Hiệu quả kinh tế là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, có hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp mới có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đứng vững trên thị trường.
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước
36 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Điện tử DAEWOO- HANEL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Hiệu quả kinh tế là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, có hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp mới có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đứng vững trên thị trường.
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Đứng trước sự phát triển mạnh của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, từng bước hoà nhập vào sự phát triển của thời đại, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề kinh tế – xã hội nóng bỏng của quá trình toàn cầu hoá và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào các biện pháp tối ưu nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của bản thân doanh nghiệp. Do đó, vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp là làm sao với một số vốn hiện có, mà doanh nghiệp có thể đầu tư, sản xuất kinh doanh các mặt hàng có chất lượng tốt, chi phí thấp, giá thành hạ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Để đạt được những đòi hỏi đó, không có cách nào hơn là doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính, có phương pháp kế toán thích hợp để phản ánh được các số liệu, thông tin một cách chính xác, kịp thời đầy đủ, trung thực về thực trạng của doanh nghiệp để cho nhà quản lý doanh nghiệp có những phương pháp can thiệp kịp thời, đồng thời đề ra các mục tiêu phát triển phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Được thực tập tại Công ty TNHH điện tử Daewoo Hanel qua thời gian hơn một tháng, với vốn kiến thức của bản thân mục đích tìm hiểu mọi hoạt động thực tế của công ty để tiến hành phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng ban trong công ty Daewoo Hanel để em hoàn thành báo cáo thực tập tổng quan này.
I. Giới thiệu doanh nghiệp
1. Tên Công ty : Công ty TNHH Điện tử DAEWOO- HANEL
Tên tiếng Anh : DAEWOO – HANEL ELECTRONICS COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : Công ty DEHACO
2. Giám đốc hiện tại : KIM HONG EOP
3. Địa chỉ trụ sở chính : Khu Công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, Quận Long Biên,
Hà Nội.
Số điện thoại : 04. 38759661-5
Số Fax : 04. 38759650, 38759653
Trang web : www.DaewooViệt Nam.com
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Công ty Daewoo Hanel là Công ty liên doanh giữa Công ty điện tử Hà Nội( Hanel) và hai Công ty điện tử của tập đoàn Daewoo đó là Công ty điện tử Daewoo(Daewoo Electronics Co., Ltd) và Công ty linh kiện điện tử partsnic.
Căn cứ giấy phép số 1000/GP ngày 01 tháng 10 năm 1994 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công ty TNHH điện tử Deawoo Hanel (tên giao dịch là Daewoo Hanel Electronics Company limited ) ra đời, là một trong những công ty điện tử có vốn đầu tư nước ngoài có mặt sớm nhất tại Việt Nam.
Trong giấy phép chứng nhận các nhà đầu tư gồm:
- Nhà đầu tư Việt Nam: Công ty điện tử Hanel, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000961 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 24/4/1993. Trụ sở đăng ký tại Số 2 Chùa Bộc, thành phố Hà Nội.
- Nhà đầu tư nước ngoài:
+ Công ty điện tử Daewoo, giấy đăng ký kinh doanh số 200Z – 30Z0 do phòng đăng ký Thương mại, Seoul, Hàn Quốc cấp. Trụ sở đăng ký: 686, Ahyeon- dong, mapo- gu, Seoul,Hàn Quốc.
+ Công ty TNHH partnics, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3291- 2001 do Viện pháp chế Su won, Hàn Quốc cấp.
Trụ sở đăng ký: 543 Dangjeong- Dong, Konpo- Si, Kyonggi- Do, Korea.
Vốn pháp định của công ty khi thành lập là 10 triệu USD trong đó bên Hanel là 3 triệu USD tương đương với quyền sử dụng 44000m2 đất trong 17 năm. Bên đối tác góp 7 triệu USD bằng tiền nước ngoài. Tổng vốn đầu tư của liên doanh là 33 triệu USD. Thời hạn hoạt động của liên doanh là 17 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Trong quá trình hoạt động, để mở rộng sản xuất, công ty đã xin phép nâng thêm vốn đầu tư. Ngày 13.05.95, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng ý cho phép công ty Daewoo - Hanel nâng vốn đầu tư lên 52 triệu USD. Vốn pháp định là 14 triệu USD. Tỷ lệ góp vốn của 2 bên vẫn là 3/7. Thời hạn hoạt động của liên doanh tăng từ 17 năm lên đến 26 năm.
Về mặt nhân lực, Công ty có 515 công nhân và nhân viên, 30 cán bộ quản lý là người Việt là 05 cán bộ quản lý là người Hàn Quốc.
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
Diện tích đất sử dụng : 44.000 m2 với tổng diện tích nhà xưởng 25000m2 được phân thành 5 xưởng sản xuất.
6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Các sản phẩm do Công ty sản xuất sẽ được xuất khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam.
Hoạt động chính của công ty là lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh: Tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, lò vi sóng, linh kiện điện tử( cuộn lái tia).
Hầu hết các nguyên vật liệu sản xuất các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài, cụ thể là từ Công ty điện tử Daewoo và Công ty linh kiện điện tử Daewoo của Hàn Quốc, chỉ có một số nguyên vật liệu được mua ở trong nước với số lượng không lớn.
Vốn đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh là: 828.464.000.000 Đồng(Tám trăm hai mươi tám tỷ bốn trăm sáu mươi tư triệu đồng) tương đương 52.000.000 USD ( Năm mươi hai triệu đô la Mỹ), trong đó:
- Vốn góp để thực hiện sản xuất kinh doanh là: 223.048.000.000 đồng( Hai trăm hai mươi ba ty không trăm bốn mươi tám triệu đồng) tương đương 14.000.000 USD ( Mười bốn triệu đô la Mỹ) được các bên liên doanh đóng góp như sau:
+ Công ty điện tử Hà Nội ( Hanel) góp 66.914.400.000 đồng( Sáu mươi sáu tỷ chín trăm mười bốn triệu bốn trăm nghìn đồng), tương đương 4.200.000 USD ( Bốn triệu hai trăm nghìn đô la Mỹ), chiếm 30% vốn điều lệ của Công ty, bằng quyền sử dụng đất trong 26 năm và tiền mặt.
+ Công ty điện tử Daewoo góp 133.828.800.000 đồng ( Một trăm ba mươi ba tỷ tám trăm hai mươi tám triệu tám trăm nghìn đồng), tương đương 8.400.000 USD ( Tám triệu bốn trăm nghìn đô la Mỹ), chiếm 60% vốn điều lệ của Công ty, bằng tiền nước ngoài.
+ Công ty TNHH Partnic góp 22.304.800.000 đồng ( Hai mươi hai tỷ ba trăm linh tư triệu tám trăm nghìn đồng), tương đương với 1.400.000 USD ( Một triệu bốn trăm nghìn đô la Mỹ), chiếm 10% vốn điều lệ của Công ty, bằng tiền nước ngoài.
- Vốn vay là: 605.416.000.000 Đồng ( Sáu trăm linh lăm ty bốn trăm mười sáu triệu đồng), tương đương với 38.000.000 USD ( Ba mươi tám triệu đô la Mỹ) huy động dưới hình thức vốn vay.
Thời hạn hoạt động của Công ty là 26 năm kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1994. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1994.
Các ưu đãi đối với Công ty: Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 15% lợi nhuận thu được.
Các loại thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm.
7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
Sau giai đoạn xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị, dây chuyền sản xuất, công ty chính thức bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 1 năm 1996. Hàng năm, các sản phẩm của công ty đều được người tiêu dùng trong nước bình chọn là sản phẩm được ưa chuộng nhất.
Năm 2000: Danh hiệu “sản phẩm ưu thích nhất” do người tiêu dùng bầu chọn- Báo Đại Đoàn Kết tổ chức.
