Công ty 26 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Cục Hậu cần và Bộ Quốc phòng, chuyên sản xuất quân trang phục vụ quân đội. Việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt hàng của Tổng Cục Hậu cần. Chính vì tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng doanh thu của toàn công ty hầu như đã bỏ qua thị trường hàng dân dụng trong nước và không tham gia xuất khẩu. Năm 2002 là năm đã đánh dấu một bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là đã có kim ngạch xuất khẩu là 190.000 USD.
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Công ty 26 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Cục Hậu cần và Bộ Quốc phòng, chuyên sản xuất quân trang phục vụ quân đội. Việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt hàng của Tổng Cục Hậu cần. Chính vì tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng doanh thu của toàn công ty hầu như đã bỏ qua thị trường hàng dân dụng trong nước và không tham gia xuất khẩu. Năm 2002 là năm đã đánh dấu một bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là đã có kim ngạch xuất khẩu là 190.000 USD.
Sau thời gian thực tập của giai đoạn 1, được sự giúp đỡ tận tình của các anh thuộc phòng tổ chức sản xuất của Công ty 26. Em đã hoàn thành được báo cáo tổng hợp của mình gồm 3 phần chính
Phần I - Giới thiệu chung về Công ty 26
Phần II - Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 26
Phần III - Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 26
Phần I Khái quát chung về công ty 26
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
1. Tên, địa chỉ công ty 26
- Tên công ty: Công ty 26
- Tel : 04.8751460
- Fax : 04.8751460
- Email : X26 @ hn. Vmn. vn
- Số ĐKKD : 110772
- Trụ sở giao dịch: Khu công nghiệp Sài Đồng- Xã Gia Thuỵ - Huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội
2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty 26
Công ty 26 là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Tổng cục Hậu Cần- Bộ Quốc Phòng, được thành lập theo quyết định số: 472/QĐ- QP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Công ty 26 có con dấu riêng và có tư cách pháp nhân theo luật pháp của Nhà Nước.
Công ty 26 được sáp nhập bởi 2XN: XN26 và XN804
Xí nghiệp 26
Xí nghiệp 804
Được thành lập theo quyết định số 890 Do cục quân nhu -Tổng cục hậu cần- Bộ quốc Phong phê duỵêt với nhiệm vụ chuyên sản xuất hàng quân trang phục vụ quốc phòng: Mũ cứng, quân hàm, quân hiệ, mũ kêpi…
Được thành lập ngày 26 tháng 1 năm 1967 do cục thiết kế cơ bản - Tổng cục Hậu Cần- Bộ quốc Phòng phê duyet với nhiệm vụ chuyên sản suất dụng cụ phục vụ quân đội như bàn ghế, giường tủ…
Cùng với những chuyển biến của nền kinh tế quốc dân, Công ty 26 có những bước đi, những thay đổi để phù hợp với tình hình đó. Những chuyển biến có tính chất bước ngoặt in đậm trong các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1978- 1985: Xí nghiệp quân dụng đi vào sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao cho. Trong giai đoạn này xí nghiệp sản xuất mũ cứng là chủ yếu, ngoài ra để tận dụng thiết bị máy móc, xí nghiệp còn sản xuất một số mặt hàng như quần đùi, áo mayo, balô, màn, cuối giai đoạn này xí nghiệp còn sản xuất thêm mũ kê pi.
Giai đoạn 1986- 1990: Giai đoạn này xí nghiệp vẫn sản xuất các mặt hàng như giai đoạn trước như kế hoạch được giao. Tuy nhiên cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế, xí nghiệp cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn có lúc tưởng chừng phải giải thể, công nhân không có việc làm,..
Giai đoạn 1991- 1995: Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước ta (xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, sản xuất theo kế hoạch để chuyển sang cơ chế thị trường) đã thổi luồng sinh khí mới cho các doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh thuận lợi đó, lãnh đạo xí nghiệp đã biết tranh thủ thế mạnh của cơ chế thị trường, đã đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, … và đã đạt được những thành quả nhất định.
