Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần cao su Sài gòn – Kym dan

Ngày 19/3/1954: Hãng Kymdan được Ông Nguyễn Văn Đan sáng lập. Sau giải phóng, việc sản xuất kinh doanh bị gián đoạn một thời gian và bắt đầu hoạt động trở lại năm 1984. - Từ năm 1984 – 1990: là Xưởng Nghiên Cứu Thử Nghiệm, trực thuộc Liên Hiệp Xí Nghiệp Công Nông Nghiệp Cao Su –O6ệp Tp. Hồ Chí Minh.

pdf49 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4502 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần cao su Sài gòn – Kym dan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Khoa Kinh tế và Quản lý --------------- o0o ---------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần cao su Sài gòn – Kym dan Họ và tên sinh viên : Trịnh Thị Vân Anh Lớp : B2-K01, TP Hồ Chí Minh Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tiến Dũng HÀ NỘI - 2006 2 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp ......................................................................... 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp ............................................. 3 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp .................................................................... 4 1.3. Công nghệ sản xuấtt của một số hàng hóa chủ yếu .................................................. 5 1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp .......................... 6 1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ........................................................................... 7 Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................................ 10 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing ................................ 11 2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương ................................................................. 20 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định.................................................... 26 2.4. Phân tích chi phí và giá thành.................................................................................. 29 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ....................................................... 36 Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp .................................................. 44 3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp .......................................... 45 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp .................................................................................... 47 3 Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp 4 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP: 1.1.1. Tên, địa chỉ và qui mô hiện tại của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SÀI GÒN – KYMDAN Địa chỉ : 28 đường Bình Thới, phường 14, quận 11, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại : 08 – 8619999 Fax: 08-8657419 Website :www.kymdan.com Ngày thành lập : 25/01/1999 Giấy ĐKKD số : 063373 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ngày 05/03/1999, vốn đăng ký: 84 tỷ đồng Nhà máy : rộng 6ha tại khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi Xí nghiệp trực thuộc : xí nghiệp sản xuất salon tại quận 6 Chi nhánh trong nước: Tại Hà Nội: 123 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội ĐT:(84.4) 5371160. Fax: (84.4) 5371158 Tại Đà Nẵng: 205 Phan Chu Trinh, Phường Hải Châu,TP. Đà Nẵng ĐT: (0511) 561680. Fax: (0511) 561681 Tại Cần Thơ: 142 đường 3/2, Phường Xuân Khánh, TP. Cần Thơ ĐT: (071) 835522. Fax: (071) 835523 Chi nhánh tại nước ngoài: Tại Pháp: KYMDAN FRANCE company 7-9 Rue du Docteur Charles Richet- Paris XII Tại Đức: KYMDAN GERMANY GmbH Trommsdorff St. 05, 99084 Erfurt Tại Úc: KYMDAN (AUSTRALIA) PTY LTD. Factory 3, 569 Somerville Road, Sunshire, Vic. 3032, Aus. Số lượng CB-CNV: hơn 1.000 người Trình độ: 90% tốt nghiệp phổ thông trung học, trong đó 25% tốt nghiệp Đại học. Qui mô hoạt động của doanh nghiệp: với số lượng và qui mô hoạt động như vậy, công ty Kymdan là doanh nghiệp có qui mô lớn (vốn đăng ký > 10 tỷ, số lao động trung bình hàng năm > 300) Bảng 1.1 Nguồn vốn sản xuất kinh doanh năm 2003 và 2004 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)ä 2004 (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn nhà nước 2,45 5,84 4,872 5,8 Vốn cổ đông là CB-CNV 29,97 71,36 52,92 63 Vốn cổ đông bên ngoài 9,58 22,8 26,208 32,2 Tổng cộng 42 100 84 100 Nguồn: Phòng Kế Toán Qua bảng 1.1, ta thấy phần lớn vốn của công ty là tự có. Điều này có nghĩa là hình thức sở hữu là của CB-CNV trong công ty nên họ có thể tự chủ về mặt tài chính trong quyết định về các vấn đề tài chính, đồng thời với nguồn vốn tự có trên đã chứng tỏ tiềm lực về tài chính của công ty rất dồi dào, có thể huy động một cách nhanh chóng khi cần thiết. 5 1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển: - Ngày 19/3/1954: Hãng Kymdan được Ông Nguyễn Văn Đan sáng lập. Sau giải phóng, việc sản xuất kinh doanh bị gián đoạn một thời gian và bắt đầu hoạt động trở lại năm 1984. - Từ năm 1984 – 1990: là Xưởng Nghiên Cứu Thử Nghiệm, trực thuộc Liên Hiệp Xí Nghiệp Công Nông Nghiệp Cao Su –O6ệp Tp. Hồ Chí Minh. - Năm 1990: Xưởng Nghiên cứu thử nghiệm chuyển đổi thành Xí nghiệp quốc doanh Cao su Sài Gòn là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Sở Công Nghiệp TP. HCM. - Năm 1995: Xí Nghiệp Quốc Doanh Cao Su Sài Gòn đổi tên thành Công ty Cổ Phần Cao Su Sài Gòn. - Ngày 25/01/1999: Công ty Cổ Phần Cao Su Sài Gòn – Kymdan được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định số 479-QĐ-UB-KT của UBND Tp. Hồ Chí Minh. 1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP: 1.2.1 . Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh Chức năng: Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nệm, gối, giường, salon từ 100% mousse cao su thiên nhiên; Mua bán vải; May công nghiệp; Mua bán nguyên liệu hóa chất dùng trong ngành sản xuất các sản phẩm cao su (trừ các loại hóa chất có tính độc hại mạnh). Nhiệm vụ: - Là một doanh nghiệp cổ phần nên nhiệm vụ hàng đầu của KYMDAN là lợi nhuận, đảm bảo lợi ích cho cổ đông trên cơ sở đảm bảo tất cả những yêu cầu đề ra về các điều kiện an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quy trình sản xuất. - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao, quản lý sản xuất kinh doanh tốt, có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung cho sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. - Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, áp dụng tốt hình thức trả lương thích hợp để khuyến khích sản xuất, tận dụng chất xám nội bộ, thu hút nhân tài từ bên ngoài,… là đòn bẩy để nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.2.2. Các loại hàng hóa chủ yếu (giới thiệu chi tiết ở phần 2): - Nệm cao su thông hơi - Salon - Giường - Gối các loại 6 1.