Năm 2001: Danh hiệu “ sản phẩm ưu thích” do người tiêu dùng bình chọn- Báo Hà Nội Mới tổ chức.
Năm 2002: Giải thưởng Rồng Vàng 2002 do người tiêu dùng trong nước bình chọn các công ty có sản phẩm chất lượng tốt và phong cách kinh doanh tốt được người tiêu dùng ưa chuộng do Thời báo Kinh tế tổ chức.
Năm 2003: Sản phẩm máy thu hình, tủ lạnh của công ty được bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao”
Năm 2004 và năm 2005: Giải thưởng Rồng Vàng do người tiêu dùng trong nước bình chọn các công ty có sản phẩm chất lượng tốt và phong cách kinh doanh tốt được người tiêu dùng ưa chuộng do Thời báo Kinh tế tổ chức.
Năm 2006,2007: Công ty ký được những hợp đồng xuất khẩu Điều hoà với số lượng lớn xuất khẩu sang thị trường các nước Nam phi như Achentina... ( hơn 100.000 bộ điều hoà/ năm).
Hàng năm, công ty đều được nhận bằn khen của Bộ Thương Mại và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về thành tích xuất sắc trong xuất khẩu.
Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của Thủ Đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung với mức nộp thuế hàng năm khoảng 2,5 triệu Đô la Mỹ.
II. Khái quát tình hình sản xuất – Kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1. Tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Tên mặt hàng: Tủ lạnh
Đơn vị tính : Triệu USD
STT
chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
1
Sản lượng
98.76
141.564
143.997
131.810
157.331
2
Tổng doanh thu
14,419
20,951
21,301
19,284
24,024
3
Doanh thu xuất khẩu
1,512
1,458
0,882
0,482
0,181
4
Doanh thu nội địa
12,907
19,493
20,419
18,802
23,843
5
Tổng chi phí sản xuất trong năm
2,163
3,143
3,195
2,893
3,604
6
Lợi nhuận trớc thuế
606
880
18,106
16,391
20,420
7
Thuế
170
246
5,070
4,590
5,718
8
Lợi nhuận sau thuế
436
634
13,036
11,802
14,703
9
Giá trị tài sản cố định bình quân trong năm
1,950
2,200
2,120
2,100
2,480
10
Vốn lưu động bình quân trong năm
5,425
5,800
5,680
5,650
7,820
11
Số lao động bình quân trong năm
200
210
210
220
220
Qua số liệu trên ta thấy, Sản phâmlạnh của cụng ty được người tiờu dựng rất ưa chuộng. Từ năm 2003 đến năm 2007 cả doanh số bỏn và sản lượng bỏn đều tăng mặc dự năm 2006 cú giảm nhẹ do cụng ty đó chủ động dừng dõy chuyền sản xuất để bảo dưỡng, nõng cấp và hiện đại hoỏ dõy chuyền nhằm mục đớch nõng cao hơn nữa chất. Doanh thu xuất khẩu cú xu thế giảm xuống do doanh nghiệp chỳ trọng khai thỏc thị trường trong nước, do đú doanh thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu hàng năm của cụng ty. Do cụng ty khụng ngừng tạo ra cỏc sản phẩm mới với mẫu mó đẹp chất lượng tốt phự hợp với thị hiếu của người tiờu dựng nờn hàng năm cỏc mặt hàng của cụng ty năm sau tăng so cỏc năm trước. Hàng năm cụng ty đúng gúp một khoản tiền thuế tương đối lớn vào ngõn sỏch nhà nước. Vốn lưu động bỡnh quõn trong năm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn bỡnh quõn trong năm. Số lao động bỡnh quõn trong năm ổn định cú ớt sự thay đổi.
III. Công nghệ sản xuất.
1. Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm.
Quy trình lắp ráp tủ lạnh được khái quát theo sơ đồ sau:
Hình 1. Quy trình lắp ráp tủ lạnh của Công ty Dehaco
1.
