Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các nhà quản trị cần phải quan tâm đến việc hoạch định và kiểm soát chi phí vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Kế toán chi phí – một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí, giúp cho nhà quản trị hoạch định, kiểm soát chi phí, ra quyết định trong kinh doanh và phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp.
50 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần S.K.Y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các nhà quản trị cần phải quan tâm đến việc hoạch định và kiểm soát chi phí vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Kế toán chi phí – một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí, giúp cho nhà quản trị hoạch định, kiểm soát chi phí, ra quyết định trong kinh doanh và phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật của doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, việc hạch toán giá thành đòi hỏi phải chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp.
Sự sống còn của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các biện pháp tối ưu nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của bản thân doanh nghiệp. Do đó, vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp là làm sao với một số vốn hiện có mà doanh nghiệp có thể đầu tư, sản xuất kinh doanh các mặt hàng có chất lượng tốt, chi phí thấp, giá thành hạ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Để đáp ứng được những đòi hỏi đó, không cách nào khác là doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính, có phương pháp kế toán thích hợp để phản ánh được các số liệu, thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực nhất về thực trạng của doanh nghiệp để các nhà quản lý doanh nghiệp có những phương pháp can thiệp kịp thời, đồng thời đề ra các mục tiêu phát triển phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Trong thời gian ngắn thực tập tại Công ty Cổ phần S.K.Y em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các phòng ban trong công ty để có thể tìm hiểu mọi hoạt động thực tế của công ty sau đó tiến hành phân tích đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SKY
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần Sky là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, được thành lập ngày 15/02/2000.
Tên Việt Nam: Công ty cổ phần S.K.Y
Tên giao dịch: S.K.Y JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: SKY.JSC
Địa chỉ: Tổ Voi Phục, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội
Điện thoại: 043.876.7178
Fax: 043.876.7178
Email: SKY JCS.deco@yahoo.com
Mã số thuế: 0101873924
Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ
Giám đốc hiện tại: Vũ Thành Sơn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103010813 cấp 21/04/2000 của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
1.2. Lịch sử phát triển
Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau không ngừng về mọi mặt để có thể khẳng định được bản thân mỗi doanh nghiệp và bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai. Hoạt động trong cơ chế đó Công ty Cổ phần S.K.Y đã có những giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn. Sản phẩm không bán được, cán bộ công nhân viên không có việc làm, gánh nặng ngày càng nặng thêm khi số lượng người lao động quá đông so với nhu cầu, trình độ thấp, nhà xưởng, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu vì có từ thời bao cấp.
Một hướng đi mới đã được mở ra cho Công ty khi mà Công ty có quyết định của Nhà nước là tiến hành tinh giảm biên chế, đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc để tiến tới cổ phần hoá. Sau khi cổ phần hoá mặc dù những khó khăn chưa thể giải quyết được hết nhưng công ty cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ và đang từng bước khẳng định mình qua sự lớn mạnh không ngừng để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Công ty có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về giá trị tổng sản lượng là 19%, doanh thu tiêu thụ tăng 24%, tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là hơn 100 người, cùng với 400 thiết bị máy móc hoạt động đáp ứng cho chu trình sản xuất cơ khí khép kín từ tạo phôi, gia công, đến nhiệt luyện hoàn chỉnh.
Trải qua quá trình phát triển không ngừng, đổi mới trong cơ chế quản lý, đổi mới về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ để bắt nhịp với cơ chế thị trường, Công ty cổ phần S.K.Y đã từng bước khẳng định mình là doanh nghiệp cơ khí luôn luôn phấn đấu để phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường về các sản phẩm cơ khí và mong muốn vươn lên hơn nữa để có thể hợp tác liên doanh liên kết, phát triển sản xuất với mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, trở thành một doanh nghiệp giỏi, có uy tín trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, công ty cũng như các doanh nghiệp khác cùng ngành đang dần chuyển mình bằng mọi cách tìm cho mình hướng ra phù hợp với nhu cầu của thị trường. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí phục vụ cho các loại máy động lực và máy nông nghiệp. Sản phẩm của công ty là sản phẩm truyền thống, khách hàng của công ty đã ký hợp đồng cùng công ty qua nhiều năm. Các sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh được thị trường, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
1.3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Công ty Cổ phần S.K.Y hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép số 0103010811 ngày 21/04/2000 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí phục vụ cho các ngành nghề có khí chế tạo máy, khai thác than, ngành có khí nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, cơ khí dệt và phục vụ cho những khách hàng đã quan hệ với công ty nhiều năm qua.
Sản phẩm của công ty là các sản phẩm truyền thống, đã có uy tín trên thị trường trong nước. Trải qua nhiều năm sản xuất - kinh doanh đến nay, sản phẩm của công ty đã phong phú hơn cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Sản phẩm của công ty bao gồm:
- Vòng bi .
- Các loại dũa.
- Các loại cân.
- Phụ tùng Honda.
- Các sản phẩm cơ khí khác.
Sản phẩm của công ty dã được Nhà nước cấp Chứng chỉ chất lượng cấp I. Có sản phẩm được xuất ra nước ngoài để cạnh tranh với thị trường thế giới như Ba Lan, Angeri…
PHẦN IITÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y
2.1. Tình hình cơ sở vật chất và lao động của Công ty
2.1.1. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Tài sản cố định là một trong những biểu hiện về quy mô, năng lực sản xuất của Công ty. Sự tăng giảm tài sản cố định có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đánh giá tình hình tài sản cố định của Công ty ta xem xét bảng sau:
Biểu số 2.1:
TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÔNG TY
Năm 2007 – 2008
Loại tài sản
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 2008/2007
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
+/-
+/- (%)
Nhà cửa, vật kiến trúc
6.851.388.294
44,65
7.193.957.708
44,29
342.569.414
5
Máy móc thiết bị
7.631.704.169
49,78
8.092.606.419
49,82
460.902.250
6
Phương tiện vận tải
762.689.600
4,93
846.585.476
5,21
83.895.876
11
Thiết bị quản lý
98.000.120
0,64
110.250.135
0,68
12.250.015
12,5
Tổng cộng
15.343.782.183
100
16.243.399.738
100
899.617.555
34,5
(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình cơ sở vật chất của công ty có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2008 tăng 899.617.555 đồng tương ứng tăng 34,5% so với năm 2007. Trong đó thì tỷ lệ tăng của phương tiện vận tải và thiết bị quản lý là nhiều nhất, phương tiện vận tải tăng 11%, thiết bị quản lý tăng 12,5%. Như vậy Công ty có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, tăng cơ sở vật chất. Công ty đã mua sắm thêm một số máy móc thết bị hiện đại để phục vụ cho sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất nhằm nâng cao khối lượng sản phẩm sản xuất. Do mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu về phương tiện vận tải và thiết bị quản lý là rất cần thiết và Công ty cũng đã chú ý đến điều này.
2.1.2. Tình hình lao động của công ty
Đóng góp vào sự phát triển của xã hội cũng như của một doanh nghiệp thì yếu tố con người là rất quan trọng và không thể thiếu. Có được một cơ cấu lao động hợp lý và trình độ lao động ngày càng được nâng cao là một yếu tố thúc đẩy cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Là một doanh nghiệp sản xuất cơ khí, Công ty cổ phần S.K.Y có những đặc điểm riêng về lao động so với các ngành nghề kinh doanh khác.
Tình hình lao động của công ty qua 2 năm từ năm 2007 đến năm 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Biểu số 2.2:
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Năm 2007 - 2008
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 2008/2007
Số lượng
Cơ cấu
(%)
Số lượng
Cơ cấu
(%)
+/-
+/- (%)
1. Tổng số lao động
- Tổng số lao động trực tiếp
- Tổng số lao động gián tiếp
160
115
55
100
71.88
28.12
175
125
50
100
71.43
28.57
15
10
-5
9.4
8.7
-9.1
2. Trình độ lao động
- Đại học, cao đẳng
- Trung cấp, CN kỹ thuật
- Phổ thông
160
36
40
84
100
22.5
25
52.5
175
40
45
90
100
22.9
25.7
51.4
15
4
5
6
30.7
11.1
12.5
7.1
3. Giới tính
- Nam
- Nữ
160
130
30
100
81.25
8.75
175
140
35
100
80
20
15
10
5
9.38
6.25
3.13
(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức)
Qua bảng phân tích trên ta thấy có sự biến động về số lượng lao động của công ty năm 2008 so với 2007. Số lượng lao động tăng lên 15 người tương đương với tỷ lệ tăng 9,4%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là để bổ sung đội ngũ trẻ để làm việc cho xí nghiệp, sản xuất các mặt hàng theo đơn đặt hàng của công ty Honda - một mặt hàng mà công ty trong thời gian qua đã chế thử thành công và chính thức đi vào sản xuất từ năm 2008. Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào sự biến động của tổng số lượng trong toàn công ty thì chưa thể đánh giá chính xác việc quản lý và sử dụng lao động ở công ty mà cần đi sâu phân tích tình hình lao động theo tính chất công việc, theo trình độ lao động và theo giới tính.