Giai đoạn 1996- nay: Theo yêu cầu sắp xếp lại một số doanh nghiệp quốc phòng trong nội bộ Tổng Cục Hậu Cần, xí nghiệp 804 sáp nhập với xí nghiệp 26 và thu nhập bình quân của lao động không ngừng tăng lên.
II. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý
1. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 26
1.1. Lĩnh vực sản xuất
Hiện nay công ty 26 có các mặt hàng sau đây:
- Sản xuất hàng may mặc: Quân trang, áo jacket, quần áo công nhân, bảo hộ lao động, bộ áo đi mưa các loại, balô,…
- Sản xuất giày dép: Giầy da, giầy vải các loại, dép nhựa các loại,..
- Sản xuất mũ: Mũ cứng, mũ kêpi, mũ vải…
- Sản xuất hàng nhựa: Bàn ghế, lồng bàn, áo mưa choàng,…
- Sản xuất bao bì: Carton, bao dứa,…
- Chế biến gỗ: Bàn ghế, giường tủ, cửa các loại,…
- Gia công hàng may mặc.
1.2. Lĩnh vực thương mại
- Nhập vật tư, máy móc thiết bị theo sự uỷ quyền của Tổng cục Hậu Cần và các cục chuyên trách.
- Cho thuê văn phòng.
2. Hình thức tổ chức sản xuất của công ty 26
Hệ thống sản xuất của công ty 26 được hình thành dựa trên nguyên tắc chuyên môn hoá sản phẩm. Tức là, hệ thống sản xuất của công ty được phân chia thành các xí nghiệp sản xuất chính theo các sản phẩm được sản xuất. Mỗi xí nghiệp đảm nhận sản xuất hoàn chỉnh một vài loại sản phẩm có khối lượng sản xuất lớn và ổn định. Cụ thể:
- Xí nghiệp 26.1: Sản xuất mũ cứng, hàng may mặc quân đội nhựa.
- Xí nghiệp 26.3: Sản xuất giầy các loại, các loại bảo hộ lao động.
- Xí nghiệp 26.4: Sản xuất bao bì, chế biến gỗ.
- Xí nghiệp 26.5: Sản xuất, gia công hàng may mặc.
3. Kết cấu sản xuất của công ty 26
Hệ thống sản xuất của công ty 26 là một tập hợp các xí nghiệp sản xuất chính (4 xí nghiệp trên) một xưởng sản xuất phụ (xưởng cơ điện, XCĐ, thuộc phòng kỹ thuật cơ điện), và các bộ phận phục vụ cho quá trình sản xuất của các xí nghiệp (các kho vật tư, kho thành phẩm, hàng hoá)
XCĐ
Công ty
XN 26.5
XN 26.4
XN 26.3
XN 26.1
Kết cấu sản xuất của công ty 26 thể hiện qua sơ đồ
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
4.1. Số cấp quản lý của công ty
Hiện nay bộ máy quản lý của công ty 26 được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với ba cấp quản lý:
Công ty Xí nghiệp Xưởng sản xuất.
4.2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Giám đốc công ty
Xưởng trưởng xưởng giầy vải
Ban H.Chính
Ban T.Chính
XT.XCĐ
BanGĐXN26.5
BanGĐXN26.1
P.CTrị
P.HCQT
P.TCSX
P.KDXNK
PGĐChính trị
PGĐKinhDoanh
PGĐKT- SX
Xưởng trưởng xưởng may
Xưởng trưởng xưởng giầy da
BanKT-CĐ
Ban TCSX
BanGĐXN26.3
BanGĐXN26.4
P.KT-CĐ
P.KTTK
Nhìn vào sơ đồ nhận thấy rằng: Đây là mô hình quản trị kiểu trực tuyến- chức năng, mô hình được ứng dụng phổ biến, là kiểu cơ cấu trong đó có nhiều cấp quản lý và các bộ phận giúp việc. Thủ trưởng trực tuyến (theo chiều dọc) là người có quyền cao nhất, quyền quyết định trong quá trình điều hành và chịu trách nhiệm trước hết và chủ yếu về kết quả điều hành ở cấp mình phụ trách, kiểu cơ câú tổ chức này phát huy được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến là phân quyền đẻ chỉ huy kịp thời… và các ưu điểm của cơ cấu chức năng là chuyên sâu nghệp vụ: bảo đảm cơ sở, căn cứ cho việc ra quyết định.
