Trong tình hình mới của đất nước ta hiện nay, tất cả các đơn vị, các doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào của nền kinh tế cũng phải đương đầu với cơ chế thị trường để dành lấy chỗ đứng cho mình . Để đảm bảo quản lý nền kinh tế chặt chẽ và có hiệu quả công cụ chủ yếu cần có là một hệ thống kế toán tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện thị trường.
46 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần Đại lý Ford Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Mở đầu
Trong tình hình mới của đất nước ta hiện nay, tất cả các đơn vị, các doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào của nền kinh tế cũng phải đương đầu với cơ chế thị trường để dành lấy chỗ đứng cho mình . Để đảm bảo quản lý nền kinh tế chặt chẽ và có hiệu quả công cụ chủ yếu cần có là một hệ thống kế toán tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện thị trường.
Hệ thống kế toán quản lý nền kinh tế nước nhà trong những năm qua đã được cải tiến theo bước tiến của thị trường. Tại Công ty Cổ phần Đại lý Ford Hà nội, công tác kế toán đã được thực hiện bằng máy vi tính với những phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý và thực hiện theo đúng văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính ban hành. Cùng với đôi ngũ cán bộ nhân viên kế toán được đào tạo một cách cơ bản, có năng lực và lòng nhiệt tình hăng say công tác.
Mặc dù Công ty Cổ phần Đại lý Ford Hà nội mới được thành lập và đi vào hoạt đồng năm 1997. Nhưng với sự nỗ lực của Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Đặc biệt với đặc điểm là Công ty Cổ phần vốn góp chủ yếu là do cá nhân mà phần lớn là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Công ty, điều đó đồng nghĩa là Công ty có bộ máy kiểm soát sâu và rộng giúp cho hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao tránh các tiêu cực.
Dưới sự hướng dần nhiệt tình của giáo viên Tài chính và giáo viên Kế toán trường Đại học Thương mại. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ và nhân viên phòng Kế toán Công ty, tôi đã hoàn thành bản báo cáo thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiẻu thực tế, song do trình độ và thời gian thực tập có hạn nhiệm vụ thực tập rộng do vậy bản báo cáo không tránh khỏi những khiếm khuyết . Kính mong sự chỉ dẫn của các thày các cô.
Chương I
I- Đặc điểm tổ chức HĐKD và tổ chức công tác kế toán của đơn vị
Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của đơn vị
Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội được thành lập theo quyết định số 3658/QĐ-UB ngày 22/09/1997 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội. Là một doanh nghiệp đa thành phần kinh tế Trong đó bao gồm vốn của cá nhân và vốn của Nhà nước. Phần vốn góp của Nhà nước chiếm 23% do Công ty Xe Du lịch Hà nội làm đại diện. Công ty hoạt động theo luật Công ty do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1990 và luật sửa đổi bổ sung điều luật Công ty do Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 khoá IX ngày 22/06/1994.
Công ty Cổ phần Đại lý For Hà nội là Đại lý đặc quyền của Công ty TNHH Ford Việt nam tại miền Bắc. Công ty thực hiện đồng bộ ba chức năng:
- Kinh doanh ô tô
Kinh doanh phụ tùng ô tô
Bảo hành bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của đơn vị
Các phòng ban của Công ty được sắp xếp theo quy trình sau:
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Của công ty cổ phần đại lý Ford Hà nội
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phòng hành chính QT
Phòng Dịch vụ
Phòng tài chính kế toán
Phòng bán hàng
Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 1999 và 2000 của đơn vị thông qua các chỉ tiêu sau:
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
KH
TH
KH
TH
- Doanh thu
63.000
65.794
85.000
120.425
-Chi phí kinh doanh
62.600
65.259
84.000
117.930
- Lợi nhuận
400
535
1.000
2.495
- Nộp ngân sách
850
952
1.200
1.985
- Lợi nhuận để lại
250
364
680
1.698
- Thu nhập người LĐ
0,9
0,9
1,1
1,3
Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2000 so với năm 1999 các chỉ tiêu thực hiện đều tăng điển hình như doanh thu và lợi nhuận, đặc biệt là thu nhập người lao động. Điều này chứng tỏ Doanh nghiệp đã chớp được thời cơ cùng với sự phục hồi của kinh tế khu vực nói chung và sự tăng trưởng của nền kinh tế Viêt nam nói riêng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị không ngừng phát triển, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
II. Tổ chức công tác kế toán của đơn vị
Hình thức tổ chức công tác kế toán
Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, được thực hiện chủ yếu tập trung tại phòng kế toán
Phòng Kế toán gồm 4 người trong đó
+ Trưởng phòng: là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty , là người điều hành công việc chung của phòng, xác định kết quả kinh doanh của Công ty và duyệt báo cáo tài chính theo kỳ hạch toán.
+ Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán thanh toán, tiền lương):
- Theo dõi các khoản công nợ của Công ty , tính lương, các khoản trích theo lương của CBCNV.
Theo dõi hạch toán về nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ nhập, xuất, tồn, tính toán, phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ xuất, dùng trong kỳ.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kết chuyển chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.
Theo dõi quỹ bảo hiểm, nghĩa vụ đối với nhà nước và quyền lợi của người lao động.
Theo dõi, tổng hợp thống kê của Công ty .
Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán chi tiết cung cấp.
+ Kế toán hàng hoá: - Theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho hàng hoá và hạch toán bán thành phẩm.
+ Thủ quỹ: Quản lý vốn bằng tiền của Công ty .
Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán hàng hoá
Kế toán
Ngân
quỹ
Hình thức kế toán áp dụng.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ và hạch toán hàng tồn kho và phương pháp kê khai thường xuyên. Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Chương II
Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính
của Công ty
Công tác phân cấp quản lý tài chính của Công ty .
Công ty Cổ phần Đại lý Ford Hà nội là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập dưới sự quản lý của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội. Kiểm tra và thu thuế là cục thuế Hà Nội.
Công tác kế hoạch hoá tài chính của Công Ty:
Đầu năm công ty phải lập các kế hoạch Doanh thu, kế hoạch chi phí, kế hoạch khấu hao, kế hoạch tiền, lương kế hoạch nộp ngân sách, kế hoạch lợi nhuận để làm cơ sở thực hiện trong năm đó.
3.Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty :
Vốn của Công ty Cổ phần Đại lý Ford Hà nội được hình thành chủ yếu là vốn góp của các cổ đông. Ngoài ra để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty còn huy động vốn vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
ĐV:1.000.000đ
Chỉ tiêu
31/12/99
31/12/00
So sánh 00/99
ST
TT
ST
TT
ST
TT
Tài sản
39,833
100
36,345
100
-3,488
A
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
35,003
88
31,728
87
-3,275
-1
1
Vốn bằng tiền
5,568
14
1,642
5
-3,926
-9
2
Các khoản ĐTTC ngắn hạn
0
0
0
0
3
Các khoản phải thu
16,963
43
16,725
46
-238
3
4
Hàng tồn kho
10,215
26
12,996
36
2,781
10
5
TSLĐ khác
2,257
6
365
1
-1,892
-5
B
TSCĐ và ĐTDH
4,830
12
4,617
13
-213
1
1
TSCĐ
2,663
7
2,450
7
-213
0
2
C/khoản đầu tư dài hạn
2,167
5
2,167
6
0
1
3
Chi phí XDCB dở dang
0
0
0
0
Nguồn vốn
39,833
100
36,345
100
-3,488
A
Nợ phải trả
19,692
49
14,885
41
-4,807
-8
1
Nợ ngắn hạn
19,061
48
14,002
39
-5,059
-9
2
Nợ dài hạn
0
0
0
0
3
Nợ khác
631
2
883
2
252
1
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
20,141
51
21,460
59
1,319
8
1
Nguồn vốn - Quỹ
20,141
51
21,460
59
1,319
8
2
Nguồn kinh phí sự nghiệp
0
0
0
Nhìn vào bảng trên ta thấy cuối năm 2000 tổng nguồn vốn của Công ty giảm 3,488trđ nhưng nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1,319trđ với tỷ trong tăng 8%. Như vậy nguồn vốn giảm là do công ty đã trả một phần lớn nợ ngắn hạn. Đây có thể nói là một thành công của Công ty đã sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn dảm bảo tốc độ quay vòng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Cũng căn cứ vào bảng trên ta còn thấy rằng tình hình giải quyết công nợ của Công ty có nhiều tiến bộ tổng giá trị công nợ giảm 238trđ mặc dù tỷ trọng trăng 3% là do tổng tài sản giảm.
Một vấn đề cần lưu ý là hàng tồn kho của Công ty tại thời điểm 31/12/2000 là tương đối lớn so với cuối năm 1999. Giá trị tuyệt đối tăng 2,781trđ với tỷ trọng tăng 10%. Trong kinh doanh đặc biệt là đối với những ngành hàng không có tính chất độc quyền như những mặt hàng mà Công ty kinh doanh việc để tồn kho nhiều sẽ dẫn tới giảm đáng kể hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4.Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
a. Hiệu quả sử dụng vốn.
