Công ty Cổ Phần Thương Mại Hải Phòng được thành lập theo quyết định số 5766/QĐ-UB ngày 20 tháng 4 năm 2000.
Trụ sở của công ty tại: 37 Văn Cao- Đằng Giang- Ngô Quyền- Hải Phòng.
Mã số thuế: 0200604834.
Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất hàng may mặc quân trang, bảo hộ lao động, dạy nghề may dân dụng, may công nghiệp.
44 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần thương mại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP.
I.Đặc điểm tình hình chung tại công ty. 05
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 05
2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc diểm tổ chức công nghệ. 06
3.Đặc điểm tổ chức quản lý. 07
II.Tổ chức công tác kế toán của công ty. 10
1.2.Chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty. 10
1.2.1.Chế độ kế toán của công ty. 10
1.2.2.Hệ thống tài khoản công ty đang áp dụng. 10
1.2.3.Hệ thống sổ sách kế toán của công ty. 10
1.2.4.Phương pháp hạch toán hang tồn kho. 11
1.2.5.Phương pháp tính thuế GTGT. 11
1.3.Hình thức và cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán. 11
1.3.1.Hình thức tổ chức. 11
1.3.2.Sơ đồ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 11
1.4.Hình thức kế toán. 14
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 15
2.1. Đối tượng tập hợp chi phívà tính gía thành sản phẩm và kỳ hạn tính giá thành tại công ty. 15
2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí. 15
2.1.2.Đối tượng tính giá thành. 15
2.1.3.Kỳ hạn tính giá thành. 15
2.2.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty. 15
2.2.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp hay NVL chính trực tiếp. 15
2.2.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 16
2.3.Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 17
2.3.1.Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp. 17
2.3.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 28
2.3.3.Kế toán chi phí sản xuất chung. 34
2.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp. 42
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
KÝ HIỆU
NGUYÊN VĂN
1
CPTM
Công ty cổ phần thương mại
2
BHLĐ
Bảo hộ lao động
3
NVL
Nguyên vật liệu
4
KCS
Kiểm tra chất lượng kỹ thuật
5
CCDC
Công cụ dụng cụ
6
GTGT
Giá trị gia tăng
7
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
8
BHXH
Bảo hiểm xã hội
9
BHYT
Bảo hiểm y tế
10
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
11
PXK
Phiếu xuất kho
12
PNK
Phiếu nhập kho
13
VLC
Vật liệu chính
14
VLP
Vật liệu phụ
Chương I: Đặc điểm chung của công ty.
I. Đặc điểm tình hình chung tại công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Cổ Phần Thương Mại Hải Phòng được thành lập theo quyết định số 5766/QĐ-UB ngày 20 tháng 4 năm 2000.
Trụ sở của công ty tại: 37 Văn Cao- Đằng Giang- Ngô Quyền- Hải Phòng.
Mã số thuế: 0200604834.
Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất hàng may mặc quân trang, bảo hộ lao động, dạy nghề may dân dụng, may công nghiệp.
Công ty được thành lập vào tháng 4 năm 2000.Trong giai đoạn này Công ty vừa tiến hành xây dựng các hạng mục công trình vừa đào tạo học sinh học nghề, vừa sản xuất quần áo BHLĐ , mũ, găng tay. Là một công ty mới, qui mô nhỏ, vốn kinh doanh ít, bên cạnh đó các công ty lớn cạnh tranh gay gắt điều này đẩy công ty vào tình thế gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và kinh doanh và tạo công ăn việc làm. Trước khó khăn thử thách đó công ty đã dần dần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tìm ra những phương thức sản xuất kinh doanh mới, công ty đã tự tìm đến nhiều nơi để nhận gia công các hợp đồng với giá trị thấp để giải quyết việc làm trước mắt cho nhân viên để đảm bảo đời sống cho họ.Từ những hợp đồng nhỏ, lẻ đó công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, tạo được chữ tín với bạn hàng. Đến năm 2004 do qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng cao, đã đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như của thị trường tập thể ban lãnh đạo cùng các thành viên của công ty . Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. Theo đà phát triển đó những năm gần đây công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công ty đề ra với những chỉ tiêu đáng kể về năng suất lao động, giá trị sản phẩm. Đặc biệt trong những năm gần đây năng suất lao động và giá trị tổng sản lượng được nâng cao thể hiện qua biểu dưới đây:
BIỂU TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Số
TT
Năm
Nguồn vốn
Tài sản lưu động
Giá trị sản
xuất
Doanh thu
Tiền
LBQ
Vốn LĐ
Vốn CĐ
1
2004
818.343.113
868.951.840
1.605.116.016
2.684.996.596
2.841.230.751
700.333
2
2005
911.823.061
967.188.454
1.468.411.042
3..200.157.783
3.400.000.000
1.025.000.
3
2006
977.522.763
998.753.667
1.947.511.723
3.800.251.782
3.989.000.000
1.320.000
4
2007
1.321.720.021
1.401.771.000
2.872.311.300
4.966.211.551
4.887.732.102
1.700.000
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ.
Công ty sản xuất chủ yếu là mặt hàng may mặc, đến nay đã và đang tiến hành đa dạng hoá ngành nghề như:
- Sản xuất nước tinh khiết.
- Kinh doanh khoáng sản, vật liệu xây dựng.
- Dạy nghề may công nghiệp, may dân dụng.
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIA CÔNG
Nguyên vật liệu
Giác mẫu
May đo
May hàng loạt
Cắt
Khuy áo
KCS kiểm hoá
Nhập kho
Tiêu thụ
Mỗi qui trình có một chức năng, nhiệm vụ đặc điểm sản xuất khác nhau nhưng phải liên kết chặt chẽ với nhau để cùng tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Qui trình sản xuất được phân bổ như sau:
- Nguyên liệu về bộ phận giác mẫu tiến hành kiểm tra xem có đúng mẫu mã theo tiêu chuẩn qui định trong hợp đồng không rồi giao cho bộ phận may đo tiến hành đo đạc.
- Bộ phận đo nhận nguyên liệu từ bộ phận giác mẫu về tiến hành đo đạc chính xác rồi giao cho bộ phận cắt, cắt hàng loạt đối với những mặt hàng dân dụng, hàng BHLĐ, còn những mặt hàng kỹ thuật cao như Complê thì phải cắt riêng lẻ. Sau khi cắt xong giao cho bộ phận may tiến hành may hàng loạt. Máy đến đâu giao cho bộ phận thùa khuy và là làm đến đấy.
- Bộ phận khuy áo: Nhận quần áo từ bộ phận may hàng loạt tiến hành thùa khuy, là rồi giao cho KCS kiểm tra lại.
Bộ phận KCS có trách nhiệm tiếp nhận thành phẩm từ bộ phận thùa khuy, là rồi kiểm tra lại toàn bộ thành phẩm xem có lỗi gì không, có đạt tiêu chuẩn qui định không rồi mới nhập kho.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Cơ cấu bộ máy của Công ty CPTM mại Hải Phòng phụ thuộc vào cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của nó với điều kiện cơ cấu kinh tế.
Nhận thức được điều này, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty đã cải tiến bộ máy của mình phù hợp với cơ chế thị trường. Tổ chức bộ máy đòi hỏi phải gọn nhẹ nhưng năng động, có hiệu quả.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy của công ty:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Phó giám đốc HC-KD
Phó giám đốc kỹ thuật
Kế toán
tài vụ
Tổ chức hành chính
Quản đốc phân xưởng
Phân xưởng sản xuất
Giám đốc
Kỹ thuật
Kế hoạch vật tư
Cửa hàng số 2
Cửa hàng số 1
Ghi chú: Tác động hai chiều.
Cơ cấu sơ đồ các phòng ban trực tiếp chỉ thị của Giám đốc gồm có ba người trong đó:
- Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty và điều hành bộ máy chung của Công ty.
- Phó giám đốc hành chính kinh doanh: Chịu trách nhiệm điều hành các phòng ban và các bộ phận còn lại, báo cáo trực tiếp cho giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh, công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người phụ trách phòng kỹ thuật để sản xuất theo sự ủy quyền của giám đốc trong từng lĩnh vực.
- Phòng Kế toán - Tài chính: Có chức năng quản lý vốn, chi phí lợi nhuận, tiền lương và tổ chức hạch toán kế toán của Công ty.
- Phòng vật tư: Nhiệm vụ chủ yếu tham mưu cho Giám đốc lên kế hoạch sản xuất soạn thảo hoặc ký kết hợp đồng, tổ chức mua NVL, CCDC để sản xuất trao đổi sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ giám định hàng hoá, chỉ đạo kỹ thuật từ khâu giáp mẫu đến khi hoàn thành sản phẩm, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng sản phẩm, thời gian, mẫu mã.
- Phòng hành chính: Có nhiệm vụ là tổ chức tiếp nguồn nhân lực cho Công ty đảm bảo chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trụ sở chính: Vừa là nơi điều hành vừa là nơi sản xuất.
Các cửa hàng: Có cửa hàng trưởng, nhân viên bán hàng cộng với đội ngũ thợ may lành nghề, chịu sự quản lý của Giám đốc và các phòng ban.
Các lãnh đạo, các tổ chức quản lý quán triệt đội ngũ công nhân phát huy hết khả năng của mình, khen thưởng kịp thời và kỷ luật nghiêm minh. Vì thế Công ty CPTM Hải Phòng đã ổn định được bộ máy quản lý các phân xưởng, tổ chức sản xuất hiệu quả cao, chia thành bốn phòng ban tổ chức sản xuất, hai phân xưởng chính có một giám đốc, một phó giám đốc, một thống kê phân xưởng.
Các phân xưởng sản xuất hợp lý, chất lượng phải đảm bảo và thực hiện nhiệm vụ của ban giám đốc giao khoán gọn sản phẩm. Hoàn chỉnh từng lô hàng theo đúng thời gian sản xuất lô hàng đó.
II. Tổ chức công tác kế toán của công ty.
1.2. Chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty.
1.2.1.Chế độ kế toán của công ty.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đặc điểm của hình thức kế toán này là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh và lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp( Số cái theo thứ tự thời gian tách rời ghi sổ kế toán trên hai loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau). Đăng ký ghi sổ vào các tài kho.
1.2.2. Hệ thống tài khoản công ty đang áp dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ trưởng bộ tài chính.
1.2.3.Hệ thống sổ sách kế toán của công ty.
Hệ thống sổ sách mà công ty hiện nay đang sử dụng là theo hình thức chứng từ ghi sổ gồm các loại mẫu sổ, bảng biểu, báo cáo kế toán in sẵn theo quy định của chế độ kế toán hiện hành gồm có:
- Sổ tổng hợp kế toán.
- Sổ cái.
- Sổ đăng ký chứng từ.
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết tài khoản.
- Các bảng phân bổ.
- Báo cáo tài chính:
+Bảng cân đối kế toán.
+Báo cáo kết quả kinh doanh.
+Thuyết minh báo cáo tài chính.
+Tờ khai tự quyết toán thuế GTGT.
+Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN.
- Báo cáo Quản trị: Báo cáo nguồn vốn.
1.2.4.Phương pháp hạch toán hàng tồn kho.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại công ty theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.1.5.Phương pháp tính thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty sử dụng phương pháp khấu trừ thuế.
1.3.Hình thức và cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán.
1.3.1.Hình thức tổ chức.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý để phù hợp bộ phận kế toán được tổ chức theo hình thức tập chung.
Toàn bộ công việc kế toán thực hiện tại phòng kế toán của Công ty, các bộ phận thực hiện, đơn vị trực thuộc phòng kế toán không có kế toán riêng mà chỉ có bố trí thống kê làm nhiệm vụ thu thập và làm bảng chi tiết sản phẩm lương. Định kỳ gửi về phòng kế toán tập trung, bộ máy kế toán này được sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất của Kế toán trưởng, các bộ phận của Công ty nằm chung trên một địa bàn có bộ máy tập trung thích hợp. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
1.3.2.Sơ đồ tổ chức bô máy kế toán.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư TSCĐ
Thủ quỹ LĐTL
Kế toán công nợ
Phòng kế toán của công ty đứng đầu là kế toán trưởng, kế tiếp có kế toán tổng hợp và ba kế toán viên mỗi người phụ trách một phần hành kế toán riêng.