4.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
4.3.1. Giám đốc công ty
Giám đốc do Tổng cục Hậu Cần- Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước nhà nước, Quân đội và là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty.
Giám đốc là người lãnh đạo chung mọi hoạt động của công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất đại diện cho nhà nước tại công ty, là người chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của CBCNV, thực hiện pháp luật với nhà nước.
Giám đốc trực tiếp điều hành, chỉ dạo các phòng ban, các xí nghiệp sản xuất thông qua kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh và giao ban sản xuất.
4.3.2. Các phó giám đốc công ty gồm có phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc chính trị: Thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn theo uỷ quyền của giám đốc công ty và phải chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, giám đốc công ty về két quả thực hiện nhiệm vụ được giao và các quyết định của mình. Chức năng nhiệm vụ của từng phó giám đốc được thông qua chức năng.
4.3.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng Tổ chức sản xuất (TCSX)
- Xây dựng và lập báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Giúp giám đốc công ty dự thảo các hợp đồng (kinh tế, lao động…)
- Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiệnkế hoạch của các xí nghiệp.
- Xây dựng và thực hiệ kế hoạch cung ứng vật tư.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động CNV…
- Tham mưu cho giám đốc trong việc xét nâng lương, nâng bậc….
4.3.4. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của phòng kế toán thống kê (KTTK)
- Tham mưu cho giám đốc công ty các vấn đề về quản lý tài chính kế toán của công ty và các xí nghiệp thành viên. Đảm bảo kế hoạch tài chính cho toàn bộ hoạt động của công ty.
- Quản lý toàn bộ tài sản, vốn của công ty.
- Lập và cung cấp kịp thời, đầy đủ các báo cáo yêu cầu của lãnh đạo.
- Hàng năm thực hiện quyết toán, tổ chức kiểm tra tổng quyết toán tháng, quý, năm của các hoạt động tài chính của các xí nghiệp thành viên.
4.3.5. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu (KD-XNK) Tham mưu cho giám đốc công ty các vấn đề liên quan đến lĩnh vực XNK của công ty, những vấn đề liên quan đến chiến lược Marketing, tham gia điều chỉnh gia mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, mở rộng mặt hàng, mở rộng thị trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ XNK như: Ký kết hợp đồng, lập hồ sơ, giao nhận hàng cho tất cả các lô hàng XNK của công ty và các xí nghiệp thành viên.
- Quản lý hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm.
4.3.6. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng chính trị
- Hoạt động của phòng đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, gimá đốc công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục chính trị- Tổng cục Hậu Cần- Bộ Quốc Phòng.
- Tham mưu cho Đảng uỷ về nội dung, kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của công ty.
- Tham mưu cho Đảng uỷ trong công tác sử dụng, bố trí, sắp xếp, đề bạt, nâng lương cho cán bộ và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Đảng viên.
4.3.7. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng hành chính quản trị (CHQT)
- Thực hiện công tác văn thư hành chính, tiếp nhận, truyền đạt, lưu trữ, soạn thảo công văn theo yêu cầu của lãnh đạo công ty.
- Bảo quản sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và công ty.
- Tiếp đón khách, tổ chức phục vụ hội nghị, trực tiếp chỉ đạo nhà ăn ca, chăm lo đời sống sức khoẻ cho CBCNV.
- Xây dựng và thông báo kịp thời lịch họp, công tác, lịch trực của công ty.
- Tham mưu, tư vấn cho giám đốc các vấn đề pháp chế, các chính sách…
4.3.8. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng kỹ thuật cơ điện (KT-CĐ)
- Tham mưu giúp giám đốc công ty về công tác quản lý kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị toàn công ty.
- Giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Ban Kỹ Thuạt- Cơ Điện của các xí nghiệp thành viên.
- Xây dựng quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật các sản phẩm. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy trình công nghệ và phúc tra chất lượng sản phẩm trong toàn công ty.