Doanh thu bán hàng
* Hệ số phục vụ vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh TB
Lợi nhuận bán hàng
* Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh TB
Sử dụng các công thức trên và số liệu của Công ty ta có bảng sau:
ĐV:1.000.000đ
TT
Các chỉ tiêu
năm 1999
Năm 2000
So sánh
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
1
2
3
4
5
6
1
Doanh thu bán hàng
65,476
119,896
54,420
83.1
2
Tổng vốn kinh doanh TB
38,502
38,089
-413
-1.1
3
Lợi nhuận
535
2,496
1,961
366.5
4
Hệ số doanh thu trên vốn
1.7
3.1
1.4
85.1
5
Hệ số lợi nhuận trên vốn
0.01
0.07
0.06
371.6
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình tài chính của Công ty năm 2000 được cải thiện rất nhiều so với năm 1999. Mặc dù vốn kinh doanh trung bình giảm 413trđ, nhưng doanh thu tăng 54,420trđ với tỷ lệ tăng 83,1%. Với doanh thu tăng nhanh lợi nhuận của Công ty cũng tăng với tỷ lệ là 366,5%. Hệ số lợi nhuận trên vốn của của công ty tăng từ 0.01 lên tới 0.07 có thể nói Công ty đã vượt qua thời kỳ khó khăn ban đầu và đạt mức lợi nhuận trung bình tiên tiến so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề tại cùng thời điểm năm 2000.
b. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
TT
Các chỉ tiêu
năm 1999
Năm 2000
So sánh
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
1
2
3
4
5
6
1
Doanh thu bán hàng
65,476
119,896
54,420
83.1
3
Vốn cố định bình quân
4,839
4,724
-115
-2.4
4
Lợi nhuận
535
2,496
1,961
366.5
5
Hệ số doanh thu trên vốn cố định
13.5
25.4
11.85
87.6
6
Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định
0.11
0.53
0.42
381.8
Mặc dù vốn cố định của doanh nghiệp năm 2000 giảm so với năm 1999 là 115trđ có nghĩa là doanh nghiệp hầu như không đầu tư thêm vào vốn cố định nhưng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng cao. Hệ số doanh thu trên vốn cố định tăng 11.85 với tỷ lệ 87.6%. Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định tăng từ 0.11 năm 1999 lên 0.53 năm 2000 như vậy cứ một đồng vốn cố định năm 2000 sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn so với năm 1999 là 0.42đ với tỷ lệ tăng 381.8%.
Căn cứ vào các hệ số đã phân tích trên ta thấy rằng sau thời kỳ đầu tư ban đầu tài sản cố định của Công ty đang phát huy năng lực và Công ty đã phát huy được công suất của vốn cố định.
b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Số TT
Các chỉ tiêu
năm 1999
Năm 2000
So sánh
Số tuyệt đối
Tỷ lệ
1
2
3
4
5
6
1
Doanh thu bán hàng
65,476
119,896
54,420
83.1
2
Lợi nhuận
535
2,496
1,961
366.5
3
Vốn lu động bình quân
33,663
33,365
-298
-0.9
4
Hệ số doanh thu vốn lu động
1.9
3.6
1.65
84.7
5
Hệ số lợi nhuận vốn lu động
0.01
0.02
0.01
100.0
TT
Các chỉ tiêu
năm 1999
Năm 2000
So sánh
Tiền
TT
Tiền
TT
Tiền
TL
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
35,003
88
31,728
87
-3,275
-9
-1
2
TSCĐ và đầu tư dài hạn
4,830
12
4,617
13
-213
-4
1
3
Tổng vốn kinh doanh TB
38,502
38,089
-413
-1
4
Doanh thu bán hàng
65,476
119,896
54,420
83
0
5
Lợi nhuận kinh doanh
535
2,495
1,960
366
0
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình tài chính của Công ty năm 2000 được cải thiện rất nhiều so voứi năm 1999. Mặc dù tổng nguồn vốn kinh doanh TB giảm 413trđ nhưng doanh thu tăng 54,420trđ với tỷ lệ tăng 83%. Với doanh thu tăng nhanh lợi nhuận của Công ty cũng tăng với tỷ lệ là 366%.
Để thấy rõ hơn tình hình phát triển của Công ty ta đi nghiên cứu so sánh một số hệ số đánh giá hieẹu quả.
a. Hiệu quả sử dụng vốn.
