
Bảng 4-1: Các bảng mạch nhánh SDM-16
Các bảng mạch quản lý và điều khiển:
Bảng mạch/Module
Tác dụng
AMU4 - Alarm and Maintenance Unit
Bảng mạch quản lý và báo cảnh
COM - Communication Unit
Bảng mạch thông tin
FCU - Fan Control Unit
Khối quạt làm mát
FTPS - Filter&Telecom Power Supply
Khối lọc và cấp nguồn
MCP - Multiplexer Control Processor
Bảng mạch điều khiển ghép kênh
NVM – Non Volatile Memory
Thẻ nhớ
Bảng 4-2: Các bảng mạch quản lý và điều khiển
Các bảng mạch đường dây:
Card/Module
Tốc độ
Tác dụng
ASF 16
2,5Gb/s
Mạch tạo dạng SDH và giao tiếp đường dây
BIM/BIMTL
Bảng mạch ma trận và giao tiếp Bus
Bảng 4-3: Các bảng mạch đường dây
ASF: Aggregate Interface and SDH Formater.
BIM/BIMTL: Bus Interface and Matrix.
Hệ thống đường trục 1B
Hệ thống đường trục 1B gồm 22 node từ S1 à S22 sử dụng cáp chôn dọc theo trục đường sắt Bắc – Nam. Hệ thống có dung lượng 10Gb/s (STM-64) sử dụng thiết bị XDM-1000 của hãng ECI. Đối với các trạm lặp, sử dụng thiết bị XDM-500.
Hình 2-6: Sơ đồ tuyến trục 1B
Thiết bị XDM-1000
Thiết bị XDM-1000 là dòng thiết bị XDM của hãng ECI Telecom.
Hình 2-7: Bề mặt thiết bị XDM-1000
Hình 2-8: Bề mặt các card của thiết bị XDM-1000
Hình 2-9: Vị trí các slot trên thiết bị XDM-1000
Chức năng của các Module và các Card:
11 Slot MIO1 à MIO11 dành cho các Module kết nối giao diện điện hoặc DWDM/OADM, các module tiền khuyếch đại, khuyếch đại tăng cường.
12 Slot IO1 à IO12 linh động dành cho các card I/O hoặc các transponder (tuỳ theo cấu hình sử dụng của XDM-1000).
2 Slot C1, C2 dành cho các card xMCP (1 sử dụng, 1 dự phòng).
2 Slot X1, X2 dành cho các card ma trận HLXC hoặc XIO.
Đường trục 2B
Hệ thống đường trục 2B sử dụng công nghệ DWDM, gồm có 24 node từ T1 --> T24 chạy trên cáp của 1B từ Giang Văn Minh (T1) đến Hoàng Hoa Thám_TP.HCM (T24). Thiết bị đang sử dụng là thiết bị của hãng ZTE ZXWM M900.
Hệ thống đường trục 1C
Hệ thống đường trục 1C sử dụng công nghệ DWDM, gồm 20 node V1 --> V20 từ Giang Văn Minh (Hà Nội) đến Hoàng Hoa Thám (TP. HCM), sử dụng thiết bị XDM-1000 của ECI. Toàn tuyến có 5 node hạ bước sóng: V01 (Giang Văn Minh-Hà Nội), V10 (Đà Nẵng), V13 (Gia Lai), V15 (Đắc Lắk), V20 (TP.HCM). Hệ thống 1C sử dụng 04 bước sóng λ1 (192,1 Thz), λ2, λ3, λ6 (192,6THz) tương ứng với các kênh 21, 22, 25, 26 của ECI, trong đó:
Kênh 21, 25 dùng cho IP, mỗi kênh ghép 8 luồng GE.
Kênh 22, 26 dùng cho SDH, mỗi kênh tốc độ STM64.
Kênh 21, 22 dùng để hạ bước sóng tại các trạm dọc trục.
Kênh 25, 26 thông suốt từ V1 đến V20.
Hình 2-10: Sơ đồ tuyến trục 1C
OLA: Optical Line Amplifier: bộ khuyếch đại đường dây quang.
OADM: Optical Add/Drop Multiplexer: Bộ ghép kênh xen/rẽ quang
Hệ thống truyền dẫn vô tuyến
Hệ thống truyền dẫn Viba
Hệ thống truyền dẫn Viba được sử dụng truyền dịch vụ trong môi trường không gian tự do và trong tầm nhìn thẳng. Hệ thống viba thường là giải pháp lựa chọn khi không thể triển khai bằng cáp quang hoặc do triển khai cáp quang quá chậm. Hệ thống Viba hiện tại thường sử dụng với dung lượng lớn cho các dự án biển đảo hoặc backup cho một số tuyến quang SDH.
Hệ thống Vệ tinh VSAT
Hệ thống Vệ tinh mặt đất được sử dụng backup cho các dịch vụ Internet, thoại đi quốc tế trong trường hợp bị đứt cáp quang biển. Hệ thống VSAT hiện tại phục vụ truyền dẫn cho các BTS ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới.
Hiện tại Viettel có 1 trạm vệ tinh ở Sơn Tây với 2 hệ thống anten 6,3 m sử dụng cho 2 hệ thống VSAT. Một hệ thống VSAT thuê vệ tinh APSTAR của đối tác APT - Hồng Kông, hệ thống VSAT còn lại thuê vệ tinh Agila II của đối tác Mabuhay – Philipin.
Hình 2-11 Sơ đồ tổng quan hệ thống VSAT
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG NodeB CỦA VIETTEL TELECOM
Tổng quan mạng thông tin di dộng Viettel
Băng tần số dành cho mạng GSM
GSM900 cơ bản
Đường lên: 890 - 915 MHz
Đường xuống: 935 - 960 MHz
Có 124 cặp kênh vô tuyến (No: 1-124), độ rộng mỗi kênh là 200 KHz.