Trong đó:
a. Kế toán trưởng:
Có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở công ty, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám đốc công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán phân công cho phù hợp, theo dõi tất cả các phần hành nghiệp vụ kế toán, kiểm tra các báo biểu, cân đối tài chính, quản lý mọi chi phí được hạch toán lên báo cáo tài chính trình giám đốc duyệt. Đồng thời có trách nhiệm lập báo cáo tài chính cấp trên, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về mặt quản lý tài chính.
b. Kế toán tổng hợp:Chịu trách nhiệm tổng hợp và kiểm tra các số liệu kế toán. Hằng ngày căn cứ vào bảng tổng hợp của các kế toán viên chuyển đến để tập hợp, phân bổ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh.
c. Kế toán vật tư kiêm kế toán kho,kế toán TSCĐ:
Theo dõi và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư, TSCĐ theo từng loại. Tập hợp và tính toán chính xác, trung thực, kịp thời các số liệu phản ánh giá trị NVL, nhiên liệu, CCDC, tài sản nhập xuất dùng cho sản xuất kinh doanh nhằm làm cơ sở tính giá thành chính xác. Ngoài ra kế toán vật liệu phải tính toán và phản ánh chính xác vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý kịp thời, tính và trích lập khấu hao theo qui định hiện hành.
d. Kế toán công nợ:
Có trách nhiệm tuân thủ công tác thanh toán và theo dõi công nợ. Cụ thể:
+ Trước khi thực hiện việc thanh toán phải kiểm tra các chứng từ thanh toán đảm bảo tính hợp lý, chính xác.
+ Trong việc theo dõi công nợ, phải mở sổ chi tiết theo dõi cho từng khách hàng, thực hiện việc đối chiếu công nợ hàng tháng, nắm rõ công nợ của khách hàng để có kế hoạch thu hồi nợ cũng như là trả nợ.Định kỳ báo cáo số liệu nên bộ phận cấp trên.
e. Kế toán quĩ, tiền lương - bảo hiểm:
Theo dõi và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền, tiền lương. BHXH, BHYT, KPCĐ và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng giúp bộ phận kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành đầy đủ, chính xác. Ngoài ra kết hợp với phòng tổ chức để tiến hành thanh toán tiền ốm đau, thai ssản, tai nạn cho công nhân viên. Hàng tháng đối chiếu với BHXH cũng như thanh quyết toán chế độ BHXH cho đơn vị.
Thực hiện quản lý tiền mặt, các nghiệp vụ thu chi tồn quĩ bằng tiền trên cơ sở các chứng từ hợp lệ đã được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt, lập báo cáo quĩ kiêm thống kê tổng hợp.
1.4.Hình thức kế toán.
Theo sơ đồ dưới đây:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ gốc
Sổ quĩ
Bảng tổng hợp CTGS
Sổ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký CTGS
Bảng CĐPSTK
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào chứng từ ghi sổ và sổ kế toán chi tiết liên quan rồi từ chứng từ ghi sổ vào thẳng sổ cái và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Cuối tháng khoá sổ cộng các số liệu trên sổ cái đối chiếu với sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết liên quan với các số liệu tổng cộng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ xem có khớp nhau không.
Đối chiếu các chứng từ có liên quan đến sổ thẻ kế toán chi tiết được ghi trực tiếp vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng cộng các số liệu trên sổ thẻ chi tiết căn cứ vào đó lập bảng tổng hợp chi tiết trên từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái, số liệu tổng cộng ở sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
2.1Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và kỳ hạn tính giá thành tại công ty.
2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí.
Công ty có quy trình sản xuất phức tạp liên tục qua nhiều khâu( cắt, may KCS…) sản phẩm của giai đoạn này là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Thêm vào đó trong giai đoạn này sản phẩm được chia nhỏ thành các bộ phận chi tiết may và mỗi tổ được gia công hoàn chỉnh một loại sản phẩm.
Mỗi một giai đoạn là một phần của thành phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là tập hợp cho từng tổ và chi tiết cho từng mã sản phẩm.
2.1.2.Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm đã hoàn thành.
2.1.3.Kỳ hạn tính giá thành.
Kỳ hạn tính giá thành là theo từng tháng.
2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty .
2.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp hay NVL chính trực tiếp.
Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính cho phần NVL trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho SPDD quy đổi về sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
CPNVL dở dang cuối kỳ
=
CPSXDD đầu kỳ
+
CPNVLC thực tế SD trong kỳ
x
SLSP
dở dang
SLSP hoàn thành
+
SLSP dở dang cuối kỳ
Hay:
Dck
=
Dđk + Cvl
X
Qd
Qht + Qd
Trong đó : Dck và Dđk chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ.
Cvl là chi phí vật liệu trực tiếp hay chi phí NVL chính trực tiếp.
Qht là số lượng sản phẩm hoàn thành.