- Hướng dẫn , tổng hợp việc lập kế hoạch. Bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn máy móc thiết bị hàng năm của công ty.
4.3.9. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Giám đốc XNTV
- Chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước giám đốc công ty về việc quản lý và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả toàn bộ vốn và tài sản được giao.
- Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện tốt nhịêm vụ công ty giao, thực hiện tốt các hợp đông công ty đã ký kết.
- Chịu trách nhiệm quản lý đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo, giao ban định kỳ trong đơn vị mình và với công ty.
- được ký văn bản giấy tờ theo uỷ quyền của Giám đốc công ty và tham gia ký kết hợp đồng kinh tế mà xí nghiệp tự khai thác theo quy chế quản lý hợp đồng.
4.3.10. Chức năng nhiệm vụ của các ban
- Ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp thành viên, còn chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của các phòng ban liên quan.
- Các Ban có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như các pphòng được áp dụng trong xí nghiệp thành viên.
4.3.11. Chức năng nhiệm vụ của các Xưởng trưởng
- Tổ chức sản xuất kịp tiến độ và bảo đảm về chất lượng về sản phẩm của xưởng mình được Giám đốc xí nghiệp giao cho.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp va fkết quả sản xuất của xưởng mình phụ trách .
- Có trách nhiệm tổ chức thống kê đầy đủ các số liệu liên quan đến quá trình sản xuất của xưởng mình phụ trách.
Phần II Phân Tích tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty 26 những năm vừa qua
I. Những sản phẩm chủ yếu.
Sản phẩm quốc phòng
sản phẩm kinh tế
1. áo bạt gác chiến sỹ
2. áo mưa Vinilon
3.Bạt nhựa con
4. Bạt che bếp Hoàng Cầm
5. Ba lô các loại
6. Dây lưng các loại
7. Dép nhựa nam nữ
8. Ghế nhựa, lồng bàn
9. Giầy da, giấy vải
10. Các loại mũ quân đội
11. Phù hiệu, các hiệu các loại
12.Sản phẩm gỗ
1. Bộ quần áo mưa kinh tế
2. áo phao các loại
3. áo T- shirt xuất khẩu
4. Bộ quần áo thể thao xuất khẩu
5. Bộ quần áo bảo hộ lao động
6. Dép nhực kinh tế
7. Giấy vải, giấy da các loại
8. Mũ cứng bảo hộ lao động
9. Nhà bạt các loại
10. Sản phẩm mọc các loại
11. Sản phẩm may tạp trang
12. Bao bì
II. Đánh giá chung về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 26 trong 5 năm (1998 - 2002)
Năm năm vừa qua cùng với đổi mới và phát triển của các doanh nghiệp hầu cận công ty 26 đã giữ vững ổn định và phát triển từng bước nâng vững chắc. Doanh thu và các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng qua các năm. Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng được giao, làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước và quốc phòng. Việc làm và thu nhập của người lao động ỏn định. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1 Các chỉ tiêu tổng hợp qua 5 năm 1998 -2002
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 1998
TH 1999
TH 2000
TH 2001
TH 2002
1. Doanh thu
- Doanh thu QP
- Doanh thu KT
Tr .đ
72.059
54.398
17.661
71.088
50.477
20.611
78.000
66.000
12.000
85.150
67.000
18.150
100.000
75.000
25.000
2. Nộp ngân sách
Tr .đ
5.279
5.603
5.997
6.000
6.884
3. Tổnglợi nhuận
Tr .đ
7.300
5.900
5.560
6.080
5.125
4. Kim ngạch xuât khẩu
USD
0
0
0
0
180.000
5. Lao động
Người
660
678
800
865
1.180
6. Thu nhập BQ
1000/N/T
910
960
990
1.030
1.035
Để phục vụ cho chiến lược thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ. Công ty 26 phân thị trường tiêu thụ thành thị trwngf quân đội ( Thị trường hàng kinh tế).