GSM1800 cơ bản
Đường lên: 1710 - 1785 MHz
Đường xuống: 1805 - 1880 MHz
Có 374 cặp kênh vô tuyến (No: 512-885), độ rộng mỗi kênh là 200 KHz.
Lưu ý: Ngoài ra còn có một số dải tần mở rộng khác dành cho GSM.
Dải tần dành cho mạng Viettel
Dải tần GSM900: 43à83
Dải tần BCCH: 43 à60
Dải tần TCH: 62 à 83
Dải tần GSM1800: 712 à809
Dải tần BCCH: 712 à744
Dải tần TCH: 768à 809
Còn lại dành cho Inbuiding
Băng tần số dành cho mạng WCDMA
Bộ thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT, ngày 16/4/2008, về việc phê duyệt Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821-960 MHz và 1710-2200 MHz. Theo quyết định này, băng tần cho 3G (IMT-2000): Dải tần hướng lên (uplink) 1920-1980 MHz và dải tần hướng xuống (downlink) 2110-2170 MHz.
Hiện nay, có 05 nhà khai thác đã được cấp phép để triển khai mạng 3G tại Việt Nam, gồm: Vinaphone, Mobilefone, Viettel, liên danh EVN + Vietnamobile.
Viettel được giao thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động IMT – 2000:
Bằng tần phát của trạm gốc: 2125 – 2140MHz
Băng tần thu của trạm gốc 1935 – 1950MHz
Tên gọi tương ứng
GSM
UMTS
Mobile Station (MS)
User Equipment (UE)
Base Station Transceiver (BTS)
Node B
Base Station Controller (BSC)
Radio Network Controller (RNC)
Base Station Subsystem (BSS)
Radio Network Subsystem (RNS)
Subscriber Identity Module (SIM)
Universal Subscriber Identity Module (USIM)
Cấu trúc mạng UMTS (R6)
3.2 Hệ thống NodeB của Viettel telecom
Là một phần quan trọng của UTRAN, NodeB chủ yếu xử lý các tín hiệu của lớp vật lý trên giao diện Uu như mã hóa kênh, đan xen, trải phổ, điều chế... Nó cũng thực hiện một chức năng tài nguyên vô tuyến như điều khiển công suất vòng trong,...
3.2.1 Kiến trúc hệ thống NodeB
3.2.2 Các loại NodeB của Huawei
3.2.3 DBS3900
DBS3900 là distributed NodeB của Huawei NodeB thế hệ thứ 4
3.2.3.1 Mô tả chung
Dải tần:
Uplink: 1920 – 1980 MHz
Downlink: 2110 – 2170 MHz
Dung lượng: 24 cell, với cấu hình 6x4 hoặc 3x8
Công suất phát: 60W, 30W, 20W, 15W
Độ nhạy thu: -125.8 dBm
Nhiệt độ hoạt động: –20°C to +55°C
Truyền dẫn: Tối đa 48 E1/T1, 2 FE/GE (quang và điện) hoặc 48 E1/T1, 5 STM-1
Điện thế hoạt động: -48V DC
3.2.3.2 Các thành phần của DBS3900
Hệ thống DBS3900 gồm có:
BBU3900
RRU3804 hoặc RRU3801E
Hệ thống Antenna và feeder
BBU3900
Cấu hình tối thiểu
Cấu hình tối đa
Các board bắt buộc phải có: WMPT, WBBP, UBFA, và UPEU
Các board tùy chọn: UELP/UFLP; UTRP (UAEC,UIEC,UEOC…); UEIU
Chức năng của BBU 3900
Điều phối hoạt động và thực hiện các chứa năng OM cho toàn bộ Node B.
Cung cấp các port truyền dẫn để truyền dữ liệu giữa Node B và RNC.
Cung cấp các port CPRI để giao tiếp và truyền tín hiệu giữa BBU và RRU.
Cung cấp port USB dùng cho việc cài đặt Software, upgrade va load cấu hình cho NodeB một cách tự động.
Cung cấp kênh OM giữa Node B và LMT/M2000.
Cung cấp xung clock
BBU Module --- board WMPT
Số lượng board:
Tối đa 2 board cho 1 BBU
Board bắt buộc
Hoạt động ở chế độ active/standby
Những chức năng chính:
Cung cấp chức năng vận hành và bảo dưỡng
Điều khiển các board khác trong hệ thống và cung cấp đồng hồ
Cung cấp cổng USB cho việc nâng cấp tự động của NodeB
Cung cấp cổng truyền dẫn cho giao diện Iub
Cung cấp các kênh OM
BBU Module --- board WBBPa
Số lượng Board: tối đa 6 board, là board bắt buộc
Các chức năng chính:
Cung cấp giao diện CPRI cho kết nối giữa BBU và WRRU hay WRFU
Xử lí tín hiệu băng gốc đường lên và đường xuống. Hỗ trợ chức năng HSUPA và HSDPA
Hỗ trợ dự phòng 1+1 cho giao diện CPRI
Tùy theo dung lượng xử lí chip của board, WBBP module gồm có 7 loại. WBBP hiện tại là version A, gọi là WBBPa.
BBU Module --- board UBFA
BBU Module --- board UBEU
RRU3804
Chức năng của RRU
Ở đường lên: RRU nhận tín hiệu RF từ anten, chuyển các tín hiệu RF này thành các tín hiệu trung tần IF, sau đó được khuếch đại, chuyển từ tín hiệu analog sang số, lọc thích ứng và điều khiển độ lợi tự động (DAGC), khi đó tín hiệu sẽ được truyền tới BBU.
Ở đường xuống: RRU nhận tín hiệu baseband từ BBU, lọc, chuyển