Báo cáo Thực tập tại công ty giấy tissue Sông Đuống

Tiền thân công ty giấy tissue Sông Đuống là “Nhà máy Gỗ dán Câù Đuống” thuộc cục công nghiệp nhẹ, bộ công nghiệp, do nước CHXHCN Tiệp Khắc cũ tài trợ, thiết kế và xây dựng sau hoà bình lập lại ở miền Bắc, là cơ sở chế biến gỗ đầu tiên ở nước ta, một trong những “đứa con đàu lòng” đáng tự hào của nền công nghiệp nước nhà.

docx19 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty giấy tissue Sông Đuống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG 1. Quá trình hình thành và phát triển: *Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân công ty giấy tissue Sông Đuống là “Nhà máy Gỗ dán Câù Đuống” thuộc cục công nghiệp nhẹ, bộ công nghiệp, do nước CHXHCN Tiệp Khắc cũ tài trợ, thiết kế và xây dựng sau hoà bình lập lại ở miền Bắc, là cơ sở chế biến gỗ đầu tiên ở nước ta, một trong những “đứa con đàu lòng” đáng tự hào của nền công nghiệp nước nhà. Sau 6 tháng khảo sát, thăm dò đất - Tháng 1-1956 khởi công xây dựng - Ngày 11-7-1959 khánh thành nhà máy Đất khu sản xuất của nhà máy có diện tích 138329.5 m2, thuộc xã Tiền Phong, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũ. Đất khu công nghiệp có diện tích 42870 m2, thuộc thôn Thanh Am, xã Ngọc Thuỵ, huyện Gia Lâm cũ. Kể từ tháng 10-1982 nhà máy Gỗ Cầu Đuống ( Công ty giấy Tissue Sông Đuống) nằm trên địa giới hành chính thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, Hà Nội nay là phường Đức Giang, quận Long Biên Hà Nội. Phân chia thời kỳ: -Thời kỳ 1956-1983: Nhà máy Gỗ dán Cầu Đuống -Thời kỳ 1984-1987: Xí nghiệp liên hiệp Gỗ Diêm Cầu Đuống. -Thời kỳ 1988-1992: Nhà máy Gỗ Cầu Đuống. -Thời kỳ 1993-10/1997: Công ty Gỗ Cầu Đuống. -Thời kỳ 11/1997-6/2005: Nhà máy Gỗ Cầu Đuống - đơn vị thành viên. Công ty Giấy Bãi Bằng thuộc tổng Công ty Giấy Việt Nam. -Thời kỳ 7/2005 đến nay: Công ty Giấy Tissue Sông Đuống trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Hiện nay, ngành nghề kinh doanh của công ty Giấy Tissue Sông Đuống bao gồm: -Công nghiệp sản xuất giấy và các sản phẩm của giấy. 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 2.1 Sơ đồ tổ chức. Từ khi chuyển đổi sang hướng kinh doanh mới, bộ máy tổ chức của công ty đã được thu gọn. Cách tổ chức mới cho thấy hiệu quả rõ rệt, giảm đáng kể chi phí quản lý. Các bộ phận lao động được chuyên môn hoá và nắm giữ những quyền hạn nhất định, được bố trí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng và phụ vụ mục đích chung đã xác định của công ty. Đứng đầu công ty là giám đốc, trực thuộc phụ trách phòng tổng hợp. Tiếp đến là hai phó giám đốc: Một phó giám đốc kỹ thuật sản xuất, một phó giám đốc kinh tế. Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất phụ trách phòng kỹ thuật và bốn phân xưởng: Phân xưởng xeo giấy, phân xưởng gia công, phân xưởng gỗ và phân xưởng bảo dưỡng. Phó giám đốc kinh tế phụ trách ba phòng: Phòng tài chính-kế toán, phòng thị trường, phòng vật tư. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Giấy Tissue Sông Đuống. 2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý. Ban giám đốc - Giám đốc: là người đứng đầu công ty, giám sát các mặt quản lý, tổ chức sản xuất, gia công chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty theo kế hoạch Tổng công ty duyệt đạt hiệu quả cao. - Phó giám đốc phụ trách kinh tế: chịu trách nhiệm và công tác kinh tế vật tư và các công tác khác. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thụât sản xuất: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật sản xuất và các công tác khác được phân công. Các phòng ban như sau: - Phòng tổng hợp: tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực: chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động, công tác tổ chức lao động, tiền lương, hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ, cứu hoả,lưu trữ hồ sơ tài liệu công ty… - Phòng thị trường: Bán các sản phẩm của công ty sản xuất,kinh doanh các dịch vụ đã được đăng ký trong giấy phép kinh doanh và nghiên cứu thị trường. - Phòng vật tư: tìm và mua sắm vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng máy