Qua bảng 1 ta thấy doanh thu tăng đều từ năm 1999 đến năm 2002. Nhưng năm 1999 lại giảm so với năm 1998 là do cơ cấu về chỉ tiêu sản xuất hàng quốc phòng của cục quân nhu giao cho công ty có giảm đáng kể, gần 4 tỉ đòng. Nhưng công ty đã khai thác tốt tiềm năm sản xuất hàng kinh tế, tỉ trọng doanh thu kinh tế trên tổng doanh thu năm 1999 đạt 29% và năm 1998 là 24,5%. Điều này có nghĩa là doanh thu từ sản phẩm kinh tế đã tăng lên 4,5%. Bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2002 doanh thu liên tục tăng, năm 1999 doanh thu đạt 71 tỉ đến năm 2000 là 78 tỉ (tức là 9,7%). Năm 2001 doanh thu đạt 85,15tỉ tức là tăng 9,2 % so với năm 2000 và tăng 19,8% so với năm 1999. Năm 2002 doanh thu đạt 100tỉ, tức tăng 17,4% so với năm 1999.
Trong cơ cấu tổng doanh thu thì từ năm 1999-2002 doanh thu quóc phòng tăng lên đầu đặn. Doanh thu quốc phòng năm 2000 là 66 tỉ tăng 21,3% so với năm 1999, năm 2001 là 67 tỉ tăng 1,5% so với năm 2000, tăng 32,7% so với năm 1999. Năm 2002 là 75 tỉ tăng 11,9% so với năm 2001, tăng 48,6% sơ với năm 1999. Mặc dù doanh thu quốc phòng tiếp tục tăng trong các năm gần đây nhưng tỉ trọng doanh thu quốc phòng lại có xu hướng giảm. Năm 2000 doanh thu quốc phòng chiếm 84,6% tổng doanh thu, năm 2001 doanh thu quốc phòng 78,7%, năm 2002 là 75%.
Doanh thu kinh tế nhiều biến đổi thất thường đặc biệt trong 3 năm 1998, 1999, 2000. Doanh thu kinh tế năm 1999 đạt 20,6 tỉ tăng 16,7% so với năm 1998, doanh thu kinh tế năm 2000 chỉ đạt 12 tỉ giảm 41,8% so với năm 1999, giảm 32,1% so với năm 1998. NĂm 2000 là năm trì trệ trong nền kinh tế nước ta và thế giới do cuộc khủng hoảng kinh tế của một số nước phát triển, điển hình là nền kinh tế Mỹ với tốc độ tăng GDP quý IV năm 2000 là 1% so với 8,3% quý IV của năm 1999. Điều đó cũng llàm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm kinh tế của công ty, từ đó làm cho doanh thu của công ty giảm mạnh năm 2000. Ngoái do chỉ tiêu của hàng quốc phòng đã tăng đáng kể trong năm 2000 do vậy đã làm cho khả năng sản xuất hàng kinh tế bị giảm. Vì đối với công ty 26 -BQP, nhiệm vụ của Quóc Phòng đặt lên hàng đầu, nên chỉ khi nào đảm bảo đước sản phẩm quốc phòng thì mới được sản xuất hàng kinh tế.
Từ năm 2000 cùng với việc giảm dần tỉ trọng doanh thu quốc phòng trong tổng doanh thu, doanh thu kinh tế ngày càng chiến tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu. Năm 2000 daonh thu kinh tế chiến 15,4% tổng doanh thu, năm 2001 là 21,1% tổng doanh thu, năm 2002 là 25% tổng doanh thu.
Tuy nhiên do đặc điểm chung của công ty là sản xuất hàng quốc phòng nên doanh thu chủ yếu vẫn là hàng quốc phòng, chiếm trên 70%. Ké hoạch năm 2003 tổng doanh thu của công ty tăng, trong đó doanh thu hàng quốc phòng vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
Hàng năm các khoản nộp ngân sách cả công ty tăng đều qua các năm. Các khoản nộp chính của công ty chủ yếu là nộp về bộ quóc phòng, chiếm 80%. Các khoản nộp cho cơ quan Nhà Nước chiếm một lượng nhỏ, dưới 20%. Năm nào công ty cũng hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà Nước và Bộ Quốc Phòng.