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Hình 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất nệm cao su Mủ nước (25% - 30%) Hóa chất Mủ kem (55% - 60%) Nghiền, trộn hóa chất Tạo bọt (Mousse) Hỗn hợp khuyếch tán Khuấy trộn Định hình, lưu hóa Sấy khô KCS Thành phẩm • Nội dung cơ bản các bước công việc trong qui trình công nghệ. + Bước 1: Giao nhận mủ nước từ các nông trường: cân đong, kiểm tra độ mủ (DRC: Dry Rubber Content: hàm lượng cao su khô), đậm đặc hóa nguyên liệu để tăng hàm lượng mủ cao su từ 25%- 30% lên 50% - 60%; thời gian: 01 – 02 tuần. + Bước 2: Cho mủ kem vào máy khấy tạo bọt (tạo độ xốp), 30 phút + Bước 3: Khấy trộn mủ kem và hoá chất đã chuẩn bị sẵn + Bước 4: Định hình (đổ khuôn), lưu hóa, 30 – 45 phút + Bước 5: Đưa sản phẩm vào phòng xông (hậu lưu hóa), 2 – 3 ngày + Bước 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) • Các bộ phận phụ trợ: + Bộ phận bảo hành + Xưởng cơ khí + Xưởng cơ điện + Tổng kho thành phẩm 7 1.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: 1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp: chuyên môn hóa kết hợp. - Ở khâu sản xuất mousse cao su: chuyên môn hóa theo công nghệ - Các khâu sản xuất khác như gối, giường, salon: chuyên môn hóa theo sản phẩm 1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: Hình 1.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất nệm mousse cao su BP Chế biến mủ BP tạo bọt, khuấy trộn BP định hình, sấy (lưu hóa) KCS Xưởng cơ khí BP bảo hành Xưởng cơ điện Kho thành phẩm Ghi chú: - Bộ phận sản xuất chính - Bộ phận sản xuất phụ trợ 9 1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP: 1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức - BAN KIỂM SOÁT P. Tiếp Thị P. Tổ chức hành chánh P. Kỹ Thuật P. Kế toán CN nước ngoài Cửa hàng P. Vi tính P. KCS CN trong nước P. Chuyên viên Xí nghiệp 2 Ban y tế Xưởng may Xưởng cơ khí P. Vật tư Nhà máy PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 1 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 5 TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 3 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 4 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 2 10 - Số cấp quản lý: 03 cấp (Ban Tổng Giám Đốc & các phòng ban chức năng, Nhà máy/xí nghiệp/chi nhánh và phân xưởng). - Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho nguời quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình. - Ưu điểm: đạt tính thống nhất cao trong mệnh lện, nâng cao chất lượng quyết định quản lý, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cấp, có thể quy trách nhiệm cụ thể nếu có sai lầm. Tuy nhiên, khi thiết kế nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng thì Ban Tổng giám đốc phải chỉ rõ nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng để tránh sự chồng chéo trong công việc hoặc đùn đẩy giữa các bộ phận. 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: - Hội Đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Công ty theo phương hướng mà Đại Hội Cổ Đông thông qua. Hội đồng quản trị (HĐQT) có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Ban Tổng Giám Đốc: Là bộ máy quản lý cấp cao của Công ty, trong đó: o Tổng Giám Đốc (TGĐ): Điều hành chung mọi hoạt động của Công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước HĐQT và Đại Hội Cổ Đông; xây dựng phương án, chiến lược hoạt động và triển khai thực hiện các chiến lược đó sau khi đã được HĐQT phê chuẩn. o Phó Tổng Giám Đốc 1 (Phó TGĐ1): Phụ trách việc kinh doanh, mạng lưới phân phối, lĩnh vực đời sống của toàn Công ty. o Phó Tổng Giám Đốc 2 (Phó TGĐ2): Phụ trách lĩnh vực nhân sự, nội chính và đối ngoại; chịu trách nhiệm về an toàn, sức khỏe của các thành viên trong Công ty; theo dõi quá trình đào tạo các thành viên trong Công ty; đại diện lãnh đạo về an toàn sức khỏe và Phòng Cháy Chữa Cháy. o Phó Tổng Giám Đốc 3 (Phó TGĐ3): Phụ trách lĩnh vực sản xuất, vật tư và xây dựng cơ bản. o Phó Tổng Giám Đốc 4 (Phó TGĐ4): phụ trách lĩnh vực Tài Chính- Kế Toán và đối ngoại o Phó Tổng Giám Đốc 5 (Phó TGĐ5): Quản lý kinh doanh tại thị trường nước ngoài; Giám Đốc Chi nhánh Australia. - Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc: o Phòng Tiếp Thị: Thực hiện các hoạt động về tiếp thị, thiết kế, quảng cáo, in ấn các ấn phẩm phục vụ công tác tiếp thị; quản lý và phát triển hệ thống đại lý; thực hiện các thủ tục bán trả góp; thực hiện công tác giám sát thị trường; thiết kế, thi công, trưng bày cho các cửa hàng và đại lý khi có yêu cầu, trang trí gian hàng hội chợ; thực hiện công tác bán hàng đối với các khách hàng lớn (khách sạn, bệnh viện, xuất khẩu,…). 11 o Các nhóm cửa hàng: Thực hiện công tác bán hàng cho khách; tiếp nhận tất cả những thông tin từ khách hàng và phản hối về cho Công ty. o Các Chi nhánh trong nước: mỗi Chi nhánh hoạt động tương đương với một Phòng- Ban trong Công ty, có nhiệm vụ phân phối hàng hóa, quản lý và phát triển hệ thống đại lý trong khu vực mà mình phụ trách. o Phòng Tổ Chức Hành Chánh: quản lý nhân sự toàn Công ty; chịu trách nhiệm công tác PCCC, bảo vệ tài sản của toàn Công ty; o Phòng Vi Tính: Thực hiện trang bị máy tính, viết và cài đặt phần mềm và các ứng dụng cần thiết phục vụ cho hoạt động của toàn Công ty; thực hiện bảo trì định kỳ, khắc phục sự cố đối với toàn bộ hệ thống máy tính toàn Công ty; quản lý, cập nhật, bảo mật website Công ty; o Phòng Chuyên Viên: Hỗ trợ cho tất cả các Phòng- Ban còn lại trong công ty; tư vấn và truyền đạt kinh nghiệm cho các cán bộ; phụ trách việc mua nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. o Ban Y Tế: Chăm sóc sức khỏe cho tất cả CB-CNV trong Công ty; kiểm tra hàng ngày vệ sinh bếp ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm; o Phòng Kỹ Thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất; nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm mới; sửa chữa, khắc phục các lỗi của sản phẩm; thực hiện các công việc liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. o Phòng KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng tất cả các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường; kiểm tra và theo dõi chất lượng mủ nước nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất; nghiên cứu và áp dụng các kết quả nghiên cứu (về mặt hóa) vào trong sản xuất; hướng dẫn và theo sát hoạt động sản xuất của từng công đoạn đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi xuất xưởng. o Xí nghiệp 2: Nghiên cứu thiết kế và sản xuất các loại giường và salon. o Xưởng May: may các loại áo nệm, áo gối, drap phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. o Xưởng Cơ Khí: Sản xuất khuôn các loại phục vụ cho sản xuất; thực hiện công tác gia công, trang bị cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất có liên quan đến lĩnh vực gia công cơ khí; chịu trách nhiệm công tác bảo trì khuôn sản xuất tại Nhà máy KYMDAN Củ Chi. o Phòng Vật Tư: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và làm việc của toàn Công ty; thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa cho các Chi nhánh hay khách hàng nước ngoài. o Nhà máy KYMDAN Củ Chi: Chịu trách nhiệm sản xuất nệm, gối, vĩ gai (gai massage) cung cấp cho thị trường và dùng làm nguyên liệu sản xuất giường và salon. o Phòng Kế Toán: Thực hiện các nghiệp vụ Kế Toán tài chính của toàn Công ty; o Các Chi nhánh nước ngoài: mỗi Chi nhánh hoạt động tương đương với một Phòng- Ban trong Công ty, có nhiệm vụ tiêu thụ, phân phối hàng hóa do Công ty sản xuất ra tại thị trường sở và các nước lân cận trong khu vực. 12 Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 13 2.