Doanh thu bán hàng
* Hệ số phục vụ vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh TB
65,476trđ
Hệ số phục vụ vốn kinh doanh 1999 = =1.7
38,502trđ
119,896trđ
Hệ số phục vụ vốn kinh doanh 2000 = =3.4
38,089trđ
Lợi nhuận bán hàng
* Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh TB
535trđ
Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh 1999 = =0.013
38,502trđ
2,495trđ
Hệ số sinh lợi vốn kinh doanh 2000 = = 0.065
38,089trđ
Hệ số phục vụ vốn kinh doanh năm 2000 tăng gấp hai lần so với năm 1999 điều đó chứng tỏ Công ty đã có nhứng biện pháp cụ thể để tăng nhanh vòng quay của vốn mang lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy hệ số sinh lợi của năm 2000 tăng gấp nhiều lần so với năm 1999 và đạt ở mức tương đối cao. Cứ 1đ vốn thu được 0.065đ hiệu quả. Điều đó chứng tỏ Công ty đã thoát ra khỏi kho khăn ban đầu khi mới thành lập bắt đầu thời kỳ tăng trưởng.
* d- Phân tích tỷ suất khả năng sinh lời của tài sản:
+ Khả năng sinh Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
lời của tài sản =
Tổng giá trị TS bình quân
39,238 trđ + 614 trđ
= = 0,027
23.645 trđ
Ta thấy khả năng sinh lời của tài sản tại Công ty thấp, cứ 1 đồng tài sản trong năm chỉ thu được 0,027 đồng lợi nhuận.
+ Tỷ suất hiệu Tổng lợi nhuận trước thuế
quả kinh doanh =
Tổng doanh thu b/q hàng tuần
39,238 trđ
= = 0,0016
23.937 trđ
Nhìn vào tỷ suất này ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty rất thấp, cứ 1 đồng sản phẩm bán ra thu được 0,0016 đồng lợi nhuận.
- Công tác kiểm tra tài chính của Công ty
Công ty có cán bộ chuyên quản của các cơ quan cấp trên.Như cán bộ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trực tiếp kiểm tra hàng tháng, cán bộ thuế và cán bộ kế toán của Công ty trực tiếp đến Công ty kiểm tra tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Chương III
Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
1- Kế toán mua hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu và công cụ dụng cụ
Dựa vào yêu cầu quản lý và hạch toán Công ty chia ra :
+ Hàng hoá là xe ô tô nhập từ Công ty TNHH Ford Việt nam để bán.
+ Phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu dùng cho Trạm Bảo hành bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô được chia ra:
Nguyên vật liệu chính: (có bán thành phẩm mua ngoài) là đối tượng lao động chủ yêu cấu thành thực thể của sản phẩm.
Bao gồm: Phụ tùng (như: vòng bi, xăm lốp cụm đèn xe,vận chuyển...)
Vật liệu phụ: Có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất làm tăng chất lượng của sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu công nghệ và làm tăng màu sắc của sản phẩm (Khăn lau, sơn, que hàn, hoá chất...)
Nhiên liệu: Phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, phục vụ cho máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất (Xăng dầu, điện năng...)
Phụ tùng thay thế: Dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị trong Công ty và xe của khách (TSCĐ và đồ dùng dụng cụ quản lý)
Công cụ dụng cụ: dùng để phục vụ sản xuất và quản lý doanh nghiệp.
Với xe ô tô Công ty có Hợp đồng nguyên tắc với Công ty TNHH Ford Việt nam là Đại lý đặc quyền của Ford Việt nam tại miền bắc. Phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu và công cụ dụng cụ mua với số lượng lớn Công ty phải có hợp đồng kinh tế, khi thanh toán với khách hàng thì thông qua tài khoản ngân hàng (TK 112, 311). Còn Công ty mua với số lượng ít thì thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền tạm ứng ( TK:111,141).
Phương pháp kế toán:
Chứng từ sử dụng: - Hoá đơn GTGT
- Biên lai bán lẻ
- Phiếu nhập vật liệu, công cụ dụng cụ
- Biên bản kiểm định của phòng KCS
- Phiếu chuyển tiền, giấy báo nợ.
- Phiếu chi
Tài khoản sử dụng: TK 152, TK156 và TK 153
Hàng ngày kế toán hàng hoá căn cứ vào chứng từ và tài khoản sử dụng để ghi các nghiệp vụ phát sinh.
