Cty Dệt_May Hà nội(tên giao dịch là HANOSIMEX), tên gọi trước đây là nhà máy sợi Hà Nội hoặc Xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, là một doanh nghiệp lớn thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam. Công ty được xây dựng từ năm 1979 dựa trên cơ sở giúp đỡ của hãng UNIONMATEX(CHLB Đức).
30 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty Dệt May Hà nội (tên giao dịch là HANOSIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt May Hà nội
Cty Dệt_May Hà nội(tên giao dịch là HANOSIMEX), tên gọi trước đây là nhà máy sợi Hà Nội hoặc Xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, là một doanh nghiệp lớn thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam. Công ty được xây dựng từ năm 1979 dựa trên cơ sở giúp đỡ của hãng UNIONMATEX(CHLB Đức).
Hiện nay toàn công ty có: -Tổng diện tích mặt bằng là : 24 ha
-Tổng số lao động là : 4756 (lao động)
-Tổng số vốn là : 162.110 (triệu đồng )
-Thị trường rộng lớn trong cả nước và xuất khẩu sang các nước như :Mỹ,các nước EU,Nhật,và một số nước Châu á…
Địa chỉ :
Điện thoại : Fax:
1. Quá trình xây dựng và phát triển
-Ngày 07/4/1978:Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức kí hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà nội.
-Tháng 12/1979 khởi công xây dựng nhà máy
-Tháng 1/1982 bắt đầu lắp đặt công nghệ và phụ trợ
-Tháng 10/1982 phân xưởng sợi II(sợi bông) đi vào hoạt độngvới một dây chuyền công nghệ bao gồm 31 máy chải,11 máy ghép,10 máy thô,65 máy sợi con,10 máy ống,350000 cọc sợi với công suất thiết kế 4000 tấn/năm.Đồng thời hoàn thành 2 nhiệm vụ là lắp ráp phân xưởng I(sợi pha) và chuẩn bị lao động để phân xưởng I đi vào hoạt động.
- Tháng 6/1983 phân xưởng sợi pha bắt đầu đi vào hoạt động vơí dây chuyền sản xuất bao gồm 40 máy chải,20 máy ghép,118 máy sợi con,13 máy ống,450000 cọc sợi với công suất thiết kế 4000 tấn/năm.
-Ngày 21/11/1984 hoàn thành các hạng mục cơ bản và chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lí và điều hành
-Tháng 10/1985 thành lập thêm phân xưởng sản xuất phụ để tận dụng bông phế liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất chính để sản xuất khăn bông với sản lượng 4000 chiếc/năm
-Tháng 12/1989 nhà máy mở rộng quy mô từ đó phân xưởng dệt kim ra đời.Dây chuyền sản xuất bao gồm nhiều loại máy với chất lượng cao,có công suất 190000 sản phẩm quần áo các loại/năm và 300 tấn vải các loại.
-Tháng 4/1990 Bộ kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp tên giao dịch đối ngoại là HANOSIMEX .
-Ngày 30/4/1991 căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất theo quyết định số 138/QĐ và 139/QĐ nhà máy sợi Hà Nội thành xí nghiệp liên hiệp sợi-dệt kim Hà Nội.
Từ đó,các phân xưởng trở thành các nhà máy trực thuộc xí nghiệp liên hiệp.
-Tháng 6/1993 xây dựng dây chuyền dệt kim số II và tháng 3/1994 đưa vào sử dụng .
-Ngày 19/5/1993 khánh thành nhà máy dệt kim
-Tháng 10/1993 Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh(Nghệ An) vào xí nghiệp liên hiệp.
-Tháng 1/1995 khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ.
-Tháng 3/1995 công ty dệt Hà Đông cũng chính thức trở thành nhà máy thành viên của xí nghiệp liên hiệp.
-Ngày 2/9/1995 khánh thành nhà máy thêu Đông Mỹ.