móc, thiết bị có chất lượng phục vụ sản xuất kinh doanh. - Phòng kỹ thuật: Tổ chức quản lý và thực hiện các lĩnh vực: Kỹ thuật công nghệ, cơ điện… -Phân xưởng bảo dưỡng: Quản lý kỹ thuật cơ, điện, bảo dưỡng và quản lý bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của công ty. Gia công, chế tạo phụ tùng thay thế, phục hồi chi tiết máy, thiết bị, thực hiện tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, chấp hành nội quy lao động, quy trình kỹ thuật và các quy định khác. - Phân xưởng giấy: Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên liệu, thiết bị, máy móc và lao động để sản xuất các sản phẩm giấy theo yêu cầu của công ty. Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, bảo dưỡng máy móc thiết bị, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, ghi chép số liệu chính xác để làm tốt công tác hạch toán nội bộ. - Phân xưởng gỗ: Sản xuất các loại gỗ dán, hàng mộc và trang trí nội thất. Chủ động tổ chức tìm nguyên liệu đầu vào và chỉ đạo việc tiếp nhận vật tư, nguyên liệu. Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tổ chức quản lý, bảo quản và sử dụng hết công suất của máy móc. - Phân xưởng gia công: Gia công các sản phẩm từ giấy tissue, các sản phẩm giấy in, giấy viết đảm bảo chất lượng, số lượng và đúng thời gian giao hàng. Nghiên cứu thực tế kết hợp với lý thuyết công nghệ để đưa ra sản phẩm đạt chất lượng cao phù hợp với thị trường các thời kỳ. Tổ chức quản lý, bảo quản và sử dụng hết công suất của máy móc. - Phòng tái chính-kế toán: Quản lý, thực hiện và chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty. Tổ chức mạng lưới thống kê ghi chép số liệu theo quy định của công ty và nhà nước. Tinh giá thành thức tế các loại sản phẩm, thực hiện thu chi dúng quy định, lập các báo cáo tài chính, quản lý, lưu trữ và giữ bí mật các tài liệu tài chính kế toán, hướng dẫn, phổ biến và thi hành kịp thời các chế độ chính sách về tài chính kế toán. 3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình sản xuất sản phẩm giấy của công ty được sản xuất theo mô hình phức tạp kiểu liên tục có chia ra các công đoạn phân xưởng để tiện lợi trong công tác quản lý sản xuất và vận hành thiết bị. Sơ đồ 2: Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tissue 4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý,điều kiện và trình đọ quản lý của công ty,bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Tại các phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê các số liệu ban đầu. Định kỳ, các nhân viên thống kê gửi số liệu lên phòng kế toán tài chính để phục vụ cho việc hạch toán toàn nhà máy. Để phù hợp với quy mô hoạt đông, tiện cho việc phân công lao động, dễ dàng đối chiếu, kiểm tra và cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý công ty vân dụng hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ. Chi phí sản xuất được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính bình quân sau mỗi lần nhập Các sổ sách kế toán được sử dụng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: -Sổ nhật ký chứng từ: +Nhật ký chứng từ số 1 (Tiền mặt) +Nhật ký chứng từ số 2 (Tiền gửi ngân hàng) +Nhật ký chứng từ số 5 (Phải trả người bán) +Nhật ký chứng từ số 7 (Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh) +Nhật ký chứng từ số 10 (Thuế GTGT được khấu trừ) -Bảng kê: +Bảng kê số 4 (Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng) +Bảng kê số 8 (Nhập xuất tồn kho hàng hoá) -Bảng phân bổ: +Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ +Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương +Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định -Sổ chi tiết các tài khoản: 621, 622, 627 -Sổ cái các tài khoản: 621, 622, 627, 154 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY GIẤY TISSUE 1.Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty. Phòng kế toán gồm 6 người được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh tế. Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng. Về nhân lực, phòng kế toán không quản lý các nghiệp vụ thống kê tuy nhiên các nghiệp vụ và mọi nhân viên thống kê đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. -Kế toán trưởng có nhiệm vụ phụ trách chung và chỉ đạo công tác nghiệp vụ của phòng, nghiệp vụ thống kê hạch toán các đơn vị kiêm kế toán tổng hợp. Kế toán trưởng cũng là người xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn hàng năm, thường trực hội đồng đánh giá, hội đồng kiểm kê, hội đồng thanh lý của công ty, hàng quý tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. -Phó phòng TCKT kiêm kế toán giá thành, kế toán thuế, xây dựng gia bán sản phẩm, tổng hợp chi phí sản xuất và hạch toán nội bộ. Phó phòng TCKT là người thay mặt điều hành, chỉ đạo, giám sát nhân viên cũng như công việc của phòng kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt. -Kế toán vật liệu kiêm kế toán TSCĐ phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cố định, lượng giá trị vật tư hàng hoá, công cụ lao động tồn kho, mua vào, bán ra và sử dụng. -Kế toán quỹ ghi chép phản ánh tình hình tăng giảm vốn bằng tiền, thanh toán các khoản tạm ứng, thanh toán với người bán, theo dõi tổng hợp chi phí các công trình sửa chữa, xây dựng cơ bản. -Kế toán tiêu thụ theo dõi phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, thanh toán với người mua, thanh toán nội bộ, theo dõi và ghi chép số lượng thành phẩm nhập, xuất, tồn kho và hàng gửi bán của công ty. -Thủ quỹ phụ trách nắm giữ và ghi chép các khoản tiền, thanh toán tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương, tổng hợp chi phí quản lý, chi phí bán hàng… Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán. 2.Kế toán TSCĐ 2.1 Kế toán tăng TSCĐ Tăng TSCĐ do mua sắm: bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi vào hoạt động sản xuất kinh doanh: Hạch toán khi tăng TSCĐ: Nợ TK 211 :Nguyên giá của TSCĐ Nợ TK 133 (1332) :Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111 : Số tiền thực tế thanh toán Đồng thời kế toán kết chuyển nguồn vốn: Nợ TK 441, 414, 431 :Nguyên giá của TSCĐ Có TK 411 :Nguyên giá TSCĐ 2.2 Kế toán giảm TSCĐ - Do nhượng bán: Căn cứ vào giá bán TSCĐ Nợ TK 111, 112 :Giá bán TSCĐ Có TK 711 : Giá trị còn lại Có TK 331 : Thuế VAT của hoạt động nhượng bán Xoá sổ TSCĐ khỏi doanh nghiẹp Nợ TK 811 : Phần giá trị còn lại Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ Trong quá trình bán TSCĐ nếu phát sinh chi phí thì kế toán ghi Nợ TK 811 : Giá trị thực tế phát sinh Có TK 111, 112, 152, 153 : Trả bằng tiền mặt (tiền gửi ngân hàng…) - Giảm do thanh lý: Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế toán xoá sổ TS thanh lý Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 811 : Phần giá trị còn lại Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ Phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ Nợ TK 111, 112 : Thu trực tiếp bằng tiền hoặc qua ngân hàng Có TK 152, 153 : Phế liệu, phụ tùng thay thế thu hồi Có TK 711 : Thu nhập khác Trong quá trình thanh lý nếu phát sinh chi phí khác Nợ TK 811 : Chi phí thực tế phát sinh Có TK 111, 112, 152, 153 : Chi bằng tiền mặt (tiền gửi NH…) Giảm do chuyển TSCĐ thành CCDC Nếu giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ Nợ TK 627, 642 : Phần giá trị còn lại Nợ TK 214 : Phần giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ Nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn cần phân bổ cho nhiều kỳ Nợ TK 142, 242 : Phần giá trị còn lại Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ Đồng thời căn cứ vào kế hoạch phân bổ sẽ phản ánh dần vào chi phí Nợ TK 627, 642 : Phần giá trị còn lại Có TK 142, 242 : Phần giá trị còn lại 2.3 Tính khấu hao cơ bản Chí phí khấu hao TSCĐ: là khoản chi phí được chuyển vào giá rtị của sản phẩm sán xuất ra và được trích hàng tháng với mức trích tuỳ theo phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng.Tại công ty Giấy Tissue Sông Đuống, phương pháp khấu hao được áp dụng là khấu hao đường thẳng.Căn cứ vào công suất thiết kế của máy, công ty tính toán số lượng sản phẩm mà máy có thể sản xuất ra cho đến khi hết giá trị sử dụng, số lượng sản phẩm có thể sản xuất trong một năm tính ra số năm sử dụng và trích khấu hao theo công thức sau: Số năm sử