Sơ đồ hạch toán mua hàng hoá
nguyên nhiên vật liệu và công cụ dụng cụ
Hàng hoá, vật tư trả lại do sai quy cách hợp đồng
TK 111,112,141,311 TK 331 TK 152 ,156,153
Mua hàng hoá, PTùng,vật liệu,
ccdc về nhập kho
Trả tiền cho khách hàng
Thuế VAT được khấu trừ
TK 154
TK 133
Vật tư gia công thuê
ngoài chế biến nhập kho
Vật tư mang đi thuê
ngoài gia công chế biến
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Đối với hoạt động tại Trạm BHBD sửa chữa đa dạng về chủng loại sản phẩm, nhiều mác nhãn xe khác nhau yêu cầu về SC và phụ tùng khác nhau. Vì vậy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất phức tạp và khó khăn.
a. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
Quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty gồm có gia công cơ khí (bán thành phẩm- Xe đang SC dở dang), bán thành phẩm sau khi lắp ráp được gọi là thành phẩm (sản phẩm) hoàn thành. Từ những điều kiện cụ thể trên, đối tượng tập hợp chi phí là chi tiết cho từng loại sản phẩm ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất kinh doanh.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.
b. Phương pháp tính giá thành:
Do khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ lớn, vì vậy việc tính toán xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ rất khó khăn. Việc tính giá thành thực chất là việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp giản đơn.
Giá trị sản Chi phí SXKD Giá trị sản
Giá thành phẩm DD đầu kỳ + phát sinh trong kỳ - phẩm DD cuối kỳ
đơn vị hoàn =
thành trong kỳ Số sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Tính tổng giá thành:
Tổng giá thành = Chi phí SPDD + Chi phí phát sinh - SPDD cuối kỳ
c. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Vì đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng trực tiếp như chi phí mua : Phụ tùng, săm lốp, thép, và bán thành phẩm mua ngoài, sơn que hàn, hoá chất... Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp.
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm lương phải trả cho công nhân việc: lương chính, lương phụ cấp, lương nghỉ phép và các khoản trích theo lương. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
TK 627: Chi phí sản xuất chung, bao gồm chi phí quản lý phục vụ sản xuất, lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao các bộ phận thuộc xưởng như máy móc thiết bị, nhà xưởng và các khoản chi phí khác phục vụ cho Trạm.
TK 154: Chi phí kinh doanh dở dang.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác.
Căn cứ vào các chứng từ gôc có liên quan kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết, lập các Bảng phân bổ (dựa vào định mức chi phí) như: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, Bảng phân bổ tiền lương... sau đó chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tiến hành tính giá thành sản phẩm.
+ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 và tài khoản này được mở một số tài khoản cấp 2.
Nguyên vật liệu chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài, bao gồm các loại:
TK621.1: Nguyên vật liệu chính: Sắt, thép, Chi tiết máy , Phụ tùng...
TK621.2: Nguyên vật liệu phụ: Xăng dầu, Sơn, que hàn...
Nguyên vật liệu phụ tùng ở đây thường mua ngoài vào đầu tháng, cho nên giá xuất kho nguyên vật liệu là giá hạch toán cuối kỳ mới tính giá thực tế xuất dùng.
Nguyên vật liệu phụ tùng xuất kho dùng cho quá trình sản xuất do phòng kế hoạch lập kế hoạch theo yêu cầu sản xuất của từng phân xưởng,từng loại sản phẩm.
Phiếu xuất kho do phòng dịch vụ theo yêu cầu sản xuất từng tổ sửa chữa, biểu hiện số lượng chủng loại nguyên vật liệu với số lượng yêu cầu và số lượng thực xuất, đơn giá, giá trị xuất. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành kiểm tra đối tượng sử dụng, phân loại nguyên vật liệu phụ tùng.
Trên cơ sở số lượng nhập kho, kế toán phân ra từng loại NVL, phụ tùng và ghi vào sổ chi tiết tương ứng, sổ chi tiết phản ánh tình hình nhập xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu, phụ tùng.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu phụ tùng, lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, phụ tùng theo nội dung:
Nguyên vật liệu phụ tùng chính cho sản xuất.
Nguyên vật liệu phụ cho sản xuất.
Nguyên vật liệu phụ tùng xuất bán.
Nguyên vật liệu xuất phụ tùng cho phân xưởng.
Nguyên vật liệu phụ tùng xuất cho bán hàng.
Nguyên vật liệu xuất phục vụ quản lý doanh nghiệp.
Bảng tổng hợp thể hiện số lượng nguyên vật liệu, phụ tùng xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất sửa chữa và bán hàng.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 152 và một số tài khoản liên quan: tài khoản 111, 112, 331...
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng