Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội

Để hội nhập vào nền kinh tế thị trường, thay đổi cùng thế giới với xu hướng toàn cầu hoá, các quốc gia đang phải từng bước chuyển mình, phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Một doanh nghiệp cũng vậy, muốn tồn tại cần rất nhiều yếu tố: từ yếu tố đầu ra, đến yếu tố đầu vào của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường. Để hiểu được điều đó, kết hợp với lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn với xã hội, em đã đăng kí chọn công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà nội là nơi thực tập.

docx20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Để hội nhập vào nền kinh tế thị trường, thay đổi cùng thế giới với xu hướng toàn cầu hoá, các quốc gia đang phải từng bước chuyển mình, phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Một doanh nghiệp cũng vậy, muốn tồn tại cần rất nhiều yếu tố: từ yếu tố đầu ra, đến yếu tố đầu vào của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường. Để hiểu được điều đó, kết hợp với lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn với xã hội, em đã đăng kí chọn công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà nội là nơi thực tập. Là sinh viên một trường Kinh tế- Ngành Quản trị Kinh doanh, với quá trình thực tế tại Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội, em đã đi sâu tìm hiểu:”Tổng hợp kinh tế của Công ty” và từ đó rút ra bài học cho bản thân. Cùng với sự hướng dẫn của cô giáo chuyên môn kết hợp với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo công ty, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập cuối khoá này. Bài viết gồm 2 phần chính: Phần I: Đặc điểm tình hình doanh nghiệp Phần II: Nghiệp vụ chuyên môn Song quá trình tiếp cận với thông tin, các vấn đề mới, sự kết hợp lý luận với thực tiễn còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng như Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các bạn để bài viết của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thanh Bình-giáo viên hướng dẫn, Ban lãnh đạo, các cô chú phòng ban Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2007 Học sinh Trần Tuấn Anh PHẦN I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH IN VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ HÀ NỘI Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà nội do hai thành viên sáng lập, là đơn vị chuyên in và sản xuất bao bì, mua bán thiết bị vật tư ngành in. Trụ sở tại: 456 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội Văn phòng đặt tại: 149D, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Tên thường gọi: Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội Tên giao dịch: Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội Email: Happaco_2000@yahoo.com Giấy phép thành lập số : 0120100829 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Số vốn điều lệ là: 2.200.000.000 đ Giấy phép nhập khẩu số: 2818 1.Lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội được thành lập ngày 11/07/2000 với cái tên: Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội. Bước đầu hoạt động, công ty đã tạo dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, sản xuất được nhiều mặt hàng: Bao bì, nhãn mác, tờ rơi, tờ quảng cáo, hộp đựng ắc quy, hộp đựng bút sơn và nhiều loại sản phẩm có độ phức tạp khác. Trải qua hơn năm năm hoạt động, tài sản mà công ty đã tạo lập là sự khẳng định vai trò của mình trên địa bàn kinh doanh, sự tin tưởng của cấp uỷ chính quyền nhân dân và các doanh nghiệp bán hàng. Công ty có chức năng chủ yếu sau: -Sản xuất buôn bán các mặt hàng bằng giấy. -In bao bì nhãn mác. -Buôn bán vật tư thiết bị ngành in. -Đại lý buôn bán ký gửi hàng hoá. Với chức năng đó, công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển nguồn vốn đã có, phát triển hoàn thành các nghĩa vụ với nhà nước. Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội thành lập với nhiệm vụ cơ bản: -Đổi mới công nghệ in. -Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động. -Thực hiện các quy định của nhà nước. -Có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. -Sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 2.Quy mô sản xuất của Công ty Với quy mô sản xuất trực tiếp, công ty đã sản xuất ra nhiều loại sản phẩm đa dạng, phong phú như: nhãn mác các loại, vỏ hộp rượu, bánh…kết hợp với máy móc dây chuyền công nghệ hiện đại, các sản phẩm được trực tiếp công nhân lao động làm ra, trực tiếp sản xuất từ nguyên vật liệu đến thành phẩm. Do vậy, công ty ngày càng dành được sự tín nhiệm của khách hàng và thị phần hàng hoá ngày càng cao. 3.Quy trình công nghệ sản xuất chính của Công ty Trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận tối đa, công ty đã đầu tư quy trình công nghệ sản xuất chính hiện đại- công nghệ máy móc làm theo kiểu bán tự động. Chính vì quy trình công nghệ hoàn toàn tự động khép kín nên có thể tiết kiệm được thời gian chế nguyên vật liệu, thành phẩm, từ đó giảm được chi phí sản xuất trong các khâu. *)Sơ đồ quy trình công nghệ của công ty: Thiết kế tạo mẫu Chế bản Phơi kẽm Bình phim Ra phim In Phân cấp Gia công sau in Thành phẩm 4.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội hoạt động với quy mô nhỏ nhưng địa bàn rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu quản lý, bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình: trực tuyến chức năng. *)Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội: Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật PX.bếvà gia công PX. in p. chế bản P. vật tư p. kế toán tài vụ P.kinh doanh -Ban giám đốc của công ty gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. -Các phòng ban chức năng: Mỗi phòng phụ trách một mặt hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc. +Phòng kinh doanh: 2 người +Phòng kế toán tài vụ: 2 người +Phòng kế hoạch vật tư: 2 người +Phòng chế bản: 2 người +Phân xưởng in: 14 ngưòi +Phân xưởng bế và cán láng: 4 người +Công nhân gia công: 10 người PHẦN II NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN I.CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP 1. Tầm quan trọng của công tác kế hoạch hoá trong Công ty Công tác kế hoạch hoá là sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất, lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động để sản xuất ra sản phẩm. Đó là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của mọi công ty. Đối với công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội cũng vậy. Công tác kế hoạch hoá luôn được coi trọng, là khâu trọng tâm cơ bản nhất, được thực hiện rất đầy đủ từ việc đầu tiên đến việc cuối cùng. Đó là phương hướng mục tiêu của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó định hướng phát triển và đầu tư thị trường, thu hẹp quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo được thế chủ động trong mọi lĩnh vực như: mua sắm thiết bị vật tư, đổi mới công nghệ, tìm kiếm bạn hàng…″. 2.Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch 2.1 Cơ cấu (bao gồm 4 người) Trưởng phòng Phó phòng Nhân viên Nhân viên 2.2 Chức năng Phòng kế hoạch gồm 4 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên cùng nhau thực hiện các chức năng: -Công tác tham mưu: Căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch trong thời gian trước mắt và tình hình thực hiện trong thời gian tới để tham mưu định hướng công tác trọng tâm của công ty trong thời kỳ tới, giúp giám đốc tổ chức thực hiện các chức năng quản lý về các nghiệp vụ chuyên môn: kế hoạch, thống kê, quản lý vật tư, tiếp cận thị truờng, tìm kiếm phục vụ khách hàng và các hợp đồng sản xuất kinh doanh chuyển giao công nghệ cho công ty. -Phản ánh chính xác, kịp thời số liệu hiện có, tình hình biến động của vật liệu và tài sản cố định, ghi vào bản kê và sổ nhật ký chứng từ liên quan, tham gia kiểm kê vật tư, kiểm tra chế độ bảo quản và nhập xuất vật tư. 2.3)Nhiệm vụ -Xây dựng nhiệm vụ kế hoạch về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong 1 thời kỳ nhất định. -Phản ánh tất cả các chỉ tiêu về vật tư kỹ thuật của công ty đảm bảo về nhu cầu vật tư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, tính toán xác định nhu cầu vật tư và nguồn vật tư. -Lập kế hoạch về nhu cầu vật tư, kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành hàng tháng, quý giao cho các phân xưởng thực hiện. -Xác định các biện pháp để giải quyết tồn đọng vật tư, thiếu hụt vật tư, kiểm tra thường xuyên về hoạt động cung ứng nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường. -Lập dự toán, ký kết hợp đồng và các công việc khác được giao. -Đi liên hệ các đơn đặt hàng và phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và điều chỉnh các khâu sản xuất sao cho thật cân đối, liên tục nhịp nhàng theo đúng theo tiến độ sản xuất đề ra. 3.Phương pháp lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 3.1 Kế hoạch sản xuất sản phẩm a)Căn cứ để lập kế hoạch: Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội thực hiện chức năng nhiệm vụ chính là in và sản xuất bao bì cho bạn hàng. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là: bao bì nhãn mác, tờ rơi, tờ gấp, tờ quảng cáo, hộp đựng ắc quy, hộp đựng bút sơn, hộp bánh và nhiều loại sản phẩm khác…Công ty là một đơn vị kinh tế chuyên lập kế hoạch sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng từ các đơn vị khác, sau đó làm hợp đồng ký kết và lập kế hoạch. Vì các kế hoạch chỉ lập trong một thời kỳ ngắn ( tháng, quý) nên Công ty phải dựa vào một số căn cứ sau: -Căn cứ vào khách hàng, các đối tác đã ký kết hợp đồng. -Căn cứ vào năng lực thực tế của công ty: năng lực về vốn, nhân lực, trình độ và kỹ thuật máy móc thiết bị hiện có. -Căn cứ vào nhu cầu thị trường theo các nghiên cứu về chiến lược thị trường. -Căn cứ vào khả năng mở rộng quy mô của công ty. b)Cách lập biểu kế hoạch: Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội lập kế hoạch sản xuất năm 2006 theo biểu sau: BIỂU 03: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM QUÝ I NĂM 2006 Danh mục sản phẩm ĐVT Năm báo cáo Năm kế hoạch %hoàn thành 1. Sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết Cái 1.1 Vỏ hộp Cái a. Hộp mộc 100.000 300.000 300 b.Hộp chổi sơn 6 sp 20.000 50.000 250 c.Hộp sơn 1750× 75 40.000 100.000 250 d. Hộp 82× 22 40.000 100.000 250 e.Hộp rượu các lọai 70.000 350.000 500 f.Hộp bánh 100.000 500.000 500 g.Hộp ác quy 50.000 250.000 500 h.Hộp áo mưa 70.000 150.000 214,3 i. Mã hộp khác 60.000 150.000 250 1.2 Các loại nhãn mác Chiếc a.Nhãn rượu 250.000 1.000.000 400 b.Nhãn nước mắm 1.500.000 500.000 33,33 2. Sản phẩm theo thị trường Chiếc 2.1 Vé xem biểu diễn 60.000 200.000 333,33 2.2 Biểu mẫu y tề 200.000 5.000.000 2500 Nguồn: phòng kế hoạch năm 2006 c) Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch Căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết và các bảng kế hoạch được phê duyệt, phòng kế hoạch giao nhiệm vụ cho các phân xưởng : in, xén, cán láng, bế, gia công, đóng gói sản phẩm, sau cùng sẽ kiểm chất lượng và giao cho khách hàng. 3.2. Cân đối năng lực sản xuất của Công ty *Dây chuyền sản xuất bao bì: hộp bánh. PX. In PX. bế Pxláng Px. xén Sản phẩm Gia công Đóng gói Đây là sơ đồ dây chuyền sản xuất một loại sản phẩm của Công ty. Với sản phẩm là: vỏ hộp bánh theo kế hoạch được giao là: 500.000 sản phẩm. *Bảng cân đối năng lực sản xuất bình quân thừa thiếu giữa các phân xưởng. BIỂU 04: NĂNG LỰC SẢN XUẤT BÌNH QUÂN GIỮA CÁC PHÂN XƯỞNG Đơn vị: sản phẩm NLSX PX. in PX. xén PX. Cán láng PX. bế PX.gia công Đóng gói Hiện có 150.000 85.000 90.000 75.000 30.000 70.000 Cần thiét 150.000 70.000 90.000 65.000 35.000 70.000 Thừa thiếu 0 -10.000 0 -10.000 +5.000 0 Đối với công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội thì việc cân đối năng lực sản xuất rất cần thiết, vì nó đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả nhất, phù hợp với tiến độ của đơn đặt hàng và các hợp đồng đã ký kết. 3.3 Kế hoạch chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là sự kết hợp của nhiều yếu tố đặc tính sản phẩm để thoả mãn nhu cầu khách hàng trong một thời gian nhất định. Mọi sản phẩm có chất lượng đều phải cần có kỹ thuật, nghệ thuật và công nghệ cao mới đảm bảo cho công tác tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm là yếu tố mang lại cho doanh nghiệp chỗ đứng, danh tiếng, và uy tín. Do vậy Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội đưa ra những cam kết về chính sách chất lượng. Dựa vào những căn cứ sau để đánh giá kiểm tra chất lượng hiệu quả nhất: a)Căn cứ lập kế hoạch. -Căn cứ vào bản thiết kế mỹ thuật sản phẩm, dây chuyền sản xuất, bí quyết công nghệ để lập kế hoạch. -Tuân thủ vào những chuẩn mực, hình dáng, kích thước mà khách hàng yêu cầu và bản thiết kế sản phẩm. Nhu cầu thẩm mỹ, đáp ứng về cái đẹp, từ khâu điều tra, nghiên cứu thị trường đến khâu sản xuất đều theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9002 năm 2002. -Nguồn vật tư cung cấp đảm bảo đầy đủ lượng vật liệu cần sử dụng. b)Phương pháp tính toán từng chỉ tiêu kế hoạch. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy việc đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty là rất quan trọng. -Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty được đánh giá cụ thể qua máy vi tính: Kiểm tra về mẫu mã, kích thước, phân loại, quy cách, màu sắc…Qua việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: chương trình Corel Draw, Photoshop, Autocard…nên việc kiểm chất lượng của công ty rất nhanh chóng ,đầy đủ và chính xác. Luôn luôn cung cấp sản phẩm theo đúng quy cách, quy định, mẫu mã, thời gian mà khách hàng yêu cầu, dùng lọai vật tư đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tôn trọng khách hàng và luôn nâng cao trình độ tay nghề của công nhân. Máy móc, kỹ thuật hiện đại được kiểm tra định mức bảo dưỡng định kỳ nên việc sản phẩm hỏng, sai quy cách xảy ra rất ít và Công ty thường không phải lo lắng về vấn đề sản phẩm thiếu quy cách. Đào tạo nguồn nhân lực nắm vững kỹ thuật in ấn, có tay nghề cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo dây chuyền sản xuất ra những sản phẩm đúng quy cách, đúng chỉ tiêu chất lượng, kích thước mẫu mã để có thể kịp thời giao hàng cho khách. 3.4 Kế hoạch tiến độ sản xuất Kế hoạch tiến độ sản xuất là kế hoạch quy định cụ thể hoá cho các bộ phận, phân xưởng, tổ chức sản xuất, người lao động trong từng thời gian cụ thể về sản xuất và phục vụ sản xuất. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thường xảy ra các hiện tượng sau: -Sai lệch giữa thực tiễn với kế hoạch -Năng suất lao động không đồng đều -Vật tư cung ứng không kịp thời -Sự cố về máy móc thiết bị Do đó cần phải có công tác điều độ sản xuất để khắc phục những tình trạng đó. a)Căn cứ để lập kế hoạch tiến độ sản xuất. -Căn cứ vào quy trình công nghệ chế tạo các loại mặt hàng. -Định mức thời gian lao động và sử dụng máy móc thiết bị ở từng công việc của từng bộ phận sản xuất. -Thời gian hoàn thiện sản phẩm và cung ứng cho khách hàng. -Khối lượng công việc và năng lực sản xuất ở từng khâu. Để đạt được sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu khách hàng thì phải thực hiện đúng tiến độ sản xuất. Khi tiến độ sản xuất được thực hiện một cách đầy đủ và đúng thời gian thì sẽ cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu. b)Phương pháp lập và lên biểu. Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội công tác thuộc lĩnh vực hàng hoá, thị trường, nên mỗi hợp đồng đã ký kết có quy trình công nghệ sản xuất hàng loạt và phải đảm bảo thời gian thực hiện trong quá trình ngắn, không gây ảnh hưởng tới quá trình giao nhận hàng cho khách. Công ty phải xác định từng bước công việc. *Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (cố định). Xén → in → Cán láng → Dập → Gia công → Đóng gói → Sản phẩm +Xác định khối lượng công việc cần hoàn thành. +Xác định thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành cho phân xưởng, tổ đội, ca sản xuất. BIỂU O5: KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM QUÝ 2/2006 Sản phẩm sản xuất phải Thời gian hoàn thành hoàn thành 1/5÷21/5/06 30/5 28/6 21/7 15/8 28/8 1.Hộp mộc xuất khẩu Canada 2. Hộp 1750×75 xuất khẩu 3. Hộp đen 6sp xuất khẩu 4. Hộp rượu 5. Hộp bánh, thuốc lá 6. Nhãn rượu, nhãn nước ngọt *Chú thích 1. Bao bì hộp mộc bắt đầu sản xuất từ 1/5/06 và hoàn thành 21/5/06. Các sản phẩm sau: hộp 1750×75 và hộp đen 6sp được thực hiện sau khi hoàn thành công việc trước và giao nộp cho công ty sau khi xong. 2. Bao bì hộp rượu bắt đầu từ 21/7/06 thực hiện xong 15/8, tiếp tục sản xuất các mặt hàng: hộp bánh, nhãn rượu như trên, sau khi đã làm xong các công việc trước. 3.5 Kế hoạch giá thành sản phẩm Kế hoạch giá thành sản phẩm là một công tác, nghiệp vụ hết sức quan trọng trong hệ thống kế hoạch của công ty, vì giá thành sản phẩm đóng vai trò quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, là vũ khí sắc bén cạnh tranh trên thị trường. Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của mọi chi phí về vật tư, nhân công và chi phí sản xuất chung. Do đặc thù của công ty sản xuất theo sản phẩm hàng loạt do kế hoạch giá thành của mỗi sản phẩm khác nhau nên khi lập kế hoạch giá thành, công ty dựa vào các căn cứ sau: a)Căn cứ để lập kế hoạch. Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội căn cứ vào đặc điển sản xuất của ngành sản xuất ra sản phẩm trong kỳ kinh doanh. -Căn cứ vào tính chất của sản phẩm, điểm cung ứng. -Căn cứ vào định mức từng sản phẩm, từng công việc. -Căn cứ vào tình hình biến động của thị trường. -Căn cứ vào kế hoạch giá thành mà công ty giao cho công nhân, đơn giá dự kiến nhân công. Việc lập kế hoach giá thành hiệu quả góp phần nâng cao trình độ quản lý sản xuất và kinh doanh của công ty, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. b) Phương pháp tính giá của Công ty. Do mặt hàng sản xuất của công ty có chu kỳ ngắn, sản xuất hàng loạt nên công ty áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp: *Giá thành sản phẩm = -Tổng chi phí được tập hợp bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = Khối lượng công việc × đơn giá NVL + Chi phí nhân công trực tiếp = Khối lượng công việc × đơn giá tiền lương + Chi phí sản xuất = Khối lượng công việc × đơn giá định mức + Chi phí chung = Chi phí nhân công × tỷ lệ chi phí chung *Tổng lợi nhuận trước thuế = Tổng giá thành sx × tỷ lệ % thuế thu nhập c) Lập biểu kế hoạch giá thành sản phẩm. BIỂU 06: TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY (Từ 01/01/2004 đền 31/12/2005) ĐVT:1000đ STT Chỉ tiêu Mã số Năm 2004 Năm 2005 1 Doanh thu 01 2.876.000 3.154.568 2 Chi phí NVL trực tiếp 02 595.756 598.000 a Giấy 115.370 120.340 b Mầu 155.600 143.876 c NVL khác 324.786 333.784 3 Chi phí nhân công trực tiếp 03 756.660 876.568 4 Chi phí sản xuất chung 04 107.000 123.813 5 Chi phí ngoài sản xuất 05 36.980 39.128 6 Chi phí QLDN 06 25.243 45.235 7 Chi phí bán hàng 07 47.417 46.346 8 Giá thành sản xuất sản phẩm 10 1.459.416 1.598.381 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 1.416.584 1.556.187 10 Thuế TNDN phải nộp 70 354.146 399.595,25 11 Lợi nhuận sau thuế 80 1.062.438 1.156.591,75 12 Giá thành toàn bộ 90 1.569.056 1.729.090 *Chú giải Mã số (01) = a + b + c Mã số (10): Giá thành sản xuất sản phẩm = (02) + (03) + (04) Mã số (70): thuế TNDN phải nộp = (10) × 25% Mã số (90): Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá = (10) +(05) +(06) +(07) Cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm. d) Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở xây dựng được kế hoạch, phòng kế hoạch sẽ tổ chức thực hiện việc giao kế hoạch cho từng tổ đội, phân xưởng sản xuất đồng thời thường xuyên giám sát việc thực hiện kế hoạch.Ban lãnh đạo tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, giảm giá thành, nâng cao năng suất lao động và thu được lợi nhuận cao nhất II.CÔNG TÁC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1)Công tác tổ chức lao động: 1.1Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, định biên và mối quan hệ của phòng tổ chức. a) Cơ cấu của phòng (gồm 3 người và 1 tập sự). Trong đó : +Trưởng phòng : 1 người. +Nhân viên : 2 người. +Tập sự : 1 người *Sơ đồ tổ chức: Trưởng phòng Nhân viên Tập sự Nhân viên b) Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức: -Quản lý nhân sự về mặt điều hoà, bố trí, tuyển dụng lao động. -Đào tạo giải quyết những vấn đề về tiền lương chính. -Thanh toán lương cho người lao động. -Lập kế hoạch lao động tiền lương hàng năm theo dõi việc thực hiện quỹ lương của công ty. -Theo dõi báo cáo việc thu nộp bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động. -Cải tiến điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động dựa trên điều kiện áp dụng những tiến bộ khoa học xã hội và tổ chức sản xuất hợp lý. -Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động bằng các phong trào thi đua khen thưởng, tổ chức nghỉ mát… -Củng cố tăng cường kỷ luật lao động đoàn kết thống nhất nội bộ. →Tóm lại: Việc tổ chức lao động trong công ty một mặt không ngừng nâng cao năng suất tạo nguồn sản phẩm mặt khác tạo điều kiện phát triển toàn diện có ý thức v
Tài liệu liên quan