dụng = Số sản phẩm có thể sản xuất Số sản phẩm sản xuất trong một năm Mức khấu hao bình quân tháng = Nguyên giá Số năm sử dụng x 12 tháng Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Biểu số 1 3.Kế toán tiền lương và BHXH 3.1.Phương pháp tính lương 3.2.Thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ Các khoản trích theo lương: BHXH,BHYT, KPCĐ được trích theo đúng quy định cụ thể của nhà nước, cụ thể : KPCĐ: trích 2% trên quỹ lương thực tế BHXH: trích 15% trên quỹ lương cơ bản BHYT: trích 2% trên quỹ lương cơ bản Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 4.Kế toán tiền mặt, thuế và ngân hàng Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: sử dụng TK 111, 112 và các tài khoản liên quan +Thu tiền và các khoản nợ phải thu: Nợ TK 111, 112 Có TK 511, 512, 131, 138, 141, 136 +Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: Nợ TK 111 Có TK 112 +Thu tiền từ các hoạt động tài chính: Nợ TK 111, 112 Có TK 711 +Vay vốn hoặc nhận tiền ký cược ký quỹ: Nợ TK 111,112 Có TK 311, 344 +Xuất quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu, TSCĐ: Nợ TK 211, 152, 153 Nợ TK 133 Có TK 111, 112 +Xuất quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để trả nợ: Nợ TK 311,331,333,334,338 Có TK 111, 112 +Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng: Nợ TK 112 Có TK 111 +Nhận được giấy báo của ngân hàng về tiền đang chuyển: Nợ TK 112 Có TK 113 Kế toán thuế +Các khoản thuế phải nộp: căn cứ vào thông báo của cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo kế hoạch: Nợ TK 421 Có TK 333.4 +Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngan sách nhà nước: Nợ TK 333.4 Có TK 112 +Khi nộp thuế GTGT và ngân sách nhà nước: Nợ TK 333.1 Có TK 112 +Đơn vị cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn thuế GTGT đàu vào, khi nhận được tiền do ngân sách Nhà nước trả kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 133 5. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty giấy Tisue Sông Đuống 5.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ cơ cấu chi phí sản xuất của công ty. Mặt khác loại nguyen vạt liẹu được sử dụng thương đa dạng về chủng loại và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhạu. Do vậy công tác này được tiến hành thường xuyên và có đọ chính xác cao. Tại công ty Giấy Tissue Sông Đuống, nguyên vật liệu trực tiếp đế sản xuất sản phẩm trên bao gồm: Bột giấy, hơi, chất tăng trắng, chất làm mềm, chất tăng bền ướt, chất phủ lô, chất tách lô, nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu xuất dùng xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất mà cụ thể là kế hoạch sản xuất hàng tháng. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng được tiến hành khi kết thúc một kỳ sản xuất kinh doanh (một tháng). Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng: TK 62111 - Phân xưởng gia công TK 62112 – Phân xưởng gỗ TK 62114 – Phân xưởng xeo giấy Giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này cho phép kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tính giá theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Phương pháp này được sử dụng ở doanh nghiệp do danh điểm nguyên vật liệu không nhiều và số lần nhập mỗi loại tương đối ít. Khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, kế toán ghi : Nợ TK 621 Có TK 152 Từ phiếu lĩnh vật tư, kế toán vật liệu sẽ tiến hành ghi vào sổ kê chi tiết vật tư dùng cho phân xưởng trong tháng.Việc kê khai giúp kế toán tập hợp, phân loại các nguyên vật liệu trực tiếp và nguyên vật liệu gián tiếp xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, hạn chế thiếu sót, nhâm lẫn khi tập hợp chi phí. Sau đó, căn cứ vào sổ kê chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ xuất dùng, kế toán sẽ lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ – Biểu số 2, Biểu số 3, Biểu số 4 Từ các chứng từ trên, kế toán tiến hành phản ánh các số liệu trên sổ chi tiết TK 621- Biểu số 5, Biểu số 6. 5.