Qd là số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Phương pháp này tính toán nhanh dễ dàng đơn giản, khối lượng tính toán ít, giá trị SPDD tính theo phương pháp này luôn nhỏ hơn giá trị thực tế.
Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp có chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít, không biến đổi so với đầu kỳ. Mặt khác, chi phí NVL trực tiếp phải bỏ ngay vào từ đầu quy trình công nghệ sản xuất.
2.2.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Để giúp cho việc tính giá thành được khoa học, hợp lý đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế của sản phẩm một cách chính xác, kịp thời kế toán công ty đã xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng. Doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Khi đã có đầy đủ số liệu cần thiết, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất được trong tháng cho từng sản phẩm (trích bảng tính giá thành).
Mẫu biểu số: 1
Mẫu số 02- VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ truởng BTC
Đơn vị: Công ty CPTM Hải Phòng
Địa chỉ: Ngô Quyền –Hải Phòng
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
(SPUUY4531I)
Số lượng: 10.000 (chiếc)
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
DĐK
CPSXPS trong kỳ
DCK
Tổng giá
thành
Giá thành
đơn vị
1
Chi phí NVLTT
-
72.680.745,4
-
72.680.745,4
7.268,07
2
Chi phí NCTT
-
68.640.000
-
68.640.000
6.864
3
Chi phí SXC
-
86.869.928,3
-
86.869.928,3
8.687
4
Tổng
-
-
228.290.673,7
22.829,07
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
2.3.1. Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty CPTM Hải Phòng có NVL chính bao gồm các loại vải, bông, nỉ, mex… Công ty chỉ nhận gia công nên toàn bộ NVL do bên đặt hàng cung cấp theo điều kiện CIF tại Hải Phòng ( chi phí vận chuyển từ nước đặt hàng đến cảng ta là do bên đặt hàng chịu). Vật liệu phụ dùng cho sản xuất ở công ty gồm các loại: cúc, chỉ, nhãn, dây luồn…
Số NVL công ty nhận và vận chuyển được tính dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm khách hàng đặt và định mức NVL cho từng loại sản phẩm. Định mức này do phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch của công ty thoả thuận dựa vào điều kiện cụ thể của mỗi bên. Ngoài số NVL chính tính toán theo định mức khách hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty 2% số nguyên liệu và 1.5% số phụ liệu để bù đắp vào sự hao hụt trong quá trình vận chuyển và sản xuất. Định mức NVL này được lập thành một số bản để lưu phòng kế hoạch, kho, tổ kỹ thuật…
Ví dụ: Bảng định mức nguyên vật liệu giao cho tổ cắt và các tổ sản xuất.
Mẫu biểu số : 2
BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT
LIỆU GIAO CHO CÁC TỔ
Mã hàng UUY 4532I – Quần lỡ nữ
Sản xuất: 31.916 sản phẩm
STT
Tên nguyên vật liệu
Đơn vị
Định mức
Số lượng
Yêu cầu
A-Nguyên liệu
1
Vải chính # palm
M
1,15
5.352
6.154,8
2
Vải chính # black
M
1,15
15.964
18.358,6
3
Vải chính # oliver
M
1,15
10.600
12.190
4
Vải phối #
M
0,2
15.952
3.190,4
5
Vải lót #
M
0,2
15.964
3.192,8
6
Dựng
M
0,42
15.952
6.699,4
7
Lưới
M
0,42
15.964
6.704,8
B – Phụ liệu
M
8
Mác
M
1
31.916
31.916
9
Cúc dập
M
1
31.916
31.916
10
Dây luồn
M
1,4
31.916
31.916
11
Đạn nhựa
1
31.916
31.916
NVL gia công chỉ được quản lý về số lượng nhập, xuất, tồn theo từng đơn đặt hàng gia công chứ không tính giá trị do đó khi xuất kho vật liệu kế toán không tính giá thực tế NVL xuất kho mà chỉ quản lý về mặt số lượng thực xuất cho từng đối tượng sử dụng trên các chứng từ gốc. Đây chính là sự khác biệt giữa 2 loại hình sản xuất kinh doanh và sản xuất gia công. Công ty CPTM Hải Phòng theo dõi chi phí NVL về mặt hiện vật tương đối phức tạp. Để khắc phục công ty đã theo dõi bằng cách phản ánh chính xác số lượng vải tiêu hao thực tế cho mỗi mặt hàng liên quan.
Ngoài ra chi phí liên quan khác như: Chi