Xí nghiệp liên hiệp đã đưa thêm 1 nhà máy thành viên vào hoạt động .Để phù hợp với cơ chế quản lý và thuận tiện trong việc điều hành ,tháng 6/1995 Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà nội thành công ty Dệt Hà nội(tên giao dịch là HANOSIMEX )
Như vậy cho đến nay Công ty Dệt Hà Nội có 8 nhà máy thành viên(trong đó nhà máy dệt kim gồm 2 thành viên nhỏ hơn là nhà máy Dệt nhuộm và nhà máy May Hà nội) và 1 tổ hợp dịch vụ sản xuất và xây dựng.Với thiết bị công nghệ hiên đại ,đội ngũ công nhân lành nghề,vì vậy sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao,được tặng thưởng nhiều huy chương vàng,bạc và bằng khen các loại tại các hội chợ triển lãm kinh tế kĩ thuật hàng năm và được khách hàng đánh giá cao.sản phẩm của công ty được xuất sang nhiều nước như Nhật Bản,Trung Quốc,Hàn Quốc,CHLB Đức,Thuỵ Sỹ….Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt tới hơn 10 triêu USD.Nhiều năm qua công ty luôn duy trì được sản xuất và tái sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao,có uy tín với khách hàng trong nước và nhiều công ty trên thế giới.Công ty luôn mở rộng hình thức kinh doanh mua bán gia công,trao đổi hang hoá sẵn sàng hợp tác với bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư máy moc thiết bị hiện đại,tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm ,hoàn chỉnh và mở rộng dây chuyền kéo sợi và dệt kim .
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng
Là một doanh nghiệp lớn của ngành công nghiệp may Việt Nam được trang bị toàn bộ thiết bị của Italia,CHLB Đức,Nhật Bản,Hàn Quốc,Bỉ….Công ty Dệt Hà Nội có chức năng chính sau đây:
` - Công ty chuyên sản xuất kinh doanh ,xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng cao như các loại sợi sản phẩm dệt kim …
- Công ty chuyên nhập các loại bông , xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất thuốc nhuộm.
- Bên cạnh đó công ty có thêm chức năng là thực hiện các hoạt động thương mại ,dịch vụ có liên quan đến hoạt động của công ty ,trực tiếp tham gia mua bán với các đối tác nước ngoài nếu có điều kiện thuận lợi và cho phép.
2.2. Nhiệm vụ
Trong thời kì bao cấp,công ty sản xuất các loại sợi bông sợi pha cung cấp cho các đơn vị trong ngành dệt.Do đó nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn của Bộ công nghiệp nhẹ
- Tiếp nhận nguyên vật liệu theo kế hoạch được phân phối bằng lệnh của Bộ
- Sản xuất theo kế hoạch đã định trước về số lượng,chủng loại…
- Xuất bán cho các đơn vị trong ngành theo kế hoạch của Bộ.
Từ năm 1989 ,sau hội nghị TW Đảng lần thứ VI chuyển sang cơ chế thị trường công ty được trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh , công ty không còn thụ động nhận kế hoạch từ cấp trên mà chủ động tìm kiếm thị trường,tìm kiếm khách hàng sản xuất các loại sản phẩm mà thị trường yêu cầu và khách hang đặt mua.Nhờ có quyền phát huy làm chủ tập thể sáng tạo trong kinh doanh công ty đã vượt lên khẳng định cho mình nhiệm vụ sau:
-Tìm hiểu thị trường ,xác định các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu
-Tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng
- Phấn đấu nâng cao chất lượng ,hạ giá thành sản phẩm ,giảm chi phí sản xuất bằng mọi biện pháp có thể.
- Chú trọng mở rộng thị trường hiện có và tạo thị trường mới cả trong nước và nước ngoài.
- Chú trọng phát triển mặt hàng xuất khẩu qua đó mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty với mặt hàng chủ lực là sản phẩm dệt kim trên cơ sở số lượng,chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.
3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
sơ đồ tổ chức công ty dệt may hà nội
P.Tổng Giám đốc I
KTĐT
KHTT
NMAS
NMSV
DENI
NMHĐ
TBCBSX
DENI
TBCBSX
OE
Tổng Giám đốc
P.Tổng Giám đốc II
QMR
KTTC
PXNK
P.Tổng Giám đốc III
PHTM
TTTN
NMDN
NMM1
NMM2
NMM3
NMMĐ
NMTT
TCHC
H&S MR
NGCK
PĐSO
TTYT
ống giấy
SAMR
Ghi chú: Điều hành trực tuyến
Điều hành hệ thống chất lượng
Điều hành hệ thống trách nhiệm xã hội
Các từ viết tắt trong sơ đồ tổ chức Công ty Dệt May Hà Nội .