* Theo tính chất lao động:
Lao động gián tiếp có xu hướng giảm xuống. Năm 2008 giảm 5 người so với năm 2007 hay giảm 9,1%, còn lao động trực tiếp lại tăng 10 người tương ứng tăng 8,7%. Tỷ trọng lao động gián tiếp trong tổng lao động ngày càng giảm, còn tỷ trọng lao động trực tiếp ngày càng tăng điều này chứng tỏ công ty đang ngày càng nâng cao chất lượng, trình độ quản lý, thu nhỏ bộ máy quản lý đồng thời tăng thêm lực lượng lao động trực tiếp để tăng năng suất lao động, đảm bảo hoạt động có hiệu quả và tạo ra nhiều lợi nhuận cho Công ty.
* Theo trình độ lao động:
Qua bảng số liệu ta thấy số người có trình độ đại học, cao đẳng của năm 2008 đã tăng 4 người tương ứng tăng 11,1% so với năm 2007. Trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và phổ thông đều tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân trong Công ty.
* Theo giới tính:
Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh là sản xuất cơ khí- Một ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi lao động không chỉ có trình độ và còn phải có sức khoẻ và nhanh nhẹn để đáp ứng nhu cầu công việc nên lao động của công ty phần lớn là nam giới. Năm 2008 cả lao động nam và nữ đều tăng. Lao động nữ tăng 5 người (3,13%), lao động nam tăng nhiều hơn 10 người (6,25%).
* Tình hình tiền lương:
Hiện nay tổng quỹ lương của công ty đã lên tới 2.184.000.000 đ.
Trong đó:
- Quỹ lương quản lý: 371.067.000 đ.
- Quỹ lương gián tiếp: 863.622.000 đ.
- Quỹ lương công nhân sản xuất: 1.812.069.378 đ.
Lương bình quân toàn công ty là : 1.248.000 đ/người/tháng tăng so với năm 2006 trong đó:
- Lương bình quân bộ phận quản lý: 2.471.369 đ/người/tháng.
- Lương bình quân bộ phận gián tiếp sản xuất: 1.136.348đ/người/tháng.
- Lương bình quân công nhân sản xuất: 1.348.586 đ/ người /tháng.
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Nhiệm vụ của công ty là SXKD do đó công tác quản lý tài chính của công ty cũng được phân cấp và quản lý phù hợp với điều kiện sản xuất.
Công ty căn cứ lập Kế hoạch tài chính năm theo:
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Kế hoạch tăng, giảm TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
- Định mức kinh tế kỹ thuật.
- Chi phí dự toán.
Tình hình tài chính của công ty năm 2008 được thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể sau:
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng tài sản
Trong đó : - Tổng số vốn cố định
- Tổng số vốn lưu động
2.089.968.000
7.820.927.002
Tổng doanh thu
10.521.553.384
Lãi gộp
1.554.719.949
Số ngân sách phải nộp
- Số đã nộp :
- Số còn phải nộp :
149.699.155
6.917.690
Các khoản phải nộp khác
- Số phải nộp đâu kỳ :
- Số còn phải nộp cuối kỳ :
Trong đó :
- Số thuế còn phải nộp năm trước
- Thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp
12.077.200
-79.134
- 9.961.304
19.861.690
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 -2008:
Biểu số 2.3:
MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾ TOÁN TỔNG HỢP CỦA CÔNG TY
ĐVT: đồng
Năm 2007 - 2008
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh 2008/2007
+/-
+/- (%)
Tổng doanh thu
9.026.159.000
10.521.453.384
1.495.294.384
16.6
Lợi nhuận gộp
1.365.272.000
1.554.719.494
189.442.494
13.9
Nộp ngân sách NN
281.476.160
435.321.458
-197.504.100
-12,73
Tổng vốn kinh doanh
2.979.681.300
3.681.615.321
1.701.934.021
23.6
Tổng quỹ lương
2.074.800.000
2.184.000.000
109.200.000
5.3
Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng)
910.000
1.300.000
290.000
31,87
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất khả quan. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2008 tăng 1.495.294.384 đồng tương ứng tăng 16,6%. Do vậy mà lợi nhuận cũng tăng 189.442.494 đồng tương ứng tăng 13,9% so với năm 2007. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ Công ty đã chú trọng hơn đến khâu tiêu thụ sản phẩm, các mặt hàng của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường.
Nhìn bảng ta thấy tổng vốn kinh doanh của năm 2008 tăng 1.701.934.021 đồng (tương ứng tăng 23,6%). Như vậy, số vốn kinh doanh tăng lên chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Mặt khác thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên 290.000 đồng/người/tháng (tương ứng tăng 31,87%), chỉ sau một năm mà thu nhập bình quân đã tăng đáng kể chứng tỏ Công ty đã quan tâm đến đời sống của người lao động, tạo động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, chăm chỉ hơn để để xứng đáng với khoản tiền mà họ được nhận. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì mức tiền lương bình quân này chưa phải là cao, bởi vì với những khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để chi trả cho cuộc sống thì mức thu nhập này chỉ đủ trang trải những nhu cầu cơ bản chứ chưa có tích luỹ. Vì vậy mà Công ty nên tạo việc làm thêm ngoài giờ để họ có thể nâng cao hơn mức thu nhập, cải thiện cuộc sống, đồng thời sản xuất thêm được nhiều sản phẩm từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
* Định hướng phát triển của Công ty:
Trong những năm tiếp theo từ năm 2009 đến 2010 phương hướng và nhiệm vụ cơ bản của Công ty đề ra là:
- Tăng trưởng sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu cơ bản khác năm sau cao hơn năm trước từ 15% đến 20%.
- Giữ vững sản phẩm truyền thống, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng phục vụ nông nghiệp, các linh kiệm phụ tùng nội địa hoá xe máy, tăng thị phần từ 15- 20%.
- Tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng cường các biện pháp quản lý đặc biệt là quản lý chất lượng sản phẩm, đưa hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 áp dụng có hiệu quả trong toàn công ty.
- Đổi mới tổ chức cán bộ, giảm thiểu lao động gián tiếp.
- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công ty và cán bộ công nhân viên.
- Chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh để hội nhập quốc tế có hiệu quả và đưa công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển.
PHẦN IIICÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỎ PHẦN S.K.Y
3.1. Dây truyền sản xuất sản phẩm
Công ty Cổ phần S.K.Y là doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm chính của công ty có kích cỡ tuy nhỏ nhưng đòi hỏi kỹ thuật chính xác và phức tạp.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất qua nhiều khâu khác nhau vì vậy mỗi công nghệ được giao cho một phân xưởng phụ trách.
Với việc tổ chức các phân xưởng sản xuất như trên, Công ty Cổ phần S.K.Y có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo kiểu liên tục, khép kín từ khâu đưa vật liệu vào đến khâu tạo ra sản phẩm sản xuất hoàn chỉnh. Mỗi một phân xưởng sản xuất tạo ra một loại sản phẩm nhất định ví dụ: phân xưởng vòng bi thì tạo ra sản phẩm là vòng bi...Và vòng bi là sản phẩm truyền thống của công ty, đến nay vòng bi vẫn được tiếp tục sản xuất để cung cấp cho thị trường với mẫu mã, chất lượng ngày càng cải tiến, và hoàn thiện hơn.