Tổng doanh thu của công ty tăng đều hàng năm, nhưng do chi phí sản xuất mở rộng quy mô ngày càng tăng nên tổng lợi nhuận có xu hướng giảm. Lợi nhuận năm 1999 là 5,9% tỉ giảm so với năm 1998, năm 2000 là 5,56 tỉ giảm 5,8% so với năm 1999, giảm 23,8% so với năm 1998. Điều đó là do hai năm 1999, 2000 là năm công ty tập trung vào đầu tư cho việc mở rọng sản xuất, Chi phí nhân công tăng do nhân công được tuyển dụng thêm vào, chi phí cho đầu tư máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phương án 'X26 -TCHC'. Năm 2001 lợi nhuận đạt 6,08 tỉ, tăng 9,4% so với năm 2000. Do kế hoạch sản xuất kinh doanh và các đơn hàng quốc phòng của năm 2001 được phê duyệt sớm, lượng hàng quân nhu chiếm tỉ trọng lớn trong kế hoạch tổng thể nên việc thực hiện kế hoạch cả năm của công ty đạt kết quả cao. Hơn nữa dự án 'X26-TCHC' đã đi vào giai đoạn cuối, các hạng mục hoàn thành được đưa vào sử dụng đồng bộ và thực sự đã tạo thêm được năng lực sản xuất cho việc thực hiện nhiệm vụ.
Năm 2002 lợi nhuận 5,125 tỉ giảm 15,7% so với năm 2001 do các nguyên nhân sau:
Giá bán các sản phẩm (quốc phòng, kinh tế) nhìn chung không thay đổi trong khi giá các loại vật tư có nhiều biến đổi lớn nhât là giá các loại hoá chất như cao xu, nhựa.....
Các chi phí sản xuất khác tăng do các quy định của Nhà Nước như giá điện, nước, giá nhiên liệu......
Để tăng năng lực sản xuất các điều kiện làm việc cho người lao động, trong năm công ty tập trung đầu tư thêm một số máy móc chuyên dùng, cải tạo nhà xưởng trang bị an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, các thiết bị quản lý trang bị cho văn phòng.Thể hiện ở chỗ khấu hao của công ty năm 2002 tăng hơn 2 tỷ đồng (bằng 123% so với kế hoạch).
Theo dự án 678 công ty đã thực hiện xong 4 nhà A2 tuy nhiên giá thành chưa duyệt do đó không có cơ sở tính lãi. Nếu tính thao giá dự toán công ty có thể lỗ từ 2-3 tỉ đồng do việc xác định giá dự toán chưa tính đến yếu tó đặc thù của sản phẩm đặc biệt.
Trong kế hoạch năm 2003 lợi nhuận dự tính giảm so với năm 2002 do cơ sở sản xuất mới xây dựng vừa mới đi vào hoạt động nên hiệu quả chưa cao, hơm nữa tiền lương tối thiểu do Nhà Nước quy định đã tăng lên (từ 210.000NVNĐ lên 290.000 VNĐ/1 tháng) làm cho chi phí nhân công tăng lên nhiều dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên. Mặc dù vậy công ty vẫn luôn cố gắng để thu nhập người lao động tăng len giúp người lao động yên tâm làm việc và thu hút được nhiều lao động giỏi về làm việc. Cung với sự tăng lên về thu nhập là sự tăng lên nhanh chóng về số lượng lao động trong công ty hàng năm. Mục đích của công ty là mở rọng qui mô, tạo chỗ đứng trên thị trường và là công ty chủ chốt của bộ quốc phòng.
Năm 2002 là năm mà công ty đã xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Với kim ngạch xuất khẩu là 180.000USD, tuy còn nhỏ bé nhưng đã đánh dấu sự thành công bước đầu của công ty trên con đường xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là giầy dép các loại và các sản phẩm may mặc.Dự kiến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 951.000USD trong đó công ty có xuất khẩu thêm sản phẩm mới đó là đồ gỗ của dự án 678.
III. Một vài vấn đề cụ thể trong kinh doanh của công ty 26 những năm gần đây.
1. Kỹ thuật công nghệ và đầu tư trang thiết bị công ty
Trong những năm vừa qua công ty 26 -BQP đã và đang tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở phát huy các