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.Do vậy, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm.Việc hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công trực tiếp không những cung cấp cho nhà quản lý những thông tin hữu ích và cần thiết mà còn có tác dụng tâm lý tích cực đối với người lao động.Căn cứ vào mức lương nhận được hàng tháng, người lao động thấy được cụ thể sức lao động của mình bỏ ra đã được bù đắp như thế nào.Từ đó, họ thấy được lợi ích của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cử cá nhân và có ý thức nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp bảo đảm thu nhập cho bản thân. Khoản chi phí này bao gồm : tiền lương chính, lương phụ, các khoản trợ cấp có tính chất lượng, các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do doanh nghiệp chịu.Đối với những người lao động hợp đồng ( ngắn hạn ), công ty không thực hiện trích bảo hiểm còn đối với những người lao động biên chế ( dài hạn ), công ty trợ cấp đầy đủ theo nguyên tắc, chế độ chung.Tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống , chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho phân xưởng nào thì tập hợp cho phân xưởng đó. Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi trên TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” và được mở chi tiết theo từng phân xưởng như sau : TK 62211 – Phân xưởng gia công TK 62212 – Phân xưởng gỗ TK 62214 – Phân xưởng Xeo giấy Hàng ngày, tổ trưởng hoặc trưởng ca sản xuất có nhiệm vụ theo dõi số công nhân đi làm, nghỉ phép, … và thực hiện chấm công.Cuối tháng, bảng chấm công sẽ được nộp cho bộ phận thống kê tại phân xưởng để tổng hợp công lao động.Sau đó, nhận viên thống kê gửi bảng chấm công, bảng tính lương kèm theo phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành lên bộ phận lao động tiền lương thuộc phòng hành chính tổng hợp để tính toán xác định số tiền lương cho phân xưởng. Tiền lương phải trả = Tiền lương thực tế + Tiền lương thêm giờ + Tiền lương nghỉ lễ, phép + Thưởng + Phụ câp Bảng thanh toán lương và bảng tổng hợp thanh toán tiền lương của phân xưởng Xeo giấy – Biểu số 7, Biểu số 8 Trong quá trình sản xuất ngoài những yếu tố liên quan trực tiếp đến việc cấu thành sản phẩm như nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp còn có những yếu tố gián tiếp. + Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp. + Chi phí công cụ dụng cụ + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí khấu hao TSCĐ - Biểu số 1 + Chi phí khác 5.3.Đánh giá sản phẩm dở dang, đối tượng, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm tai Công ty Giấy Tissue Sông Đuống - Đánh giá sản phẩm dở dang : Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang là một trong những điều kiện cần thiết để tính giá trị sản phẩm nhập kho hay giá thành sản phẩm.Khác với các loại sản phẩm như giấy Tissue thành phẩm ( qua gia công ), gỗ dán, giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí vật liệu chính tiêu hao, sản phẩm giấy Tissue cuộn lớn không được xác định giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ do đặc điểm, tính chất của sản xuất và việc sản xuất sản phẩm là giấy Tissue cuộn lớn được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ khép kín, việc sản xuất diễn ra liên tục và mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong một thời gian tương đối ngắn. - Đối tượng và kỳ tính giá thành : Việc xác định công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải đựoc thực hiện ngay trong tháng cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời phát hiện những biến động trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục, điều chỉnh và phục vụ cho công tác quản lý của ban lãnh đạo. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm : Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng và tính ra tổng giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách : Giá thành sản phẩm = Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ Bảng giá thành sản xuất sả phẩm và báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Biểu số 9, Biểu số 10. CHƯƠNG III : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG 3.1.Đánh giá chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Tài liệu liên quan