Tổ PRESS
2.
Tổ GASKET
3.
Tổ VACUM
4.
Tổ DOOR
8.
Tổ OUTPUT
7.
Tổ INPUT
6.
Tổ URT
5.
Tổ đồng
Nội dung của các bước công nghệ sản xuất tủ lạnh:
-Tổ Press: Dập các phụ kiện về tôn gồm sườn tủ (cabinet), cánh tủ ( cover), đế lốc (base comp).
- Tổ Gasket: Làm gioăng cao su.
- Tổ Vacum: Thổi ruột nhựa và ruột cánh.
- Tổ Door: Lắp các phụ kiện vào cánh tủ và đúc xốp vào cánh.
- Tổ URT: Phun xốp cách nhiệt vào thân tủ.
- Tổ quấn đồng: quấn ống đồng cho dàn nóng, lạnh.(hiện nay công đoạn này thuê ngoài).
- Tổ Input: Đưa các nguyên liệu đã chuẩn bị vào dây chuyền để lắp ráp, dán nối vào nhau, Hàn, Thổi Nitơ, Hút chân không, Nạp ga, Hàn, cắt, Kiểm tra các mối hàn bằng máy thấp áp và máy cao áp.
- Tổ Output: Đặt các phụ kiện ( tấm nhựa, hộp hoa quả, khay đá...), Bơm Silicol, dán nhãn mác, Đóng gói.
Tất cả các công đoạn trên đều được nhân viên phòng QC theo dõi, kiểm tra bằng máy.
Nội dung các bước sản xuất Tivi:
- Chuẩn bị linh kiện: Cắt rời chân linh kiện, kiểm tra linh kiện theo bom( đối với từng model cụ thể, cắm linh kiện vào bảng mạch bằng máy tự động, kiểm tra lỗi linh kiện sau khi cắm tự động bằng máy, hàn tất cả các chân linh kiện trên bảng mạch, kiểm tra bằng mắt thường sau khi hàn, Đưa lên màn hình chạy thử chỉnh hội tụ màu và âm thanh.
- Phần lắp ráp: Chuẩn bị vỏ trước + vỏ sau của Tivi, lắp đèn hình và các phụ kiện đi kèm, căn chỉnh hình ảnh ( H size, V size, chỉnh độ khuếch đại tự động, cân bằng trắng), kiểm tra phần cân chỉnh, đóng vỏ sau, kiểm tra tổng thể Tivi trước khi đóng hộp ( phím điều khiển, chế độ hiển thị, chế độ AV, theo tiêu chuẩn của nhà máy với từng loại model), đóng gói thành phẩm.
Hình 2. Quy trình công nghệ lắp ráp Tivi của Công ty Dehaco
1. Chuẩn bị chân linh kiện rời cắt chân
2. Cắm chân linh kiện vào bảng mạch
3. Kiểm tra chất lượng bảng mạch
4. Hàn chân linh kiện
5. Kiểm tra cân chỉnh BOM
6. Sửa chữa bo mạch
7. Chuẩn bị bóng đèn hình, vỏ Tivi
8. Lắp ráp
10. Chỉnh hội tụ
11. Căn chỉnh máy
12.Kiểm tra chất lượng cân chỉnh
13.Đóng vỏ sau
14. Kiểm tra
tổng thể
15. Đóng gói thành phẩm
9. Chạy thử
sản xuất Tivi của Công ty được thực hiện qua quy trình công nghệ phức tạp, lắp ráp kiểu nối tiếp. Chỉ những sản phẩm được lắp ráp ở bước trước đạt yêu cầu mới được chuyển sang bước sau, những sản phẩm đạt được chất lượng thì mới được nhập kho và coi là thành phẩm.
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất.
Công ty sản xuất từng mặt hàng theo từng dây truyền công nghệ, các linh kiện nhập khẩu về sẽ được sản xuất lắp ráp theo kế hoạch đã được tính trước do phòng kế hoạch gửi xuống nhà máy, quản đốc dựa vào bản kế hoạch sản xuất đó để sản xuất đúng, đủ và đạt tiêu chuẩn mà công ty đã đề ra, đối với những mặt hàng cần gấp thì quản đốc điều phối công nhân làm thêm giờ theo chính sách công ty đề ra. Công nhân được cấp phát trang thiết bị như gang tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ để đảm bảo sức khỏe khi lao động, mỗi nhân viên có một máy tính nối mạng và điện thoại để giao dịch thuận tiện và nhanh nhất giải quyết kịp thời các phát sinh trong công việc. Công ty thiết kế xây dựng khu sản xuất theo từng phân xưởng sản xuất, được bố trí quạt gió, đèn điện treo tường, mỗi phân xưởng được đặt bình lọc nước và tủ lạnh, khu văn phòng được lắp đặt thêm điều hòa. Công ty cũng xây dựng khu nhà bếp để nấu ăn cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo vệ sinh an toàn đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.
IV. Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doang nghiệp
Tổ chức sản xuất.
Công ty có 4 nhà máy sản xuất 6 loại sản phẩm là ti vi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, điều hoà và linh kiện điện tử nên hiện nay Công ty có 6 loại dây chuyền công nghệ khác nhau.
Hiện nay, các nhà máy hoạt động tổ chức sản xuất theo kiểu chuyên môn hóa tách biệt theo đối tượng, những sản phẩm khác nhau được sản xuất trên những dây chuyền khác nhau, sản xuất hàng hoá theo dây chuyền công nghiệp là chủ yếu, các sản phẩm được sản xuất theo chu kỳ ngắn và có hiệu quả cao. Công ty đã đưa ra phương pháp sản xuất là 30% bán thủ công kết hợp 70% tự động hoá để tận dụng và phát huy tối đa hoá nội lực lao động đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thành tốt công việc. Nhà máy được công ty cấp lao động, vật tư đồng bộ và các điều kiện đảm bảo kỹ thuật sản xuất như: Trang thiết bị, đơn giá , tiền lương và các điều kiện để bảo hộ lao động, hành chính quản trị.
Hình 3: Các nhà máy sản xuất thuộc Công ty
Khu vực sản xuất
Nhà máy sản xuất Tủ lạnh
Nhà máy sản xuất Máy giặt
Nhà máy sản xuất Ti vi
Nhà máy sản xuất
Linh kiện
- Dây chuyền sản xuất ti vi.
- Dây chuyền sản xuất lò vi sóng.
+ Các tổ sản xuất.
- Dây chuyền sản xuất tủ lạnh.
+ Các tổ sản xuất.
- Dây chuyền sản xuất máy giặt.
- Dây chuyên sx điều hòa.
+ các tổ sản xuất.
+ Các tổ sản xuất.
Dây chuyền sản xuất
Cuộn lái tia
+ Các tổ sản xuất.
2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
- Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa chính.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là bộ phận điện nước và máy nén khí là không thể thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Bộ phận sản xuất phụ thuộc: Cũng xuất phát từ nguồn hình thành và yêu cầu của sản xuất chính, khi đó sản xuất phụ thuộc mới được thực hiện như nhãn mác, bao bì, đóng gói... phụ thuộc vào số lượng sản xuất chính.
- Bộ phận bảo dưỡng: sửa chữa máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất.
- Bộ phận cung cấp: là bộ phận có trách nhiệm cung ứng kịp thời mọi thứ cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm.
- Bộ phận vận chuyển: Bộ phận vận chuyển của công ty được trang bị xe nâng để chuyển vật liệu, vật tư vào sản xuất và chuyển hàng vào kho thành phẩm.