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC MARKETING 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Bảng 2.1. Doanh thu 2002 – 2004 ĐVT: ngàn đồng Năm Tăng/giảm (%) 2002 2003 2004 03/02 04/03 Tổng doanh thu 136.811.513 154.358.527 209.790.387 12,83% 35,91% Doanh thu XK 41.236.587 49.215.364 69.782.145 19,35% 41,79% Tỷ trọng DT XK 30,14% 31,88% 33,26% Lợi nhuận thuần 33.178.792 36.257.715 55.099.567 9,28% 51,97% Tỷ trọng LN/DT 24,25% 23,49% 26,26% Chỉ tiêu Nguồn: Phòng Kế Toán Trong những năm gần đây (từ 2002 đến 2004), doanh thu của công ty mỗi năm đều tăng. Năm 2004 doanh thu tăng bất thường là do giá nguyên vật liệu tăng (khoảng 150%) nên giá bán sản phẩm cao hơn nhiều so với những năm trước: Năm 2003 tăng 12,83% nhưng năm 2004 tăng đột biến 35,91%. Tuy nhiên việc tăng doanh thu là do tăng giá bán (để bù đắp chi phí) nên mặc dù năm 2004 lợi nhuần thuần đạt 55 tỷ, tăng 51,9% so với 2003 nhưng tỷ lệ lợi nhuận đạt được trên doanh thu tăng lên không đáng kể so với các năm trước. Bảng 2.2. Doanh thu bán hàng theo khu vực ĐVT: ngàn đồng N ăm HN DN TTH CT Cửa hàng & NVTT XK Tổng cộng 15.127 6.946 57.494 7.825 17.751 49.215 154.358 9,80% 4,50% 37,25% 5,07% 11,50% 31,88% 21.960 8.814 77.025 10.279 21.930 69.782 209.790 10,47% 4,20% 36,72% 4,90% 10,45% 33,26% 6.833 1.868 19.531 2.454 4.179 20.567 55.432 45,17% 26,89% 33,97% 31,36% 23,54% 41,79% 35,91% 20 03 20 04 0 4- 03 Nguồn: Phòng Kế Toán Qua bảng 2.2. ta nhận thấy: - Mặc dù doanh thu năm sau tăng hơn năm trước nhưng tỷ lệ doanh thu của từng khu vực và tỷ lệ doanh thu xuất khẩu hầu như không đổi (thay đổi rất ít), trong đó doanh thu khu vực Tp. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận (do đại lý Phòng Tiếp Thị phụ trách) chiếm tỷ trọng cao nhất (36% - 37%), kế đến là doanh thu xuất khẩu và thấp nhất là doanh thu khu vực miền Trung. 14 - Mặc dù tỷ trọng doanh thu không thay đổi nhưng các khu vực đều có mức tăng trưởng doanh thu, từ 23% - 45%. Khu vực miền Trung có mức phát triển kinh tế thấp nhưng vẫn đạt được mức tăng trưởng doanh thu 26,89%. Bảng 2.3. Doanh thu bán hàng theo từng loại sản phẩm ĐVT: ngàn đồng 2003 2004 +/- 2004 so với 2003 Dthu % Dthu % Dthu % 1. Mousse 140.929.335 91,3% 194.475.689 92,7% 53.546.354 38,0% - KD 130.432.955 84,5% 182.391.117 86,9% 51.958.162 39,8% - Flex 2.778.453 1,8% 2.517.484 1,2% (260.969) -9,4% - Massage 3.704.605 2,4% 5.454.550 2,6% 1.749.945 47,2% - Gối 4.013.322 2,6% 4.112.538 2,0% 99.216 2,5% 2. Giường 4.013.322 2,6% 4.405.598 2,1% 392.276 9,8% 3. Salon 9.415.870 6,1% 10.909.100 5,2% 1.493.230 15,9% Tổng cộng 154.358.527 100% 209.790.387 100% 55.431.860 35,9% Sản phẩm Nguồn: Phòng Kế Toán Qua bảng 2.3 ta thấy sản phẩm chủ lực của công ty là nệm mousse caosu thiên nhiên chiếm hơn 90% tổng doanh thu hàng năm, trong đó nệm KD truyền thống chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 85%) do đây là sản phẩm nệm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong nước (phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam và giá thấp nhất trong các loại nệm mà vẫn đảm bảo chất lượng. 2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường: ¾ Các loại sản phẩm: Nệm, gối, giường và salon • Nệm Kymdan có 4 loại chính: - Nệm Kymdan: là loại nệm truyền thống của Công ty, có tác dụng thông hơi tạo cảm giác mát mẻ cho người sử dụng. Độ cứng và độ đàn hồi tối ưu tác dụng nâng đỡ cột sống. - Nệm Kymdan – Flex: với hơn 40.000 lỗ thông hơi có tác dụng thông thoáng và giúp người sử dụng có cảm giác ấm áp vào mùa đông và
Tài liệu liên quan