-QMR : Đại diện lãnh đạo về chất lượng
-SAMR : Đại diện lãnh đạo về trách nhiệm xã hội
-H&SMR : Đại diện lãnh đạo về sức khoẻ và an toàn
-TCHC : Phòng tổ chức hành chính
-KTĐT : Phòng Kĩ thuật -Đầu tư
-PXNK : Phòng Xuất -Nhập khẩu
-KHTT : Phòng Kế hoạch thị trường
-PHTM : Phòng Thương Mại
-KTTC : Phòng Kế toán tài Chính
-PĐSO : Phòng Đời sống
-TTTN : Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng
-TTYT : Trung tâm Y tế
-NMM1 : Nhà máy May 1
-NMM2 : Nhà máy May 2
-NMM3 : Nhà máy May 3
-NMMĐ : Nhà máy May Đông Mỹ
-NMDN : Nhà máy Dệt Nhuộm
-NMHĐ : Nhà máy Dệt Hà Đông
-DENI : Nhà máy Dệt DENIM
-NMAS : Nhà máy Sợi
-NMSV : Nhà máy Sợi Vinh
-NGCK : Ngành Cơ Khí
-ống giấy : Bộ phận sản xuất ống giấy
-NMTT : Nhà máy May mẫu thời trang
-TBCBSX OE : Tiểu ban chuẩn bị sản xuất nhà máy sợi OE
-TBCBSX DENI : Tiểu ban chuận bị sản xuất nhà máy Dệt vải DENIM.
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Theo sơ đồ trên ta có thể thấy cách bố trí bên trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dệt Hà Nội là theo kiểu trức tuyến chức năng. Trong đó .người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp đỡ của những lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi mặt và có toàn quyền quyết định. Lãnh đạo các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất. Tuy nhiên cơ cấu này cũng có nhược điểm là người lãnh đạo thường xuyên giảI quyết mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng nên người lãnh đạo phải họp hành nhiều, mất nhiều thời gian .
Tổng hợp lại công ty có 9 phòng ban chức năng và 10 nhà máy thành viên.
Các nhà máy trực thuộc công ty cũng có cơ cấu sản xuất và quản lý riêng nhưng chịu sự lãnh đạo chung của Tổng giám đốc.
3.1.1. Chức năng nhiệm vụ cơ quan tổng giám đốc
3.1.1.1. Tổng giám đốc công ty
*Chức năng: Điều hành mọi hoạt động của công ty .
*Nhiệm vụ :
Nhận vốn ,đất đai ,tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao. Sử dụng có hiệu quả ,bảo toàn và phát triển vốn .
Xây dựng chiến lược phát triển ,kế hoạch dài hạn và hàng năm ,dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu ,dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài ,dự án liên doanh ,các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn .
Báo cáo Tổng công ty và các cơ quan nhà nước có them quyền về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,báo cáo tài chính tổng hợp ,bảng cân đối tài sản của công ty theo quy định của nhà nước và cấp trên .
Thành lập và chỉ đạo các hội đồng tư vấn về các lĩnh vực :đầu tư ,khoa học kĩ thuật ,giá cả và các lĩnh vưc cần thiết cho công tác quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty .
Đề ra chính sách và mục tiêu chất lượng ,trách nhiệm xã hội thích hợp cho từng thời kỳ.
Cam kết cung cấp mọi nguồn lực cần thiết về nhân lực ,thời gian ,ngân sách ,và các điều kiện khác để thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000
Thiết lập và tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên tuân thủ ,thực hiện chính sách chất lượng và chính sách trách nhiệm xã hội .
Đại diện công ty thương lượng ,giải quyết các vấn đề về trách nhiệm xã hội với đại diện người lao động .
Chịu trách nhiệm cao nhất trước khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty .
Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo để đánh giá hiệu quả và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng ,hệ thống trách nhiệm lãnh đạo .