Sơ đồ 3.1 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÒNG BI
Bạc ngoài
Nhập kho
KCS toàn diện
Cắt phôi
Dập hình
Quay bóng
Kiểm tra
Chọn lắp ráp kiểm tra
Mài
Nhiệt luyện
KCS
Tiện
Rèn khuôn
ủ
Kiểm tra
Đánh bóng
Mài tinh
Nhiệt luyện
Mài nghiên
Tạo phôi
Kiểm tra
Dũa Bana
Đánh bóng
Dập tạo hình
Dập tạo hình
Vòng cách
Vòng bi
Đinh tán
Bảo quản đóng gói
Đánh bóng đường lăn
Công ty sản xuất theo dây chuyền sản xuất liên tục. Vòng bi được sản xuất qua 4 quy trình: bạc ngoài, vòng cách, vòng bi và đinh tán. Từ các bộ phận này sau khi được kiểm tra mới được lắp ráp và nhập kho.
Trong 4 quy trình trên bạc ngoài là quan trọng nhất được kiểm tra kỹ thuật qua 2 lần mới đưa vào lắp ráp. Bạc ngoài qua 7 khâu sản xuất: cắt phôi, rèn khuôn, ủ, tiện, …, qua kiểm tra KSC mới đưa vào lắp ráp thành phẩm
3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất
Công ty sản xuất từng mặt hàng theo dây chuyền công nghệ theo kế hoạch đã được tính trước do phòng kế hoạch gửi xuống phân xưởng, các trưởng phân xưởng dựa vào bản kế hoạch sản xuất đó để sản xuất đúng, đủ và đạt tiêu chuẩn các sản phẩm mà công ty đã đề ra. Đối với những mặt hàng cần gấp thì trưởng phân xưởng điều phối công nhân làm thêm giờ theo chính sách công ty đề ra.
Công nhân được cấp phát trang thiết bị như gang tay, khẩu trang, quẩn áo bảo hộ để đảm bảo sức khỏe khi lao động. Công ty thiết kế xây dựng khu sản xuất theo từng phân xưởng, được bố trí quạt gió, đèn điện treo tường, mỗi phân xưởng được đặt bình nước lọc phục vụ công nhân giờ giải lao, khu văn phòng được lắp đặt thêm điều hòa. Công ty cũng xây dựng khu nhà bếp để nấu ăn cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo vệ sinh an toàn đủ dinh dưỡng, đẩm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
PHẦN IVTỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y
4.1. Tổ chức sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền liên tục, sản xuất theo đơn hàng, hợp đồng của khách hàng với số lượng lớn. Một chu kỳ sản xuất loại sản phẩm này mất 30 – 34 ngày, thành phẩm đóng gói mất từ 5 – 7 ngày. Như vậy chu kỳ sản xuất sản phẩm của công ty là tương đối dài.
4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
- Bộ phận sản xuất chính là bộ phận cắt, tạo phôi và dập tạo hình các bộ phận khác như: Dũa, bana, rèn khuôn, mài, ủ, tiện là những bộ phận sản xuất phụ trợ, sản xuất phụ để giúp tạo ra những thành phẩm chất lượng.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ là bộ phận điện nước và máy phát là những thứ không thể thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Bộ phận sản xuất phụ thuộc: Cũng xuất phát từ nguồn hình thành và yêu cầu sản phẩm chính, khi đó sản xuất phụ thuộc mới được thực hiện như làm nhãn mác, bao bì, đóng gói… phụ thuộc vào số lượng sản xuất chính.
- Bộ phận nhiệt luyện, kiểm tra và lắp ráp bảo quản đóng gói là những bộ phận phụ thuộc.
- Bộ phận bảo dưỡng chuyên sửa chữa máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất.
- Bộ phận cung cấp là bộ phận có trách nhiệm cung ứng kịp thời mọi thứ cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm.
- Bộ phận vận chuyển: Bộ phận vận chuyển của công ty được trang bị xe để chuyển vật liệu, vật tư vào sản xuất và chuyển hàng vào kho thành phẩm.
Khi có nhu cầu về sản xuất kế toán, quản lý các phân xưởng yêu cầu nguyên vật liệu định mức để sản xuất cho 1 chu kỳ sản xuất gửi lên phòng kinh doanh. Bộ phận vật tư sẽ tiếp nhận và cung cấp nguyên vật liệu cho phân xưởng đó sản xuất.
Thành phẩm sau khi được kiểm tra, đóng gói được nhập kho, thông qu