Hình 4: sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty
Kho
Vật
Liệu
Kho
Vật
Tư
Bộ phận
Bảo
Dưỡng
Dây chuyền sản xuất chính
Đội
Vận
Chuyển
Bộ phận
điện
Nước, nén khí
Kho thành phẩm
V. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Là doanh nghiệp có quy mô lớn với hơn năm trăm công nhân làm việc trong các xưởng nên cơ cấu tổ chức của công ty được lập theo mô hình trực tuyến- chức năng.
Công ty Dehaco tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức tập trung, phân cấp quản lý. Bộ máy quản lý của Công ty do Tổng giám đốc quy định theo điều lệ của Công ty được phê duyệt đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ cao, được cọ sát với thực tế nhiều, đây được coi là một nguồn lực rất quan trọng cho sự phát triển của Công ty.
Công ty có 3 chi nhánh chính ở 3 miền Bắc,Trung, Nam đó là: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, và mạng lưới bảo hành với hàng trăm trung tâm bảo hành ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty DEHACO:
Bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Hình 5: Sơ đồ bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dehaco
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế toán
Phòng quản lý bán hàng
Phòng nhân sự
Nhà máy máy giặt
Nhà máy tủ lạnh
Nhà máy Tivi
Nhà máy
DY
Chi nhánh bán hàng Đà Nẵng
Chi nhánh bán hàng Hà Nội
Chi nhánh bán hàng TP. HCM
Bộ phận bảo dưỡng
2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
Tổng giám đốc: là người đại diện pháp nhân của Công ty, điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và trực tiếp chỉ đạo các nhà máy sản xuất.
Phó tổng giám đốc: phụ trách về tình hình tài chính và quá trình tiêu thụ của Công ty, giúp đỡ Tổng giám đốc trong việc điều hành Công ty.
Phòng nhân sự: quản lý, theo dõi và thực hiện công tác lao động, tổ chức nhân sự như quản lý nhân sự, tuyển dụng, lựa chọn nhân lực, soạn thảo các nội quy, quy chế trong Công ty, thực hiện ký kết các hợp đồng lao động, giải quyết các vấn đề về tiền lương.
Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện công tác kinh tế đối ngoại, các thủ tục thuế, khai thác dịch vụ xuất nhập khẩu, quản lý hoạt động liên doanh.
Phòng bán hàng: thực hiện công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty, quản lý và bảo quản hàng hoá, thiết lập chính sách bán hàng, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, lập kế hoạch tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, ký kết hợp đồng với các đại lý …
Phòng kế toán: thực hiện các công việc về kế toán tài chính nhằm quản lý các luồng hàng, tiền, xác định kết quả kinh doanh (xây dựng cơ cấu vốn hợp lí qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lập kế hoạch giảm chi phí sản xuất qua đó nâng cao lợi nhuận.) Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định, tính toán và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Đồng thời phòng kế toán còn là bộ phận giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý tài chính, các chính sách liên quan đến tài chính để tham mưu cho Giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng bảo dưỡng : chịu trách nhiệm quản lý sửa chữa kho tàng, nhà xưởng, giải quyết các sự cố về điện, nước, khí nén phục vụ cho sản xuất.
Các phân xưởng sản xuất : hiện nay Công ty có 4 nhà máy sản xuất là: nhà máy sản xuất Tivi và lò vi sóng, nhà máy sản xuất tủ lạnh, nhà máy sản xuất máy giặt và điều hoà.Các nhà máy sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng. Trong đó các Giám đốc nhà máy làm việc độc lập, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ nhà máy, lập kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi vấn đề trong phân xưởng mình phụ trách. Các nhà máy được Công ty cấp lao động, vật tư đồng bộ và các điều kiện đảm bảo kỹ thuật sản xuất như: trang thiết bị, công nghệ, đơn giá, tiền lương và các điều kiện về bảo hộ lao động và hành chính quản trị. Căn cứ trên các báo cáo của các phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu và các đơn đặt hàng của khách hàng, Giám đốc nhà máy tự lập kế