Phê duyệt sổ tay chất lượng ,quy trình ,các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá ,vật tư , thiết bị ,danh sách nhà thầu phụ ,các biện pháp xử lý khiếu nại .
*Quyền hạn :
Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và nhà nwocs về mọi hoạt động của công ty .
Được áp dụng những biện pháp vượt them quyền trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai , địch hoạ …) và chịu trách nhiệm trước cơ quan cáp trên và nhà nước về những quyết định đó .
3.1.1.2. Phó tổng giám đốc I
*Chức năng : quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất ,kĩ thuật sợi ,dệt thoi .
*Nhiệm vụ :
Chỉ đạo hoạt động của các nhà máy thành viên :Sợi ,dệt khăn ,dệt Dennim về công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất ,kế hoạch vật tư ,kế hoạch tu sửa thiết bị ,phụ tùng ,nhà xưởng ,định mức kinh tế –kĩ thuật thuộc phạm vi được phân công phụ trách .
Chỉ đạo công tác mua sắm vật tư ,thiết bị ,phụ tùng ,phụ liệu, quản lý kho
Chỉ đạo công tác tiết kiệm và khoán chi phí sản xuất .
Chỉ đạo công tác sáng kiến ,cải tiến kỹ thuật .
Chỉ đạo công tác phòng chông cháy nổ và lũ lụt .
Chỉ đạo các công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng và Hệ thông quản lý trách nhiệm xã hội .
*Quyền hạn :
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lĩnh vực được phân công .
Có quyền giao nhiệm vụ cho những người giúp việc của mình .
*Báo cáo :Phó tổng giám đốc I báo cáo công việc trực tiếp cho Tổng giám đốc .
3.1.1.3. Phó tổng giám đốc II (kiêm đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống chất lượng và hệ thống trách nhiệm xã hội )
*Chức năng :
Quản lý ,điều hành lĩnh vực sản xuất ,kỹ thuật dệt kim-nhuộm –may .
Thay mặt Tổng giám đốc điề hành việc xây dựng áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO-9000 ,hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000
*Nhiệm vụ :
- Nhiệm vụ điều hành lĩnh vực sản xuất kỹ thuật dệt kim-nhuộm-may :
Chỉ đạo hoạt động của các nhà máy thành viên :Dệt nhuộm –May về công tác d và thực hiện kế hoạch sản xuất ,kế hoạch vật tư ,thiết bị ,kế hoạch tu sửa thiết bị ,phụ tùng , sửa chữa nhà xưởng ,định mức kinh tế- kỹ thuật thuộc phạm vi được phân công phu trách .
Chỉ đạo công tác tiêu thụ sản phẩm nội địa ,tổ chức được bán hàng .
Chỉ đạo việc ban hành sửa đổi ,phê duyệt các tài liệu về kỹ thuật và chất lượng trong hệ thông chất lượng và hệ thông trách nhiệm xã hội .
Chỉ đạo công tác đào tạo nâng bậc cho công nhân .
Chỉ đạo công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động .
-Nhiệm vụ điều hành hệ thống chất lượng:
Xây dựng các biện pháp quản lý chất lượng và mục tiêu chất lượng cụ thê r thích hợp trong từng giai đoạn .
Chỉ đạo việc xây dựng ban hành và sửa đổi các văn bản hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 .
Xem xét hoặc phê duyệt các quy trìnhvà một số quy định có liên quan đến các đơn vị trong công ty .
Duyệt các kế hoạch và chỉ đạo hoạt động đánh giá ,báo cáo đánh giá chất lượng nội bộ .
Duyệt chương trình ,kế hoạch đào tạo thuộc phạm vi hệ thống bảo đảm chất lượng.
Chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa nhằm bảo đảm hệ thống chất lượng theo ISO-9000 luôn luôn được duy trì và không ngừng cải tiến .
-Nhiệm vụ điều hành hệ thống trách nhiệm xã hội :
Xây dựng ,triển khai áp dụng và duy trì hệ thông trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA8000
Xem xét sổ tay trách nhiệm xã hội ,các thủ tục ,các hướng dẫn công việc liên quan dến trách nhiệm xã hội .
Chịu trách nhiệm hoạch định để thực hiện tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
Xem xét các hoạt động sửa chữa khắc phục,cải tiến …
Tổ chức hoạt động đánh gía nội bộ .
Bảo đảm quyền được xem xét của các bên liên quan nhu khách hàng , các nhà cung cấp ,nhà thầu ,bên chứng nhận .
Báo cáo về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo .
Đại diện công ty trong việc thông tin với bên ngoài các vấn đề về trách nhiệm xã hội .
*Quyền hạn :
Chịu trách nhiệm trước Tông giám đốc về lĩnh vực được phân công .
Có quyền thi hành và xử lý các công việc thuộc hệ thống chất lượng và trách nhiệm xã hội ,chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc .
Có quyền giao nhiệm vụ cho những người giup việc của mình .
*Báo cáo :
Phó tổng giám đốc II kiêm đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) ,đại diện lãnh đạo về trách nhiệm xã hội (SAMR) báo cáo công việc trực tiếp cho Tổng giám đốc .
3.1.1.4. Phó tổng giám đốc III :
-Chức năng :
Quản lý ,điều hành lĩnh vực lao động tiền lương ,chế độ ,chính sách ,đời sống ,các đơn vị tự hạch toán .
-Nhiệm vụ :
Chỉ đạo công tác lao động ,tiền lương , chế độ chính sách .
Chỉ đạo công tác hành chính ,quản trị ,đời sống ,y tế ,và văn thể .
Chỉ đạo hoạt động của các đơn vị tự hạch toán :Ngành cơ khí ,bộ phận ống giấy .
Chỉ đạo các công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội .
-Quyền hạn :
Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc vè lĩnh vực được phân công .
Có quyền giao nhiệm vụ cho những người giúp việc mình .
-Báo cáo :Phó Tổng giám đốc III báo cáo công việc trực tiếp cho Tổng giám đốc .
3.1.1.5. Văn phòng tổng giám đốc : thực hiên các chức năng văn phòng , đánh máy ,phục vụ đón tiếp khách. Chuẩn bị các cuộc họp,các kì hội nghị của công ty .
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
* Phòng Kế hoạch –Thị trường:có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn,trung hạn và dài hạn (các chiến lược sản xuất ),nhận ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước.Tổ chức thực hiện các định mức lao động .Chỉ đạo hệ thống tiêu thụ sản phẩm ,nắm chắc giá cả đầu vào cũng như đầu ra và những biến động trên thị trường ,làm tham mưu cho Giám đốc khi đàm phán với bạn hàng,đảm bảo mua bán với giá cả hợp lý,quản lý hàng hoá xuất,nhập…
* Phòng Xuất –Nhập khẩu : nhu cầu thị trường nước ngoài giao dịch với khách hàng nước ngoài . Nhập thiết bị để đáp ứng nhu cầu của công ty ,xuất bán sản phẩm ra nước ngoài ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu .
* Phòng Kế toán-Tài chính : quản lý nguồn vốn ,quỹ của công ty.Thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,phụ trách cân đối thu chi báo cáo quyết toán .Tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên chức.Thực hiện thanh quyết toán với khách hàng và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo luật kế toán thống kê và chế độ lương theo quy định của nhà nước.
* Phòng Kỹ thuật-đầu tư : lập lên các dự án đầu tư ,duyệt các thiết kế mẫu của các mã khách hàng,duyệt phiếu công nghệ may,đồng thời có nhiệm vụ xây dựng các định mức. Quản lý toàn bộ các định mức kinh tế kĩ thuật ,các chỉ tiêu kĩ thuật của toàn công ty.
* Phòng Tổ chức hành chính:tổ chức cán bộ ,công tác tiền lương tiền thưởng của toàn công ty . Tổ chức tuyển dụng ,bố trí đào tạo,nâng cấp nâng bậc,bồi dưỡng kỉ luật khen thưởng…
* Trung tâm KCS(thí nghiệm và kiểm tra chất lượng)phụ trách về công nghệ dệt kim,công nghệ sợi , chất lượng sản phẩm dệt,sợi,may mặc.Kiểm tra nguyên liệu đầu vào,thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm .
* Trung tâm Y Tế : Kiểm tra khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên , khám chữa bệnh nghề nghiệp,điều trị cấp cứu các tai nạn lao động xảy ra tại công ty.
3.2. Dây chuyền công nghệ và kết cấu sản xuất :
Công ty Dệt Hà Nội có nhiều loại dây chuyền dùng để sản xuất 3 loại mặt hàng chính: sợi , sản phẩm dệt kim, khăn bông. Các dây chuyền này chủ yếu là dây chuyền sản xuất liên tục ( bố trí mặt bằng định hướng thao sản phẩm )
Hiện nay tại nhà máy sợi I ,sợi Vinh đều có 1 dây chuyền vừa sản xuất sợi chải kỹ vừa sản xuất sợi chải thô. Tại nhà máy sợi II cũng có dây chuyền sản xuất trên đồng thời có cả dây chuyền sản xuất sợi phế OE. Và từ những loại sợi chải kỹ và chải thô có thê kết hợp để sản xuất sợi đơn chải thô và sợi đơn chải kỹ (cotton hoặc PECO ) và sợi xe.
* Dây chuyền sản xuất sợi đơn chải thô (điển hình là sợi Ne 32 Cot CTDK)
Máy bông
Máy chải thô
Máy ghép
Máy thô
Máy sợi con
Máy ống
Bông cotton Bông đã được Cúi chải
Xé trộn thô
Cúi ghép
Thành phẩm Sợi con Sợi thô
đã được đánh
ống
*Dây chuyền sản xuất sợi xe(điển hình là sợi Ne 45/2 (65/35) DK )
Máy xe
Máy đánh ống
Máy đậu xe chập 2,3
Máy ống
Bông cotton Sợi đánh Sợi đậu
ống
Thành phẩm đã
được đánh ống
*Dây chuyền sản xuất sợi phế OE
Máy xử lý Bông phế
Máy bông
Máy ghép
Máy sợi con không lọc
Máy ống
Bông phế Bông Bông được
Cotton xé trộn
Cúi ghép
Thành phẩm Sợi con
Sợi phế OE
*Dây chuyền sản xuất sợi Peco chải thô( sợi Ne 45(83/17) CTDK ):
Máy bông cotton
Máy chải thô cotton
Máyghép Peco đột 1,2,3
Máy chải thô P.E
Máy bông P.E
Máy thô
Máy con
Máy ống
Bông Bông đã Cúi chải thô cotton
Cotton được xé
Trộn
Xơ P.E Xơ đã được Cúi chải
Xé trộn thô P.E
Cúi ghép
Thành phẩm Sợi con Sợi thô
Sợi Peco
*Dây chuyền sản xuất sản phẩm dệt kim:
Máy dệt kim
Xử lý hoàn tất
Cắt
May
Quần áo dệt kim
Sợi Vải mộc Vải thành
Phẩm
Kết cấu sản xuất là việc mô tả mối liên hệ giữa các bộ phận sản xuất về quy trình làm việc theo dòng thời gian sản phẩm liên tục. Kết cấu này có liên quan một phần tới dây chuyền sản xuất và công nghệ sản phẩm .
Cơ khí
Kho nguyên liệu
Động lực
Sợi I
Sợi II
Sợi Vinh
Dệt kim
Dệt Hà Đông
May thêu
Kho thành phẩm
4. Các nguồn lực của công ty HANOSIMEX
4.1. Lực lượng lao động :
Cũng như các công ty dệt may khác Công ty Dệt Hà Nội có lực lượng lao động đông đảo và lao động nữ chiếm đa số,khoảng 70% là lao động chính của những bộ phận sản xuất trực tiếp.Số lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất là khoảng 90%,lao động gián tiếp khoảng 10% bao gồm: quản lý kinh tế ;quản lý kĩ thuật;nhiệm vụ hành chính và nhu cầu khác phục vụ cho sản xuất .
Báo cáo chất lượng lao động tại thời điểm 30/04/2002
TT Trình Độ Số lao động
1 Trên Đại học 3
2 Đại học 331
3 Cao đẳng 35
4 Trung cấp 167
5 Công nhân bậc 1 433
6 Công nhân bậc 2 509
7 Công nhân bậc 3 718
8 Công nhân bậc 4 1169
9 Công nhân bậc 5 973
10 Cô